Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non

Năm nay trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại era house và lăng Bác. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Để không làm mất hứng của trẻ tôi khuyến khích trẻ hãy chia sẽ cảm xúc và sự vui thích của trẻ về chuyến tham quan sắp tới với các bạn. Và tôi đã ghi lại được nhũng cuộc đối thoại giữa các trẻ như sau:

+ Lần này chúng mình được đi ô tô đấy.

+ Cậu có say xe không?

+ Say xe thì phải uống thuốc vào. Mẹ tớ bảo thế.

+ Cậu được đến lăng Bác bao giờ chưa?

+ Vào lăng Bác là không được nói chuyện đâu.

+ Ở trang trại có gì không nhỉ?

+ Tớ không biết. Tớ chưa đến đấy bao giờ.

 

doc 30 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 29586Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao.	
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rữa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ảnh giờ ăn trưa của trẻ.
Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở gần trường phù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.
Ví dụ:
Chủ đề “ Tết và mùa xuân” tôi cho trẻ đi tham quan của hàng bán hàng tết nhà bác Luyến, tổ chức cho trẻ được gói bánh chưng và lồng ghép câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”, toi cho trẻ làm thiệp chúc mừng năm mới.
Chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi cho trẻ đi dạo tham quan vườn rau, cây cối xung quanh khuôn viên trường.
Chủ đề “ Quê hương đất nước Bác Hồ” tôi cho trẻ đi tham quan lăng Bác.
Ảnh cô hướng dẫn trẻ gói bánh chưng.
Ảnh trẻ làm thiệp chúc mừng năm mới.
Ngày tết Hàn thực tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm nặn bánh trôi tại lớp. Tôi đã cho trẻ nặn bánh trôi màu trắng, màu đỏ và màu xanh. Trước khi nặn tôi đã khơi gợi trí tò mò của trẻ bằng cách cho trẻ đoán xem làm cách nào để vỏ bánh có màu đỏ và màu xanh. Tôi hỏi trẻ làm thế nào để cho nhân vào bánh và làm sao để bánh có dạng hình tròn. Khi đó trẻ sẽ tò mò và đoán. Sau đó tôi cho trẻ tự làm bánh và cho trẻ thưởng thức luôn những viên bánh do mình làm ra.Được thưởng thức sản phẩm do chính tay mình tạo ra trẻ rất thích thú. 
Ảnh trẻ làm bánh trôi tại lớp.
Hình ảnh trẻ đi tham quan trang trại era house.
Hình ảnh trẻ đi tham quan lăng Bác.
Trước ngày đi tham quan tôi kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:
+ Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con biết được những gì?
+ Theo con đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao lâu?
+ Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp.)
+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát lề đường bên phải, chào hỏi mọi người,). Vì sao phải làm như vậy?
+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nói những gì ở đó?
Với việc chuẩn bị tâm lí và việc chuẩn bị kiến thức cho trẻ như vậy tôi đã khiến trẻ lớp tôi rất tò mò và háo hức về địa điểm tham quan ngày mai. Tối về trẻ háo hức kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp và chia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hôi cung cấp thêm kiến thức cho con và tạo được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố mẹ và con cái.
Tại địa điểm tham quan tôi luôn tận dụng tối đa các điều kiện giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
Ví dụ : Chủ đề “ Nghề nghiệp” tôi cho trẻ tham quan cửa hàng gội đầu của mẹ bạn Ngọc Linh. Trẻ vừa được quan sát trò chuyện, đàm thoại về công việc, về các đồ dùng dụng cụ của nghề làm đầu vừa được chia nhóm thực hành một số thao tác như chải tóc, mô phỏng công việc gội đầu, cắt tóc, làm tóc xoăn và sấy tóc cho bạn.
Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất phấn khởi vì được giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non. Trên đường đi trẻ biết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải để bảo vệ an toàn cho bản thân, biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi lễ phép, được rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.
Ảnh trẻ đi sát lề đường bên phải.
Năm nay trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại era house và lăng Bác. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Để không làm mất hứng của trẻ tôi khuyến khích trẻ hãy chia sẽ cảm xúc và sự vui thích của trẻ về chuyến tham quan sắp tới với các bạn. Và tôi đã ghi lại được nhũng cuộc đối thoại giữa các trẻ như sau:
+ Lần này chúng mình được đi ô tô đấy.
+ Cậu có say xe không?
+ Say xe thì phải uống thuốc vào. Mẹ tớ bảo thế. 
+ Cậu được đến lăng Bác bao giờ chưa?
+ Vào lăng Bác là không được nói chuyện đâu.
+ Ở trang trại có gì không nhỉ?
+ Tớ không biết. Tớ chưa đến đấy bao giờ.
+ Ở trường anh tớ đi tham quan rồi đấy. Tớ thấy anh tớ mang nước, bánh, sữa với bim bim để ăn.
+ Tối về tớ sẽ bảo mẹ tớ mua cho.
+ Nhớ mang mũ với đi dép quai hậu nữa. Mọi lần đi tham quan cô đều dặn nhu thế.
+ Đi ô tô cậu không được thò đầu, thò tay ra ngoài đâu, như thế nguy hiểm lắm đấy.
+ Hôm trước cô kể “ Một chuyến tham quan” tớ biết rồi
Nghe câu chuyện trẻ kể với nhau tôi cảm thấy niềm vui và tự hào về những gì tôi đã làm và làm được cho trẻ. Buổi ngoại khoá nhà trường tổ chức là vào cuối năm. Sau một năm học tôi thực sự thấy trẻ lớp tôi đã “lớn” hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ biết trao đổi với nhau về một vấn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết với nhau, biết phải làm những gì để chuẩn bị cho chuyến đi và biết những quy tắc mà mình cần thực hiện cho phù hợp với chuyến đi đó. Sau nhiều lần được cô tổ chức cho đi tham quan dã ngoại, tới buổi ngoại khoá này trẻ thật sự đã rất tự tin với đầy đủ những kỹ năng mà cô đã cung cấp trong các buổi đi tham quan trước và qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
Bác lái xe đã khen trẻ lớp tôi ngoan, khi đi xe không hò hét, đùa nghịch hay nói chuyện to làm ảnh hưởng đến bác, lên xe biết chào và xuống xe biết cảm ơn bác, điều mà không phải khi nào bác lái xe cũng nhận được.
Khi được phát bánh mỳ và sữa tôi nhận thấy không một trẻ nào tùy tiện vứt rác lung tung cho đến khi cô đi thu rác.
Để tránh lạc trẻ trong chuyến tham quan, tôi đánh máy cho mỗi trẻ một biển tên đeo trước ngực. Tôi hướng dẫn trẻ từng thông tin được đánh trên đó và cách sử dụng biển tên trong trường hợp cần thiết. Nhờ đó tôi đã cung cấp thêm cho trẻ kỹ năng bảo vệ an toàn cá nhân thông qua chuyến tham quan này.
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp nhỡ trong khu 2 lần/ tháng. Trong buổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau, được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội mình, tổ mình, lớp mình, khối mình cho các bạn đội khác, tổ khác, lớp khác, khối khác.
Ảnh trẻ giao lưu với lớp mẫu giáo nhỡ trong khu
Hoặc khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra vấn đề cần giải quyết
Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm dây thừng khi đi cà kheo, khi có bạn đang đi cà kheo thì không được đứng phía trước bạn vì sẽ gây nguy hiểm cho bạn, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn.
Ảnh trẻ đi cà kheo ngoài sân.
Ngoài ra tôi còn tổ chức các hoạt động nghệ thuật cho trẻ tham gia. Ngày tết tôi cho trẻ làm thiệp chúng mừng năm mới, ngày mùng 8 – 3 tôi cho trẻ làm thiệp chúc mừng bà, mẹ, cô và các bạn gái. Trẻ còn được giao lưu văn nghệ ở thôn, xã, giao lưu văn nghệ ở lớp với các bạn. Trẻ được tham gia các hoạt động tôi thấy trẻ khéo léo và tự tin hơn.
Ảnh trẻ giao lưu văn nghệ tại thôn
Thông qua biện pháp này khi trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghệ thuật, giao lưu văn nghệ tôi thấy trẻ trưởng thành và tự tin khi đứng trước đám đông rất nhiều. Tôi thấy các hoạt động này rất cần thiết để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
3.Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những kỹ năng cần hình thành cho trẻ, đó là giúp trẻ có khả năng xử lý tình huống có vấn đề. Con đường cho trẻ đi tham quan là một “con đường màu mỡ” về các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống cần con người giải quyết. Đó là nơi trẻ được cọ xát với rất nhiều tình huống thực tế giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống rất hiệu quả.
Ví dụ: Trên đường đi trẻ gặp một chú vứt rác ra đường. Trẻ nhắc chú đó nhặt rác khiến chú cảm thấy ngượng và xấu hổ về hành vi không đẹp của mình.
Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
Ví dụ1:- Trong chủ đề “Thế giới động vật” khi cho trẻ quan sát con kiến xong tôi tạo tình huống cô Hải bị ong đốt. Tôi cuống quýt hỏi trẻ cần xử lý tình huống này như thế nào? Tôi cho các trẻ nêu ý kiến và cùng thảo luận để đưa ra giải pháp tốt nhất. Cuối cùng trẻ cũng đi đến một quyết định đó là gọi cô y tế để giúp cô Hải. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết cách mạnh dạn đưa ra ý kiến, cùng hợp tác với nhau để lựa chọn ra hướng giải quyết tốt nhất, biết tìm đúng người cho đúng đối tượng cần giúp đỡ.
Ví dụ 2: Trong một giờ hoạt động của lớp tôi có 30 trẻ. Với buổi hoạt động lao động gồm các nội dung lau lá cây, tưới cây, nhặt lá rụng tôi dự kiến mỗi nội dung hoạt động có 10 trẻ một nhóm. Tôi chuẩn bị cho trẻ 10 khăn lau, 10 bình tưới, 10 giỏ. Tôi cho trẻ tự nhận công việc của mình. Điều đó có thể dẫn đến tình huống có nhóm nhiều hơn 10 trẻ và không đủ dụng cụ để lao động. Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận và đưa ra các cách giải quyết khác nhau:
+ Cách 1: Vận động nhau chuyển nhóm cho đủ số dụng cụ lao động
+ Cách 2: Tìm cô giáo và bày tỏ mong muốn được cô giúp đỡ bằng cách cung cấp thêm dụng cụ lao động.
+ Cách 3: Với nhóm nhặt rác, 2 bạn dùng chung một giỏ. Với nhóm tưới cây, 2 bạn dùng chung 1 bình, một bạn lấy nước, một bạn tưới.
Ví dụ 3: Trên đường đi tham quan tôi sắp xếp 1 tình huống cho trẻ giải quyết. Các bạn đang đứng cùng nhau có 1 người lạ đến hỏi chuyện trẻ rồi rủ trẻ đi chơi. Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy trẻ lớp tôi nhất quyết không đi cùng người lạ và các bạn biết gọi cô để cô giúp.
Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp. Biết bảo về an toàn cho bản thân mình.
4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
Biện pháp này giúp tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong phú cho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó tôi lưu lại để sau này sử dụng.
Ví dụ:
Nội dung “Kỹ năng hợp tác”
Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
 – Trò chơi: “Bắt cá trong chum”.
+ Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ. Trẻ trong đội một tay quàng qua vai bạn của đội mình, tay kia khoắng trong chum phối hợp với nhau để cùng bắt được cá. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào bắt được nhiều cá nhất đội đó giành chiến thắng.
- Trò chơi: “ Khiêu vũ cùng bóng”
+ Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ. Trẻ trong đội phải dùng chán giữ bóng và 2 tay đan vào nhau khi có tiếng nhạc thì hai bạn phải khiêu vũ theo tiếng nhạc, nhạc nhanh thì khiêu vũ nhanh, nhạc chậm thì khiêu vũ chậm, nhạc dừng thì phải dừng. Khi nhạc dừng đội nào vẫn giữ được bóng thì đội đó thắng cuộc.
Ảnh trẻ chơi khiêu vũ cùng bóng.
                   Nội dung “Sự tự tin”
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
– Trò chơi: “Gánh hoa qua cầu”
+ Cách chơi:  Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánh quang gánh có đựng hoa đi qua ghế thể dục. Ai ngã khỏi cầu, làm rơi hoa phải ra ngoài một lần chơi.
Trẻ đứng ở 2 hàng cổ vũ cho bạn và đọc đồng dao do cô sáng tác:
Gánh hoa qua cầu 	Như trên mặt đất
Bạn trước tôi sau 	Lon ton, lật đật
Gánh hoa cho mau 	Run rẩy ngã liền
Mang hoa về nhà 	Tự tin, tự tin
Tự tin vững bước 	Việc gì cũng dễ
Qua hết cây cầu 	Nhanh nhanh bạn nhé
Chân bước khéo sao 	Gánh về, gánh về.
Ảnh trẻ chơi trò chơi gánh hoa qua cầu.
- Trò chơi: “ Bạn hãy làm giống tôi” ( Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác).
+ Mục đích: Tạo cho trẻ nhớ tên nhau 1 cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
+ Cách chơi: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô nói tên của mình sau đó ném bóng cho 1 trẻ bất kì. Trẻ nhận được bóng từ cô sẽ nói tên của mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên nói tên của mình.
Qua các trò chơi vận động tôi thấy trẻ học được rất nhiều kỹ năng như sự tự tin, cách hợp tác với bạn để hoàn thành công việc, cách xử lí tình huống và tôi thấy trẻ lớp tôi tự tin, khéo léo hơn rất nhiều.
5. Biện pháp 5: Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Biện pháp này giúp trẻ hứng thú hơn với trò chơi đồng thời tiếp thu các kỹ năng sống được cô giáo lồng ghép trong lời đồng dao một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Ví dụ: – Trò chơi “Nghe lời chỉ dẫn”:
Kim kỉm kìm kim                   Tìm Nam tìm Bắc
Tôi giấu cái ghim                    Nghe lời tôi nhắc
Tôi giấu cái lá                         Bạn đang đến gần
Tôi giấu hòn đá                       ( Bạn đi xa rồi)
Đố bạn đi tìm                         Tìm mau tìm mau
Tìm Đông tìm Tây                   Kẻo mà không thấy
-> Trẻ học kỹ năng hợp tác
– Trò chơi: “Cẩn thận Cáo gian”
Sáng ban mai                       	Thỏ áo hường
Trời trong mát                      	Cầm điện thoại
 	Vang tiếng hát                      	Bấm số nào?
Khắp rừng sâu                    	 Biết làm sao?
Bầy Thỏ Nâu                       	Ôi chẳng nhớ
Đến nhà bạn                        	Đành gõ cửa
Nhưng các chú                     	Đủ các nhà
Chẳng nhớ nhà                     	Có biết đâu
Thỏ bàn nhau                      	Gõ nhà Cáo
Hay gọi điện                       	Thỏ mếu máo
Hỏi lại bạn                          	Chạy vội vàng
Cho rõ đường                      	Ôi Cáo gian
Nguy hiểm quá
-> Trẻ học kỹ năng giữ an toàn cá nhân. Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép,  biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.
– Trò chơi: “Động đất”:
Có cái gì rất lạ                              	Vẫn đủ khí thở dùng
Rung chuyển dưới chân tôi         	Nếu không có gầm bàn
Mọi thứ đều nghiêng ngả              	Tìm cửa, góc phòng đứng
Chòng chành như muốn trôi           	Tránh cửa kính đừng đứng
Ôi đúng rồi động đất                      	Kẻo kính vỡ khó lường
Nguy hiểm quá đi thôi                   	Nếu bạn ở ngoài đường
Phải làm gì trước nhỉ                      	Tránh xa tòa nhà nhé
A! Tớ nhớ ra rồi                             	Cả đường dây điện nữa
Chui xuống gầm bàn lớn                	Chỗ trống mới an toàn
Hoặc gầm giường là xong             	Nhớ những điều cơ bản
Như thế khi nhà sập                        	Ứng phó sẽ ổn thôi
-> Trẻ học kỹ năng xử ký tình huống.
Ngoài ra việc kích thích trẻ cải tiến, sáng tạo trong trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân, nhận ra giá trị của mình đồng thời phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác.
Với các trò chơi đã tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần, tôi gợi ý, khuyến khích trẻ thay đổi tên trò chơi, thay đổi đồ dùng đồ chơi cho phù hợp với chủ đề đang học, hay cùng sáng tác vè, đồng dao với cô. Tôi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ cải tiến và sáng tạo trò chơi. Kết quả là trẻ đã cải tiến được nhiều dạng trò chơi. Tuy chủ yếu trẻ mới dừng lại ở thay tên, thay đồ dùng đồ chơi nhưng quan trọng là khi chơi trẻ có cảm giác vui sướng và tự hào vì đó là  trò chơi do mình nghĩ ra.
6.Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:
Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác.
VD: Cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Hải Yến 2016.doc