Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Lâu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Lâu

Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Là một giáo viên chủ nhiệm lại trực tiếp đứng lớp nên ngay từ đầu năm học tôi đã thành lập đội tự quản của lớp, cùng với học sinh xây dựng nội quy lớp học. Trong năm học, các em được luân phiên nhau là lớp trưởng, tổ trưởng. Tôi thường xuyên nhắc nhở để đội tự quản phát huy vai trò của mình.

 Xây dựng các nhóm bạn cùng tiến: nhóm bạn giúp nhau học tập, nhóm bạn An toàn giao thông,. trong qua trình hoạt động của các nhóm, học sinh được rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn hài hoà phù hợp,.

 Rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp hàng ngày: Ví dụ: Yêu cầu đi học đúng giờ, đi học đầy đủ: buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm, có tác phong nhanh nhẹn, đi học đầy đủ dù là trời mưa hay trời nắng nếu như chưa có sự cho phép của người lớn (rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập (rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch).

Tôi thường xuyên trao đổi về kết quả rèn luyện của học sinh với cha mẹ học sinh. Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong cách giáo dục trẻ.

Mặc dù tôi không phụ trách việc bán trú, không trực tiếp quản việc ăn ngủ của học sinh nhưng tôi vẫn thường xuyên phối hợp với giáo viên phụ trách bán trú của lớp để rèn luyện một số kĩ năng cho học sinh như: Ăn, ngủ đúng giờ giấc; Vệ sinh lớp học sạch sẽ sau khi ăn; Gấp chăn, xếp gối gọn gàng sau khi ngủ dậy; Chấp hành những quy định trong khi ăn và khi ngủ;

 

doc 19 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Lâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái độ.
- Nguyên tắc Thay đổi hành vi
	Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực, có kĩ năng hành động, thể hiện thái độ và lựa chọn giá trị của cá nhân qua các hành động. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó, giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và hình thành thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
- Nguyên tắc Thời gian – môi trường giáo dục
	Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt. Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống.
	Giáo dục được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục kĩ năng sống có thể là bố mẹ, là thầy cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.
+) Các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh:
* Kỹ năng tự phục vụ
Giáo dục cho các em từ những việc nhỏ nhất như: Biết làm một số công việc nhỏ phù hợp với độ tuổi của các em như vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa hàng ngày, vệ sinh xong phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải rửa tay. Ngoài ra các em biết quét nhà, quét lớp, rửa ấm chén, như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, mỗi ngày, chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường, hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng. 
* Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong trong lớp, khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui trong cuộc sống.
* Kỹ năng quản lý thời gian
 Giúp các em quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thời khoá biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lí. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm.
         Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân, góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân.
* Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Các em biết tự tin vào bản thân, hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống, là yếu tố cần thiết trong giao tiếp. 
* Kỹ năng giải quyết vấn đề 
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong tập và trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần nhiều kỹ năng sống khác: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ.
 Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công.
 Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại, về những sản phẩm do mình tạo ra.
* Kỹ năng hợp tác
 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong lớp, trong giờ học nhóm, hoặc những nơi khác. Sự hợp tác trong học tập hay trong công việc các em điều biết giúp đỡ cho nhau hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong học tập, trong công việc chung. 
	 Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người.
	 Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khác trong quá trình hoạt động.
	 Biết cùng chia sẻ đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
 	* Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan. Trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.
6.1.2.4. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
Là một giáo viên chủ nhiệm lại trực tiếp đứng lớp nên ngay từ đầu năm học tôi đã thành lập đội tự quản của lớp, cùng với học sinh xây dựng nội quy lớp học. Trong năm học, các em được luân phiên nhau là lớp trưởng, tổ trưởng. Tôi thường xuyên nhắc nhở để đội tự quản phát huy vai trò của mình.
  Xây dựng các nhóm bạn cùng tiến: nhóm bạn giúp nhau học tập, nhóm bạn An toàn giao thông,... trong qua trình hoạt động của các nhóm, học sinh được rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn hài hoà phù hợp,...
	Rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp hàng ngày: Ví dụ: Yêu cầu đi học đúng giờ, đi học đầy đủ: buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm, có tác phong nhanh nhẹn, đi học đầy đủ dù là trời mưa hay trời nắng nếu như chưa có sự cho phép của người lớn (rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu);  Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập (rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch).
Tôi thường xuyên trao đổi về kết quả rèn luyện của học sinh với cha mẹ học sinh. Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong cách giáo dục trẻ. 
Mặc dù tôi không phụ trách việc bán trú, không trực tiếp quản việc ăn ngủ của học sinh nhưng tôi vẫn thường xuyên phối hợp với giáo viên phụ trách bán trú của lớp để rèn luyện một số kĩ năng cho học sinh như: Ăn, ngủ đúng giờ giấc; Vệ sinh lớp học sạch sẽ sau khi ăn; Gấp chăn, xếp gối gọn gàng sau khi ngủ dậy; Chấp hành những quy định trong khi ăn và khi ngủ;
6.1.2.5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình phụ huynh, nhà trường và các tổ chức xã hội.
- Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập. Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục. 
- Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm gần gũi đối với các em học sinh là người cha, người mẹ thứ hai của các em để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kỹ năng sống.
         - Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh. Công đoàn tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ biết tháo gỡ vướng mắc, xử lý một số tình huống mà trẻ khó tự mình giải quyết đúng đắn. Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. Các giáo viên thường xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ học. Các đoàn thể của xã, thôn cũng phải tìm hiểu và tham gia tư vấn cho các gia đình về kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; cách dạy cho trẻ một số kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ nạn xã hội,...) 
- Đối với tổ chức Đội: Gắn việc rèn luyện kỹ năng sống với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: trang trí phòng học, chăm sóc cây xanh,...Tổ chức các hội thi văn nghệ nhân các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thành lập Đoàn 26/3,...
6.1.2.6. Thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc