Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết, song song với sự phát triển giáo dục là việc thực hiện

sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói vấn đề công bằng giáo dục được coi là

trọng tâm và là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Chính vì lẽ đó, Đảng và

nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội, nhất là đối với

trẻ em bị khuyết tật về thể chất và tinh thần.

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, hầu hết cha mẹ đều

bận rộn với vấn đề cơm áo gạo tiền mà quên đi việc chăm sóc cho con trẻ. Điều

này dẫn đến tình trạng bé cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mẹ, cảm

thấy không được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc. Đôi khi không có người

trông con để làm việc cha mẹ thường chiều cho con xem điện thoại, ipast ít

trò chuyện cùng con chính vì lẽ đó mà hiện nay số lượng trẻ khuyết tật về ngôn

ngữ hay trầm cảm ngày càng gia tăng. Phụ huynh trẻ khuyết tật chủ yếu chú tâm

đến việc chữa trị khuyết tật chứ không chú trọng đến phát triển khả năng của trẻ

có thể tự lập trong cuộc sống.

Trẻ khuyết tật cũng là một tế bào của xã hội trẻ phải có được cả xã hội quan

tâm giúp đỡ để trẻ được phát triển đầy đủ các mặt về thế chất, trí tuệ được tham

gia các hoạt động xã hội như các bạn khác, nhưng thực tế hầu hết trẻ khuyết tật

hiện nay vẫn chưa được nhìn nhận và có các biện pháp giáo dục đúng đắn. Cũng

vì mặc cảm với bạn bè và xã hội mà trẻ không được đến trường hay phụ huynh

cho trẻ đến các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành riêng cho những trẻ đó. Nếu cứ

sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám

phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1926Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tật. 
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên 
được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật. 
- Phụ huynh học sinh luôn tận tình phối hợp với giáo viên trong việc chăm 
sóc và giáo dục trẻ. 
- Được sự phối kết hợp đồng đều giữa các giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình 
chăm sóc- giáo dục trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. 
- Phụ huynh tin tưởng giáo viên, kết hợp chặt chẽ với giáo viên cùng chăm 
sóc trẻ. 
2. Khó khăn 
- Giáo viên chủ nhiệm lớp không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa 
nhập trẻ khuyết tật mà chỉ được tập huấn, kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
tật. 
- Học sinh trong lớp thì đông trong khi đó 2 cháu khuyết tật đều mới bắt đầu 
đi học trong năm nay chưa học qua lớp nhà trẻ. 
- Đồ dùng đồ chơi dành riêng cho trẻ khuyết tật còn hạn chế gây khó khăn 
cho giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ. 
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, nhút nhát không giao tiếp được và không 
dám nhìn vào người khác. 
Từ những thuận lợi và khó khăn đó tôi đã tìm ra một số biện pháp để khắc phục 
như sau: 
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
* Biện pháp 1: Khảo sát tật của trẻ thông qua phụ huynh và theo dõi trẻ 
trên lớp 
 Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục lớp có trẻ bị khuyết tật bản 
thân tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như tìm hiểu nguyên nhân, đặc 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
5/18 
điểm tâm sinh lý của trẻ có những điểm chậm phát triển trí tuệ và bất ổn về mặt 
tinh thần. 
 * Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật 
- Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém. 
- Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém 
- Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài 
- Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào 1 công việc. 
- Ngôn ngữ: rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm không rõ, chỉ nói được 1,2 từ. 
- Hành vi: Không làm chủ được hành vi của bản thân. Đi lại chạy nhảy tự do một 
cách vô ý thức, không ngồi 1 chỗ được lâu. 
- Thần kinh: Có 1 trẻ hay la hét khóc to và dai, còn 1 cháu hễ có chuyện gì hoặc 
bạn chêu là cúi mặt xuống ghế khóc, đôi khi ném đồ dùng, cào cấu mọi người xung 
quanh. 
Với đặc điểm khuyết tật của trẻ là chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ chưa 
phát triển, trẻ chưa biết tự vệ sinh cá nhân nên bản thân giáo viên ở lớp luôn phải 
đặc biệt chú ý đến trẻ và từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ để trẻ 
cùng được học tập giao lưu với bạn bè trong lớp. 
* Biện pháp 2: Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết 
tật . 
Trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ tôi thường xuyên theo dõi sự tiến bộ 
của trẻ, đưa ra tiêu chí cụ thể để đánh giá. 
- Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện 
pháp giáo dục cụ thể. 
- Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động. 
- Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH . Bảng theo 
dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát 
theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. 
Ví dụ: * Đối với cháu Đức: + Tình trạng dinh dưỡng sức khỏe 
Cân nặng Chiều cao Suy dinh 
dưỡng thể 
gầy còm 
Bình 
thường 
Suy dinh 
dưỡng thể nhẹ 
cân 
Thừa cân, 
béo phì 
Bình 
thường 
Suy dinh 
dưỡng thể 
thấp còi 
x x 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
6/18 
+ Kỹ năng tự phục vụ 
Sử dụng bát, 
thìa, cốc đúng 
cách: 
Không cần hỗ trợ  Hỗ trợ một phần x Hỗ trợ hoàn toàn  
Rửa tay, lau mặt: Không cần hỗ trợ  Hỗ trợ một phần x Hỗ trợ hoàn toàn  
Mặc, cởi quần 
áo: 
Không cần hỗ trợ  Hỗ trợ một phần x Hỗ trợ hoàn toàn  
Tháo tất Không cần hỗ trợ x Hỗ trợ một phần  Hỗ trợ hoàn toàn  
Đại, tiểu tiện Không cần hỗ trợ x Hỗ trợ một phần  Hỗ trợ hoàn toàn  
Mô tả chi tiết thêm: 
- Phát triển nhận thức 
Khả năng Tốt Bình 
thường 
Không 
tốt 
Ghi chép cụ thể 
 So sánh hai đối tượng về kích thước 
và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài 
hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng 
nhau. 
 x Hoạt động chiều 
Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, 
vuông, tam giác, chữ nhật. 
 x HĐ học 
Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị 
trí của đối tượng trong không gian so 
với bản thân. 
 x Cháu chưa làm 
được 
Nói được tên, tuổi, giới tính của bản 
thân khi được hỏi, trò chuyện 
 x Hoạt động đón trẻ 
- Phát triển ngôn ngữ 
Khả năng Tốt Bình 
thường 
Không 
tốt 
Ghi chép cụ thể 
Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví 
dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào 
rổ”. 
x HĐ góc 
Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần 
áo, đồ chơi, hoa, quả 
 x HĐ chiều 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
7/18 
Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của 
người đối thoại. 
 x HĐ chiều 
- Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 
Khả năng Tốt Bình 
thường 
Không 
tốt 
Ghi chép cụ thể 
Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi 
được nhắc nhở... 
 x Con chỉ nói được 
1,2 từ. 
Chú ý nghe khi cô, bạn nói. x Có chú ý 
Cùng chơi với các bạn trong các trò 
chơi theo nhóm nhỏ. 
 x Biết chơi ghép hình 
cùng bạn. 
Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và 
chăm sóc cây. 
 x 
* Đối với cháu Bảo: - Phát triển thể chất 
+ Tình trạng dinh dưỡng sức khỏe 
Cân nặng Chiều cao Suy dinh 
dưỡng thể 
gầy còm 
Bình thường Suy dinh 
dưỡng thể nhẹ 
cân 
Thừa cân, 
béo phì 
Bình 
thường 
Suy dinh 
dưỡng thể 
thấp còi 
x x 
+ Kỹ năng tự phục vụ 
Sử dụng bát, 
thìa, cốc đúng 
cách: 
Không cần hỗ trợ  Hỗ trợ một phần x Hỗ trợ hoàn toàn  
Rửa tay, lau 
mặt: 
Không cần hỗ trợ  Hỗ trợ một phần x Hỗ trợ hoàn toàn  
Mặc, cởi quần 
áo: 
Không cần hỗ trợ  Hỗ trợ một phần x Hỗ trợ hoàn toàn  
Tháo tất Không cần hỗ trợ x Hỗ trợ một phần  Hỗ trợ hoàn toàn  
Đại, tiểu tiện Không cần hỗ trợ x Hỗ trợ một phần  Hỗ trợ hoàn toàn  
- Phát triển ngôn ngữ 
Khả năng Tốt Bình 
thường 
Không 
tốt 
Ghi chép cụ thể 
Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví x Trẻ thực hiện khi 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
8/18 
dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào 
rổ”. 
HĐ góc 
Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần 
áo, đồ chơi, hoa, quả 
 x Đã hiểu được các từ 
nhưng chưa nói 
được từ khái quát. 
- Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 
Khả năng Tốt Bình 
thường 
Không 
tốt 
Ghi chép cụ thể 
Nói được tên, tuổi, giới tính của bản 
thân. 
 x Nói được tên của 
mình. 
Nói được điều bé thích, không thích. x 
Cố gắng thực hiện công việc đơn giản 
được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ 
chơi,...). 
 x Thể hiện qua HĐG 
Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức 
giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh 
ảnh. 
 x Khi cô nghiêm mặt 
con đã biết sợ, khi 
cô cười gần gũi cô. 
Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, 
tức giận. 
 x 
Thực hiện được một số quy định ở lớp 
và gia đình: sau khi chơi xếp cất đồ 
chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng 
lời bố mẹ. 
 x Biết cất đồ chơi 
nhưng vẫn còn 
tranh đồ với bạn. 
Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi 
được nhắc nhở... 
 x Con chỉ nói được 2-
3 từ. 
Chú ý nghe khi cô, bạn nói. x Có chú ý 
Cùng chơi với các bạn trong các trò 
chơi theo nhóm nhỏ. 
 x Biết chơi xúc hột 
hạt cùng bạn. 
Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và 
chăm sóc cây. 
 x Thích được quan sát 
khi ra ngoài trời. 
Bỏ rác đúng nơi quy định. x Sau khi uống sữa 
xong biết để vỏ vào 
thùng rác. 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
9/18 
* Biện pháp 3: Giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 
Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyên 
môn cho đội ngũ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non khi mà 
những kiến thức, kĩ năng được đào tạo trước đây chưa đủ để thực hiện có hiệu quả 
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà 
trường. Nội dung bồi dưỡng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non được thực 
hiện thông qua sinh hoạt theo chuyên đề hoặc lồng ghép với nội dung khác trong 
sinh hoạt tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục mầm non. 
Bản thân giáo viên luôn tích cực tham gia các buổi kiến tập tập huấn về 
chuyên môn nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non 
nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo 
dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc 
giáo dục trẻ khuyết tật được hòa nhập một cách hiệu quả nhất. 
Hiện nay với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tôi cũng tìm hiểu trên 
các trang mạng điện tử you tobe, google hay hỏi các chị đã từng học qua về các 
biện pháp giao dục trẻ khuyết tật hòa nhập. Hầu như các biện pháp mà tôi học hỏi 
được đều được cập nhật rất mới và thiết thực với thực tế . 
Ngoài quá trình tự học tập bồi dưỡng tôi thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh 
nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ với bạn bè đồng nghiệp trong trường và các 
trường khác trong quận, bản thân tôi cũng học hỏi và có thêm nhiều kiến thức giúp 
cho việc giáo dục trẻ khuyết tật ngày một có hiệu quả hơn. 
 * Biện pháp 4: Tạo môi trường học thân thiện, quan tâm giúp đỡ trẻ hòa 
đồng với cô giáo và bạn bè 
Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn 
diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật. Bởi vì khi có môi trường giáo dục tốt 
sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng của 
tư cách, các năng lực tinh thần và thể chất. Hơn nưa đối với trẻ khuyết tật rất nhạy 
cảm với mọi tác động bên ngoài. Không những bệnh tật thiếu dinh dưỡng có thể 
gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, quan hệ 
tình cảm cũng dễ nẩy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự 
phát triển của trẻ. Cho nên cô giáo mầm non có vai trò quan trọng trong việc giáo 
dục hòa nhập. 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
10/18 
Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật 
hòa nhập thì việc dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi là việc cần thiết. Đối với trẻ khuyết tật 
thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế. Vì 
thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, trò truyện, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc 
mọi nơi, trong mọi hoạt động: Vào giờ đón trả trẻ, giờ chơi tôi thường trò truyện 
với cháu hỏi về ý thích nhu cầu thói quen hằng ngày của cháu. 
Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải 
kiên trì, nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ trong trường trong lớp phải 
yêu thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn ngã phải đỡ bạn dậy, thấy bạn 
buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm, cùng chơi với bạn. Đây là cơ hội 
tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ 
mầm non. 
* Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi ứng dụng 
phương pháp Montessori 
 Phương pháp giáo Montessori đã bắt đầu thiết kế và xây dựng những công 
cụ và phương tiện trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong 
môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ. Đến nay 
phương pháp Montessori đa được phổ biến chủ yếu ở các trường mầm non và tiểu 
học trên toàn thế giới. Hiện nay tại Việt nam cũng đang tiến hành sử dụng phương 
pháp này. Khi Montessori được đưa vào trường mầm non với những giáo cụ phù 
hợp, phòng học trang trí đẹp đẽ, cho phép trẻ tự do lựa chọn hoạt động mình ưa 
thích, các bậc phụ huynh cho rằng Montessori tập trung phát triển tính tự lập của 
trẻ, giúp trẻ nhận biết sớm hơn những bạn bè khác cùng trang lứa. 
 Với đặc điểm của trẻ là ý thức tự vệ sinh cá nhân kém, trẻ không biết đi vệ sinh 
đúng nơi quy định, trẻ không biết rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, rửa mặtvà đặc 
điểm của cháu là hay quên và không thành nề nếp như các cháu khác ở trong lớp. 
Vì vậy hàng ngày vào các buổi chiều tôi dành thời gian rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ 
để trẻ có thói quen vệ sinh đúng cách. 
 Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải quan tâm và giáo dục 
trẻ mọi lúc mọi nơi. Ban đầu cháu không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định khiến 
giáo viên rất vất vả. Sau những lần như vậy cô ân cần hỏi cháu và dặn cháu 
“ Lần sau khi đi vệ sinh con phải vào nhà vệ sinh nhé”.Thời gian đầu cháu chưa 
thành thói quen nên giáo viên luôn phải nhắc nhở trẻ và hỏi trẻ có đi vệ sinh không 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
11/18 
để cho trẻ đi thường xuyên. Dần dần trẻ có thới quen đi vệ sinh giống như các bạn 
và được một số bạn trong lớp dắt đi cùng nên cháu cảm thấy tự tin và tự biết cách 
đi vệ sinh đúng cách. Bên cạnh giáo dục kỹ năng trên lớp cho con tôi cũng kết hợp 
với phụ huynh phải rèn trẻ vệ sinh ở nhà đúng cách và tạo thói quen cho trẻ. Tôi 
luôn trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ 
năng vệ sinh cá nhân. 
 Cháu Đức, cháu Bảo không ý thức được cách bảo quản đồ dùng đồ chơi cũng 
như cháu không biết cách để đồ dùng cá nhân hay đồ đùng đồ chơi đúng nơi quy 
định. Ban đầu cháu đến lớp cháu có những hành động như vứt ném đồ dùng quanh 
lớp, quần áo cháu vứt rất bừa bãi. Khi trực tiếp giảng dạy cháu, cháu cũng rất hợp 
tác với cô, sau các lần cháu có những hành động sai như vậy tôi đã rất nghiêm khắc 
với cháu và giáo dục trẻ đó là hành vi không nên. Lần sau con không được làm vậy. 
Thời gian đầu 2 cô giáo đã luôn quan sát và uốn nắn cho trẻ các hành động sai và 
kịp thời sửa sai cho trẻ . 
 Bên cạnh các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi 
tôi đã ứng dụng thêm phương pháp Montessri. Đây là phương pháp giáo dục tiến 
tiến chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những 
khả năng của mình. Để ứng dụng được phương pháp này tôi đã chuẩn bị rất nhiều 
đồ dùng đồ chơi để phát triển kỹ năng cho trẻ. 
Ứng dụng phương pháp Montessri còn rất nhiều kỹ năng khác mà tôi đã và 
đang áp dụng cho trẻ như: Kỹ năng đi tất, quàng khăn, mặc áo dài, kỹ năng rót 
nước, kỹ năng đóng mở nắp hộp.. 
 Hiệu quả sau khi ứng dụng phương pháp Montessri cho trẻ khuyết tật. Trẻ 
hứng thú tham gia hoạt động. các bài tập đưa ra cho trẻ phù hợp với khả năng của 
trẻ. Đặc biệt trẻ biết hợp tác với bạn khi chơi 
* Biện pháp 6: Giáo viên sáng tạo một số đồ dùng đồ chơi trong việc giáo 
dục trẻ 
Để chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tốt hơn thì việc đầu tư 
sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết. Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm 
sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu. Nếu không chuẩn bị tốt đồ dùng, đồ 
chơi cho trẻ thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình. Vì vậy đồ 
dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻ 
khuyết tật. Các đồ chơi, nguyên vật liệu chuẩn bị cần phải phù hợp với từng góc 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
12/18 
chơi theo từng chủ điểm. Đồ chơi phải đẹp, phong phú, đa dạng nhiều màu sắc tạo 
sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các góc chơi và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn 
cho trẻ. 
Một số trò chơi: “ Tìm đúng hình, Đồ dùng “ Quyển sách trí thức” 
* Biện pháp 7: Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng 
đồng như văn hóa văn nghệ thể dục – thể thao. 
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi học tập 
giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Cô 
giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ để phát hiện những khả 
năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự 
tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia với các bạn 
Ví dụ: Đầu năm học cháu Bảo rất sợ hãi khi tham gia các ngày hội của nhà 
trường như: Bé vui đón tết trung thu, bé vui Noel....cháu rất sợ âm thanh to và nơi 
đông người. Tôi luôn gần gũi động viên và cùng trẻ tham gia các hoạt động đó 
cùng với các bạn trong lớp, ban đầu vì trẻ quá nhút nhát và cảm thấy sợ và khóc 
nên tôi luôn phải ngồi cạnh cháu và động viên cháu mọi lúc mọi nơi. Dần dần khi 
cháu đã cảm thấy có niềm tin vào cô giáo và niềm vui khi hoạt động cùng bạn bè 
thì chính bản thân cháu đã hòa nhập cùng với tập thể rất tự nhiên và dễ dàng. 
Tôi cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể giữa các tổ 
trong lớp, trong đó cháu Đức, cháu Bảo cũng như các bạn sẽ cùng tham gia chơi 
và giao lưu với các bạn. Nhiều cháu khác trong lớp cũng cảm thấy đồng cảm với 
cháu Đức, Bảo, các bạn thường cổ vũ giúp đỡ bạn khi bạn không thực hiện được 
Thông qua các hoạt động giao lưu tập thể trẻ cảm thấy mạnh dạn tự tin hơn. 
Trong khi chơi trẻ có nhu cầu chơi cùng bạn bè rất tốt cho trẻ khuyết tật hòa nhập. 
Trẻ được sống và học tập trong môi trường tập thể là cơ hội tốt nhất giúp trẻ hoàn 
thiện các khiếm khuyết của trẻ. 
* Biện pháp 8: Ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ 
Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non là một phương tiện 
giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng Internet tìm 
hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tìm tòi những hình ảnh tư liệu giáo 
dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoit để trẻ tiếp cận CNTT và đặc 
biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia. Ví dụ: Tôi thiết kế những trò chơi: Ai 
tinh mắt, trò chơi ai đoán giỏi....nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
13/18 
giới xung quanh, nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật, 
các loại rau , củ , quả....Trong các bài giảng tôi thiết kế hình ảnh nghộ nghĩnh, bài 
tập mới lạ, vừa sức với trẻ nên trẻ tỏ ra rất hứng thú 
Để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non đạt kết quả tốt, 
cô giáo cần phải biết vận dụng đổi mới hình thức tổ chức, ứng dụng công nghệ 
thông tin vào các hoạt động học tập, vui chơi với phương châm “ Học mà chơi, 
Chơi mà học”. Dưới góc độ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật không phải chỉ chú ý 
đến trẻ khuyết tật mà phải quan tâm chung đến tất cả trẻ trong lớp. Muốn phương 
pháp này thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo, quan sát, theo dõi 
và xử lý tình huống kịp thời. 
* Biện pháp 9: Phối hợp với phụ huynh 
Gia đình và nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng trẻ trong những tháng đầu đời, 
nhà trường và gia đình đều có những ưu thế riêng. Chính vì vậy việc kết hợp giữa 
hai lực lượng này là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. 
Sau các lần đón trả trẻ tôi và phụ huynh cũng luôn trao đổi thường xuyên về hoạt 
động hằng ngày của cháu: Cháu có đặc điểm hay chạy nhảy tự do, hay đùa với các 
bạn trong lớp một cách thái quá, cháu ngủ rất ít mà khi tỉnh dạy cháu lại chạy nhảy 
đi lại khắp lớp. Khi tham gia các hoạt động tập thể cháu rất nhút nhát, sợ sệt sợ âm 
thanh to không nhìn thẳng vào mắt cô. Đó là một số đặc điểm của cháu mà chúng 
tôi nắm được để hằng ngày động viên khuyết khích trẻ tự tin tham gia vui chơi 
cùng với các bạn. 
Giáo viên vận động phụ huynh tìm đọc kham khảo các tài liệu có liên quan 
để giáo dục thêm cháu ở nhà. Phụ huynh cũng rất lo cho bệnh tật của con nhưng 
hầu hết các phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng trong việc giáo dục con, họ chưa 
dành nhiều thời gian cho các con của mình. Đặc biệt trẻ khuyết tật trẻ cần được 
giáo dục từ chính những người thân trong gia đình một cách khoa học. 
Gia đình cháu cũng rất hài lòng và cảm thấy vui vẻ khi được các cô quan tâm 
và bù đắp cho cháu như vậy và sẽ hứa cùng nhà trường chăm sóc giáo dục cháu tốt 
hơn. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, 
mọi ảnh hưởng của xã hội đều tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. 
IV. KẾT QUẢ 
1. Đối với cô giáo 
“Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non” 
14/18 
- Là một giáo viên luôn theo sát 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoa_nhap_tre.pdf