Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục là đào tạo con người có kiến thức

nhưng đồng thời cũng có đủ nhân cách và phẩm giá. Mục tiêu giáo dục là đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện có tri thức, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ và

nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, hình thành

và bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng

yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục

đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và

các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục

tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí

tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người

Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” ( Điều

23-Luật giáo dục).

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018: Tiếp tục triển khai Chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/ 2013 Hội nghị lần thứ

tám BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, các

cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.

Ngành giáo dục Hà Nội đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi

mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo ra những con người thực sự hữu

ích, toàn diện cả về tri thức và nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước hiện

nay.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1530Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức,em luôn hòa đồng với các bạn trong lớp,luôn cố gắng vượt 
lên trên hoàn cảnh. 
 Từ việc quan tâm đến đối tượng học sinh, tôi biết được hoàn cảnh của từng 
em, tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp, các 
hoạt động ngoại khóa khác của trường lớp. 
3. Phát hiện nhân tố tích cực làm nòng cốt 
Khi bắt đầu nhận lớp, tôi đã tạo cơ hội cho các em học sinh trong lớp nói lên 
suy nghĩ, ý tưởng, mong muốn của mình về tương lai, kết quả của lớp trong năm 
học này dựa trên mục tiêu, định hướng mà tôi đã đề ra cho lớp. Đó là “Chi đội 
mạnh cấp trường”.Và tôi cũng chỉ rõ những việc mà mỗi cá nhân cần phấn đấu thực 
hiện. Các em đã hăng hái thảo luận và đưa ra được nhiều ý kiến rất hay. Ngay lúc 
đó, tôi liền cảm ơn các em, khích lệ các em và tôi đã cảm nhận được niềm vui, 
niềm tự hào và sự tự tin được toát ra từ những khuôn mặt của những học trò thơ 
ngây đáng yêu của tôi. Bên cạnh lấy ý kiến theo tập thể học sinh, tôi đã gặp gỡ trao 
đổi riêng với từng em học sinh chưa ngoan trong lớp. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng 
của các em, tâm sự với các em để chỉ ra cho các em thấy được những thế mạnh, 
những yếu điểm của mình để giúp các em có được mục tiêu, định hướng đúng đắn 
cho bản thân mình. Cụ thể như trường hợp của em Vũ Anh Tuấn – là một học sinh 
ngoan, sức học tốt, gương mẫu song còn còn rụt rè. Em Nguyễn Duy Huy - thông 
minh song hành động đôi khi mất kiểm soát, thường xuyên bị ghi sổ đầu bài và sao 
đỏ, không tôn trọng các bạn Em Nguyễn Mạnh Hữu thông minh xong hành vi 
khó kiểm soát, trong lớp chỉ ngồi nói chuyện, trêu chọc các bạn hoặc gục xuống 
bàn ngủ Chính vì vậy khi gặp các em để trao đổi, tôi đã phải đóng nhiều vai trò 
khác nhau: khi là người cha người mẹ thương con, khi là người cô nghiêm khắc, 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 12 
khi là người bạn chân thành và có lúc lại trở thành một người cảnh sát, một người 
luật sư,... để phân tích hết được những điểm mạnh, điểm yếu của các em. Một số 
em nữ: Dương Ánh Hoài, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Hương Giang, 
Hoàng Bảo Long thường xuyên tham gia các hoạt động của trường, lớp như: “Kỉ 
niệm 20/10 năm ngày Phụ nữ Việt Nam”, “Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 
20/11”, các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
4. Giao việc cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp 
Mỗi tập thể học sinh là một môi trường để giáo dục học sinh. Môi trường 
giáo dục tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện hơn các năng lực của mình cũng 
như hoàn thiện nhân cách của mình. Và một thành phần không thể thiếu trong môi 
trường này đó là đội ngũ cán bộ lớp với ý thức tổ chức kỉ luật tốt, tinh thần trách 
nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác và gương mẫu về mọi mặt. Thành phần này 
cực kì quan trọng có vai trò nòng cốt, là cánh tay phải đắc lực của GVCN trong 
việc giáo dục học sinh. Từ ban đầu, GVCN nhìn nhận đánh giá và chọn ra những 
hạt nhân nòng cốt và giao trọng trách làm cán bộ lớp vào tay các em. Tiêu chuẩn 
cần thiết của người cán bộ lớp gồm: 
- Học lực giỏi, hạnh kiểm tốt 
- Có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tự giác trong mọi mặt. 
- Luôn gương mẫu, có tinh thần phê và tự phê. 
- Trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải. 
- Được sự tín nhiệm cao của các bạn trong lớp. 
 Bên cạnh đó, GVCN cần giúp học sinh ý thức được vai trò trách nhiệm của 
mình đối với lớp để có hướng phấn đấu. GVCN cũng là người bồi dưỡng cho các 
em phát triển năng lực lãnh đạo, giúp các em có sự tự tin, năng động và sáng tạo 
trong công việc của mình, từ đó có biện pháp cụ thể để đưa lớp đi lên. Cụ thể trong 
các giờ sinh hoạt lớp thì đội ngũ cán bộ lớp là người chịu trách nhiệm chính: 
- Lớp trưởng: là người thay mặt cho giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp. Kịp 
thời nắm bắt thông tin của lớp và báo cáo kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm. Đầu 
tuần, trong tiết sinh hoạt, lớp trưởng tổng kết đưa ra nhận xét đánh giá về quá trình 
hoạt động của lớp và phân công, triển khai các nhiệm vụ của tuần tới. 
- Lớp phó học tập: Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong lớp học tập. Giúp 
đỡ những bạn yếu trong khả năng của mình. Kiểm tra việc báo cáo tình hình học 
tập của các tổ trưởng. 
- Lớp phó lao động: Phân công theo dõi, đôn đốc các bạn trong lớp ở các 
buổi lao động theo dõi trực nhật hàng ngày của các tổ, ý thức giữ gìn vệ sinh chung 
của lớp. 
- Lớp phó văn nghệ: Chịu trách nhiệm về các hoạt động văn nghệ, thể dục 
thể thao. 
- Tổ trưởng: Phân công theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực 
nhật vệ sinh, kiểm tra các bài cũ các thành viên trong tổ vào giờ truy bài. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 13 
- Các chức danh khác tương tự, kết quả bầu chọn cán bộ lớp 8B như sau: 
+ Lớp trưởng: Chu Đức Anh. 
+ Lớp phó học tập: Nguyễn Thị Diệp. 
+ Lớp phó lao động: Vũ Minh Hồng. 
+ Lớp phó văn nghệ: Nguyễn Thị Hương Giang. 
+ Tổ trưởng tổ 1: Vũ Ngọc Lan Anh. 
+ Tổ trưởng tổ 2: Vũ Văn Đại 
+ Tổ trưởng tổ 3: Dương Ánh Hoài 
+ Tổ trưởng tổ 4: Nguyễn Thị Quỳnh Nga 
Bằng việc giúp đỡ, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lớp, giao 
trọng trách và tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của các em đã giúp các em có sự tự 
tin trong công việc và trở thành những người cán bộ gương mẫu, tích cực. Do vậy 
công việc của người GVCN được nhẹ đi rất nhiều. Trong thời gian vừa qua, với sự 
đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ lớp, tập thể học sinh lớp 8B đã có nhiều bước 
tiến bộ rõ nét so với những thời gian trước kia. Điều đó cho thấy cán bộ lớp có vai 
trò to lớn đối với sự phát triển của một tập thể lớp. Cán bộ lớp đóng vai trò rất quan 
trọng trong các hoạt tập thể của lớp. 
5. Giáo dục dạo đức học sinh qua giờ sinh hoạt lớp 
Việc giáo dục đạo đức học sinh qua giờ sinh hoạt lớp là cung cấp cho học 
sinh những tri thức cơ bản về kĩ năng sống, kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp và 
kinh nghiệm sống cho học sinh. Trên cơ sở đó, giúp các em hình thành niềm tin vào 
bản thân. Học sinh phải hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho mình có những năng 
lực, thói quen hoạt động, hành động phù hợp với những tư tưởng, nguyên tắc và 
chuẩn mực đạo đức của xã hội, phù hợp với lợi ích của xã 
hội. Một trong những hoạt động thu hút học sinh tham gia học tập xây dựng các 
hoạt động vừa học, vừa chơi. Khi tham gia vào các hoạt động này, các em học sinh 
sẽ trở nên thân thiện, hoà đồng hơn, tích cực hơn và trên hết là các em được sống, 
hoạt động, vui chơi, học tập trong một môi trường thật lành mạnh. Các em sẽ hiểu, 
rút kinh nghiệm, tránh xa được những thói hư tật xấu do tác động từ môi trường 
bên ngoài. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các em được tiếp 
xúc với nhiều kênh thông tin khác nhau mà không phải chỉ có từ nhà trường và gia 
đình. Do vậy, các em rất dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu nếu thiếu sự nhận thức 
đúng đắn. Nhưng vấn đề đặt ra là “Cần tổ chức các hoạt động tập thể trong giờ sinh 
hoạt lớp như thế nào để có thể thu hút được các em tham gia sôi nổi?”. Đó là vấn 
đề không dễ đối với mỗi GVCN và tôi cũng là một trong số những GVCN đó. Cá 
nhân tôi nghĩ rằng các giờ sinh hoạt lớp đó cần đảm bảo các yếu tố vui vẻ, hấp 
dẫn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, lành mạnh bổ ích và mang tính giáo dục cao. Bên 
cạnh đó, tôi thấy rằng người GVCN cũng cần phải giảng giải cho các em thấy lợi 
ích các giờ sinh hoạt lớp tập thể. Đó là các em sẽ được trau dồi, rèn luyện kỹ năng 
sống của mình - một kỹ năng cực kì quan trọng trong thời đại hiện nay. Và khi các 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 14 
em đã thấy rõ được ý nghĩa của việc này thì các em sẽ chủ động tham gia vào các 
hoạt động do GVCN khởi xướng. Qua những hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp, tôi 
giáo dục, khơi gợi những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung 
quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn với các 
hiện tượng phức tạp trong xã hội và tập thể. Thái độ thờ ơ là “sản phẩm” xấu không 
mong muốn của những nhà giáo dục. Giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh 
THCS là bồi dưỡng cho các em tình cảm, đạo đức tích cực, bền vững và các phẩm 
chất, ý chí, tình cảm tích cực được hình thành trên cơ sở đúng đắn và được củng cố, 
khẳng định qua hành động, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho nhận 
thức chuẩn mực và thực hiện hành vi, hành động tích cực, lạc quan. Qua các giờ 
sinh hoạt lớp học sinh tích cực chủ động, sáng tạo, tự tin từ đó hình thành thói quen 
bền vững. Cụ thể: 
Trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy tình hình tai nạn giao thông tại địa 
phương nơi các em sinh sống có diễn biến phức tạp. Tôi đã quyết định tổ chức tiết 
sinh hoạt lớp theo chủ đề “An toàn giao thông với 8B”. Hoạt động này nằm trong 
kế hoạch giáo dục học sinh của nhà trường. Tôi đã dành rất nhiều tâm huyết của 
mình vào đó. Qua đó, GVCN giáo dục các em về các nguyên nhân chính dẫn đến 
tình trạng tai nạn giao thông như: ý thức người tham gia giao thông; cơ sở hạ tầng 
giao thông chất lượng chưa cao; phương tiện giao thông quá thời gia sử dụng 
Trong đó, tôi nhấn mạnh nguyên nhân chủ yếu là ở ý thức người tham gia giao 
thông như: uống rượu, bia; không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, không hiểu biết Luật, 
đặc biệt lỗi do chưa đủ tuổi khi tham gia giao thông Người GVCN giáo dục cho 
học sinh biết, hiểu một số loại biển cấm, biển báo nguy hiểm; biển chỉ dẫn; các loại 
đèn: Qua đó các em nhận biết được những lỗi sai hàng ngày khi tham gia giao 
thông từ đó các em rút kinh nghiệm cho bản than, hình thành cho các em thói quen 
khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng Luật. Tôi cùng các em theo dõi một 
số clip về lỗi sai người 
tham gia giao thông từ đó các nhóm phân tích các lỗi sai của các đối tượng tham 
gia giao thông để rút ra kinh nghiệm cho bản thân khi gặp các tình huống tương tự. 
Các em rất thích thú buổi sinh hoạt lớp này. 
Tháng 11, nhân dịp kỉ niệm “Ngày nhà giáo Việt Nam”, tôi đã tổ chức buổi 
sinh hoạt lớp với chủ đề “Tôn sư trọng đạo: Thảo luận theo chủ đề tình nghĩa thầy 
trò”. Buổi sinh hoạt lớp này thực sự là sân chơi bổ ích cho các em. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 15 
GIÁO ÁN MINH HỌA 
TIẾT 5: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 
“THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ” 
I. MỤC TIÊU : giúp học sinh: 
1. Kiến thức 
- Khắc sâu tình nghĩa mái trường, thầy trò, quê hương. 
- Biết cách ứng xử, giao tiếp với các thầy, cô giáo, có trách nhiệm hơn với tập thể 
lớp. 
- Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy cô giáo, tự hào về quê hương. 
2. Kĩ năng 
- Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo, bạn bè ,quê hương. 
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập. 
- Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa. 
3. Thái độ. 
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỷ luật cao. 
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện cố gắng vươn lên, tích 
cực phát biểu xây dựng bài. 
- Tạo cho học sinh tình yêu thương bạn bè, kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô. 
 4. Phương pháp. 
- Biểu đạt sáng tạo, hát tập thể, hát đơn ca. 
- Thảo luận, kể chuyện. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên. 
- Sổ chủ nhiệm, giáo án sinh hoạt lớp. 
- Nội dung và kế hoạch tuần tới. 
- Các tư liệu sưu tầm: Bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh về thầy 
cô giáo, về tình nghĩa thầy trò. 
2. Chuẩn bị của học sinh. 
- Sưu tầm, lựa chọn những bài hát, bài thơ... 
- Báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần (Báo cáo của 4 tổ 
trưởng, lớp trưởng, lớp phó) 
- Chuẩn bị các phương hướng kế hoạch cho tuần tới. 
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 
1. Ổn định lớp: (2 phút) cả lớp hát bài “ Bụi phấn” 
 Tiến trình 
 Giới thiệu :Cô giáo chủ nhiệm giới thiệu chủ đề tiết sinh hoạt lớp. 
 Tiến trình: 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 16 
Thời 
gian 
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung 
10’ 
 Hoạt động 1: Sơ kết tuần 
 Giáo viên (GV): Hướng 
dẫn lớp trưởng dẫn dắt chương 
trình. 
 Học sinh (HS): 
 - Lớp trưởng giới thiệu đại 
biểu (nếu có), thư kí, cố vấn. 
 - Lớp trưởng gọi 4 tổ 
trưởng, lớp phó học tập và lớp 
phó văn thể lên sơ kết thi đua tuần 
9. 
(Tổ trưởng treo bảng phụ và 
tổng kết theo tổ) 
 - Lớp trưởng nhận xét nề nếp 
trong tuần. 
 * Ưu điểm: Tích cực tham gia 
lao động làm bài đầy đủ, truy bài 
và thể dục giữa giờ nghiêm túc. 
 * Nhược điểm: Một số bạn chưa 
tập trung trong giờ học toán, tiếng 
Anh, đồng phục chưa sạch đẹp vv. 
Một số bạn có thái độ chưa đúng 
đối với GVBM: Trả lời các câu 
hỏi của GV còn trống không, chào 
hỏi thầy cô chưa to, rõ. 
 - Lớp trưởng công bố thi đua 
tuần 9 . 
 GV: Cô giáo chủ nhiệm lên nhận 
xét và trao thưởng cho tổ xuất sắc 
I. SƠ KẾT TUẦN 9 
 - 4 bạn tổ trưởng: lên nhận xét 
thi đua của từng tổ về (Chuyên 
cần, ý thức học tập, ý thức trên 
lớp, làm bài học bài ở nhà vv) . 
 - Lớp phó học tập: báo cáo tình 
hình học tập của lớp: Kiểm tra bài 
cũ, truy bài đầu giờ và làm bài tập 
về nhà. 
 - Lớp phó văn thể: báo cáo tình 
hình hoạt động văn nghệ và ý thức 
trong các buổi thể dục giữa giờ. 
 - Lớp trưởng: nhận xét nề nếp 
trong tuần và công bố thi đua tuần 
9. 
 - Công bố tổ xuất sắc, cá nhân 
tiêu biểu. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 17 
5
8’ 
và cá nhân tiêu biểu. 
 HS: Lớp trưởng đọc bản phương 
hướng tuần 10. 
(Đây là bản tổng kết thi đua tuần 9 
và phương hướng tuần 10, nếu các 
bạn nhất trí cho 1 tràng pháo tay. 
Để đảm bảo sự công bằng tôi phân 
công chấm chéo giữa các tổ (Tổ1 
chấm 2, Tổ 2 chấm Tổ 3,Tổ 3 
chấm tổ 4, Tổ 4 chấm tổ 1). 
 - Sau đây em xin mời ý kiến 
nhận xét và bổ sung vào bản 
phương hướng tuần 10 của cô 
giáo chủ nhiệm.) 
 GV- Giáo viên chủ nhiệm nhận 
xét và bổ xung vào bản phương 
hướng tuần 10. 
( Muốn có kết quả học tập tốt thì 
các em phải làm thế nào? Cô 
mong các em thảo luận sôi nổi để 
tìm ra cách học tích cực nhất.) 
Hoạt động 2: Thảo luận 
 + Cá nhân có kết quả thi đua 
thấp đăng ký kết quả thi đua tuần 
tới 
 + Các tổ đăng ký thi đua tuần sau 
 Nội dung bản phương hướng 
tuần 10: 
 + Các bạn tổ trưởng theo dõi sát 
sao hơn nề nếp trong tổ mình. Mỗi 
bạn trong lớp cần phát huy những 
ưu điểm đã đạt được và khắc phục 
những hạn chế. 
 + Về học tập: Các bạn học bài và 
làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, 
hăng hái giơ tay phát biểu, tích 
cực ôn tập để chuẩn bị cho các bài 
kiểm tra 1 tiết...Phấn đấu giành 
nhiều điểm tốt để chào mừng các 
ngày lễ lớn. 
 + Về nề nếp: Thực hiện tốt 5 
điều Bác Hồ dạy, nội quy của nhà 
trường. 
 + Về vệ sinh: Tham gia lao động 
vệ sinh trường lớp, đóng cửa tắt 
điện trước khi ra về. 
 Bổ xung vào bản phương 
hướng tuần 10 của cô giáo chủ 
nhiệm: Các em: 
 - Tích cực thi đua học tập chào 
mừng các ngày lễ lớn: (20/10 
ngày PNVN, 20/11 ngày NGVN..) 
 - Vệ sinh lao động: Tích cực hơn 
để giữ gìn trường học xanh sạch 
đẹp. 
 - Thi đua học tập tốt để giành 
nhiều hoa điểm tốt. 
II. THẢO LUẬN 
 Cá nhân, tập thể lớp thảo luận để 
đăng ký thi đua tuần 10 – chào 
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20/11 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 18 
12’ 
Hoạt động 3: Trò chơi 
 HS: - Lớp trưởng dẫn dắt các 
bạn chơi trò chơi ô chữ kỳ diệu: 
 - Lớp trưởng mời hai đội lên 
chơi (đặt tên hai đội là: Đội măng 
non và đội tiến lên) và phổ biến 
luật chơi: 
(Đội chơi được quyền chọn ô chữ 
hàng ngang bất kì. Người dẫn 
chương trình đưa ra câu hỏi gợi ý 
để tìm ra những ô chữ đó. Trả lời 
đúng được 10 điểm. Mỗi ô chữ 
hàng ngang được mở sẽ xuất hiện 
một chữ cái đoán ra từ khóa bất 
kì. 
 Từ khóa chỉ được mở khi đã tìm 
ra ô chữ hàng ngang.) 
 Tìm được từ khóa khi còn 6-7 ô 
chữ hàng ngang được 40 điểm, 4-
5 ô chữ hàng ngang được 30 
điểm, 2-3 ô chữ hàng ngang được 
20 điểm, mở hết được 10 điểm. 
 - Câu hỏi: 
 Hàng ngang số 1: Có 6 chữ cái 
(Người dạy học ngày xưa gọi là 
gì?) 
 Hàng ngang số 2: Có 10 chữ 
cái 
(Giáo sư trẻ nhất Việt Nam đạt 
giải Nobel Toán học năm 2010. 
Ông là ai?) 
 Hàng ngang số 3: Có 8 chữ cái 
(Ông là nhà bác học nổi tiếng, 
thần đồng của quê hương Hưng 
Hà – Thái Bình, tác giả của bài 
thơ “Rắn đầu biếng học”. Ông là 
ai?) 
 Hàng ngang số 4: Có 4 chữ cái. 
Điền từ còn thiếu vào câu ca dao 
III. Trò chơi 
Nội dung ô chữ kỳ diệu 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 19 
sau? 
(“Muốn .......thì bắc cầu Kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy 
thầy”) 
 Hàng ngang số 5: Có 16 chữ cái 
(Văn bản “ Hai cây phong” ( Ai 
ma tốp) ngữ văn 8 được trích từ 
tác phẩm nào?) 
 Hàng ngang số 6: Có 14 chữ 
(Tên một văn bản trong chương 
trình văn 7, viết về đề tài nhà 
trường, thể hiện một cách xúc 
động, thấm thía tình cảm, tâm 
trạng của người mẹ đối với con 
trong đêm trước ngày khai trường 
của con. Đó là văn bản nào?) 
 Hàng ngang số 7: Có 8 chữ cái 
(Tổng Bí thư đầu tiên của nước 
ta?) 
 Hàng ngang số 8: Có 7 chữ cái. 
(Người lớn tuổi còn đi học gọi là 
gì?) 
 Hàng ngang số 9: Có 8 chữ cái 
(Một ấn phẩm các lớp đang làm 
chuẩn bị chào mừng ngày 20/11?) 
 Hàng ngang số 10: Có 9 chữ cái 
(Anh mặt đen, anh da trắng 
Anh mình mỏng, anh đầu nhọn 
Khác nhau mà rất thân nhau 
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?) 
(Là cái gì?) 
 Hàng ngang số 11: Có 15 chữ 
cái 
(Vào thế kỉ 18, có một người thầy 
vừa là nhà trí thức, vừa là thầy 
thuốc, nhà thơ, tác giả tác phẩm 
“Lục Vân Tiên” Ông là ai?) 
 Hàng ngang số 12: Có 12 chữ 
cái 
( Bài thơ hạt gạo làng ta của tác 
Ô chữ từ khóa cần tìm: Tôn sư 
trọng đạo. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 20 
giả nào?) 
 Hàng ngang số 13: Có 9 chữ cái 
(Loài hoa gần gũi gắn với thế hệ 
học trò là hoa gì?) 
 GV hỏi: Qua trò chơi trên ? Em 
hãy đưa ra ý kiến “Thế nào Tôn 
sư trọng đạo? Để rèn luyện trở 
thành một học sinh ngoan thì mỗi 
học sinh cần phải làm gì ? 
 HS trả lời, GV chốt 
Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính 
trọng và đề cao; sư: là thầy dạy 
học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn 
sư là người học trò thì phải biết 
tôn trọng, kính trọng và đề cao vai 
trò của người thầy trong quá trình 
học tập và trong cuộc sống. 
 Trọng đạo: (trọng: coi trọng, 
tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường 
làm người, đạo đức, đạo lí truyền 
thống tốt đẹp của con người): Vậy 
trọng đạo: là người học trò phải 
biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng 
người thầy, vì người thầy đã giảng 
dạy, truyền dạy cho chúng ta biết 
thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo 
học làm người và những tri thức 
khác về mọi mặt của đời sống tự 
nhiên, đời sống xã hội,... 
 Để rèn luyện trở thành một học 
sinh ngoan em cần: 
 Bản thân: Rèn luyện đạo đức, 
yêu thương, kính trọng, lễ phép 
với mọi người trong gia đình. 
Luôn kính trên nhường dưới, tôn 
trọng những người lớn tuổi. Đối 
với bạn bè thương yêu đoàn kết, 
đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đối 
với thầy cô luôn kính trọng, nghe 
lời ...Ngoài ra học sinh cần: tự tin 
say mê, yêu thích các môn học, tự 
giác trong việc học trên lớp chú ý 
nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp 
 21 
5’ 
4’ 
4
p
Hoạt động 4: Hát về mái trường 
và Thầy cô mến yêu. 
 HS: - Lớp phó văn thể lên bắt 
nhịp cho các bạn hát: 
 - Lớp phó văn thể điều 
khiển cho các bạn chơi trò chơi 
hái hoa dân chủ để trả lời những 
câu hỏi ngắn. 
VD: (Bài “khi tóc thầy bạc” nói 
lên điều gì? Cảm nghĩ của em khi 
được nghe những bài hát trên?) 
 - Lớp phó mời 4 bạn ở 4 tổ 
đọc thơ về chủ điểm mái trường 
và Thầy cô. 
Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá 
 HS: Lớp trưởng mời cô giáo chủ 
nhiệm (Ban giám khảo nếu có) lên 
nhận xét, đánh giá phần trò chơi 
và các tiết mục hát về chủ đề của 
tuần. 
 GV: Cô giáo chủ nhiệm lên trao 
thưởng cho các bạn. 
không làm việc riêng nói chuyện 
trong giờ học. Về nhà có thời gian 
biểu, thường xuyên đọc sách báo 
tham khảo, nâng cao 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.pdf