Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Thuỷ An, Đông Triều, Quảng Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Thuỷ An, Đông Triều, Quảng Ninh

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.

Thế giới quan quyết định xu hướng lý tưởng, đạo đức và các phẩm chất tư

tưởng của con người .Vì vậy tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học cho học

sinh sẽ giúp cho các em có hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực có suy nghĩ đúng

đắn với niềm tin khoa học.

Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em biết phân tích, đánh giá các

hiện tượng xã hội, các thang xã hội đang có những diễn biến không đơn giản, biết ủng

hộ bảo vệ và theo cái đúng, biết phản đối và ngăn chặn cái sai, biết chống lại sự thâm

nhập của thế giới quan của giai cấp bóc lột. Biết chống mê tín dị đoan và các tư tuởng

duy tâm khác.

Trên cơ sở tăng cường thế giới quan khoa học cần tăng cường giáo dục cách mạng

XHCN cho học sinh trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt quan tâm giáo dục cho các

em có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, sống ngày hôm nay không

nghĩ đến ngày mai chạy theo đời sống vật chất hưởng thụ, ngăn ngừa tình trạng sống

không phương hướng hoặc mơ ước hão huyền đến một thế giới xa lạ bên ngoài Tổ

Quốc. Đồng thời nâng cao việc giáo dục lòng yêu nước XHCN tới các em học sinh.

Lòng yêu nước XHCN là một trong những phẩm chất cơ bản cần được giáo dục

cho học sinh, giúp cho học sinh ý thức sâu sắc hơn giữa lòng yêu nước XHCN với

tinh thần quốc tế vô sản, tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, ngăn

ngừa chống lại các biểu hiện tâm lý tự ti dân tộc, ỷ lại vào sự viện trợ của nước ngoài,

cũng như biểu hiện của ý chí yếu ớt, buông trôi cuộc sống, thờ ơ với đất nước

pdf 35 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 901Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Thuỷ An, Đông Triều, Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi hỏi đối 
với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác thực 
hiện. 
b4. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ 
sở đã mà khắc phục khuyết điểm. 
Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, 
cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo 
dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái 
chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ dễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán 
nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
12
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những 
mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những 
gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để 
giáo dục các em. 
b5. Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với 
học sinh. 
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách 
các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần 
có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. 
Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thục đẩy các em 
vươn lên cao hơn nữa. 
Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải 
nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại 
thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đã người 
thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được. 
b6. Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và đặc 
điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh. 
Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 
THCS là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện pháp thích 
hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, 
học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư 
phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm 
chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp. 
b7. Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và 
phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. 
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS phụ thuộc rất 
lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
13
pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực 
tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng 
ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “Giáo viên phải chú ý cả 
tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì 
giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với 
trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công 
dân). 
Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên 
trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội. 
c. Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS. 
 c1.Phương pháp thuyết phục. 
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng 
những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau: 
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng 
như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ 
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc 
sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của 
giáo viên và học sinh trong trường. 
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những 
hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt. 
c2. Phương pháp rèn luyện. 
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em 
những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em 
thành hành động thực tế: 
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy 
học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
14
- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp 
tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của 
học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy 
nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt 
phong trào này. 
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại 
sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và 
được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đã bằng cách gây cho học 
sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại. 
c3. Phương pháp thúc đẩy. 
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bên 
ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học 
sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. 
 - Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, 
vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những 
hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường. 
 - Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm 
cho bản thân học sinh đã vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác 
noi theo. 
 - Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính 
chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những 
hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh 
khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. 
Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và 
đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần 
phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ 
nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
15
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở 
TRƯỜNG THCS THUỶ AN- ĐÔNG TRIỀU- QUẢNG NINH. 
1. Vị trí địa lý trường THCS Thuỷ An-Đông Triều- Quảng Ninh. 
 Thuỷ An là xã cực Tây của huyện Đông Triều, địa bàn phân bố dân cư rộng, 
có đường quốc lộ 18A chạy qua. Thuỷ An có lịch sử lâu đời, có truyền thống cách 
mạng kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với di tích 
lịch sử của ông cha là đền thờ nữ tướng Lê Chân . Trường THCS Thuỷ An vinh 
dự là một trong những nôi đào tạo nuôi dưỡng nguồn trí lực cho xã nhà. 
 Năm 1963 tiền thân là lớp 5 nhô với gần 40 học sinh trường cấp 2 Thuỷ An 
được thành lập,trải qua quá trình hình thành và phát triển tháng 8 năm 2003 được 
tách trường và có tên là trường THCS Thuỷ An. 
 Đáp ứng thời kỳ đổi mới,nhà trường không ngừng xây dựng trưởng thành đứng 
trên khuôn đất có diện tích 6.058 m2, với 10 phòng học trong cao tầng, các phòng 
chức năng, phòng làm việc của giáo viên , 120 bộ bàn ghế, có sân chơi, bãi tập... 
đủ điều kiện để các em trong độ tuổi theo học. 
 Nhà trường gồm 20 cán bộ giáo viên, 100% đạt chuẩn, trên chuẩn là 12 chiếm 
60%. Các thầy cô giáo yêu nghề và tận tâm với sự nghiệp giáo dục địa phương, 
hàng năm đều có từ 6 đến 8 thầy cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi 
cấp cơ sở. 
 Học sinh Thuỷ An cần cù, sáng tạo, ham học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn 
lên, có nhiều học sinh đạt học sinh giải cấp huyện, cấp tỉnh về văn hoá và TDTT, 
Tỉ lệ học sinh thi tuyển vào THPT công lập luôn đứng đầu cụm I. 
 Xã Thuỷ An được công nhận đạt phổ cập giáo dục bậc THCS năm 2003 và giữ 
vững đến nay với chỉ tiêu năm nay cao hơn năm trước, phấn đấu đạt trường chuẩn 
quốc gia năm 2011. 
2. Trường THCS Thuỷ An với công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
16
 Trường THCS Thuỷ An 261 học sinh, 20 cán bộ giáo viên, học theo một ca. Đội 
ngũ giáo viên chuẩn hóa về trình độ đạt 100%. Ban giám hiệu có hai đồng chí, đồng 
chí Hiệu trưởng luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý của các 
đồng nghiệp đi trước. Tập thể trường luôn đoàn kết phấn đấu và thực hiện rõ nhiệm 
vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục: “Xây dựng những con người thiết tha gắn bó với lý 
tưởng dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng ...”. Bên cạnh đó nhà trường còn 
được sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh (HCMHS). 
Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau: 
NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC 
ĐỐI TƯỢNG 
CBQL GV HCMHS 
SL % SL % SL % 
Quản lý giáo dục đạo 
đức học sinh là không 
quan trọng 
Đúng 
Không đúng 
Không ý kiến gì 
0 
2 
0 
0 
100 
0 
0 
18 
0 
0 
100 
0 
5 
40 
5 
10 
80 
10 
Quản lý giáo dục đạo 
đức học sinh là quan 
trọng 
Rất quan trọng 
Quan trọng 
Không quan trọng 
Không ý kiến 
2 
0 
0 
0 
100 
0 
0 
0 
18 
0 
0 
0 
100 
0 
0 
0 
35 
10 
5 
0 
70 
20 
10 
0 
a. Đội ngũ quản lý (Ban Giám Hiệu). 
 Đã quan tâm chú trọng tới công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh hàng 
năm có kế hoạch, biện pháp quản lý tốt. Chúng tôi xác định rằng: Các em có đạo đức 
tốt sẽ thúc đẩy việc học tập của các em tốt, sẽ làm mọi việc tốt. Do đã ngay từ đầu 
năm học, căn cứ vào nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng đã lên kế hoạch giáo dục đạo 
đức học sinh sau đã cho họp hội đồng giáo dục, HCMHS phổ biến kế hoạch, xin ý 
kiến bổ xung. Song song với việc lập kế hoạch, tiến hành điều tra cơ bản tình hình 
học sinh để có biện pháp thích hợp trong chỉ đạo. Khi đã có kế hoạch quản lý, phải cụ 
thể hóa kế hoạch theo từng tháng từng tuần, phổ biến sâu rộng đến cán bộ giáo viên, 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
17
học sinh, các đoàn thể trong và ngoài trường cùng biết, cùng phối kết hợp thực hiện. 
Giao trách nhiệm: tổ chức và chỉ đạo cho tiểu ban “Giáo dục đạo đức học sinh” do 
đồng chí hiệu phó làm trưởng ban, gồm các thành phần: tổng phụ trách, bí thư đoàn 
thanh niên, tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, một đại diện phụ huynh cùng tham gia chỉ 
đạo. Với các thành phần như thế mỗi đồng chí phụ trách một mảng hoạt động giáo 
dục đạo đức học sinh. 
 * Ví dụ: 
 - Giáo dục học sinh thông qua các môn học: Giao cho các đồng chí tổ trưởng 
chuyên môn. Trong kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh qua những bài nào hình thức 
như thế nào. 
 - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ: Giao cho đồng chí tổng phụ 
trách, giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn, HCMHS trực tiếp chỉ đạo. 
 Trong các năm học nhà trường chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm 
chính, theo 9 tháng. 
 - Tháng 9: Ngày khai trường giáo dục truyền thống nhà trường. 
 - Tháng 10: Thanh thiếu niên làm theo lời Bác dạy. 
 - Tháng 11: Bó hoa điểm 10 kính dâng thầy cô. 
 - Tháng 12 : Tiếp bước theo anh bộ đội cụ Hồ. 
 - Tháng 1: Giáo dục truyền thống học sinh. 
 - Tháng 2: Ngàn hoa dâng Đảng. 
 - Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn. 
 - Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị. 
 - Tháng 5: Ngàn hoa dâng Bác kính yêu. 
 Những chủ điểm trên có tác dụng định hướng cho việc tổ chức các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giúp chúng ta giáo dục, dẫn dắt học sinh đi 
theo những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Thông qua các hoạt động giáo dục các hành 
vi đạo đức được hình thành và củng cố. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
18
 Các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường được giáo dục thường xuyên, 
đồng chí Hiệu trưởng là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cùng với 
đồng chí Hiệu phó có tổng kết đánh giá theo tháng, khen thưởng những cá nhân tập 
thể có nhiều thành tích và phê bình nhắc nhở những tồn tại. Từ đó điều chỉnh kế 
hoạch quản lý. 
 b. Cán bộ giáo viên. 
 Là tập thể đoàn kết, đều tay say việc. Các đồng chí đã xác định rõ tầm quan trọng 
của việc giáo dục đạo đức, qua tâm sự với các đồng chí giáo viên chúng tôi được biết 
các em có đạo đức tốt sẽ tác động tích cực đến việc học tập của các em và ngược lại. 
Các đồng chí đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý giáo dục đạo đức thì kết quả 
xếp loại đạo đức, hạnh kiểm của lớp đã cao và phong trào thi đua của lớp đã được 
đánh giá là tốt. 
c. Hội cha mẹ học sinh. 
 Qua khảo sát phụ huynh học sinh, chúng tôi được biết đại đa số các bậc phụ 
huynh đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh (>80%) tạo điều kiện phối 
hợp con em mình trong việc giáo dục cùng nhà trường. 
 Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của nhà trường 
họ phó mặc con em mình cho nhà trường, hoặc cũng có gia đình vì điều kiện công tác 
(đi làm xa, đi làm cả ngày) không có điều kiện chăm lo con cái. Đây là một trong 
những khó khăn của nhà trường ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
d. Các lực lượng ngoài nhà trường. 
 Nhà trường được sự quan tâm của các cấp, Đảng uỷ xã, các đồng chí đã chỉ đạo 
nhiều hoạt động bổ ích tác động tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 * Ví dụ: Tổ chức tốt sinh hoạt hè cho thanh thiếu niên, tuyên truyền phòng chống 
các tệ nạn xã hội, phối kết hợp với nhà trường chăm lo sự nghiệp giáo dục. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
19
 Thông qua các hoạt động của nhà trường, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà 
trường mà các hành vi đạo đức của các em thể hiện rất rõ và cũng được củng cố phát 
triển. 
3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Thuỷ An. 
 Trong nhiều năm qua học sinh trường THCS Thuỷ An- Đông Triều- Quảng Ninh 
được đánh giá là học sinh ngoan có ý thức tổ chức kỷ luật. Liên đội trường THCS 
Thuỷ An luôn là Liên đội vững mạnh xuất sắc. Có được kết quả đã là do sự nỗ lực 
phấn đấu của các em và công tác giáo dục học tập trong nhà trường, có nề nếp tốt chú 
trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Qua điều tra 100 học sinh trong nhà trường, chúng tôi thu được kết quả như sau: 
 Qua điều tra cho thấy những biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, xấu chiếm tỉ lệ 
rất ít số này rơi vào các gia đình chiều chuộng con, kinh tế khá giả, bố mẹ không quan 
tâm đến việc giáo dục con cái hoặc những gia đình có vấn đề như bỏ nhau hay cãi 
nhau hoặc trình độ văn hoá của bố mẹ thấp. Một số không ít nữa do các em chơi bời 
TT 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
MỨC ĐỘ SAI PHẠM 
KHÔNG RẤT ÍT 
LẶP LẠI 
NHIỀU LẦN 
SL % SL % SL % 
1 Lười biếng, chốn học, bỏ hoạt động tập thể. 90 90 05 5 05 5 
2 Mất trật tự trong giờ học, hoạt động tập thể. 90 90 05 5 05 5 
3 Nói năng tục tằn, thiếu văn hoá. 82 82 17 17 1 1 
4 Thiếu khiêm nhường, vô lễ. 81 81 3 3 16 16 
5 Gây gổ đánh nhau, gây rối trật tự. 90 90 7 7 3 3 
6 Gây rối trong học tập, quan hệ bạn bè. 92 92 7 7 1 1 
7 Tiêm chích sử dụng ma tuý. 100 100 0 0 0 0 
8 Sống cẩu thả mất vệ sinh. 95 95 4 1 1 1 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
20
với các bạn xấu. Tuổi của các em rất dễ bị ảnh hưởng của môi trường sống xung 
quanh. 
 Tóm lại: Biểu hiện đạo đức của học sinh chịu tác động của hoạt động giáo dục 
của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và 
xã hội để nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh. 
 Trong nhiều năm qua, do xác định rõ biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học 
sinh nên đã thu được kết quả khá khả quan, tác động tích cực đến học sinh. 
Kết quả giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường năm học 2010- 2011 như sau: 
TT 
KHỐI 
LỚP 
TỔNG 
SỐ 
NỮ 
TỐT KHÁ TB YẾU KÉM 
T số % T số % T số % T số % T số % 
1 6 55 23 29 53,0 20 37,0 6 11,0 0,00 0 0 0 
2 7 61 36 42 69,0 17 28,0 2 3,0 0 0 0 0 
3 8 68 36 44 65,0 24 35,0 0 0 0 0 0 0 
4 9 77 42 58 75,3 9 11.7 10 13.0 0 0 0 0 
 CỘNG 261 137 173 66.3 70 26.8 18 6.9 0 0 0 0 
 Kết quả trên đã khẳng định bước đi đúng đắn trong công tác quản lý giáo dục đạo 
đức cho học sinh ở nhà trường. 
 Sau đây chúng tôi xin đề xuất những biện pháp lớn trong công tác giáo dục đạo 
đức học sinh ở nhà trường THCS Thuỷ An. 
3.1 . Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo 
đức cho học sinh. 
a. Ý nghĩa. 
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức 
cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”. 
Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
21
dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực 
và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. 
b. Nội dung. 
- Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà 
trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. 
- Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình 
thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau: 
+ Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc. 
+ Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc 
hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất. 
+ Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa 
thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng 
mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh không hỗn 
xược, không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với 
nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh 
đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội. 
 c. Biện pháp. 
c1. Đối với Hiệu trưởng. 
- Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học 
trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa 
phương để định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp. 
- Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ 
thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình 
có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh. 
- Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quang sư 
phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng học 
và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh. 
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Năm học 2010-2011 
ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN 
 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú 
22
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanhthông 
qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải 
có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp,

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.pdf