Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10 (Hệ cơ bản)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10 (Hệ cơ bản)

Kiểm tra miệng (vấn đáp) còn thực hiện máy móc. Thông thường, việc kiểm tra kết quả học tập của từng học sinh trong từng tiết học biểu hiện bằng việc kiểm tra miệng 5 đến 10 phút đầu giờ. Giáo viên gọi từng học sinh lên trả lời miệng trước lớp về việc thuộc từ mới, cấu trúc ngữ pháp sau đó đánh giá cho điểm. Kiểm tra miệng cũng có một số ưu điểm là giúp học sinh chăm hơn vì các em thường xuyên phải đối mặt kiểm tra đầu giờ, các em có ‎thức chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ hơn. Mặt khác, loại bài kiểm tra này tăng khả năng giao tiếp cho sinh, giúp việc tính điểm rõ ràng, thực hiện khách quan, minh bạch. Tuy nhiên, 5 phút hoặc 10 phút đầu giờ không kiểm tra được nhiều học sinh, thông thường giáo viên kiểm tra rồi thì không kiểm tra học sinh đó nữa vì vậy các em đã được kiểm tra sẽ không học bài dẫn đến hổng kiến thức. Hơn thế nữa, kết quả bài mới bị hạn chế do tốn rất nhiều thời gian kiểm tra bài cũ. Học sinh thường thụ động, không phát huy được tính tư duy, sáng tạo của học sinh vì học sinh không phải suy nghĩ đến tổng hợp lượng kiến thức vốn có của mình cho việc kểm tra và thường học bài mang tính chất đối phó. Giáo viên có thể bỏ hẳn kiểm tra miệng đầu giờ mà vào bài mới ngay trong quá trình kiểm tra bài mới, giáo viên có thể hỏi học sinh kiến thức cũ, lồng ghép vào bài mới. Bỏ bước này thì thời gian dạy bài mới được nhiều hơn, bài giảng sâu hơn mà trong quá trình bài dạy mới vẫn có thể kiểm tra được học sinh. Hơn nữa giáo viên lại có thể kiểm tra được rất nhiều cặp học sinh nói.

doc 47 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 1300Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh 10 (Hệ cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê phán và không chọn lọc toàn bộ mớ kiến thức khổng lồ của chương trình đào tạo. Như vậy, với cách kiểm tra đánh giá hiện nay, kinh nghiệm của nhiều học sinh có học lực trung bình (theo cách đánh giá hiện nay) về quá trình học tập tại trường THPT chỉ là một chuỗi ngày lê thê và nặng nề vật lộn với mớ kiến thức sách vở và đối phó với các đợt kiểm tra đánh giá mang tính ‘kết án’. Nói chung, các em rất sợ và ghét việc kiểm tra, vì mỗi lần kiểm tra là mỗi lần các em học sinh nhận được một điểm số để biết rằng mình yếu hơn so với nhiều học sinh khác, nhưng các em hầu như hoàn toàn không được giúp đỡ để hiểu được làm cách nào có thể học tốt hơn. Toàn bộ nỗ lực kiểm tra đánh giá của nhà trường chỉ có tác dụng như những lần sơ kết trước khi đi đến một kết luận mang tính tổng kết, để nhắc đi nhắc lại cho các em một thực tế đáng buồn rằng kết cục của các em có thể là một sự thất bại không tránh khỏi trước các kỳ thi lớn! Khả năng vượt qua các kỳ thi của các em vẫn rất bấp bênh, và một bộ phận học sinh sẽ chọn cách gian lận để có kết quả tốt. 
Kiểm tra đánh giá nghèo nàn về phương pháp làm cho giáo dục thiếu thực tiễn. Các phương pháp kiểm tra đánh giá đang được sử dụng phổ biến trong hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở cấp THPT, chỉ hạn chế trong các bài thi trên giấy dưới hai hình thức quen thuộc là tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Cả hai hình thức này đều chỉ phù hợp để chứng minh việc nắm vững kiến thức sách vở, riêng đối với hình thức tự luận thì có phần nào cho phép học sinh chứng tỏ kỹ năng lý luận, diễn đạt bằng ngôn ngữ và trình bày kiến thức theo một cấu trúc hợp lý. Tất nhiên đây là những năng lực mà học sinh cần có, đặc biệt là ở cấp THPT, nhưng chúng không phải là toàn bộ năng lực mà các em cần có trong cuộc sống hàng ngày. Thực ra, những năng lực nói trên cũng chỉ cần thiết trong thế giới hàn lâm, nhưng trong thực tế còn rất nhiều kỹ năng khác mà học sinh cần như kỹ năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng độc lập và sáng tạo, kỹ năng hợp tác và thương lượng, ... Nhưng những kỹ năng này đều không được phát hiện cũng chẳng được khuyến khích với phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống. Bên cạnh những phương pháp đã quen, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã tìm và đưa ra những cách kiểm tra đánh giá khác có thể cho phép học sinh được chứng tỏ các năng lực của mình. Có thể kể một vài phương pháp kiểm tra đánh giá mới được xem là có tính thực tiễn cao như đánh giá qua đề án (project-based assessment), hoặc đánh giá kỹ năng thực hành (performance assessment) thông qua các tình huống mô phỏng (ví dụ như kiểm tra kỹ năng nói thông qua tình huống tham dự phỏng vấn trong khi xin việc). Những kỹ năng vừa nêu, vốn rất quan trọng trong cuộc sống thực tế, không phải lúc nào cũng có tương quan thuận với các kỹ năng mang tính hàn lâm, vì thế nếu chỉ sử dụng cách kiểm tra đánh giá truyền thống như hiện nay thì sẽ dẫn đến tình trạng làm thui chột những khả năng đa dạng vốn có của học sinh. Hệ quả đương nhiên của việc này là làm cho nhiều học sinh có khả năng không được nhà trường phát hiện, thậm chí bị đào thải hoặc trở nên chán học và tự đào thải trong hệ thống giáo dục, trong khi đó thì các sản phẩm thành công của hệ thống giáo dục Việt Nam theo cách đánh giá hiện nay lại không có đủ năng lực toàn diện để thích ứng với cuộc sống thực tế đa dạng ở bên ngoài. 
Kiểm tra đánh giá mang tính áp đặt nên không khuyến khích được tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học. Hệ thống kiểm tra đánh giá hiện nay không cho phép học sinh có một quyền lựa chọn trong việc thể hiện năng lực của mình, và làm hạn chế rất nhiều tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Với kiểm tra đánh giá mà trọng tâm chỉ là việc tái hiện lại kiến thức đã học trong sách vở, học sinh không những không có điều kiện thể hiện bất kỳ sự hiểu biết hoặc năng lực mà các em đã rèn luyện được bên ngoài lớp học, thậm chí những kỹ năng và kiến thức bên ngoài của các em còn có nguy cơ làm giảm đi kết quả đánh giá nếu những điều các em biết không trùng với đáp án chính thức. Hơn nữa, kết quả của các đợt kiểm tra đánh giá chỉ là những con số vô hồn. Học sinh đạt điểm cao cũng không có điều kiện chia sẻ với các bạn học về những nguyên nhân dẫn đến thành quả tốt đẹp của mình để những học sinh khác có thể học hỏi. Tất cả các học sinh dần dần mất đi tính chủ động và sáng tạo, mất đi khả năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong khi đó, theo quan điểm của xu hướng kiểm tra đánh giá mới thì những lần kiểm tra chính là những cơ hội để tạo nên sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, và giữa các học sinh với nhau. 
Chương 2: Các biện pháp thực hiện
	Giáo viên là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh. Vì vậy giáo viên cần chú ‎ đổi mới những yếu tố sau đây để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được chính xác 
Biện pháp 1: Đổi mới về thời điểm kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra đánh giá không chỉ thực hiện trong thời gian cuối cùng của kỳ học hoặc năm học, mà thực hiện trong cả quá trình học tập bộ môn. Cụ thể là sau mỗi phần học thì kiểm tra đánh giá ngay,lần kiểm tra sau có yêu cầu cao hơn, hình thức kiểm tra mới hơn lần trước.
Biện pháp 2: Đổi mới việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá
Hầu hết nhà trường chỉ dùng kết quả điểm số để phân loại học lực của học sinh và để xét thi đua. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, đánh giá còn cung cấp thông tin quan trọng và chính xác về quá trình học tập môn Anh cho học sinh, cũng như quá trình dạy môn Anh trong trường THPT cho giáo viên, cho Ban giám hiệu của trường THPT, cho cán bộ quản lý bộ môn của sở; để từ những thông tin căn bản này rút ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động đến việc dạy học môn Anh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Biện pháp 3: Đổi mới mục tiêu đánh giá
Giáo viên phụ thuộc phần lớn vào kết quả học cuối năm chứng tỏ thi cuối năm có vai trò rất lớn đối với cả học sinh và giáo viên. Khi giáo viên tập trung vào mục tiêu “kiểm tra cuối năm” thì chính họ đã xem nhẹ vai trò của mục tiêu “khuyến khích học sinh học tập” vốn là một mục tiêu cơ bản của kiểm tra đánh giá kết quả học tập, đây là mục tiêu trực tiếp tác động và động viên học sinh hoàn thiện tri thức, hoàn thiện quá trình học tập của mình. Mặt khác, dù đầu năm học nào học sinh cũng được tổ chức cho thi khảo sát chất lượng đầu năm, nhưng giáo viên ít quan tâm đến mục tiêu kiểm tra đánh giá này. Trong khi đây là loại hình kiểm tra giúp giáo viên phân loại đuợc học sinh để có biện pháp giảng dạy phuf hợp. Vậy, giáo viên phải chú trọng‎ vào các hình thức kiểm tra còn lại để có đánh giá tổng quát về khả năng của học sinh. 
Biện pháp 4: Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá
  Thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức, quá coi trọng lí thuyết kinh viện và chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá sự thông hiểu, vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề và thực hành. Giáo viên  phải bao quát đầy đủ những nội dung đã học. Đề kiểm tra không chỉ thể hiện đủ các kiến thức kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ, bảo đảm sự phân hóa trình độ của học sinh. Đề phải phù hợp với chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng, sát với trình độ học sinh. 
	Bảng 1: Kỹ năng/kiến thức được kiểm tra
Kỹ năng/
kiến thức
Đọc hiểu
 Viết
 Nghe
 Nói
 Từ Vựng
 Ngữ pháp
Thứ hạng Số lần kiểm tra/ kỳ
4
3
6
5
1
2
Phân tích thống kê cho thấy, kiểm tra từ vựng là loại kiến thức được giáo viên quan tâm nhiều nhất ; kiểm tra ngữ pháp xếp hạng 2; kiểm tra viết đứng hạng thứ 3; kiểm tra kỹ năng đọc hiểu xếp hạng 4 và kiểm tra kỹ năng nói xếp hạng 5 và kỹ năng Nghe hạng 6. Kết quả này cho thấy phần lớn giáo viên chú trọng rèn luyện ở học sinh kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và viết nhiều hơn các loại kỹ năng/ kiến thức khác trong khi mục tiêu của chương trình tiếng Anh cải cách là tập trung vào phát triển khả năng giao tiếp của học sinh nhiều hơn các kiến thức/kỹ năng. Thống kê số lần giáo viên kiểm tra đánh giá từng loại kỹ năng/kiến thức cũng cho kết quả tương tự, giáo viên thường kiểm tra học sinh về từ vựng, về ngữ pháp (thường dưới hình thức kiểm tra bài cu) nhiều nhất, theo sau là số lần kiểm tra học sinh kỹ năng viết từ và kỹ năng đọc hiểu. Kỹ năng nghe, nói được giáo viên kiểm tra ít nhất.
Giáo viên phải chú trọng kiểm tra đều 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) với 3 loại lý do sau là: thứ nhất la để kiểm tra đánh giá đúng trình độ học sinh (nắm đúng trình độ học sinh, học sinh cảm thấy công bằng, đánh giá học sinh từ yếu tới giỏi, để đánh giá học sinh không thiên vị, bài kiểm tra phải dàn đều làm học sinh yếu kém bí và nản. Mặt khác, nó giúp học sinh có thói quen học tập (tránh chủ quan, không lơ là việc học, mọi học sinh đều có thái độ chuẩn bị bài học tốt.
Vậy nếu xét về thời gian thực hiện kiểm tra (miệng, 15 phút, 45 phút và học kỳ) thì mức độ giáo viên sử dụng kiểm tra những kỹ năng/kiến thức theo bảng sau: 
Bảng 2: Mối quan hệ giữa hình thức kiểm tra kỹ năng và kiến thức
Kỹ năng / 
Kiến thức
Kiểm tra 
miệng
Kiểm tra 
15 phút
Kiểm tra 
45 phút
Kiểm tra 
học kỳ
Thứ hạng
Thứ hạng
Thứ hạng
Thứ hạng
1. Đọc hiểu
6
4
3
3.5
2. Viết
5
3
2
2
3. Nghe
3
5
5
5
4. Nói
1
6
6
6
5. Từ vựng
2
1.5
4
3.5
6. Ngữ pháp
4
1.5
1
1
Đối với hình thức kiểm tra miêng, giáo viên cho rằng kiểm tra vấn đáp được họ tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói. Đối với hình thức kiểm tra 15 phút, giáo viên thường kiểm tra vào cuối tiết học để xem học sinh có nắm kiến thức trọng tâm của bài học hay không tuy nhiên kiến thức/ kỹ năng được giáo viên sử dụng để kiểm tra cũng không đa dạng, chủ yếu kiểm tra ngữ pháp và từ vựng. Đối với hình thức kiếm tra 1 tiết (45’), do thời lượng bài kiểm tra dài nên giáo viên có thể sử dụng đa dạng hình thức kiểm tra nhiều kỹ năng/kiến thức với nhau. Tuy nhiên không phải tất cảc các kỹ năng/kiến thức đều được giáo viên kiểm tra nhiều như nhau, mà đề bài kiểm tra cũng chỉ tập trung nhiều nhất vào 4 thứ hạng đầu tiên: ngữ pháp, viết, đọc hiểu và từ vựng. Những kỹ năng Nghe, Nói ít được giáo viên quan tâm kiểm tra. 	Đối với hình thức kiểm tra học kỳ, các kỹ năng/kiến thức thường được tập trung đánh giá là: ngữ pháp, viết và từ vựng. Một giải pháp cho vấn đề này là giáo viên đưa kiến thức/kỹ năng vào bài kiểm tra dưới dạng các tổ hợp nhất định như sử dụng tổ hợp “đọc hiểu - viết”; tổ hợp “từ vựng - ngữ pháp” tổ hợp “nghe – nói”...
Biện pháp 5: Hình thức kiểm tra, đánh giá: 
Ngoài viêc giáo viên đưa ra nhiều biện pháp dạy học khác nhau (học sinh phải được quan tâm như nhau, học sinh học không đồng sức với nhau đều làm được bài, để phân loại và có biện pháp phụ đạo, để động viên các em khá giỏi phát huy khả năng hơn nữa, học sinh yếu kém thực hành nhiều hơn) thì giáo viên cung cần quan tâm đến các hình thức kiểm tra nằm giúp các em học sinh có thể tự đánh gía được khả năng của mình, pháy huy nhưng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Đối với môn Tiếng Anh THPT, các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản gồm: kiểm tra miệng (vấn đáp), kiểm tra 15 phút, và kiểm tra 1 tiết. 
a. Kiểm tra miệng (vấn đáp) còn thực hiện máy móc. Thông thường, việc kiểm tra kết quả học tập của từng học sinh trong từng tiết học biểu hiện bằng việc kiểm tra miệng 5 đến 10 phút đầu giờ. Giáo viên gọi từng học sinh lên trả lời miệng trước lớp về việc thuộc từ mới, cấu trúc ngữ pháp sau đó đánh giá cho điểm. Kiểm tra miệng cũng có một số ưu điểm là giúp học sinh chăm hơn vì các em thường xuyên phải đối mặt kiểm tra đầu giờ, các em có ‎thức chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ hơn. Mặt khác, loại bài kiểm tra này tăng khả năng giao tiếp cho sinh, giúp việc tính điểm rõ ràng, thực hiện khách quan, minh bạch. Tuy nhiên, 5 phút hoặc 10 phút đầu giờ không kiểm tra được nhiều học sinh, thông thường giáo viên kiểm tra rồi thì không kiểm tra học sinh đó nữa vì vậy các em đã được kiểm tra sẽ không học bài dẫn đến hổng kiến thức. Hơn thế nữa, kết quả bài mới bị hạn chế do tốn rất nhiều thời gian kiểm tra bài cũ. Học sinh thường thụ động, không phát huy được tính tư duy, sáng tạo của học sinh vì học sinh không phải suy nghĩ đến tổng hợp lượng kiến thức vốn có của mình cho việc kểm tra và thường học bài mang tính chất đối phó. Giáo viên có thể bỏ hẳn kiểm tra miệng đầu giờ mà vào bài mới ngay trong quá trình kiểm tra bài mới, giáo viên có thể hỏi học sinh kiến thức cũ, lồng ghép vào bài mới. Bỏ bước này thì thời gian dạy bài mới được nhiều hơn, bài giảng sâu hơn mà trong quá trình bài dạy mới vẫn có thể kiểm tra được học sinh. Hơn nữa giáo viên lại có thể kiểm tra được rất nhiều cặp học sinh nói. 
Kiểm tra vào đầu tiết học: Giáo viên ra bài tập, gọi một học sinh lên bảng làm và cả lớp cùng làm trên giấy, sau đó giáo viên có thể thu bài làm của một vài em để chấm. Cuối cùng cả lớp tham gia nhận xét bài làm trên bảng. Hoăc để kiểm tra từ vựng giáo viên gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước
 Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 12. Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : “trang nghiêm ”
 HS 1 : đưa từ 	 HS 2 : xác định từ loại 
 HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa 	 Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa 
 	Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn. Giáo viên có thể kiểm tra phần Pronunciation của học sinh bằng cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại.
 Một cách khác là giáo viên cho học sinh làm bài tập áp dụng trên bảng và kiểm tra vở  bài tập ở nhà, kết hợp cả hai để nhận xét đánh giá cho điểm ( thườn được áp dụng trong tiết Language Focus). Nếu cần kiểm tra nhiều công thức cùng lúc cho nhiều học sinh giáo viên cần quy định từng nhóm công thức cho học sinh học và sẽ kiểm tra cùng lúc cho nhiều học sinh bằng cách trả lời trên giấy khi nghe giáo viên yêu cầu trả lời nhóm công thức ngư pháp nào trong thời gian nhất định. Sau đó giáo viên thu và chấm. 
Complete these conversations by putting the verbs in brackets into the first or second conditional.
1. 	A: We're not late, are we? 
	B: No. We ..........(be) fine if we.............. (leave) in the next ten minutes.
2.	A Come on. can't you and Anne be friends? 
	B: No, I......... (speak) to her again unless she .............(say) sorry for what she's done.
3. 	A :So you think it's my fault that I feel so tired?
	B: Yes, you ....(feel) much better if you (go) to bed at a reasonable time.
4. 	A: What's your idea of the most perfect place for a holiday?
	B: I think I ................ (go) to the Seychelles if I (have) the money.
A: Do you and your brother get together very often?
	B: No, we ................. (see) each other -more if we ..............(live) closer, but he lives in Scotland.
    	Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới: Giáo viên cho các em làm ngay những bài tập viết ra giấy lúc các em trao đổi nội dung bài mới, đổi bài cho nhau để các em cùng kiểm tra (cross-check). Giáo viên thu bài tập của học sinh để chấm điểm đánh giá việc học của các em. Hoặc trong quá trình dạy, những câu hỏi cần học tư duy được các em xung phong trả lời đúng giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm. Ví dụ như bài Unit 12- Writing a profile, giáo viên chia học sinh viết bài theo nhóm (dưa trên thông tin mà giáo viên cung cấp), học sinh viết rồi chưa bài cho nhóm của bạn mình, giáo viên chấm cả bài viết và bài chưa của nhóm đó. 
born on February 28th 1939 / Huế
write more than 990 songs: Diêm Xưa, Nối vòng tay lớn.
died in HCM city / April 1st 2001
born in 1975 in Hanoi. 
graduate from Hanoi Conservatory / 1977
 received many prizes: the first prize in Hanoi’s Singing Competition, the Golden Voice of Asian / 1998
famous albums: Made in VietNam, Chat with Mozart. 
Kiểm tra thông qua một số hoạt động khác: Kiểm tra thông qua công việc giao về nhà như: Làm đồ dùng trực quan (Theo nhóm làm bản đồ tư duy hoặc biểu bảng- Câu điều kiện)
Hoặc soạn kiến thức ôn tập, soạn một số bài tập liên quan đến một chủ đề cụ thể, thông qua hoạt động ngoại khóa môn Anh ở lớp hoặc ở trường. Hãy thử xét một tình huống kiểm tra đánh giá như sau: các học sinh được yêu cầu làm việc theo nhóm để sưu tầm các tư liệu về chủ đề: HISTORICAL PLACES (English 10- Unit 16- speaking) sau đó trao đổi với các thành viên trong nhóm và tổng hợp thành một báo nhóm, kế đó báo cáo của tất cả các nhóm sẽ được trình bày trước lớp và các nhóm sẽ cùng thảo luận đánh giá từng báo cáo để cuối cùng có được một kết luận bằng điểm số hoặc bằng nhận xét về chất lượng của từng báo cáo. Học sinh làm việc theo nhóm và sản phẩm cuối cùng là kết quả của cả nhóm chứ không phải của từng cá nhân; học sinh là người thực hiện nhưng cũng đồng thời là người đánh giá kết quả
Hoặc thông qua các hoạt động ôn tập trong phần cuối của bài: ví dụ như tóm tắt lại nội dung bài nghe dựa trên các task vừa học
Hoặc thông qua hình thức đóng vai (role play) như trong tiết học Unit 12- Speaking. Giáo viên cho học sinh thực hành theo cặp (một làm phóng viên, bạn còn lại là khán giả) với chủ đề: Bộ film được yêu thích nhất năm 2012. Cách kiểm tra đánh giá như vậy chắc chắn sẽ giúp cho học sinh hiểu rất rõ về nội dung bài học, và thực sự tạo điều kiện học sinh trở nên tích cực, chủ động và sáng tạo.
 b. Đổi mới trong kiểm tra 15 phút	
Giáo viên kiểm tra 15 phút bài học tiết trước của học sinh nhằm giúp học sinh ôn lai kiến thức cũ với nội dung kiểm tra áp dụng kiến thức của bài vừa học. Hình thức kiểm tra có thể tự luận hoàn toàn, trắc nghiệm khách quan hoàn toàn, hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. Mức độ đề kiểm tra phải có một ý tưởng vận dụng nào đó (khoảng 1 điểm đến 2 điểm) để kiểm tra khả năng vận dụng của các em, vì thông thường dạng bài này giáo viên hay cho tương tự như bài tập vừa làm. Giáo viên kiểm tra 15 phút ở các kỹ năng: Nghe- Nói, đọc- viết, ngữ pháp- từ vựng......
15 MINUTE- TEST (No 1)
Group 10.... Full name: 
Listen to the passage then decide whether the statements are true (T) or false (F) . 
T F ....1. The Beatles were the most famous pop group in the world. 
T F ...2. They were four boys from the north of England and all of them . knew much about music.	
T F ... 3. They did not have long career.	
T F ... 4. Their fist hit record was in 1953.	
Listen again then answer the following statements	
 5. How did The Beatles change the pop music?	
______________________________________________-	
 6. Who wrote the songs they sang? 
______________________________________________-	
 7. When did they split up? 	 
______________________________________________-	
 8. What was their first hit record in 1964? 
______________________________________________-	
15 MINUTE- TEST (No 2)
I. PRONUNCIATION: Circle the word that has the underlined part pronounced different from the other three. 
1. a. famous 	b. flourish 	c. honour 	 d. behaviour
2. a. citadel	b. brilliant 	c. architecture	 d. site	
II. VOCABULARY AND EXPRESSION: Choose the word or phrase that best completes the sentence or substitutes for the underlined word.
1. Temple of Literature is a the famous historical and cultural..... in Ha Noi.
	a. temple	b. remain	c. ground	d. site
2. All the pillars of the old house were carved with ornamental designs.
	 a. written	b. engraved	c. painted	d. decorated
3. Van Mieu was a place to.............the most brilliant scholars of the nation.
	a. remember	b. memorialize	c. certify	d. impress'
4. Few businesses are flourishing in the present economic climate.
	a. growing well	b. setting up	c. closing down d. taking off
5. Hue Imperial City was certified as a World Cultural................. in 1993.
	a. History	b. Tradition	c. Heritage	d. Site
III. GRAMMAR AND STRUCTURE
A. Choose the word or phrase - b, c, or d - that best completes sentence.
1.John's grades are really bad.' `Yes, but Tim's are.............
	a. worse	b. worst	c. badder	d. so worse
2. 'Ho

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_kiem_tra_danh.doc