Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học Bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học Bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Các đồng chí giáo viên được phân thành tổ chuyên môn theo khu, cụm bản vẫn tiếp tục làm công tác chủ nhiệm giảng dạy như trước đây chỉ thay đổi cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khu, cụm và các tổ chuyên môn có đầy đủ giáo viên dạy từ lớp 1 đến lớp 5 không theo khối lớp như trước đây. Các đồng chí tổ trưởng, tổ phó các tổ sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên và trực tiếp công tác, quản lý giáo viên tại khu giúp cho BGH.

 Ngoài việc trực tiếp phụ trách giáo viên trong khu của mình, các tổ trưởng tổ phó có trách nhiệm liên hệ với các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng bản để đôn đốc học sinh ra lớp và đề xuất sửa sang nâng cấp cơ sở vật chất của khu của mình.

 Bằng việc thay đổi cơ cấu tổ chức sinh hoạt cụm này việc phân cấp được cụ thể và quản lý có sự đồng nhất. Những việc phát sinh trong khu được các tổ trưởng, tổ phó kịp thời giải quyết và báo cáo về Ban giám hiệu.

 

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1808Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học Bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lượng học sinh được học 2 buổi/ngày. Là một cán bộ quản lý tại trường đã có 04 năm làm công tác chuyên môn tại phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý chuyên môn cả bậc tiểu học, hiện nay tôi đang làm công tác quản lý tại trường tiểu học Bản Mé. Một đơn vị trường đóng ở xã đặc biệt khó khăn, trường có 07 điểm lẻ đi lại khó khăn lại cách sông, cách suối, mỗi điểm lại có các bản, các dân tộc với phong tục, tập quán và điều kiện sống khác nhau. Vì vậy tôi đã tìm hướng “Đổi mới công tác quản lý các hoạt động của Trường Tiểu học Bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
2. Nội dung sáng kiến.
2.1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết.
Hiện nay các cán bộ quản lý các trường thường được bổ nhiệm từ giáo viên qua quá trình công tác là những người giúp một phần việc cho BGH, chưa qua các lớp đào tạo, tập huấn hay thực tế quản lý tổ chức hoạt động. Việc tạo điều kiện cho các giáo viên làm quen với công việc quản lý trên thực tế với quy mô nhỏ để tạo tiền đề cho các cán bộ quản lý trong tương lai là cần thiết.
Trường tiểu học Bản Mé được tách ra từ trường PTCS Nà Nghịu từ năm 1997 cho tới năm học 2015-2016 đã là 18 năm việc quản lý nhà trường có những đặc điểm sau: 
2.1.1. Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Phòng GD&ĐT Sông Mã, các cấp Đảng uỷ và chính quyền địa phương xã Nà Nghịu cũng như nhân dân nơi đơn vị trường đóng. Các chi bộ bản được quán triệt chủ trương từ Đảng ủy xã đã tích cực triển khai cùng nhà trường tu sửa CSVC đảm bảo cho các hoạt động dạy và học được duy trì. 
	- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm năng động trong công việc được giao.
	- Nhà trường có tương đối đầy đủ phòng học từ lớp 1 đến lớp 5 ở các điểm trường.
	- Trường đang trong giai đoạn hoàn thiện xây dựng các tiêu chí chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 để đề nghị công nhận vào năm 2018.
2.1.2. Khó khăn: 
	- Địa bàn trường rộng chia thành 07 điểm lẻ nằm rải rác ở các cụm bản cách xa khu trung tâm trường phải qua sông, qua cầu phao và còn có khá nhiều bản đặc biệt khó khăn đời sống nhân dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào làm nương rẫy. Trong các năm học 2014-2015 và 2015-2016 liên tục xảy ra hạn hán, lũ quét. 
- Hệ thống đường giao thông liên bản khu Nậm ún, Co phường đã xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ tới việc học sinh tới trường và giáo viên tới lớp. 
	Vẫn còn một số hộ ý thức xây dựng trường lớp, quan tâm đến việc học tập của con em còn hạn chế phó mặc cho nhà trường.
	- Còn một số cán bộ, giáo viên nhận thức còn hạn chế về chủ trương, chính sách của Nhà nước, văn bản quy định của ngành.
	- Việc tập trung các tổ trưởng, tổ phó ở khu trung tâm từ nhiều năm trước đã tạo nên thói quen xa rời cơ sở của các cán bộ giúp việc cho Ban giám hiệu. Mặt khác việc tập trung các tổ trưởng, tổ phó ở khu trung tâm khi có các hoạt động dự giờ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, khối thì các tổ trưởng, tổ phó khối lại phải bỏ lớp để thực hiện các hoạt động nói trên.
- Cảnh quan môi trường giáo dục nhà trường nhiều năm trước ít được quan tâm.
 	- Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho dạy và học vừa thiếu vừa cũ, chưa đảm bảo các yêu cầu của chuẩn. 
	Năm học 2014 - 2015. Tổng số lớp: 28 lớp. Năm học 2015- 2016. Tổng số lớp: 27 lớp.
Cách thức điều hành quản lý (xem Mô hình quản lý nhà trường từ năm học 2014 - 2015 trở về trước Phụ lục 1).
2.2. Nội dung của sáng kiến.
2.2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
* Tháng 10/2013, Hội nghị Trung ương 8 đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục. Hội nghị đã căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước và yêu cầu phát triển giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. 
Hội nghị đã thống nhất quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển GD&ĐT tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT.
- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD&ĐT. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD&ĐT, đồng thời GD&ĐT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”... 
* Chuyên đề thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW trong năm 2015 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.
Trong phạm vi sáng kiến này phần lý luận tôi chỉ xin nêu tóm tắt phần Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó mật thiết với nhân dân bắt nguồn  từ quan niệm của Người coi nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. 
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân bắt đầu từ truyền thống dân tộc, từ những tình cảm tự nhiên, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam, từ những quan niệm "trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức", "tướng sỹ một lòng phụ tử", "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc", "chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân" 
- Để gắn bó với dân, giữ vững mối liên hệ giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải :
+ “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Mọi việc thành hay bại chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.
+ Cán bộ của Đảng, Nhà nước “cần phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất và công tác, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính”.
+ Với mỗi đảng viên “Bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng, phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”.
+ “Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích Đảng”.
+ "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Phải kính yêu nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của Nhân dân"
 2.2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	 2.2.2.1. Biện pháp 1: Đi thực tế xuống địa bàn các điểm trường tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân và của giáo viên.
	Bằng việc thường xuyên đi xuống cơ sở, các điểm trường tiếp xúc với nhân dân, phụ huynh và giáo viên. Tôi đã nhận thấy mong muốn của phụ huynh học sinh và giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các điểm trường. 
	Phụ huynh mong muốn các thầy cô lên lớp có chất lượng, nhiệt tình với học sinh để phụ huynh cho con tới trường để học tập còn bản thân họ an tâm lao động sản xuất. Họ mong muốn những đóng góp cho học sinh con em họ được hưởng lợi trực tiếp.
	Giáo viên muốn trực tiếp cùng phụ huynh bàn bạc những việc cần làm và cùng thực hiện, cùng tham gia quản lý, nghiệm thu trong việc xây dựng và sửa chữa các công trình do dân đóng góp. Mặt khác các giáo viên đều muốn sau một thời gian công tác tại điểm trường để lại những dấu ấn việc làm cùng chăm lo việc học của con em nhân dân. 
	2.2.2.2. Biện pháp 2: Phân công giáo viên thành các tổ chuyên môn theo khu, cụm bản. Có tổ trưởng, tổ phó trực tiếp phụ trách.
	Các đồng chí giáo viên được phân thành tổ chuyên môn theo khu, cụm bản vẫn tiếp tục làm công tác chủ nhiệm giảng dạy như trước đây chỉ thay đổi cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khu, cụm và các tổ chuyên môn có đầy đủ giáo viên dạy từ lớp 1 đến lớp 5 không theo khối lớp như trước đây. Các đồng chí tổ trưởng, tổ phó các tổ sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên và trực tiếp công tác, quản lý giáo viên tại khu giúp cho BGH.
	Ngoài việc trực tiếp phụ trách giáo viên trong khu của mình, các tổ trưởng tổ phó có trách nhiệm liên hệ với các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng bản để đôn đốc học sinh ra lớp và đề xuất sửa sang nâng cấp cơ sở vật chất của khu của mình.
	Bằng việc thay đổi cơ cấu tổ chức sinh hoạt cụm này việc phân cấp được cụ thể và quản lý có sự đồng nhất. Những việc phát sinh trong khu được các tổ trưởng, tổ phó kịp thời giải quyết và báo cáo về Ban giám hiệu.
	Các bước tiến hành:
	Bước 1: Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó.
	Xác định yếu tố cán bộ là cái gốc để đi đến thành công. Ngay từ năm học 2014 - 2015 tôi đã định hình cử giáo viên có năng lực chuyên môn tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện tạo nguồn cốt cán.
	Xác định các tổ trưởng tổ phó chuyên môn vừa có trách nhiệm quản lý giáo viên trong khu, vừa làm nhiệm vụ đảm bảo thông tin chỉ đạo trong chi bộ với các đồng chí đảng viên trong khu. 
	Cuối năm học 2014 - 2015 thông qua họp chi bộ, họp hội đồng trường của tháng 4 và tháng 5 tôi nêu ý tưởng, xin ý kiến tham gia của các thành viên trong chi bộ và trong hội đồng. Kết quả cho thấy đa số các ý kiến ủng hộ việc thay đổi cơ cấu tổ chức nhà trường. Ngoài ra tôi đã tham khảo ý kiến một số cán bộ Phòng GD&ĐT và ý kiến cán bộ Phòng Nội vụ để nhận, phân tích các ý kiến tham gia cho việc thay đổi.
	Bước 2: Dự kiến cơ cấu các tổ chuyên môn theo mô hình mới, xin ý kiến chi bộ, xin ý kiến hội đồng giáo dục nhà trường.
	- Vào thời gian tháng 4 và tháng 5 năm 2015 tôi đã xây dựng dự kiến cơ cấu phân tổ xin ý kiến chi bộ, xin ý kiến hội đồng giáo dục nhà trường về việc phân công giáo viên các khu tạo sự đồng thuận, dân chủ mở rộng.
	- Cuối tháng 5 năm 2015 trước khi giáo viên nghỉ phép hè tổ chức cho giáo viên đã phân khu tự họp đăng ký nhận lớp theo nguyện vọng, theo khả năng để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất. Đồng thời giáo viên trong các khu đề xuất đại diện của khu làm tổ trưởng, tổ phó. 
	 Bước 3: Xem xét các ý kiến và quyết định phân công, bổ nhiệm, điều hành.
	Trên cơ sở các ý kiến tham gia và bản đăng ký nhận lớp theo nguyện vọng, theo khả năng của các đồng chí giáo viên tôi ra quyết định phân công giáo viên chủ nhiệm và dạy các lớp năm học 2015 - 2016. Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó giao nhiệm vụ cho tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch hoạt động theo khu, báo cáo và phê duyệt. 
 2.2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
	Bước 1: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất:
	Để đảm bảo thông tin chỉ đạo được kịp thời và chi tiết tôi đã cho phủ sóng WIFI khu trung tâm và thường xuyên liên hệ, chỉ đạo qua điện thoại và hộp thư điện tử, kết hợp với việc trực tiếp đến các khu để kiểm tra. Đồng thời mua sắm máy vi tính mới và cho nối mạng internet với Ban giám hiệu, công đoàn và kế toán.
	Bước 2: Sử dụng công nghệ thông tin đưa các nội dung chỉ đạo và nhận báo cáo của các khu.
	Trong chỉ đạo có các nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch tháng của chi bộ, kế hoạch tháng của nhà trường chỉ đạo các mặt hoạt động đều được gửi kịp thời và đầy đủ tới các tổ trưởng, các bộ phận thực hiện. Hàng tháng có báo cáo của các khu báo cáo theo yêu cầu gửi về hộp thư Hiệu trưởng xem xét quá trình thực hiện trong tháng. 
	Việc này giúp cho thông tin được chi tiết và lưu trữ đảm bảo chính xác và khoa học giữa Hiệu trưởng quản lý với các khu được đầy đủ, giảm thời gian họp và chi phí in ấn các báo cáo văn bản in, viết tay. 
	Để thực hiện được Biện pháp này đòi hỏi sự thông thạo công nghệ thông tin của hiệu trưởng và các tổ trưởng. 
	2.2.2.4. Biện pháp 4: Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý cho các tổ chuyên môn giáo viên. 
	Bước 1: Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo khu từ lớp 1 tới lớp 5 thay vì theo khối lớp như trước đây.
	Bước 2: Xây dựng các mẫu báo cáo tổ, gửi đến các tổ trưởng thực hiện theo yêu cầu và gửi báo cáo về BGH theo định kỳ các tổ trưởng đã nhanh chóng cập nhật và quen với mô hình quản lý mới (Xem phụ lục 3). 
	- Các loại báo cáo có báo cáo tháng của tổ gửi về hiệu trưởng từ ngày 22 đến ngày 25 hàng tháng, báo cáo nhanh các việc đột xuất, báo cáo việc xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất có các mẫu biên bản đã được thiết kế gửi đến các tổ trưởng cập nhật thông tin theo quá trình thực hiện thực tế đều được các tổ thực hiện kịp thời. Thực hiện điều hành quản lý theo chỉ đạo.
Bước 3: Nhận và xử lý thông tin.
	Các loại báo cáo gửi cấp trên, được các tổ gửi báo cáo số liệu về hiệu trưởng và các bộ phận giúp việc tổng hợp, xử lý báo cáo cấp trên và phục vụ cung cấp thông tin chỉ đạo cho các cuộc họp tháng của nhà trường. Thông qua đó hiệu trưởng nhận được thông tin đầy đủ và kịp thời chỉ đạo cũng như cập nhật báo cáo theo yêu cầu (xem Mô hình quản lý nhà trường từ năm học 2015 – 2016. Phụ lục 2). 
 2.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
	- Mô hình quản lý trường học phân tổ giáo viên theo khu qua thực tế thực hiện chính thức từ tháng 8 năm 2015 đến nay đối với trường tiểu học Bản Mé có nhiều khu địa hình phức tạp đã mang lại hiệu quả tốt.
	- Việc thực hiện mô hình quản lý trường học phân tổ giáo viên theo khu đã được báo cáo tại Hội nghị giao ban giữa học kỳ II năm học 2015 - 2016 và được đánh giá là phù hợp với các trường tiểu học và mầm non có nhiều khu lẻ, điểm lẻ.
	- Việc áp dụng sáng kiến đối với các đơn vị trường cần phải có lộ trình phù hợp, tuân thủ đầy đủ các bước tiến hành đối với từng biện pháp và đặc biệt người đứng đầu phải có quyết tâm và nhiệt tình trong đổi mới, sáng tạo khi có các thông tin, ý kiến trái chiều cần lắng nghe phân tích xem đó là ý kiến thuộc loại gì ? (Xây dựng hay có ý không xây dựng, hợp tác). Người đứng đầu biết phối hợp với các thành viên trong hội đồng tạo điều kiện và đưa các yêu cầu để các thành viên phải năng động trong chỉ đạo ở cơ sở và có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ với học sinh, với nhân dân. 
2.2.4. Hiệu quả dự kiến thu được của sáng kiến.
- Các tổ trưởng giáo viên ở các khu được thể hiện năng lực quản lý, chủ động trong xây dựng các kế hoạch hoạt động và thực hiện, năng động hơn trong thực hiện.
- Các tổ trưởng tổ giáo viên ở các khu được tập dượt cách quản lý trong nhà trường ở quy mô nhỏ, góp phần đào tạo cán bộ quản lý trong tương lai.
- Giáo viên có trách nhiệm hơn, có sự gắn bó hơn đối với lớp, khu giảng dạy (có nhiều giáo viên đã gắn bó với học sinh và phụ huynh ở các bản khó khăn năm học tới 2016-2017 đã đề xuất tiếp tục ở lại công tác cùng phụ huynh giáo dục học sinh và xây dựng CSVC để làm kỷ niệm). 
- Việc phát động các đợt thi đua trong trường được hiệu quả hơn bởi sự thi đua của các khu. Việc bồi dưỡng đội ngũ có chuyển biến tích cực . 
- Việc quản lý giáo viên trong công tác được chi tiết, cụ thể hơn. 
* Hiệu quả cụ thể:
- Về xây dựng CSVC năm học 2015-2016. Các khu được cán bộ và nhân dân ủng hộ nhiệt tình 100% phòng lớp học có nền cứng, mái cứng.
+ Khu trung tâm làm được 01 nhà (phòng bảo vệ và phòng y tế) xây 28m2, 05 bồn hoa, giếng khoan và hệ thống lọc cấp nước sạch đảm bảo vệ sinh, đang tiếp tục làm vườn cây ăn quả với nhiều công lao động.
+ Khu Sum Pàn làm được bờ rào, cổng mặt trước, sân đổ bê tông và các công trình nhỏ.
+ Khu Bản Mung làm được bờ rào, cổng mặt trước, đổ nền xi măng 02 phòng học điểm trường Phiêng Pồng.
+ Khu Nậm Ún, Co Phường làm được bờ rào, cổng mặt trước đang trồng cây ăn quả. 
Việc chủ động trong việc phòng chống thiên tai bằng lực lượng tại chỗ được thực hiện tốt. Trong năm học 2015 - 2016 các khu của trường không để xảy ra sự cố cháy nổ, vi phạm trật tự an toàn giao thông. Việc khắc phục hậu quả bão lũ, lốc xoáy bằng lực lượng tại chỗ và báo cáo lên cấp trên cũng được các tổ giáo viên các khu thực hiện kịp thời và hiệu quả giảm thiểu thiệt hại.
- Về chất lượng đội ngũ đã có sự chuyển biến trong các hội thi cấp trường (năm học 2013-2014 có 05 giáo viên giỏi cấp trường, năm học 2014-2015 có 10 giáo viên giỏi cấp trường, năm học 2015-2016 có 15 giáo viên giỏi cấp trường). Dự kiến đến năm học 2016 - 2017 cử 10 giáo viên trở lên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp Huyện. 
- Về chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh qua các đợt khảo sát đánh giá và báo cáo của các khu và các bộ phận học sinh các khối lớp không có học sinh bỏ học và cơ bản đạt các yêu cầu của bậc học. Dự kiến trên 90% giáo viên đảm bảo thực hiện cam kết chất lượng với nhà trường theo quy định của ngành.
- Các hoạt động thi đua giữa các khu trong học tập và giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt (các khu đều thành lập các đội thi giao lưu trong trường tạo môi trường giáo dục thân thiện, thi đua lành mạnh).
- Việc nhân dân hỗ trợ các khu trong sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất được đảm bảo công khai, dân chủ và tránh được thất thoát, lãng phí.
3. Kết luận
 3.1. Bài học kinh nghiệm.
Qua việc thực hiện đổi mới hình thức quản lý trong năm học qua là cán bộ quản lý trực tiếp lên kế hoạch và điều hành sự thay đổi tôi thấy cần thực hiện được một số điều sau:
 - Để sự thay đổi có hiệu quả cần có sự thống nhất đồng thuận của đa số các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. 
- Người quản lý cần có sự nhiệt tình, trách nhiệm và luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
- Cần kết hợp đồng bộ giữa việc phân tổ với chỉ đạo chuyên môn và hoạt động thi đua của các khu giao cho công đoàn tổ chức.
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, nhất là dân chủ mở rộng.
 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến. 
 Qua thực tiễn thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy: 
- Bằng tổ chức trong công tác và mọi hoạt động. Cán bộ giáo viên trong các khu có sự gắn kết, trách nhiệm với nhau hơn.
 - Khả năng quản lý tổ, nhóm làm việc của các tổ trưởng, tổ phó được nâng lên.
- Các tổ trưởng, tổ phó được rèn luyện kỹ năng quản lý bằng thực tế công tác. Nắm được chương trình đào tạo từ lớp 1 đến lớp 5 để chỉ đạo liên thông giữa các lớp phù hợp với điều kiện thực tế của khu.
- Các tổ trưởng, tổ phó chủ động hơn trong quan hệ với nhân dân các bản và các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ trực tiếp vào khu trong xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất.
- Việc quản lý của Ban giám hiệu có phần hiệu quả, thông tin quản lý đảm bảo hơn trước. 
- Việc quản lý phân khu phù hợp với xu thế phân cấp, phân quyền trong quản lý các đơn vị sự nghiệp của tỉnh Sơn La hiện nay. 
 3.3. Khả năng ứng dụng của

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_VE_QUAN_LY.doc