Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh Lớp 1

1. Lý do chọn đề tài

Từ lâu, song hành với quá trình phát triển, đi lên của đất nước, Đảng, Nhà

nước, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, xác định rõ tầm quan trọng của việc

GD&ĐT. Theo đó, với quan điểm không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích

như đầu tư cho GD&ĐT, bởi đây là lĩnh vực, nền tảng góp phần hình thành, tạo

nên nhân cách chuẩn mực cho mỗi công dân, đào tạo nên những người lao động

có trình độ nghề, năng động, sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội

của đất nước.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng,

Nhà nước, Chính phủ Việt Nam còn xác định GD&ĐT như một lợi thế, nhân tố,

chìa khóa, động lực mới cho việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Đánh

giá về tầm quan trọng không thể thiếu này, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xác định: Giáo dục con

người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng

sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt

và làm việc hiệu quả; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt,

học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng

xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại

hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo;

giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền

giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có

nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất

của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách

con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc

tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho con, việc học

tiếng việt sẽ giúp các con hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn

Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của

mình một cách chính xác và biểu cảm.

Trong khi đó, ở giai đoạn lớp 1, trẻ chỉ nhận diện được và sử dụng được

các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết,

nghe, nói. Việc giúp trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn;

viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch đã là việc

vô cùng gian nan đối với giáo viên. Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết

được câu để truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc một cách chính xác và chân thực nhất.

Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1”

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1190Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc
tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho con, việc học
tiếng việt sẽ giúp các con hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn
Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của
mình một cách chính xác và biểu cảm.
Trong khi đó, ở giai đoạn lớp 1, trẻ chỉ nhận diện được và sử dụng được
các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết,
nghe, nói. Việc giúp trẻ đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn;
viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch đã là việc
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
vô cùng gian nan đối với giáo viên. Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết
được câu để truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc một cách chính xác và chân thực nhất.
Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là: “Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho
học sinh đại trà lớp 1”.
* Phạm vi nghiên cứu là giáo viên và học sinh lớp 1 trường Tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu chương trình tổng thể 2018
- Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu:
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1 
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng 
dạy viết câu cho học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền 
giáo dục Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử 
dụng phối kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, SGK, phương pháp kiểm tra đánh 
giá có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm thu thập một số vấn đề lí luận 
làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng ở 
phần cơ sở lí luận của SKKN. 
- Phương pháp đàm thoại, hỏi chuyện, phỏng vấn phụ huynh, giáo viên và
học sinh kết hợp phương pháp thử nghiệm khoa học, phương pháp tổng kết kinh 
nghiệm nhằm thu thập những thông tin cần thiết về dạy viết câu sáng tạo cho 
học sịnh. Những phương pháp này được sử dụng ở phần nghiên cứu thực trạng 
và thử nghiệm khoa học của SKKN.
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Đặc điểm tâm lý và hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học
 Ở mỗi giai đoạn phát triển tâm lí có một hoạt động giữ một vị trí quan trọng,
có ý nghĩa quyết định hình thành nên cái mới trong cấu trúc nhân cách của lứa 
tuổi tương ứng, người ta gọi là hoạt động chủ đạo. Khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo, 
hoạt động chủ đạo của các em là vui chơi. Còn ở lứa tuổi Tiểu học, hoạt động 
chủ đạo của các em là học tập. Trẻ em cắp sách tới trường, hoạt động học tập 
làm cho các em có sự thay đổi cơ bản về những hành vi và mở ra cho các em 
những nguồn phát triển mới của sức mạnh nhận thức và đạo đức. Được chuẩn bị
chu đáo về mặt tâm lý, trẻ em sẽ đến trường với niềm vui mới. Đến trường, các 
em bắt gặp nhiều điều mới mẻ mà ở nhà hay ở lớp mẫu giáo không có. Chúng 
đón nhận những cái mới đó một cách thích thú và do đó nhanh chóng tiếp cận 
những đòi hỏi, những yêu cầu của giáo viên. Đến trường các em không còn là 
“bé bỏng” mà là có nghĩa vụ và quyền lợi mới so với trước.
 Hoạt động học tập lần đầu tiên trong cuộc sống của trẻ mang đến cho chúng 
những tri thức mới, những kỹ năng mới. Tri thức khoa học đến với đứa trẻ với tư
cách là một hệ thống, những khái niệm, những quy luật mới  Cũng lần đầu 
tiên trẻ tập áp dụng những tri thức vào những bài tập từ dễ đến khó, tiếp xúc với 
những tri thức khoa học và mở rộng giao tiếp ra khỏi khuôn khổ chật hẹp trước đó.
 Tuy nhiên, đến trường học, trẻ em cũng gặp những khó khăn “tâm lý” mà 
người lớn cần giúp các em khắc phục: Một là, các em phải làm quen và tuân thủ 
những nội quy của nhà trường. Khi ngồi trong lớp, các em phải giữ trật tự, 
không được làm việc riêng, không được phép nói chuyện  Những quy định 
này dễ làm trẻ mệt mỏi. Hai là, các em bước vào một quan hệ mới, quan hệ thầy 
trò, quan hệ với ban bè, đông đảo và phức tạp hơn nhiều so với tập thể trẻ ở mẫu
giáo trước đây. Ba là, sau một giai đoạn học tập, trong đầu của trẻ em có thể 
xuất hiện sự “bão hòa” kiến thức mới.
Trẻ em Tiểu học nhìn thế giới xung quanh bằng những hình ảnh rất cụ 
thể, các em chưa có khả năng trừu tượng, khái quát nhất là các em học sinh lớp 
1 Người giáo viên phải quan tâm đến những khó khăn nói trên của học sinh để 
động viên khuyến khích và tổ chức các em đi vào hoạt động học tập sao cho 
luôn luôn duy trì ở chúng hứng thú học tập, niềm hy vọng ở học tập, ý thức 
vươn lên đạt những yêu cầu cao hơn nữa trong học tập.
2. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
2.1. Nhận thức cảm tính
2.1.1 Các cơ quan cảm giác: 
Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong 
quá trình hoàn thiện.
 2.1.2 Tri giác: 
 Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính
không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan,
đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các
sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục
đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học
tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
 Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động
mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ
kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
2.2 Nhận thức lý tính
2.2.1 Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan 
hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng 
khái quát
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết 
khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ
đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
2.2.2 Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ 
mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy 
nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững
và dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những 
hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương 
đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm 
thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này 
bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện 
tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng 
của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh 
có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các 
em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển 
quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
2.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 
bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và 
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát 
triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự 
khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm 
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng 
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ 
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể 
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục 
phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng 
hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn 
học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....đồng thời cũng có thể kể 
cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện,
dạy trẻ cách viết nhật kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn 
ngữ phong phú và đa dạng.
2.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm 
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm 
ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn 
học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò 
chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và 
thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình 
học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý 
của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ 
lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức 
toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn 
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm 
một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc 
hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý 
áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến 
tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp 
đến kết quả giáo dục trẻ.
2.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic
Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu 
thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ
có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát 
hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. 
Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ 
định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của 
các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú 
của các em...
Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái 
quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan 
trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải 
đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em 
tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.
2.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu 
cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, 
quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực 
thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến 
cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn 
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, 
chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu 
phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo 
dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc
cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường 
thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút. 
Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước 
đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp,
chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao 
tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách đối với của trẻ,
muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ 
của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Môi trường thay
đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ
hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Ngôn ngữ có vai trò
hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ
có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ
dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác,
thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ
của trẻ.
Trong quá trình dạy chương trình SGK mới nói chung và dạy viết câu sáng tạo
nói riêng, tôi cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
- Thuận lợi:
+ Cở sở vật chất của nhà trường khang trang, lớp học được trang bị phương tiện
dạy học hiện đại.
+ BGH nhà trường luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho giáo viên.
- Khó khăn: Vốn từ và kiến thức xã hộicủa học sinh quá ít; học sinh không biết
cách diễn đạt ý nghĩ, nhu cầu mong muốn đề đạt của mình ...
Trước thực trạng đó, tôi đã điều tra khả năng nhận thức của học sinh và thu được
kết quả như sau:
Khả năng nhận thức Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
TS % TS % TS % TS %
Kiến thức sống 15 31,9 21 44,6 9 19,1 2 4,4
Vốn từ 5 7 25 10
Kết quả viết câu 0 0 0 0 0 0 0 0
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
Chương II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VIẾT CÂU SÁNG
TẠO CHO HỌC ĐẠI TRÀ LỚP 1
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
1. Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức.
2. Đảm bảo tính trực quan và tính tích cực tự giác
3. Đảm bảo tính hệ thống và vững chắc
4. Đảm bảo cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với ứng dụng trong
đời sống
II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VIẾT CÂU SÁNG TẠO CHO
HỌC SINH ĐẠI TRÀ LỚP 1
 Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, tôi đã báo cáo cho tổ chuyên môn và
BGH. Được sự ủng hộ của BGH, tôi mạnh dạn dạy viết câu sáng tạo cho học
sinh lớp 1 bằng cách sử dụng các biện pháp sau:
1.Biện pháp 1: Dạy khái niệm câu
Trước tiên, ngay từ những bài học vần đầu tiên, tôi đã giới thiệu cho học
sinh có trong SGK. Ví dụ: A, bà. – Bài 2 B b – Sách kết nối tri thức với cuộc
sống. Đồng thời nhấn mạnh để học sinh biết câu là khi nói hoặc viết ra thì người
đọc và người nghe đều hiểu được. Dấu hiệu nhận biết câu: Đầu câu viết hoa,
cuối câu có dấu chấm.
Để làm tốt được điều này, ở giai đoạn học vần, tôi đã xây dựng hệ thống
bài tập phát triển ngôn ngữ cho học sinh:
Dạng 1: Tìm tiếng (từ ngữ) có âm (vần ) đã học
Dạng 2: Đặt câu có âm (vần) đã học
Dạng 3: Nối từ ngữ ở cột trái với từ ngữ ở cột phải để tạo thành câu hoàn chỉnh
Dạng 4: Sắp xếp trật tự tiếng (từ ngữ) để tạo thành câu
Dạng 5: Viết tiếp để hoàn thiện câu
 2. Biện pháp 2: Khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan triệt để
Đối với trẻ Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, đồ dùng trực
quan vô cùng quan trọng đối với học sinh. Bởi lẽ, với học sinh “Trăm nghe
không bằng một thấy”. Vì vậy, cũng ngay từ những bài học vần đầu tiên, sau
phần khởi động, bao giờ tôi cũng cho học sinh quan sát tranh hoặc xem video;
thảo luận nhóm nội dung bức tranh hoặc video vừa xem. Khi học sinh tương tác
trong nhóm, các em đã chia sẻ ý nghĩ của mình, các em tự chỉnh sửa cho nhau,
các em tự học ở nhau. Do đó, vốn từ và khả năng diễn đạt của các em đã tăng
lên đáng kể. Chưa kể đến, khi giáo viên nhận định chốt ý kết quả thảo luận và
đưa ra câu ứng dụng về nội dung tranh hoặc video thì một lần nữa học sịnh lại
biết thêm một câu mới hoàn chỉnh về nội dung cũng như cách trình bày. Học
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
sinh đọc câu ứng dụng, các em tiếp nhận một cách tự nhiên và bắt chước khi viết
câu theo yêu cầu của giáo viên.
Tuy nhiên, đồ dùng trực quan phải sắc nét, đẹp, bắt mắt, gây hứng thú cho
học sinh; diễn tả chân thực cuộc sống xung quanh; có tính giáo dục cao. 
. 3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng và tích lũy vốn từ
3.1 Xây dựng phong trào đọc và tích lũy vốn từ
Bằng kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, học sinh đọc nhiều thì vốn từ, vốn
sống, khả năng diễn đạt, khả năng viết đúng, tư duy ... của học sinh sẽ tiến bộ
lên rất rõ rệt. Các em được học ngay từ những bài đọc. Chính vì vậy, ngay từ
buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã phổ biến và yêu cầu mỗi buổi tối phụ huynh
cùng con đọc một trang truyện tranh chữ to, yêu cầu được tăng dần ở các tuần
tiếp theo. Sau khi đọc xong, phụ huynh hỏi con nội dung câu, đoạn vừa đọc. Với
học sinh, tôi yêu cầu học sinh có sổ nhật kí viết lại nội dung vừa đọc. Nếu chưa
biết viết học sinh thể vẽ, kí kiệu suy nghĩ của học sinh; viết lại từ ngữ có âm
(vần) đã học ở lớp ngày hôm đó. Ngay trong lớp học, các em có tủ truyện di
động, các em có thể lựa chọn quyển truyện mà mình yêu thích để đọc và kể cho
nhau nghe. Nếu em chưa biết đọc, em có thể quan sát tranh, tưởng tượng ra câu
chuyện. Cuối cùng, học sinh đăng kí với với giáo viên trình bày câu chuyện
mình đã đọc vào các tiết hướng dẫn học, tiết ôn tập để đổi quà hoặc tích điểm. 
3.2 Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Vốn sống, vốn hiểu biết vô cùng quan trọng. Nó chính là chất liệu giúp
các em có nội dung, có hứng thú để viết. Thực tế cho thấy, khi các em có vốn
sống thì nội dung câu viết của các em vô cùng phong phú, chân thực. Đôi khi có
những bứt phá bất ngờ mà chính bản thân tôi cũng không thể nghĩ các em có thể
viết tốt như thế. Chính vì vậy, ở các môn học tôi rất chú trọng bồi dưỡng vốn
sống cho học sinh
VD: Môn Toán – Sách kết nối tri thức với cuộc sống – Trang 74
Thông qua hoạt động đọc số giờ đúng chỉ trên đồng hồ, tôi nhấn mạnh học sinh
đặc điểm của các con vật: Con cú mèo ngày ngủ, đêm thức đi kiếm ăn. Mắt của
nó có thể nhìn xuyên bóng tối; Con gà sáu giờ lên chuông đi ngủ 
Khi yêu cầu học sinh viết một câu về con vật mà em biết thì học sinh vô
cùng hào hứng, nội dung đa dạng.
VD: Môn Tiếng Việt
Bài “Loài chim biển cả” – Sách kết nối tri thức với cuộc sống – trang 104
Tôi giới thiệu với học sinh hải âu chủ yếu sống trên mặt biển, bay trên mặt biển
và nghỉ ngơi cũng trên mặt biến. Loài chim này có sải cánh dải tới 4 - 4,5 m .
Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
_____________________________________________________________________
Sải cánh dài nhưng nhỏ và hẹp khiến chúng bay rất tài. Hải âu thường bay theo
tàu biển để kiểm thức ăn. Guồng quay của con tàu làm bắn cả lên, hải âu kiếm
cá ở đó. Những người lái tàu coi hải âu là điềm lành nên cũng thường lấy cá cho
hải âu ăn. Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành đàn tìm nơi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_viet_cau_sang_tao.pdf