Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2

Đối với giáo viên, chất lượng giảng dạy là nhiệm vụ hàng đầu. Có dạy tốt

thì kết quả học tập của học sinh mới được nâng cao. Giáo viên có dạy tốt hay

không được đánh giá ở thành tích học tập của học sinh.

Việc dạy và học phân môn này mặc dù đạt được những thành công nhất

định song vẫn còn những điều chưa được như mong muốn. Tôi thấy mình còn

lúng túng khi dạy Luyện từ và câu: Cần dạy học sinh bài này như thế nào để các

em dễ hiểu? Làm thế nào để cung cấp được nhiều từ ngữ cho học sinh quá bài

tập này? Làm thế nào để các em dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ lâu nghĩa của các từ

này?. Đó là những trăn trở của tôi khi dạy từ ngữ cho học sinh.

Tôi đã hướng mình đến với đề tài luyện từ và câu của lớp 2 với mong

muốn đóng góp một phần nhỏ bé của bản thân mình vào việc giúp học sinh học

tốt hơn môn học này, giúp các em vận dụng tốt kiến thức từ ngữ đã học trong

quá trình giao tiếp hàng ngày, đồng thời để nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản

thân. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tìm hiểu thực

trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này và chọn

viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ

đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2".

pdf 44 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1355Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài chưa tốt: nội dung câu chưa phù hợp, chưa 
đúng yêu cầu, câu văn còn đơn giản, chưa phong phú, chưa sáng tạo. Nguyên 
nhân là do vốn từ ngữ của HS còn hạn chế, chưa chịu khó suy nghĩ để kết hợp 
các từ ngữ cho hợp lí khi đặt câu. 
Từ thực tế trên làm tôi trăn trở : 
- Thứ nhất: Giáo viên phải nắm rõ quy trình giảng dạy tiết Luyện từ và câu 
sao cho đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ nội dung kiến thức của bài mà giờ học lại nhẹ 
nhàng, hiệu quả. 
- Thứ hai: Giáo viên cần nắm vững các dạng bài tập cơ bản về từ ngữ trong 
phân môn Luyện từ và câu và cách dạy các dạng bài tập đó. 
- Thứ ba: Dạy từ ngữ lồng ghép với các môn học khác. 
- Thứ tư: Hướng dẫn học sinh làm sưu tập theo chủ đề. 
- Thứ năm: Tạo bầu không khí học tập nhẹ nhàng, sôi nổi. 
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
DẠY TỪ NGỮ THEO CHỦ ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 2 
I. Một số biện pháp dạy từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 2 của 
trường 
1. BIỆN PHÁP 1: Giáo viên nắm rõ quy trình giảng dạy một tiết luyện từ 
và câu: 
Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công giảng dạy khối lớp 
2, tôi đã chú ý tới phân môn Luyện từ và câu vì đây là một phân môn mới đối 
với học sinh lớp 2. Qua việc nghiên cứu các tài liệu giảng dạy, cộng với việc 
học hỏi đồng nghiệp, sự tiếp thu qua các chuyên đề của phòng giáo dục, của 
trường, tôi đã nắm rõ được tiết Luyện từ và câu được thiết kế theo quy trình như 
sau: 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
14 
1, Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh nêu ngắn ngọn những điều đã học ở 
tiết trước, cho ví dụ minh hoạ hoặc cho học sinh giải một số bài tập. 
Ví dụ 1: - ? Khi viết tên riêng con phải viết như thế nào? 
Sau đó đọc cho học sinh viết các từ sau: núi Ba Vì, hồ Ba Bể, thành phố 
Hà Nội. 
 Ví dụ 2: - Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân: 
Hoa là học sinh giỏi. 
Chiếc bút chì là đồ dùng học tập của em. 
 2, Dạy bài mới: 
 2.1.Giới thiệu bài: Giải thích ngắn gọn nội dung, yêu cầu của tiết học. 
 VD: - Trong tiết học hôm nay, các con sẽ được mở rộng vốn từ về đồ dùng 
trong gia đình và hiểu tác dụng của chúng, biết được một số từ ngữ chỉ hoạt 
động. (Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà- Tiếng 
Việt 2- tập 1- trang 90) 
 - Tiết Luyện từ và câu hôm nay, các con sẽ học cách sử dụng các từ 
chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật; đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con 
gì) thế nào? (Bài: Từ chỉ đặc điểm- Câu kiểu: Ai thế nào?- Tiếng Việt 2- tập 1- 
trang 122) 
 2.2 Hướng dẫn làm bài tập: 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong sách giáo 
khoa theo trình tự chung. 
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập. 
+ Cho học sinh trình bày yêu cầu của bài tập : 
GV gọi học sinh đọc yêu cầu của bài, sau đó có thể hỏi: 
"Bài yêu cầu con làm gì? hoặc "Bài yêu cầu con mấy nhiệm vụ, đó là 
nhiệm vụ gì?"... 
+ GV gạch chân những từ, cụm từ là yêu cầu chính của bài để học sinh 
nắm rõ yêu cầu của bài. 
 Ví dụ 1: - Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. 
 Ví dụ 2: - Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu. 
- Học sinh giải một phần bài tập mẫu. 
+ Hướng dẫn học sinh làm mẫu một phần: 
Ví dụ: Bài: Từ chỉ tính chất- Câu kiểu: Ai thế nào?- Mở rộng vốn từ: từ 
ngữ về vật nuôi (Tiếng Việt 2- tập 1- trang 133) 
 Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa với từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe 
Giáo viên hướng dẫn làm mẫu : 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
15 
? Từ có nghĩa trái ngược với “tốt” là gì? 
Từ đó đưa ra mẫu: tốt- xấu 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Ví dụ: Ở bài 1 trên: Giáo viên nêu lại yêu cầu: Con cần tìm những 
từ có nghĩa trái ngược hoàn toàn với nghĩa của từ đã cho. 
Sau đó yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và viết những từ vừa tìm 
được vào vở. 
Học sinh thảo luận và làm bài. 
+ Tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh. 
- Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. 
2.3 Tổ chức trao đổi và nhận xét về kết quả: 
Ví dụ: Ở bài 1: Giáo viên soi một bài làm của học sinh trên máy chiếu. 
Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. 
Các học sinh khác nhận xét về kết quả bài làm của bạn, cho ý kiến bổ 
sung. 
(Lời giải: tốt/ xấu; ngoan/ hư, bướng bỉnh; nhanh/ chậm, chậm chạp; 
trắng/ đen, đen sì; cao/ thấp, lùn; khỏe/ yếu). 
- Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức. 
Ví dụ: Ở bài tập 1 trên, giáo viên có thể chốt kiến thức: 
+ Một từ có thể có một hoặc nhiều từ trái nghĩa. 
+ Các từ ở bài tập 1 là từ chỉ gì? (Từ chỉ đặc điểm, tính chất) 
+ Có thể yêu cầu học sinh thi tìm thêm những từ chỉ đặc điểm, tính chất 
khác nữa. 
 3. Củng cố, dặn dò: Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững ở 
bài luyện tập. 
* Tôi thấy đây là quy trình dạy rất hợp lí, vì vậy tôi đã thực hiện dạy các 
bài học theo quy trình này. Khi thực hiện quy trình này phải đảm bảo những yêu 
cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy và học. Sách giáo viên Tiếng Việt 2 và 
nội dung bài học bài tập đã chỉ dẫn cho giáo viên về phương pháp tổ chức, 
hướng dẫn hoạt động thực hành cho học sinh để học sinh hình thành kiến thức, 
kĩ năng một cách tích cực, chủ động, tự nhiên. Các hoạt động trong giờ luyện từ 
và câu: 
 - Hoạt động giao tiếp giữa học sinh và giáo viên, học sinh và học sinh. 
- Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành. 
 Cả hai hoạt động trên có thể được tổ chức theo các hình thức khác nhau: 
+ Làm việc độc lập (trong trường hợp câu hỏi, bài tập đưa ra rất cụ thể) 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
16 
+ Làm việc theo nhóm (trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trừu 
tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định thì làm việc theo nhóm là giải 
pháp tốt nhất). 
+ Làm việc theo lớp (được sử dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên 
thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố, những câu hỏi không yêu cầu phải 
suy nghĩ lâu hoặc để học sinh trình bày kết quả học tập). 
Hoạt động của giáo viên chủ yếu là : 
- Giao việc cho học sinh: 
+ Hướng dẫn học sinh làm mẫu 
- Kiểm tra học sinh: 
+ Xem học sinh có hiểu việc phải làm không? 
+ Trả lời thắc mắc của học sinh 
- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: 
+ Các hình thức báo cáo: 
Báo cáo trực tiếp với giáo viên, báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp 
+ Các biện pháp báo cáo: bằng miệng, bằng bảng lớp, bằng bảng con, 
bằng phiếu học tập, bằng giấy... 
- Tổ chức đánh giá: 
+ Các hình thức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá 
trước lớp. 
+ Các biện pháp đánh giá: khen, nhắc nhở. 
2. BIỆN PHÁP 2: Phân loại các dạng bài tập cơ bản về từ ngữ và cách 
dạy các dạng bài đó. 
Ngoài việc nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình sách giáo khoa, quy 
trình, phương pháp dạy Luyện từ và câu, nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, 
giáo viên cần phân loại được các dạng bài tập. Trong học Luyện từ và câu, học 
sinh nắm kiến thức chủ yếu thông qua luyện tập thực hành, qua làm bài tập. 
Việc phân loại các dạng bài tập sẽ có cách dạy hay, hợp lí, giúp học sinh dễ 
dàng nắm kiến thức. Tôi xin trình bày các dạng bài tập và xác định cách dạy của 
từng dạng bài như sau: 
2.1. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: là loại bài tập chiếm tỉ lệ cao so với 
các loại bài tập từ ngữ khác. 
Có thể chia các bài tập mở rộng vốn từ thành 3 kiểu chính: 
- Kiểu bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ. 
- Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa. 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
17 
- Kiểu mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ. 
2.1.1. Bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ. 
Tranh vẽ là phương tiện trực quan, làm chỗ dựa cho việc tìm từ, mở rộng 
vốn từ của học sinh. 
* Dạng bài tập nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng: 
Ví dụ 1: 
Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây: 
(häc sinh, nhµ, xe ®¹p, móa, tr-êng, ch¹y, hoa 
hång, c« gi¸o) (TiÕng ViÖt 2- tËp 1- trang 8) 
VÝ dô 2: Chän cho mçi con vËt d-íi ®©y mét tõ chØ 
®óng ®Æc ®iÓm cña nã: nhanh, chËm, khoÎ, trung thµnh 
(TiÕng ViÖt 2- tËp 1- trang 142) 
Dạng bài tập này vừa giúp học sinh nhận biết từ nào biểu thị sự vật, hoạt 
động, tính chất nào, vừa có tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ. 
Đây là dạng bài tập về từ ở mức độ đơn giản nhất. Các từ cho sẵn ở ví dụ 1 là 
danh từ, ở ví dụ 2 là tính từ. 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
18 
Dạng bài tập này, tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ các từ cho sẵn, quan sát từng 
tranh, rồi lần lượt đối chiếu từng từ với hình ảnh tương ứng sau đó chọn từ thích 
hợp với tranh vẽ. 
Hình 1: trường Hình 4: cô giáo Hình 7: xe đạp 
Hình 2: học sinh Hình 5: hoa hồng Hình 8: múa 
Hình 3: chạy Hình 6: nhà 
Ở ví dụ 2 lưu ý học sinh hơn vì các từ cho sẵn là tính từ chỉ đặc điểm, tính 
chất của sự vật, hiện tượng nên học sinh khó nhận biết hơn. Tôi đặt câu hỏi gợi 
ý để học sinh tìm từ. 
 Chẳng hạn: Hình 1 vẽ con vật gì? Nó đang làm gì? Công việc đó có nặng 
nhọc không? Vậy từ chỉ đặc điểm của con trâu là gì? 
Hay ở hình 3: ?Con vật gì có đặc điểm trung thành? 
* Dạng bài tập dựa vào tranh, tìm từ tương ứng. 
Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối ) được 
vẽ dưới đây (Tiếng Việt 2- tập 1- trang 26) 
Ví dụ 2: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. 
Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động (Tiếng Việt 2-Tập 1-Trang 59) 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
19 
Ở dạng bài tập này, không cho sẵn từ. Cần xác định từ cần tìm ở ví dụ 1 là 
từ chỉ sự vật, ở ví dụ 2 là từ chỉ hoạt động. Tôi hướng dẫn học sinh quan sát, suy 
nghĩ, tìm từ tương ứng. 
Ở ví dụ 2 học sinh gọi tên các hoạt động là điều không dễ dàng nên giáo 
viên phải gợi ý để học sinh có thể tìm từ. 
Chẳng hạn: Hỏi: Tranh 1 vẽ bạn gái đang làm gì? 
Học sinh trả lời: “Bạn đang đọc sách” hay “Bạn đang xem sách”... Từ đó 
các em sẽ tìm được từ chỉ hoạt động là:"đọc", “xem”,... 
+ Với các tranh 2,3,4: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, viết các từ chỉ hoạt 
động của mỗi người trong tranh, sau đó yêu cầu các nhóm lần lượt nêu từ: 
Tranh 2: ngồi, cầm, viết, nhìn, ... 
Tranh 3: nghe, giảng, hướng dẫn, chỉ, ... 
Tranh 4: nói chuyện, trò chuyện, cười, ... 
+ Yêu cầu một học sinh đọc lại các từ tìm được. 
+ Giáo viên rút ra kiến thức: Các từ trên là từ chỉ hoạt động. 
* Dạng bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh: 
Ví dụ 1: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi vật ấy 
được dùng để làm gì? (Bài: Câu kiểu: Ai là gì? Khẳng định, phủ định. Mở rộng 
vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập- TV2- tập1- trang 52) 
Ví dụ 2: Tìm các đồ vật được vẽ trong tranh sau và cho biết mỗi vật dùng 
để làm gì? (Bài:Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà- 
TV2- tập 1- trang 90) 
 Dạng bài tập này kích thích sự tìm tòi, gây hứng thú cho học sinh. Tôi 
thường hướng dẫn học sinh làm bài thông qua trò chơi: Tranh đố. 
Tôi yêu cầu học sinh quan sát kĩ tranh, phát hiện các vật cần tìm ẩn khéo 
trong tranh, gọi tên từng vật (mỗi tên gọi đó là một từ), sau đó nói công dụng 
của vật tìm được, giúp học sinh khắc sâu, củng cố về “nghĩa biểu vật” của từ 
2.1.2- Bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
20 
Kiểu bài tập này được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ. 
Nó chiếm tỉ lệ khá cao trong sách Tiếng việt2. 
* Dạng bài tập “Tìm từ ngữ cùng chủ điểm” 
Ví dụ : Tìm các từ: 
- Chỉ đồ dùng học tập M: bút 
- Chỉ hoạt động của học sinh M: đọc 
- Chỉ tính nết của học sinh M: chăm chỉ 
(Tiếng việt 2, tập 1, trang 9) 
Ví dụ 2: Kể tên các loài cây mà em biết, theo nhóm. 
- Cây lương thực, thực phẩm M: lúa 
- Cây ăn quả M: cam 
- Cây lấy gỗ M: xoan 
- Cây bóng mát M: bàng 
- Cây hoa M: cúc 
Các bài luyện từ và câu được dạy theo chủ điểm, vì vậy các từ cần tìm 
thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ. Khi dạy, tôi luôn dựa vào các từ mẫu để 
hướng dẫn học sinh tìm từ. Các từ điểm tựa này giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu 
của bài và gợi ý, định hướng cho học sinh tìm từ. 
Với những bài tập không có các từ mẫu: 
Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện 
“Sáng kiến của bé Hà” (Bài: MRVT: từ ngữ về họ hàng- Dấu chấm, dấu chấm 
hỏi- Tiếng Việt2, tập 1, trang 82) 
Hướng dẫn học sinh : 
- Đọc kĩ yêu cầu của đề 
- Có thể cho một học sinh đọc lại bài “Sáng kiến của bé Hà” 
- Dựa vào nội dung của bài văn để tìm các từ ngữ cùng chủ điểm ẩn trong 
các câu văn. 
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm từ. 
Học sinh sẽ tìm được các từ: bố, ông bà, con, mẹ, cô, chú, con cháu, 
Ví dụ 2: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em (Bài: 
MRVT: từ ngữ về tình cảm gia đinh- Câu kiểu: Ai làm gì?- Dấu chấm, dấu chấm 
hỏi- Tiếng Việt 2, tập 1, trang 116) 
Tôi nêu rõ yêu cầu của bài, sau đó tôi gọi học sinh khá nên tìm từ mẫu, 
hoặc tôi có thể nêu từ mẫu để học sinh dựa vào đó tìm từ (VD: nhường nhịn, 
quý mến, đỡ đần) 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
21 
* Dạng bài tập tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với các từ 
cho sẵn. 
- Từ cùng nghĩa, gần nghĩa (từ đồng nghĩa): Là những từ có nghĩa giống 
nhau hoặc gần giống nhau. 
- Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 
 Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ. 
M: tốt - xấu (Tiếng việt2, tập 1, trang 133) 
+ Ở dạng bài tập này, bao giờ cũng có từ cho sẵn, tôi yêu cầu học sinh đọc 
kĩ yêu cầu của bài tập, sau đó tôi hướng dẫn mẫu. 
+ ? Trái nghĩa với "tốt" là gì? (xấu) 
+ Tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm từ trái nghĩa với các từ còn 
lại: ngoan - hư, bướng bỉnh cao - thấp, lùn khỏe - yếu 
 nhanh - chậm trắng - đen 
+ Chốt kiến thức ở bài tập này cho học sinh: Từ trái nghĩa là những từ có 
nghĩa trái ngược nhau. Một từ có thể có một hoặc nhiều từ trái nghĩa với nó. 
Với những từ có nghĩa trừu tượng phải giải nghĩa từ, nêu 1 số ngữ cảnh 
trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy. Khi học sinh nắm chắc nghĩa của từ cho sẵn, 
các em sẽ tìm từ đúng yêu cầu, có hiệu quả. Lưu ý HS: một từ có thể có một 
hoặc nhiều từ trái nghĩa (cùng nghĩa, gần nghĩa). 
2.1.3. Bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ: 
Dạng bài tập này học sinh dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm 
những từ có cùng yếu tố cấu tạo từ và cùng kiểu cấu tạo, học sinh có thể tìm 
được nhiều từ. 
Ví dụ 1 Tìm các từ 
- Có tiếng “học” M: Học sinh 
- Có tiếng “tập” M: Tập đọc 
 Ví dụ 2: Ghép các tiếng sau thành những từ có 2 tiếng: 
Yêu, thương, quý, mến, kính 
M: yêu mến, quý mến (Tiếng việt 2, tập 1, trang 99) 
 Học sinh có thể ghép được từ: yêu thương, yêu quý, mến yêu, kính yêu, 
kính mến, mến thương 
2.2. Loại bài tập về nghĩa của từ: 
Loại bài tập về nghĩa của từ chiếm tỉ lệ không nhiều so với các loại bài tập 
từ ngữ khác. Có 2 dạng bài tập cơ bản sau: 
2.1.1. Bài tập cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương 
ứng. 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
22 
Ví dụ 1: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: 
a, Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. 
b, Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi. 
c, Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rọng và sâu, ở trong đất liền. 
(suối, hồ, sông) (Tiếng Việt 2- tập 1- trang 64) 
Ví dụ 2: Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A: 
(Tiếng Việt 2- tập hai- trang 138) 
Khi dạy, tôi cho học sinh đọc kĩ yêu cầu, hướng dẫn học sinh thử điền, nối từng 
từ với nghĩa cho sẵn, tạo được sự tương ứng, hợp lí giữa nghĩa của từ và từ. 
2.1.2. Dạng bài tập dựa vào từ trái nghĩa để nhận biết nghĩa của từ. 
Ví dụ: Hãy giải nghĩa từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó. 
a, Trẻ con 
b, Cuối cùng 
c, Xuất hiện 
d, Bình tĩnh 
M :"Trẻ con" trái nghĩa với "người lớn" 
(Tiếng Việt 2- tập2- trang 137) 
 Dạng bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh làm mẫu, sau đó dựa vào vốn từ , 
vốn hiểu biết của mình để tìm các từ trái nghĩa với từ cho sẵn. Học sinh tìm 
được các từ trái nghĩa tức là các em đã giải nghĩa được từ cần giải thích (từ cho 
sẵn). 
Ví dụ: Ở bài tập trên, hướng dẫn học sinh giải nghĩa: 
a, "trẻ con" trái nghĩa với "người lớn" 
b, "cuối cùng" trái nghĩa với "đầu tiên, bắt đầu, khởi đầu, thoạt đầu" 
A B 
Nghề nghiệp Công việc 
Công nhân a)Cây lúa, trồng khoai, nuôi lợn(heo), thả 
cá 
Nông dân b) Chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố 
phường, bảo vệ nhân dân 
Bác sĩ c) Bán sách, bút, vải, gạo, bánh kẹo, đồ 
chơi 
Công an d) Làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh 
kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày 
Người bán hàng e) Khám và chữa bệnh. 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
23 
c, "xuất hiện" trái nghĩa với "biến mất, mất tăm, mất tiêu" 
d, "bình tĩnh" trái nghĩa với "cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng, hoảng 
sợ, hoảng hồn" 
2.3. Loại bài tập về sử dụng từ 
Loại bài tập này yêu cầu học sinh lựa chọn từ ngữ trong vốn từ của mình 
(hoặc những từ ngữ cho sẵn trong bài tập) rồi kết hợp các từ ngữ ấy với nhau để 
được câu theo quy tắc nhất định. Có 1 số kiểu bài tập như: điền từ, dùng từ đặt 
câu 
2.3.1. Kiểu bài tập điền từ vào chỗ trống trong câu 
- Dựa vào mức độ dễ khó, từ cần điền cho sẵn hay không cho sẵn, có thể 
chia kiểu bài tập điền từ nói trên thành 2 dạng nhỏ sau: 
+ Dạng bài tập điền từ, trong đó cho sẵn từ cần điền. 
Ví dụ: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, 
chạy, nhe, luồn) 
 Con mèo, con mèo 
 theo con chuột 
vuốt, nanh 
Con chuộtquanh 
Luồn hang hốc. 
Ở dạng bài tập này, trước hết tôi hướng dẫn học sinh đọc các từ ngữ trong 
câu hoặc đoạn (chưa hoàn chỉnh) đã cho để sơ bộ nắm nội dung các câu, đoạn 
này. Sau đó học sinh đọc các từ cho sẵn một lượt rồi lần lượt thử điền từng từ 
cho sẵn vào từng chỗ trống. Từ nào có khả năng kết hợp với những từ ngữ trong 
câu và phù hợp với nghĩa của câu thì chọn từ đó. 
+ Dạng bài tập điền từ, trong đó từ cần điền không cho sẵn. 
Ví dụ 1: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây. 
a, Cô Tuyết Mai môn Tiếng Việt. 
b, Cô  bài rất dễ hiểu. 
c, Cô chúng em chăm học. 
(Tiếng Việt 2- tập 1- trang 59) 
Ví dụ 2: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn 
chỉnh? 
a, Cháu................ông bà. 
b, Con..................cha mẹ. 
c, Em...................anh chị. 
(Tiếng Việt 2 - tập 1- trang 99) 
 §Ò tµi: D¹y tõ ng÷ theo chñ ®Ò trong ph©n m«n luyÖn tõ 
vµ c©u líp 2 
24 
Ở dạng bài tập điền từ mà đề bài không cho sẵn từ cần điền, tôi thấy một số 
học sinh còn lúng túng , điền từ sai do các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa hiểu 
từ đó đặt trong văn cảnh nào là phù hợp. 
 Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào chủ điểm từ ngữ đang học, dựa vào nội 
dung từng câu để tìm từ phù hợp, điền vào chỗ trống trong câu đó. 
Sau khi hướng dẫn học sinh làm bài theo cách đã gợi ý, ta có kết quả như 
sau: 
Ở ví dụ 1: a, Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt. 
 b, Cô giảng bài rất dễ hiểu. 
 c, Cô khuyên chúng em chăm học. 
Còn ví dụ 2 : a, Cháu kính yêu (yêu thương, yêu quý ) ông bà. 
 b, Con thương yêu (biết ơn ,...) cha mẹ. 
 c, Em quý mến (yêu mến,...) anh chị. 
 2.3.2. Kiểu bài tập dùng từ đặt câu (hoặc đặt câu với từ cho sẵn) 
Ví dụ: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1 
( Nội dung bài tập 1: Tìm những từ ngữ: 
a) Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi M: thương yêu 
b) Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ M: Biết ơn 
 (Bài tập 2- Tiếng Việt 2- tập 2- trang 104) 
Ở bài tập này không chỉ liên quan đến từ ngữ mà còn liên quan đến mô 
hình câu, nên khi đặt câu, ngoài lỗi về ngữ pháp như quên viết hoa chữ cái đầu 
câu, hay cuối câu không ghi dấu chấm thì học sinh còn dùng từ đặt câu không 
phù hợp. Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của từ cho sẵn để hình thành 
nội dung của câu, rồi tìm mô hình câu thích hợp để tạo thành một câu cụ thể. 
Nội dung của câu cần phù hợp với nội dung của chủ điểm từ ngữ đang học. 
3. BIỆN PHÁP 3: Tích hợp với các môn học khác 
Như tôi đã nêu ở phần thực trạng, do học s

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tu_ngu_theo_chu_d.pdf