II.3.4.3- Ví dụ 3: Tuần 18 - Bài: Diện tích hình tam giác (trang 87 SGK)
I/- Mục tiêu.
- HS tự hình thành được công thức tính diện tích của hình tam giác.
- Biết vận dụng công thức để tính diện tích hình tam giác.
II/- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tam giác.
Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề.
GV: Đưa hình tam giác chuẩn bị sẵn (như hình vẽ 1), yêu cầu HS tính diện tích của hình tam giác (xem hình 1).
nh nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Với xu hướng đó, dù không muốn cũng buộc người giáo viên đứng lớp phải có phương pháp mới trên cơ sở đã có những phương pháp dạy học truyền thống. Thực tế cho thấy việc đó đòi hỏi giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức là phải dạy học xuất phát từ trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh. Điều đó có nghĩa là phải “cá thể hoá” dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập. Điều đó không có nghĩa là làm giảm vai trò của người giáo viên mà chính là làm tăng vai trò chủ động, sáng tạo của họ. Điều đó cũng kéo theo sự thay đổi hoạt động học tập của học sinh. Mục đích của việc làm này là nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể học tập tích cực, sáng tạo, chủ động theo khả năng của mình trong từng lĩnh vực. Cách dạy này gọi là: “Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh” (phương pháp dạy học toán). Vì lý do trên mà trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đưa ra một số biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán cho học sinh tiểu học bằng cách tổ chức các hoạt động học tập để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới góp phần nâng cao chất lượng trong các giờ học toán. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Thực trạng của lớp: I.1 Thuận lợi Cơ sở vật chất đảm bảo, đủ ánh sáng thoáng mát. Các em đã qua chương trình học lớp 1 dến lớp 4 của môn toán và đã làm quen với các phép tính cơ bản và làm quen với phần phân số, Các em được đào tạo theo chẩn mực của học sinh từ những năm trước nên nề nếp lớp ổn định và các em tương đối ngoan trong các giờ học. I.2. Khó khăn Tâm lý học sinh hiện nay, việc học môn toán, các em rất ngại hay nói đúng hơn là sợ do còn yếu và ít học toán. Thời gian tập trung cho việc học toán còn ít. Do vậy, học sinh không phát triển được năng lực tư duy, tìm tòi sáng tạo trong khi học môn toán, không hình thành được kĩ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của trí lực học sinh. Năm học trước, tôi áp dụng đề tài này cho lớp tôi và thấy có kết quả rất khả quan nên đến đầu năm học 2011-2012, được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường, tôi đăng ký thực hiện đề tài này cho học sinh lớp lớp 5A. Do đó, vào đầu năm học tôi thống kê các sai lầm của học sinh trong lớp tôi để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp để khắc phục ngay cho môn toán. Qua thống kê, tôi nhận thấy học sinh của lớp tôi học chưa tốt về môn toán do những nguyên nhân sau: Một số em tiếp thu bài còn chậm, ý thức tự học chưa cao. Chưa hiểu và nắm được đầy các khái niệm trong môn toán và chưa có hứng thú trong môn học toán. II. Biện pháp thực hiện II.1. Tự tìm tòi, khám phá kiến thức trong học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội; con người không chỉ tiếp thu những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những cái mới phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của mình. Tính tích cực trong học tập là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng hoạt động tìm tòi, khám phá. Hoạt động tìm tòi, khám phá là một chuỗi hành động và thao tác để hướng tới một mục tiêu xác định. Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ mức độ thấp đến mức đọ cao tuỳ theo năng lực tư duy của từng học sinh và được tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm. Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có thể tóm tắt như sau: A. Mục tiêu của hoạt động: - Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. - Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh. - Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. B. Các dạng hoạt động: - Trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi.(hỏi - đáp) - Lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, phân tích dữ kiện. - Thảo luận vấn đề nêu ra, đề xuất giả thuyết. - Thông báo kết quả, kiểm định kết quả. - Đưa ra giải pháp, kiến thức mới. C. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động theo nhóm (2 người hoặc 4 người). - Làm việc chung cả lớp. - Nhóm A thảo luận, nhóm B quan sát và ngược lại. - Trò chơi. II.2. Tác dụng của hoạt động tự tìm tòi khám phá kiến thức mới. - Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán. - Học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó. - Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình. Cụ thể: + Khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề, học sinh tự đo được thiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm. + Khi tranh luận với các bạn, học sinh cũng tự đánh giá được trình độ của mình so với các bạn để tự rèn luyện, điều chỉnh. - Trong quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, Giáo viên biết được tình hình của học sinh về mức độ nắm kiến thức từ vốn hiểu biết, từ bài học cũ; trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa yếu tố đã biết với yếu tố phải tìm. - Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì vượt khó khăn và một số phẩm chất tốt của người học Toán như: Tự tin, suy luận có cơ sở, coi trọng tính chính xác, tính hệ thống... II.3. Quy trình dạy học để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. II.3.1. Đặc trưng của cách dạy - Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối quan hệ giữa cái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên. - Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề. Khi đó học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiến thức. - Bằng cách giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng; từ đó có được niềm vui của sự nhận thức sáng tạo. II.3.2. Quy trình cụ thể. Bước 1: Ôn tập tái hiện Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến các kiến thức mới mà học sinh cần nắm được. Bước 2: Phát hiện, nêu vấn đề: Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cần được giải quyết trong tiết học đó. Bước 3: Tổng hợp, so sánh và đề xuất ý tưởng: Từ những vướng mắc cần giải quyết ở trên, cho học sinh độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm để hình thành ý tưởng chung. Bước 4: Dự đoán giả thuyết: Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dung kiến thức, kĩ năng mới. Bước 5: Kiểm tra giả thuyết: Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể để khẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới. Bước 6: Rút ra kiến thức mới: Sau khi kiểm tra và khẳng định giả thuyết đó là đúng, Giáo viên cho học sinh phân tích tìm ra kết luận chung về kiến thức, kĩ năng mới. II.3.3. Một số lưu ý khi thực hiện cách dạy để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. - Phải chú ý ngay từ việc soạn giáo án. Phải tập trung vào việc thiết kế các hoạt động của học sinh trước, trên cơ sở đó mới xác định các hoạt động chỉ đạo, tổ chức của Giáo viên. - Số lượng hoạt động và mức độ tư duy trong mỗi tiết học phải phù hợp với trình độ học sinh để có đủ thời gian tổ chức hoạt động tìm tòi, khám phá. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm kiếm các tinh huống có vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi, khám phá. II.3.4. Một số ví dụ: II.3.4.1. Ví dụ 1: Tuần 1 - Bài: Phân số thập phân (trang 8 SGK) I. Mục tiêu. - Giúp học sinh nhận biết được các phân số thập phân. - Giúp các em biết được một số phân số có thể viết thành phân số thập phận và biết cách chuyển những phân số đó thành phân số thập phân. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 6 phút) - Kiểm tra viết tất cả học sinh trong lớp ( có thể dùng phiếu kiểm tra). (1 học sinh lên bảng làm , yêu cầu học sinh này trình bày ở bảng bên trái.) Đề bài Đáp án (Học sinh làm) a) So sánh với = = = = Vì > nên > b) với = = = = Vì > nên > c) với 1 nên > 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: Dựa vào các bài làm trên bảng, giáo viên dùng thước để chỉ vào những phân số nói đến: Để so sánh với ta so sánh hai phân số tương đương là với , để so sánh với ta so sánh 2 phân số tương ứng là với , những phân số này...... và phân số (giáo viên dùng phấn màu đóng khung 5 phân số đó) gọi là phân số thập phân. Từ đó giáo viên giới thiệu tên bài mới VD: Phân số thập phân b. Giới thiệu về phân số thập phân: ( 15 - 18 phút) *) Nhận biết phân số thập phân. - Dựa vào 5 phân số trên, mỗi học sinh trong lớp viết vào giấy nháp 2 phân số thập phân và hai phân số không phải là phân số thập phân (1 học sinh A lên bảng viết). - Tất cả lớp, dùng bút đánh dấu đặc điểm của phân số thập phân (học sinh A cũng làm tương tự ở bảng). - Ba, bốn học sinh nêu đặc điểm mà minh đánh dấu (trong đó có học sinh A) - Giáo viên tổng kết theo phần a (SGK) và yêu cầu cả lớp cầm bút gạch 1 gạch dưới 3 chữ: Có mẫu số và gạch 2 gạch dưới các số 10;100,1000;... (trong SGK) - Giáo viên viết sẵn 5 phân số (ở bài 3 trang 8) vào băng giấy rồi gắn lên bảng. Gọi 1 học sinh lên bảng, yêu cầu dùng bút hãy xoá những phân số không phải là phân số thập phân trong 5 phân số ở băng giấy đó - tất cả học sinh còn lại cũng dùng bút xoá tương tự ở bài 3 trang 8 SGK. - Cũng từ bài làm kiểm tra của học sinh ở trên (đáp án). Giáo viên chỉ và nói tiếp: Khi so sánh với ta đã chuyển thành và chuyển thành , ... thế là ta đã làm 1 việc là chuyển từ 1 phân số thành 1 phân số thập phân. *) Chuyển 1 phân số thành phân số thập phân. Dựa theo cách chuyển như bài kiểm tra trên. - Từng em trình bày trong giấy nháp, chuyển và thành phân số thập phân. - Gọi 1 học sinh lên bảng làm. - Sau đó, từng em viết vào giấy nháp câu dưới đây và nhận xét câu đó: Mọi phân số đều chuyển được thành phân số thập phân. (không đúng). - Cả lớp sửa lại câu trên thành 1 câu đúng. (gọi 1 học sinh lên bảng viết câu đúng đó). - Giáo viên tổng kết và gắn lên bảng băng giấy đã viết sẵn cách chuyển. Cách chuyển: Tìm một số khi nhân với mẫu số để được 10, 100, 1000... rồi nhân số ấy với cả tử số và mẫu số sẽ được phân số thập phân. c. Thực hành ( 12 - 15 phút). Bài 1: Đọc phân số thập phân. Từng em trong lớp (gọi một học sinh lên bảng làm) ghi lời đọc cho từng phân số thập phân ở dưới phân số thập phân đó trong SGK. Theo mẫu. ; ; ; ; Chín phần mười Bài 2: Viết phân số thập phân. Tiến hành tương tự như trên. Theo mẫu: Bảy phần mười; hai mươi phần trăm; bốn trăm bảy mươi lăm phần nghìn; một phần triệu. Bài 4. Chuyển phân số thành phân số thập phân. + Tất cả học sinh điều làm bài ngay trong sách giáo khoa hoặc vào giấy nháp (gọi 2 học sinh lên bảng). Giáo viên chú ý kèm cặp, giúp đỡ những em còn yếu làm bài. II.3.4.2- Ví dụ 2: Tuần 15 - Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (trang 75 SGK) I. Mục tiêu. Giúp học sinh: - Biết cách tìm tỷ số phần trăm của hai số. - Biết vận dụng để giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỷ số phần trăm của hai số. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu * Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh nhắc lại khái niệm tỉ số phần trăm. chẳng hạn: GV nêu bài toán tương tự ví dụ 2 trang 74 trong SGK, ghi tóm tắt lên bảng: Số HS toàn trường: 400 Số học sinh nữ: 208 Sau đó hỏi học sinh: Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là bao nhiêu? Hay: Số HS nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàn trường? (Kết quả là 52%). * Hoạt động 2: Giới thiệu hoặc hướng dẫn HS cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. - Gợi ý để HS có thể viết tỷ số của số HS nữ và số HS toàn trường (315 : 600). - Giao việc cho HS làm thế nào để đưa tỉ số (315 : 600) về tỉ số phần trăm. Từ đó xuất hiện vấn đề cần phải giải quyết. - Giúp HS tự tìm đọc cách giải quyết là thực hiện phép chia. Nếu không thì yêu cầu HS thực hiện phép chia (315 : 600 = 0,525). - Hướng dẫn để HS tự tìm thấy được là để chuyển tỉ số về tỉ số phần trăm thì phải nhân kết quả đó với 100 và chia cho 100. 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52, 5%. - Từ đó dẫn dắt giúp học sinh nêu được quy tắc: + Chia 315 cho 600. + Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vận dụng để giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm. - GV đọc bài toán hoặc gọi HS đọc bài toán trong SGK và giải thích: Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - Hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán: Bài giải Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5 % Đáp số : 3,5 % * Hoạt động 4: Tổ chức cho HS luyện tập thực hành qua 3 bài tập. Bài 1: Cho HS nêu bài toán, GV giới thiệu mẫu. Yêu cầu HS làm vào vở, sau đó trao đổi kết quả với nhau. 0,3 = 30%; 0,234 = 23,4 %; 1,35 = 135 %. Bài 2: Giáo viên giới thiệu mẫu (cho HS thực hiện tính 19 : 30, dừng lại ở 4 chữ số sau dấu phẩy, viết 0,6333... = 63,33%). Cho HS tự làm bài, gọi 1 vài HS trình bày trên bảng rồi chữa bài. Kết quả là: 45 : 61 = 0,7377... = 73,77 %; 1,2 : 26 = 0,0461 ... = 4,61 %. Bài 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, tóm tắt bài toán, làm vào vở. GV chú ý giúp đỡ học sinh còn lúng túng. Có thể cho HS trao đổi theo nhóm để giải toán. Gọi HS trình bày trên bảng hoặc bảng phụ. Bài giải Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của lớp học là. 13 : 25 = 0,52. 0,52 = 52% Đáp số: 52% II.3.4.3- Ví dụ 3: Tuần 18 - Bài: Diện tích hình tam giác (trang 87 SGK) I/- Mục tiêu. - HS tự hình thành được công thức tính diện tích của hình tam giác. - Biết vận dụng công thức để tính diện tích hình tam giác. II/- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tam giác. Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề. GV: Đưa hình tam giác chuẩn bị sẵn (như hình vẽ 1), yêu cầu HS tính diện tích của hình tam giác (xem hình 1). 3cm 4cm Bước 2: Tổ chức cho HS phát hiện và tìm hiểu vấn đề (hoạt động theo nhóm nhỏ). - GV gợi ý để HS phát hiện được: Vấn đề được đặt ra là gì? (tính diện tích của hình tam giác). HS tìm cách giải quyết vấn đề? Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết vấn đề. - HS thảo luận đề xuất hướng giải quyết và thực hiện (hoạt động theo nhóm). HS có thể giải quyết vấn đề bằng các cách: Cắt tam giác ghép thành hình chữ nhật (hình 2). Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình bình hành (hình 3). Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình chữ nhật (hình 4). Hoặc đếm số ô vuông nằm trọn trong tam giác (hình 1). Hình 2 Hình 3 Hình 4 - Các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề của nhóm mình và trao đổi ý kiến về các cách đó để tự rút ra được: Có 2 cách là thuận lợi hơn cả, đó là: Cách 1: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau ghép thành 1 hình bình hành. Cách 2: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau cắt, ghép thành hình chữ nhật. (các cách khác nhau không thuận lợi bằng). GV có thể hướng dẫn: Theo cách 1: Dùng 2 tam giác bằng nhau ghép lại để tạo thành hình bình hành ABCD (như hình vẽ) A H H Cho học sinh so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình để thấy: Hình bình hành ABCD gổm 2 hình tam giác bằng nhau ghép lại nên có diện tích gấp 2 lần diện tích hình tam giác ABC. Hình bình hành ABCD và hình tam gíc ABC có chung đáy BC và đường cao AH. Tính diện tích hình bình hành ABCD bằng cách: lấy đáy x chiều cao, tức là BC x AH. Rút ra cách tính diện tích hình tam giác ABC là: Từ đó nêu quy tắc và công thức tính như SGK Theo cách 2 (là cách trong SGK): Sử dụng mô hình chuẩn bị trước: Lấy ra 2 tam giác bằng nhau (trong đó có một tam giác đã chia làm hai mảnh) rồi ghép thành hình chữ nhật. Hoặc sử dụng giấy (đã chuẩn bị sẵn ở trên ), cắt đồng thời 2 tam giác bằng nhau (gấp đôi mảnh giấy, cắt theo hình tam giác đã vẽ), rồi cắt một tam giác (theo đường cao) được 2 tam giác nhỏ ghép vào tam giác kia để được hình chữ nhật. Bước 4: Tổ chức cho HS phân tích vấn đề và khái quát hoá vấn đề (hoạt động cá nhân kết hợp hoạt dộng chung cả lớp). + GV mô tả hoạt động cắt, ghép trên bằng hình vẽ: Đường cắt 1 2 1 2 + GV hướng dẫn HS so sánh, đồi chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép để nhận thấy: Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác, chiều dài của hình chữ nhật bằng cạnh đáy của hình tam giác. Từ đó, GV có thể gợi ý: * Viết ngắn gọn cách tính diện tích của hình chữ nhật? (Chiều cao x đáy). * So sánh diện tích của hình tam giác với diện tích của hình chữ nhật và rút ra cách tính diện tích của hình tam giác (chiều cao x đáy: 2); + GV nhận xét kết quả làm việc của HS, hướng dẫn HS khái quát hoá: S = a x b : 2, trong đó a là độ dài đáy, h là chiều cao tương ứng với đáy a (a và h có cùng đơn vị đo) S là diện tích (kèm hình vẽ). h a * Lưu ý HS: Cần ghi nhớ công thức, cách thành lập công thức để vận dụng trong những trường hợp khác sẽ gặp sau này. + Học sinh áp dụng công thức (vừa thành lập) để tính diện tích tam giác đã nêu trong bước 1 (3 x 4 : 2 = 6 (cm2)) Hoạt động 2: : Thực hành Bài 1: Tính diện tích hình tam giác mà độ dài đáy và chiều cao có cùng đơn vị đo. + HS tự làm và nêu kết quả. HS khác nhận xét (cách tính và kết quả). 8 x 6 : 2 = 24 cm2; 2,3 x 1,2 : 2 = 1, 38 dm2. + GV tổ chức cho HS khá, giỏi giúp đỡ bạn. Nhận xét về đơn vị đo (đáy và chiều cao đều có đơn vị đo là cm (dm)), diện tích có đơn vị đo là cm2 (dm2). Bài 2: Tính diện tích hình tam giác mà độ dài đáy và chiều cao không có cùng đơn vị đo (1 bài) và 1 bài tính diện tích hình tam giác mà độ dài đáy và chiều cao có cùng đơn vị đo, số đo là số thập phân nhưng số chữ số ở phần nguyên khác nhau. + HS tự làm và nêu kết quả? HS khác nhận xét. a) 5m = 50 dm; hoặc 24 dm = 2,4 m. 50 x 24 : 2 = 600 (dm2); hoặc 5 x 2,4 : 2 = 6 (m2). b) 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2) + HS phát hiện thêm vấn đề: số đo độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo (câu a).+ GV tổ chức cho HS khá, giỏi giúp đỡ bạn. GV nhận xét, kết luận và nêu vấn đề: trước khi áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác cần lưu ý điều gì? (đổi số đo độ dài đáy và chiều cao về cùng số đo) III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả đạt được: Lớp 5A GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Sĩ số:31 Nhờ vận dụng những biện pháp tạo tình huống có vấn đề trong tiết dạy Toán ở trên tôi thấy chất lượng môn Toán của lớp tôi tăng lên rất nhiều. Tôi đã đối chiếu bài kiểm tra cuối học kỳ II với bài kiểm tra Khảo sát đầu năm học năm như sau: IV. KẾT LUẬN Các biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết dạy Toán là rất quan trọng, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. - Về nhận thức: đa số giáo viên trong nhà trường đều hiểu và xác định được vai trò và sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp. giáo viên, tổ chuyên môn đều xây dựng các giờ dạy thử, các giờ dạy mẫu nhằm định hình cho mình một phương pháp dạy học phù hợp trong từng bài dạy, tiết dạy. nếu trước kia giáo viên đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân thì nay dựa vào cơ sở khoa học và định hướng của đề tài mà giáo viên có một cách nhìn tổng thể để đổi mới phương pháp dạy học, nhờ đó mà thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Cách dạy này có một số ưu điểm sau: + Học sinh nắm chắc được kiến thức trọng tâm của bài. + Phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập. + Giáo viên không phải nói nhiều mà thay vào đó học sinh sẽ được thực hành nhiều. + Các tồn tại của những năm học trước đã được khắc phục ở năm học này. + Tiết học đảm bảo đúng thời gian quy định (không kết thúc sớm), tránh được sự đơn điệu trong bài học, thu hút sự chú ý của học sinh. Trên đây là toàn bộ nội dung SKKN “ Một số biện pháp dạy học toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới”; với mục đích: “đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. học sinh được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn” như mục đích của chương trình tiểu học năm 2000 đã đề ra. Vì thời gian có hạn nên SKKN này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc góp ý, bổ sung để SKKN được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn Người viết Nguyễn Ngọc Ánh V. KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà
Tài liệu đính kèm: