Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật

So với phương pháp truyền thống, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan

Mạch có nhiều ưu điểm trong việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, tiết học rất

thoải mái, sinh động. Phương pháp này không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức, hướng

dẫn thực hành, mà còn phát triển các năng lực toàn diện cho học sinh như: năng lực trải

nghiệm, biểu đạt, phân tích - giải thích, trình bày, giao tiếp - đánh giá, tạo cơ hội cho

học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục

và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt

động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây

dựng cốt truyện. Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng

khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành

thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ

thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc

biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của

bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự

thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề

để học sinh tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ

thuật là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được

những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng

nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực

hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề.

Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án SAEPS là tích cực, mà

ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các

phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú

trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy và trí

tưởng tượng của học sinh.Chính từ tính ưu việt của phương pháp này, tôi đã mạnh dạn

tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số Biện pháp dạy học môn Mĩ thuật theo

phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật.

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1532Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở khối lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này tạo ra nền tảng cần thiết để giúp các em kiến tạo được quy trình
học tập của mình bằng cách liên hệ những điều đã biết với những điều sẽ học. Khi lập
kế hoạch giáo viên phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để điều chỉnh, thay đổi
cho phù hợp và sát với khả năng tiếp thu của học sinh. Kế hoạch cho từng hoạt động
hoặc cho toàn bộ quy trình theo phương pháp Đan Mạch có thể ngắn, dài và kết nối,
liên kết, xâu chuỗi các hoạt động quy trình với nhau, kết thúc hoạt động này sẽ là mở
đầu cho hoạt động tiếp theo Cụ thể khi xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp
mới, giáo viên cần phải chú ý tới:
+ Mục tiêu bài học: Mỗi bài học, tiết học đều có mục tiêu chung là hướng tới hình
thành cho học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng
lời nói, học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện bằng ngôn ngữ mĩ
thuật. Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể của bài học đó là học
sinh hiểu được gì? Thực hiện như thế nào và làm được gì?
         1.3. Ví dụ minh họa:
         1.3.1. Chủ đề Em sáng tạo cùng những con chữ
            + Nội dung tiết 1 là: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều, chữ nét thanh nét đậm
              - Mục tiêu tiết 1là:Hs nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh nét đậm
và kiểu chữ trang trí.
                 -Tạo dáng chữ tên mình hoặc người thân theo ý thích.
                   - Biết giới thiệu và nhận xét sản phẩm          
                    - Nội dung chủ đề: Nội dung các chủ đề phải vừa sức học sinh, phù hợp với
tâm lý lứa tuổi của các em.
             + Nội dung tiết 2 là: Sáng tạo cùng những con chữ (cá nhân)
               + Mục tiêu tiết 2 là       - Trang trí và vẽ màu sản phẩm tiết 1.
                                                                               - Biết giới thiệu, nhận xét sản phẩm.
               + Nội dung tiết 3 là: - Sáng tạo cùng những con chữ (theo nhóm)
                 + Mục tiêu tiết 3 là : - Biết sắp xếp sản phẩm của cá nhân trang trí tạo thành
sản phẩm nhóm.
                                                                                 - Biết giới thiệu, nhận xét sản phẩm. 
                   - Điều kiện tiên quyết: Đó là những yêu cầu thiết yếu để quá tình giảng dạy có
hiệu quả, bao gồm: Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh; chú ý khả năng,
phong cách học của từng học sinh; kết hợp kiến thức của bản thân học sinh và chiến
lược học tập;xây dựng môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho các em.
                   - Môi trường học tập: Học tại lớp, học ở phòng chức năng hay sân trường. Môi
trường học tập thoải mái sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học.
                   - Quá trình đánh giá học: Mỗi quá trình học là một sâu chuỗi các hoạt động
diễn ra.
                   - Đánh giá: giá từng giai đoạn và đánh giá cả quá trình thực hiện.
                   Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu cho học sinh thực hành, do vậy
giáo viên cần thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng nhưng
không quá dài, mất nhiều thời gian. Tuyệt đối không đưa ra tranh vẽ, sản phẩm làm
mẫu để học sinh quan sát trước khi thực hành mà phải để học sinh chủ động tích cực
tìm hiểu và tham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận, bàn bạc khi làm việc cùng các
bạn. Để thực hiện việc lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh
thần đổi mới theo phương pháp của SAEPS , giáo viên cần tiến hành như sau:
                   a. Dự kiến các hoạt động dạy-học diễn ra theo trình tự hợp lý và nối tiếp nhau.
                       Mỗi tiết dạy, mỗi giai đoạn của một quy trình đều có những hoạt động và mục
tiêu giáo dục khác nhau, do đó đòi hỏi giáo viên phải xây dựng và đề ra những nội
dung công việc cụ thể, hình thức học tập, cách thực hiện... Ví dụ ở
tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề ( chủ đề Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân) 
trình tự các hoạt động như sau:
                    - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ
cây.   Học sinh dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội
nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ được nhiều hình cây nhất là đội thắng cuộc.
                   - Giáo viên cùng học sinh nhận xét phần thi đua của các đội.
                   - GV giới thiệu chủ đề: Đặt câu hỏi tìm hiểu chủ đề
                   *Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào? diễn ra ở
đâu, khi nào?
*Không khí, cảnh vật, màu sắc trong hình như thế nào?
*Em hãy kể tên những lễ hội mà em biết?
*Em hãy kể một số hoạt động khác trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ngoài những
hoạt động em thấy trong hình?
*Em yêu thích nhất hoạt động nào trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân?
                  + Để giúp các em thấy được vẻ đẹp của cảnh vật   xung quanh chúng ta và vẽ
được những bức tranh thật đẹp, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua chủ đề: Ngày
tết lễ hội và mùa xuân
                  - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 6.2 SGK và nêu câu hỏi thảo luận:
* Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? đó là hoạt động gì của ngày tết, lễ hội và mùa
xuân?
*Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong mỗi sản phẩm?
*Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?
*Sản phẩm em thích được tạo hình bằng chất liệu gì? Các hình ảnh được sắp xếp như
thế nào?
                  - Giáo viên tóm tắt :
+ Có rất nhiều hoạt động lễ hội và mùa xuân các con hãy cùng nhau cùng thảo luận,
tìm ra hoạt động mà mình thích.
                   - Học sinh thảo luận nhóm đôi: Kể cho bạn nghe về lễ hội hoặc hoạt động mùa
xuân mình thích.
                   - Một số học sinh kể trước lớp..
                   - GV kết luận: Vẽ tranh chủ đề về Ngày tết và mùa xuân  đẹp em có thể vẽ được
rất nhiều các hình ảnh khác nhau. Có thể là gói bánh trưng, đua thuyền...trong đó có
thêm hình ảnh các cây đào, hoa lá, người cho bức tranh thêm sinh động.
                   - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra cách vẽ.
                   - Học sinh hát một bài kết hợp vận động để kết thúc tiết học.
                   b. Dự kiến cách giới thiệu bài phong phú, đa dạng để lôi cuốn học sinh tham
gia tích cực vào tiết học.
Nhiều giáo viên quan niệm: Giới thiệu chỉ cần ngắn gọn, cứ nêu ngay tên bài là xong
mà chưa chú ý nhiều đến tác dụng giáo dục của việc này. Nếu làm phép thử nghiệm để
so sánh giữa hai hình thức giới thiệu bài trực tiếp và giới thiệu bài gián tiếp sẽ thấy rõ
ngay hiệu quả như thế nào.
Ví dụ khi giới thiệu chủ đề Chúng em với thế giới động vật:
+ Cách 1:
- Giới thiệu trực tiếp: Hôm này cô và các em cùng tìm hiểu về chủ đề Chúng em với thế
giới động vật:
- Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài học. Không khí lớp học không thay đổi, học sinh
chăm chú nghe nhưng chưa nắm được thêm bất cứ kiến thức gì ngoài tên bài.
+ Cách 2:
- Giới thiệu gián tiếp: Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ đoán tên con vật (chú ý chỉ nêu
tên và hình con vật ), gợi ý học sinh tìm chữ. Khi học sinh đoán đúng thì hình con vật
được lật ra. Kết thúc trò chơi, giáo viên giới thiệu: Đây là những con vật quen thuộc.
Để giúp các em có thể tạo hình được những con vật   mà mình thích, hôm nay cô và các
em cùng tìm hiểu qua chủ đề Chúng em với thế giới động vật
- Hiệu quả: học sinh nắm được tên bài học, biết được những con vật nuôi và nhưng con
vật sống trong tự nhiên, không khí lớp học sinh động, học sinh thích thú khi được tham
gia trò chơi. Vậy nên giáo viên cần chú ý giới thiệu bài thông qua nhiều hình thức như:
thông qua trò chơi, kể một câu chuyện nhỏ, một tình huống hay đóng vai, tạo dáng, trải
nghiệm thực tếvừa tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa cung cấp kiện thức một
cách dễ hiểu nhất.
Chính vì vậy khi giới thiệu bài, giáo viên nên tạo không khí phấn khởi cho giờ học, thu
hút sự chú ý, gây tâm lý chờ đón, hồi hộp cho học sinh, không nên “đi ngay” vào nội
dung.
                   c. Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm.
                   Trong giáo dục mĩ thuật giáo viên cần xây dựng các nội dung giúp học sinh
được trải nghiệm, phát triển không ngừng. Ở học sinh có sự khác biệt ở mỗi em về khả
năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể hiện con người, con vật, đồ vật về
hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ...Học sinh được kích thích thông qua các khả năng
của bản thân cũng như trải nghiệm với người khác như: những thành viên trong gia
đình, bạn bè và thậm chí những người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân
quen. Học sinh bị ảnh hưởng thông qua tiếp xúc với sự vật, hiện tượng xung quanh
thông qua các kênh thông tin như: ti vi,  tạp chí, sách vở, truyện tranh, quảng cáo,
internet và các tác phẩm điêu khắc công cộng. Dần dần học sinh nhận biết được những
cách thức thể hiện hình ảnh con người khác nhau về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ   như:
phác họa con người, biểu cảm của nhân vật, biểu tượng người khái quát... Do đó việc
để học sinh trải nghiệm rất quan trọng, tùy theo từng chủ đề mà giáo viên lựa chọn các
hoạt động cho phù hợp giúp học sinh nhớ lại kiến thức, những kỷ niệm và tưởng tượng,
đồng thời cho các em cơ hội chia sẻ những gì các em đã biết khi trình bày về sở thích,
mối quan tâm, mơ ước hay ý tưởng. Qua quá trình này học sinh sẽ có được những kiến
thức thực tế   để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và
phát triển sức sáng tạo và biểu đạt thông qua việc được nghe kể chuyện, chia sẻ những
trải nghiệm của bản thân về chủ đề liên quan, xem tranh ảnh, hoặc tổ chức các trò chơi
phù hợp với từng lớp học. Ví dụ: Ở chủ đề Chúng em với thế giới động vật   giáo viên
nên tổ chức cho học sinh kể về con vật em thích nhất (hình dáng, màu sắc, đặc điểm nổi
bật) , hay sang đến chủ Đề “Sự chuyển động của dáng người” giáo viên tổ chức cho
học sinh tạo dáng sẽ thấy ngay hiệu quả bất ngờ. Vì tạo dáng gây hứng thú học tập,
giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết về những tình huống sự kiện từ đời sống hàng
ngày của các em. Học sinh tự tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong
hoạt động chơi, làm việc hoặc học tập. Các em dễ dàng nắm bắt được hình dáng, tư thế
của người khi hoạt động. từ đó tạo được nhiều sản phẩm đẹp.
                  d. Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất.
                   Mỗi quy trình theo phương pháp Đan mạch đều có mục tiêu giáo dục khác
nhau để giúp học sinh có thể phát triển khả năng tự học. Khi lựa chọn quy trình cần
chú ý sắp xếp trình tự các bước sao cho có sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp, nội
dung và hình thức tổ chức lớp học. Vì nếu lựa chọn quy trình không phù hợp sẽ dẫn đến
tình trạng học sinh học tập chán nản, thiếu ý tưởng sáng tạo. Ví dụ: nếu là chủ đề Vui
chơi thì chỉ nên vận dụng quy trình tạo hình 3D (nặn) hoặc Vẽ cùng nhau, còn quy trình
Tạo hình từ vật tìm được là không thể thực hiện được.
                   e. Kế hoạch giảng dạy một chủ đề (giáo án):
                   Mặc dù không có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về việc xây dựng kế hoạch
dạy học, nhưng theo chúng tôi mỗi chủ đề cần được thực hiện các tiết theo thứ tự như
sau:
                    - Tiết 1: Học sinh tìm hiểu về chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm,
tham quan, quan sát thực tếđể hình thành ý tưởng cho tác phẩm của mình.
                   - Tiết 2: Học sinh thể hiện ý tưởng thông qua việc tạo hình 2D (vẽ biểu đạt, tạo
ngân hàng hình ảnh)
                       - Tiết 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc,
tạo hình 3D)              
                   - Tiết 4 trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
1.3.2. Chủ đề Chúng em với thế giới động vật - thực hiện 4tiết.
                   Tiết 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề.Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu
hình dáng các con vật nuôi thông qua các câu hỏi gợi ý để các em thảo luận. Tổ chức
trò chơi Thi vẽ nhanh một con vật mà em thích. Học sinh tìm ra cách vẽ các con vật sau
khi trải nghiệm trò chơi. Học sinh vẽ những con vật nuôi mà mình thích vào giấy A4.
Học sinh trong nhóm trao đổi và học hỏi cách vẽ.
Tiết 2: Vẽ cùng nhau. Học sinh vẽ theo nhóm, kết hợp xé dán những con vật nuôi em
thích (được lựa chọn từ những con vật các em đã vẽ ở tiết trước). Có thể chọn những
con vật cùng môi trường sống, nhóm gia súc, nhóm gia cầm, nhóm con vật sống dưới
nước, ở rừng
                  Tiết 3:Tạo hình 3D.Học sinh nặn kết hợp xé dán hình các con vật theo nhóm,
Trưng bày sản phẩm.
                 Tiết 4:Xây dựng và chia sẻ nội dung các câu chuyện
           2. Biện pháp 2:   Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và
phù hợp với khả năng nhận thức của các em.          
           2.1. Mục tiêu: Giúp học có thể khám phá, suy nghĩ, thể hiện về các trải nghiệm,
quan điểm, cảm xúc và khả năng tưởng tượng của bản thân.
           2.2. Cách thực hiện: Để xây dựng các chủ đề cho phù hợp với lứa tuổi học sinh
lớp 4, phù hợp với khả năng của các em, trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung,
chương trình Mĩ thuật hiện hành, xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ thuật theo phương
pháp của Đan Mạch. Đồng thời tham khảo Tài liệu tập huấn phương pháp dạy học Mĩ
thuật mới để xây dựng các chủ đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của môn học. Đây là
tài liệu được biên soạn với sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của Giáo sư anne kirsten
Fugl - Trường Đại học sealand, vương quốc Đan Mạch, và sự tham gia nhiệt tình của
các giảng viên mĩ thuật Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương và một số
Giáo viên ở các trường Tiểu học tham gia thí điểm. Tài liệu này sẽ giúp cho các giáo
viên Mĩ thuật Tiểu học có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực
tiễn một cách hiệu quả. Tuy nhiên tùy điều kiện vật chất của nhà trường, khả năng
chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh mà giáo viên có thể bỏ bớt, thay vào chủ đề khác
hoặc xây dựng số lượng tiết dạy theo từng chủ đề cho phù hợp.
           2.3. Ví dụ minh họa:
         Chủ đề Ngày hội hóa trang với phạm vi quá rộng, khó giải thích cho học sinh thì
giáo viên có thể điều chỉnh thành các chủ đề như Sự chuyển động của dáng người. Nói
chung, khi lựa chọn các chủ đề giáo viên cần quan tâm đến sở thích, tâm lý lứa tuổi,
khả năng nhận thức của học sinh để có những nội dung học tập sinh động và hiệu quả
nhất.
        Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch giảng dạy linh hoạt và có sự tích hợp hài hòa
các quy trình dạy - học mĩ thuật mới sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1 cũng
như điều kiện thực tế tại địa phương, xác định rõ thời gian, số tiết, quy trình thực hiện,
mục tiêu giáo dục của từng chủ đề ngay từ đầu năm học. Cần lưu ý lựa chọn thứ tự các
chủ đề phải đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến sinh độngđể học sinh dễ tiếp thu.Việc đề
ra kế hoạch chi tiết giúp giáo viên chủ động hơn trong việc nâng cao nhận thức cho học
sinh.
          3. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả
năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 
         3.1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự dựa trên những gì
các em đã biết, những gì liên quan đế sở thích của các em.
         3.2. Cách thực hiện: Bảy quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới bao gồm:
                   1. Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
                   2. Quy trình Vẽ biểu cảm.
                   3. Quy trình Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc.
                   4. Quy trình Xây dựng cốt truyện.
                  5. Quy trình Tạo hình từ dây thép và vật tìm được.
                   6. Quy trình Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
                   7. Quy trình Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ thuật.
           Những quy trình này tạo cảm hứng cho giáo viên và nó còn có thể điều chỉnh cho
phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế tại địa phương. Giáo viên có thể
phát triển khả năng của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình này như
khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá. Với bất kì quy trình dạy
- học mĩ thuật nào, giáo viên cũng cần quan tâm đến việc dẫn dắt học sinh trao đổi,
thảo luận trong suốt quy trình với các hoạt động học như thế nào và trưng bày tác
phẩm hoàn thành ra sao. Cùng lúc với việc phát triển những khả năng nói trên, học
sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kỹ năng sống, các năng lực hợp tác, kinh
nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá. Giáo dục mĩ
thuật giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương
tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích   khi tạo ra những sản phẩm,
những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp học sinh có thể
sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của
các em bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể là:
- Năng lực giao tiếp được phát triển thông qua việc thảo luận, làm việc nhóm.
- Năng lực đánh giá được phát triển qua quá trình quan sát,trải nghiệm và thưởng thức
các sản phẩm mĩ thuật do chính các em tạo nên. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, không
gian học tập, khả năng nhận thức của học sinh lớp Một chưa thể đáp ứng được yêu cầu
khi dạy theo phương pháp mới nên giáo viên chỉ có thể áp dụng 5 quy trình, còn 2 quy
trình Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian, Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ
thuật chỉ có thể thực hiện ở các khối lớp lớn hơn.
Một số lưu ý khi thực hiện 7 quy trình
                        - Giáo viên cũng cần phối hợp tích cực với phụ huynh, đồng nghiệp, Ban
giám hiệu để phối hợp huy động nguồn lực dạy học Mĩ thuật hiệu quả; yêu cầu học sinh
chuẩn bị các học liệu, đồ dùng học tập cho buổi học sau.
                       - Giáo viên cũng cần cho học sinh mang sản phẩm về nhà để trưng bày thành
góc Mĩ thuật ở gia đình; nhà trường có thể tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm của
học sinh vào các ngày sinh hoạt tập thể.
                       - Họa phẩm và vật liệu phục vụ cho phương pháp dạy Mĩ thuật Đan Mạch, Sở
yêu cầu tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các
chất  liệu học sinh đã có,  hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất   liệu sẵn có ở địa
phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động
dạy học Mĩ thuật.
* Kết quả sau khi áp dụng: Hầu hết học sinh đều biết chủ động trong quá trình học tập,
tự tin trước lớp, giao tiếp tiến bộ, năng lực sáng tạo, biểu đạt có tiến bộ rõ rệt.
         4. Biện pháp 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập
cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. 
         4.1. Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các
hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Học sinh cảm
nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa
thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động tập thể.
           4.2. Cách thực hiện:
           a. Xây dựng bầu không khí học tập thân thiện:
         Để các học sinh tự tin hơn khi thực hiện các sản phẩm của mình thì rất cần một môi
trường học tập thân thiện. Phong trào này cũng đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo triển
khai trong toàn ngành từ những năm gần đây, được xác định gồm 5 nội dung. Đó là:
                   - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
                   - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập.
                   - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
                   - Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.
                   - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
văn hóa, cách mạng ở địa phương.    
         Do đó muốn xây dựng môi trường học tập thân thiện thì cũng phải thực hiện tốt các
nội dung trên, nhưng ở phạm vi lớp học và tùy tình hình học sinh, cơ sở vật chấtmà
giáo viên tổ chức cho phù hợp. Trước hết giáo viên cần thể hiện phong cách giao tiếp
thực sự tôn trọng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_day_hoc_mon_mi_thuat_theo_phuong_phap_dan_m.pdf