I . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước Việt Nam ta đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát
triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những
thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức
cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế,
chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời
gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi
sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp
nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc
gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình
trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến
động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm
phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững
chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi
mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.
y dựng chương trình của giáo dục phổ thông, chương trình Môn Lịch sử - Địa lí cấp Tiểu học, để đáp ứng được mục tiêu dạy học theo chương trình dạy học mới bản thân tôi nhận thấy: “Chương trình Môn Lịch sử - Địa lí tích hợp giáo dục lịch sử, địa lí và một số nội dung văn hóa, xã hội trong các kết nối về không gian và thời gian; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lí thuyết với thực hành, phát triển ở học sinh năng lực đặc thù của môn học và các phẩm chất chủ yếu...” “ Chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về Tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử vùng miền... Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay...” (1) Ở lớp 4 lần đầu tiên các em làm quen với môn Lịch sử và địa lí, muốn hình thành và rèn luyện các kĩ năng cho các em, cho các em biết quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau. Biết thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,... * Tạo cho học sinh tính ham học, thích tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh của các em. Làm cho các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Biết cách tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với học sinh. Như chúng ta đã biết đổi mới biện pháp dạy học là một yếu tố giúp giáo viên thành công trong công tác dạy của giáo viên và việc học của học sinh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Thực tế trong dạy học, mỗi người giáo viên đồng thời vừa là nhà biên kịch, vừa là đạo diễn giúp học sinh tham gia nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh tri thức. Quá trình dạy học mỗi người giáo viên luôn coi trọng khối kiến thức là vô tận; không có phương pháp dạy học nào là vạn năng; tiếp thu tri thức phải phong phú và đa dạng; mọi học sinh không có ai thực sự toàn diện... (1) Trích: “Quan điểm và mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học” ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 5 Bởi vậy mỗi tiết học, mỗi môn học giáo viên cần linh động tích hợp, tìm tòi kiến thức để tích hợp nhằm đạt mục đích chung là xây dựng những điều cốt lõi nhất, những kiến thức đặc trưng cơ bản nhất mà bài học yêu cầu. Thực tế hiện nay, phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí đã được tích hợp thành một môn học Lịch sử - Địa lí, không còn theo từng môn như trước đây. Song khi giảng dạy vẫn dạy theo từng phân môn: phân môn Lịch sử, phân môn Địa lí. Từ lâu, giáo viên dạy môn này thường cho các em chỉ đọc nội dung bài học, sau đó vận dụng một số hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi trong phần bài học nên tiết học có phần tẻ nhạt. Học sinh ghi nhớ kiến thức chưa sâu. Chủ yếu bằng hình thức học thuộc nhưng chưa hiểu rõ, do đó các em chưa nắm chắc bài học. Qua khảo sát ban đầu, tôi thấy: * Đặc điểm tình hình: Năm học 2019 - 2020, của lớp 4C có Tổng số học sinh: 27 em. Trong đó: Nữ: 12em dân tộc 10 em, nữ dân tộc : 4 em. Trong năm học 2019 - 2020, cùng với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện trong các hoạt động dạy học của Chi bộ, Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường đã giúp cho giáo viên giảng dạy và giáo dục học sinh được tốt nên công tác dạy học của lớp cũng đạt kết quả cao. Đa số các em đến trường phụ huynh học sinh rất quan tâm, mua đủ sách vở, áo quần và đồ dùng đến lớp. Tuy nhiên, do đặc điểm của địa phương, một số em ở rất xa trường, việc đến trường xa nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến các em, gia đình khó khăn về kinh tế nên các em cũng thiệt thòi hơn về việc trải nghiệm cuộc sống. Các em ít được tiếp xúc với các kênh truyền hình và Internet, ít được biết tới những phong tục tập quán của các vùng miền mà các kênh truyền hình đã giới thiệu, chưa nói đến việc các em chưa được đi trải nghiệm thực tế để tìm hiểu về các đặc điểm Lịch sử, địa lí. Một số học sinh trong lớp điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa các em phải ở với ông bà nên có phần thiếu sự quan tâm chỉ bảo của cha mẹ,... Nên có những ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Kết quả khảo sát môn Lịch sử - Địa lí từ đầu năm: Đây là môn học mới, ở Lớp 3 các em chưa học môn học này, tuy nó có kế thừa từ môn học Tự nhiên- xã hội. Nhưng các em rất mơ hồ và kết quả chưa cao, các em chưa hiểu về môn học. Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 6 Chỉ khoảng từ 2 đến 3 em biết được mục tiêu nhiệm vụ môn học do các em có đọc qua sách và được bố mẹ anh chị hướng dẫn qua. Còn lại tất cả các em đều rất lạ lẫm với môn học. Số em ham thích học tập môn học, có hứng thú tìm hiểu về lịch sử là 5/27 em trong tổng số cả lớp. Còn lại các em còn rất e dè trong xây dựng kiến thức bài học và chưa thích nghi với môn học mới. Môn Lịch sử - Địa lí cũng giống các môn học khác, các em phải nhận biết được, so sánh và giải quyết được những kiến thức cơ bản và trọng tâm. Vậy mỗi giáo viên không biết thay đổi các phương pháp dạy học mà thục hiện giảng dạy theo một phương pháp thì kết quả đạt được chỉ gói gọn trong sách giáo khoa mà không phát triển, mở rộng được. Từ thực trạng của lớp 4C, tôi nhận thấy nếu mỗi một tiết học Lịch sử - Địa lí giáo viên biết cách tích hợp, lồng ghép hai phân môn để học sinh liên hệ tốt hơn về nội dung yêu cầu bài học, đồng thời tổ chức nhiều hình thức dạy học mới mẻ giúp học sinh hứng thú hơn, mạnh dạn hơn và yêu thích môn học hơn. Đó là lí do tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4.” để thực nghiệm giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp. Giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành được các kĩ năng cơ bản khi hoàn thành tiết học, tiếp cận kiến thúc nhẹ nhàng, tự nhiên. Học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ lịch sử, truyền thống của dân tộc, biết bảo vệ nền văn hóa của đất nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước, yêu quê hương đất nước mình. Mỗi tiết học diễn ra một cách tự nhiên , thoải mái và không bị ép buộc tiếp nhận và hình thành kiến thức kĩ năng một cách bị động. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Xem xét chương trình hai phân môn, ta thấy hai phân môn này có rất nhiều nội dung liên quan đến nhau cả về đặc điểm, địa hình địa lí đến các phong tục tập quán. Nếu mỗi bài học người giáo viên tích hợp, lồng ghép được với nhau để hình thành kiến thức chắc hẳn học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn nội dung môn học. Tôi đã lựa chọn và sử dụng các biện pháp như sau: * Biện pháp 1: Dạy lồng ghép hai phân môn: Lịch sử và Địa lí có những điểm chung về nội dung, kiến thức với nhau. Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 7 Căn cứ theo chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử - Địa lí cấp Tiểu học thì mục tiêu và nội dung của môn Lịch sử - Địa lí Lớp 4 là: “Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản và thiết thực về các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. Các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước.” “Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: + Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau. + Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. + Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí + Vận dụng các kiến thức đã học vào nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống.(1) Mỗi tuần học ở Lớp 4 có một tiết Lịch sử và một tiết Địa lí. Thông thường giáo viên sẽ dạy đúng mục tiêu và nội dung được yêu cầu của tiết học. Để đạt mục tiêu thì giáo viên cần nghiên cứu nội dung các bài dạy, lên kế hoạch dạy học phù hợp với nội dung chương trình và phù hợp với đối tượng học sinh. Quá trình nghiên cứu nội dung dạy học, giáo viên sẽ tìm những nội dung kiến thức có liên quan đến nhau giữa hai phân môn để lập kế hoạch dạy học. Qua nghiên cứu chương trình môn học Lịch sử - Địa lí của Bộ giáo dục và đào tạo, tôi nhận thấy môn học này có rất nhiều bài học mà học sinh có thể tích hợp được để học sinh nắm được kiến thức vùng miền, nét văn hóa của từng vùng miền và những nội dung có giá trị bản sắc được lưu giữ... Chẳng hạn: Khi dạy bài Lịch sử: “Buổi đầu dựng nước và giữ nước” Sách Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 Chương trình VNEN. Học sinh cần trình bày được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần cũng như địa bàn sinh sống của người dân Văn Lang - Âu Lạc. Biết và trân trọng một số phong tục tập quán ở thời Hùng Vương - An Dương Vương còn lưu giữ đến ngày nay. Giáo viên có thể kết hợp tích hợp với nội dung môn Địa lí bài “ Đồng bằng Bắc Bộ”. Sách Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 Chương trình VNEN. (1) Trích: Mục tiêu và nội dung môn Lịch sử và Địa lí lớp 4- Sách Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Trang 7,8 - Dự án mô hình trường học mới Việt Nam VNEN của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 8 Điểm chung ở hai bài này là: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ; Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và con người ở đồng bằng Bắc Bộ; Tôn trọng truyền thống văn hóa của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. (Theo mục tiêu bài học) Tích hợp hai điểm chung là xác định vị trí địa lí, những nét chung nhất về đời sống, sinh hoạt ăn mặc ở; về hoạt động sản xuất có từ xưa như: trồng lúa nước, trồng rau, cây ăn quả, biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giày, làm các công cụ sản xuất,đồ trang sức, đan lát thủ công... dựa trên đặc điểm của thiên nhiên và tạo hóa.... Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ.( SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 VNEN tập 1) - trang 83 Một số hoạt động sản xuất, đời sống và lễ hội của người dân liên quan đến bài học môn Lịch sử và Địa lí của người dân vùng đồng Bằng Bắc Bộ.( tranh sưu tầm) Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 9 Bản thân liên hệ với bài địa lí, giúp học sinh nắm được việc giữ vững bản sắc dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, đây là những hoạt động đã có từ những thời xa xưa nhưng với ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngày nay chúng ta vẫn mãi giữ vững bản sắc của ông cha ta để lại. Sự tích hợp này đã giúp học sinh nhận biết được những đặc trưng cơ bản nhất, những nét văn hóa được lưu truyền của đất nước ta từ ngàn xưa. Nhận thấy sự phát triển của đất nước ta, những đóng góp về khoa học kĩ thuật và sự đổi mới của đất nước sau mấy ngàn năm. Hay nội dung bài Lịch sử: “Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê” nói đến những sự kiện chứng tỏ nhà Lê rất quan tâm tới việc đào tạo nhân tài, và sự ghi nhận những người có công trong việc phát triển văn học khoa học thời Hậu Lê, Giáo viên sẽ tích hợp nội dung của bài Địa lí giới thiệu về trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội trong bài “ Thủ đô Hà Nội” giới thiệu về hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám Hình ảnh thành Thăng Long ( Sưu tầm) Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 10 Khi dạy địa lí bài: “Thủ đô Hà Nội” giáo viên tích hợp nội dung bài Lịch sử “Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê” để giới thiệu về việc nhà Lê rât quan tâm tới việc đào tạo nhân tài. Từ thời Lý Nhà nước đã lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường đào tạo nhân tài, đến thời Hậu Lê thì cho dựng lại nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long, tổ chức thi cử để tuyển chọn người tài, đặt lễ xướng danh, lễ vinh quy và khắc tên tuổi người đỗ cao (Tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. Việc lồng ghép nội dung này giúp học sinh hoàn thành tốt mục tiêu hiểu được về lịch sử của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, yêu quý và tự hào về Thủ đô Hà Nội.(1) Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. ( Sưu tầm) Việc dạy lồng ghép không phải là cắt bỏ chương trình, mà là hoạt động phối kết hợp kiến thức để nhận ra sự liên quan, sự ra đời của những nếp sống, những giá trị văn hóa của đất nước con người Việt Nam. Từ cách xây dựng lồng ghép này giáo viên đã tạo được quỹ thời gian thảo luận nội dung rất nhiều, mở rộng được kiến thức cho học sinh qua đó các em biết cách liên hệ thực tế tốt hơn. Học sinh có thể kể cho nhau nghe nhiều hơn những gì mình đã tìm hiểu được thông qua người thân và những kênh thông tin khác. * Biện pháp 2: Dạy theo hình thức: “Trò chơi trải nghiệm” Giáo viên sẽ tìm hiểu nội dung bài học của tiết học, chuẩn bị kế hoạch tổ chức sự kiện trải nghiệm thú vị. (1)Theo nội dung bài Lịch sử:Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê- SGK Lịch sử và địa lí lớp 4 VNEN ) Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 11 Học sinh trong lớp học đến từ những vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền đều có những sự kiện lịch sử, những điều kiện tự nhiên và những tập tục sinh hoạt trong đời sống của người dân khác nhau. Để giúp học sinh tiếp thu và nắm được nội dung bài học, tôi đã chủ động tìm hiểu về lí lịch học sinh của lớp mình phụ trách, nắm được quê hương bản quán, tôi nhận thấy có nhiều học sinh, bố mẹ, anh chị cũng học Đại học, và các trường khác nhau. Nên tôi đã chủ động, khơi gợi trong các em những ý thức tìm tòi, khám phá nhằm phát triển đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của đất nước. Tôi đã giao nhiệm vụ cho những học sinh có quê hương ở những địa phương mà mình được học, về nhà tìm hiểu từ những người thân trong gia đình của mình. Vào đầu mỗi tiết học học sinh sẽ chia sẻ cùng tất cả các bạn nội dung ứng dụng mà cô giáo đã cho mình tìm hiểu ở nhà. Sau đó các em sẽ trao đổi tranh luận với nhau về các vấn đề mình tìm hiểu được. Chẳng hạn: Khi dạy bài “Hoạt đông sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ”: Giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở Quê hương mình, thông qua bố mẹ ông, bà để giới thiệu với cả lớp. Những học sinh có quê hương ở các tỉnh đồng bằng miền Bắc nước ta sẽ kể về quê hương mình trong tiết này. Ví dụ: Học sinh lớp tôi thay vì kể theo sách giáo khoa các hoạt động sản xuất của người dân ở đây thì các em sẽ giới thiệu quê em ở Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, ... mẹ em kể ở quê bây giờ người ta nuôi hải sản nhiều ạ! Có em lại kể bà nội em trồng rau mang lên Hà Nội bán, chủ yếu là rau sạch ạ! Có bạn đã kể việc trồng lúa nếp làm cốm, rồi kể chuyện làm bánh đặc sản quê hương....Một số bạn đã kể về các việc làm sản phẩm thủ công mây tre đan ở quê mình... Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 12 Một số hoạt động lao động của các địa phương đồng bằng Bắc Bộ.(Tranh sưu tầm) Khi dạy bài “Tây Nguyên” những học sinh là dân tộc tại chỗ sẽ rất mạnh dạn kể về những lễ hội mà ở địa phương mình tổ chức, hay các bạn đó sẽ mạnh dạn kể về cuộc sống hàng ngày ở gia đình mình... Những cây trồng mà nhà em đang trồng, bố mẹ em dự định sẽ trồng những loại cây gì... Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 13 Một số hình ảnh cây trồng vật nuôi ở Tây Nguyên (Tranh sưu tầm) Lúc đó tiết học sẽ gây tranh luận sôi nổi về những vấn đề khác nhau mà các em đã tìm hiểu. Có những em quê hương cùng tỉnh với nhau nhưng khác huyện, phong tục tập quán mỗi làng cũng khác nhau, các em mang những phong tục đó ra để kể lại, nói về địa phương đó, gây tranh luận sôi nổi, từ đó các bạn trong lớp sẽ hiểu được các đặc điểm cụu thể của tùng vùng miền một cách tự nhiên hơn. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh nếu gia đình có những đồ vật hay dụng cụ đặc trưng của vùng miền quê mình thì giới thiệu cho các bạn lớp mình biết. Cuối mỗi tiết học các em sẽ tổng hợp lại những hiểu biết của mình trong tiết học, sau đó giáo viên có thể bổ sung những nội dung mà các em chưa đề cập tới giúp các em biết và hiểu sâu hơn nội dung bài học. Như vậy tiết học sẽ trôi qua rất nhẹ nhàng, lí thú và bổ ích. Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 14 * Biện pháp 3: Đưa học sinh giải quyết các tình huống có vấn đề thông qua nội dung các bài học Lịch sử và Địa lí. Từ trước tới nay dạy - học Lịch sử và Địa lí chủ yếu là dựa vào các câu chuyện lịch sử, diễn biến các trận đánh... hoặc qua các bài viết về nội dung địa lí, để từ đó học sinh đọc lại chuyện, tường thuật lại, rút ra ý nghĩa lịch sử., đọc nội dung bài địa lí và nêu lại nhận xét.... Gọi như là chiêm ngưỡng giá trị lịch sử, tìm hiểu vị trí địa lí... Thực chất khi học sinh đọc , tường thuật lại được chỉ là học thuộc máy móc, nhưng các em không nói được suy nghĩ và tự đặt mình vào hoàn cảnh đó, nếu mình vào hoàn cảnh đó mình sẽ làm gì? Khi dạy Lịch sử tôi đã mạnh dạn lược bỏ bước Tường thuật lại các diễn biến lịch sử, để chỉ cho học sinh nghe kể, quan sát trên các mô hình diễn biến mà có thể từ các bộ đồ dùng dạy học hoặc các tư liệu được tải về từ kho tư liệu giáo dục. Sau đó tôi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, việc tìm hiểu ý nghĩa lịch sử thực chất giúp học sinh liên hệ trực tiếp với bản thân mình, xác định trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống và đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp theo là để cho học sinh nói suy nghĩ của mình, trách nhiệm của mình mà không đi sâu quá về việc phân tích các diễn biến trận đánh, không buộc học sinh phải tường thuật các diễn biến trận đánh mà thông qua câu chuyện lịch sử có thể cho các em nói lên tâm tư của mình. Các em hình dung tưởng tượng như mình đang ở trong cuộc, các em nói được suy nghĩ của mình về việc mình sẽ làm. Chẳng hạn: Bây giờ các em đã biết được tình hình lúc đó của đất nước ta, nếu cho em ở hoàn cảnh này em nghĩ mình sẽ làm thế nào, vì sao em lại làm như vậy? Em ước mơ về đất nước mình tương lai như thế nào? Em có muốn trở lại cuộc sống của những năm đó không? ... Giáo viên có thể cho học sinh thể hiện quan điểm của mình về các chủ đề đó thông qua nội dung kể lại hoặc vẽ tranh... Học sinh trình bày nhận định của bản thân với những suy nghĩ của mình. Hay khi dạy phân môn Địa lí, ví dụ như bài: Tây Nguyên Đây là nơi tất cả các em đang sinh sống, các em phần lớn đã biết được đặc điểm khí hậu, cuộc sống chủ yếu của đồng bào xung quanh mình.Thay vì các em sẽ kể về một số nét tiêu biểu về tự nhiên, dân cư ở Tây Nguyên. Thì các em sẽ thay nhau kể với bạn mình những suy nghĩ về ý thức xây dựng quê hương nơi mình đang sống. Các em sẽ nêu ra những khó khăn của xóm làng mình đang gánh chịu vì sản xuất, lao Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân 15 động gặp thiên tai, hạn hán, nói lên những suy nghĩ của mình về việc bố mẹ mình lao động vất vả. ... Dẫu biết rằng trong một lớp các đối tượng không đồng đều, nhưng việc cho các em trình bày quan điểm của mình, suy nghĩ của mình với nội dung mà các em được nghe, được quan sát diễn biến, được trải nghiệm sẽ giúp cho các em xây dựng tốt ước mơ của bản thận. 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Các biện pháp mà cá nhân tôi đã thực hiện trong các tiết học được nêu ở trên, mỗi biện pháp đều được áp dụ
Tài liệu đính kèm: