Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường Mầm non

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ăn uống là nhu cầu tất yếu và quan trọng nhất của con người. Ngày nay

nền kinh tế phát triển, đời sống của con người được nâng lên thì nhu cầu ăn

uống của con người đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt về chất lượng và đảm bảo

VSATTP. Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn thể hiện nét văn minh của con

người đồng thời đem đến sức khỏe tốt cho con người, sức khỏe của mỗi con

người có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào việc ăn uống. Ăn uống hàng ngày

không những duy trì sự sống mà nó còn thể hiện đến chất lượng cuộc sống ảnh

hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài. Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho

có chất lượng, đảm bảo VSATTP là một vấn đề luôn luôn làm các nhà quản lý

phải quan tâm.

Các trường mầm non nói chung cũng như trường mầm non Tràng An nơi

tôi công tác nói riêng đều thực hiện việc chăm sóc và nuôi dạy các cháu. Để tổ

chức nuôi dưỡng chăm sóc các cháu được tốt các nhà trường đã có bếp ăn tập

thể, nấu ăn bán trú hàng ngày. Trước tình hình lo lắng vì nguy cơ nhiễm độc

thực phẩm và mất vệ sinh an toàn ở một số bếp ăn thì đây cũng là thách thức của

các nhà trường.Công tác vệ sinh VSATTP tại bếp ăn các trường học rất quan

trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ về mặt thể chất, trí tuệ, tinh

thần, ảnh hưởng đến giống nòi, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của

đất nước đặc biệt với lứa tuổi trẻ mầm non. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số

biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm

non”

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 3419Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài. Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho
có chất lượng, đảm bảo VSATTP là một vấn đề luôn luôn làm các nhà quản lý
phải quan tâm.
 Các trường mầm non nói chung cũng như trường mầm non Tràng An nơi
tôi công tác nói riêng đều thực hiện việc chăm sóc và nuôi dạy các cháu. Để tổ
chức nuôi dưỡng chăm sóc các cháu được tốt các nhà trường đã có bếp ăn tập
thể, nấu ăn bán trú hàng ngày. Trước tình hình lo lắng vì nguy cơ nhiễm độc
thực phẩm và mất vệ sinh an toàn ở một số bếp ăn thì đây cũng là thách thức của
các nhà trường.Công tác vệ sinh VSATTP tại bếp ăn các trường học rất quan
trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ về mặt thể chất, trí tuệ, tinh
thần, ảnh hưởng đến giống nòi, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước đặc biệt với lứa tuổi trẻ mầm non. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số
biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm
non” 
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP bếp
ăn trong trường mầm non. 
- Giúp cho bản thân và CBGVNV phụ huynh học sinh nâng cao kiến thức
đảm bảo vệ sinh ATTP bếp ăn trong trường mầm non công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ tại trường đạt kết quả cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Nghiên cứu các vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP tại bếp ăn trường mầm
non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài. 
- Tìm hiểu thực trạng việc đảm bảo Vệ sinh ATTP tại bếp ăn của trường
mầm non mà tôi đang công tác. 
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nhân viên 
1 /10
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực hành: Mang ý tưởng, sáng kiến vào thực hành trong 
thực tế để đánh giá và tích lũy kinh nghiệm.
- Phương pháp quan sát: Dùng quan sát, khả năng thực hiện 
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Nghiên cứu và áp dụng công tác đảm bảo Vệ sinh ATTP tại bếp ăn
trường mầm non. 
- Nghiên cứu từ tháng 9/ 2019 đến tháng 5/2020.
2 /10
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Bếp ăn tập thể là cơ sở chế biến nấu nướng phục vụ cho một tập thể
nhiều người cùng ăn tại chỗ. Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm được chế
biến tại bếp ăn tập thể rất lớn bởi tính tiện ích của nó đối với người tiêu dùng,
với nhà quản lý và phù hợp với nhu cầu cộng đồng. Chính vì vậy mà vấn đề
VSATTP đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp các ngành và của
toàn xã hội. Đảm bảo VS ATTP vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn
định sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.
 Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn các trường học thường diễn ra đột ngột
với số lượng người mắc lớn do số lượng người ăn đông, ít gây tử vong nhưng
ảnh hưởng đến sức khỏe và dư luận xã hội. Thực phẩm sử dụng tại bếp ăn tập
thể thường là thực phẩm hỗn hợp. Do vậy việc xác định nguyên nhân gây bệnh
gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân nhận định thực phẩm tại bếp ăn tập thể
thường được chuẩn đoán bằng lâm sàng và dịch tễ học. Chính vì vậy VS ATTP
các tại bếp ăn trường học là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
 2. Thực trạng vấn đề
 2.1. Thuận lợi
 Trường mầm non Tràng An nơi tôi đang công tác có một bếp ăn bán trú
1 chiều khang trang thuận tiện. Bếp được đầu tư các trang thiết bị đồng bộ hiện
đại để tạo điều kiện tốt nhất cho việc chế biến thức ăn theo dây truyền bếp ăn
bán trú. Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo
và thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát nhà bếp hàng góp ý, nhận xét, điều chỉnh
mọi hoạt động của nhà bếp để đảm bảo chất lượng bếp ăn bán trú duy trì tốt. 
 Nhà trường đã lựa chọn ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm
có uy tín và chất lượng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Đội ngũ cô nuôi của bếp đủ số lượng và đều có trình đạt chuẩn, ý thức và
trách nhiệm làm việc, luôn đoàn kết lắng nghe ý kiến của nhau điều đó góp phần
xây dựng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường. 
Bản thân tôi được giao nhiệm vụ làm Bếp Trưởng, cũng được làm quen
với việc cân đối khẩu phần ăn, quản lý làm sổ sách về nuôi dưỡng .. tôi cũng
nắm được sâu hơn một số nội dung về công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà
trường có có ý thức tốt trong công tác ATTP tại bếp ăn của trường.
 2.2. Khó khăn
 Hiện nay thực phẩm trên thị trường rất rộng khó mà kiểm soát được tận
gốc ngay cả những công ty có uy tín cũng không thể kiểm soát nổi nguồn gốc
thực phẩm vì vậy việc giao nhận thực phẩm hàng ngày rất quan trọng cho việc
3 /10
đảm bảo 100 % là thực phẩm sạch tuy nhiên còn một số bộ phận chưa có ý thức
đi làm sớm theo lịch để giao nhận thực phẩm
Trường xây dựng trên khu giãn dân nhiều nhà chưa xây dưng đất còn để
hoang nhiều rác thải và là khu đất gần cánh đồng có nhiều chuột và các con côn
trùng gây hại ảnh hưởng đến việc đảm bảo vệ sinh ATTP. 
 3. Các biện pháp đảm bảo công tác vệ sinh ATTP.
3.1 Biện pháp 1: Tham mưu với BGH xây dựng kế hoạch chăm sóc
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh ATTP.
 Là một nhân viên Nuôi dưỡng giữ chức vụ bếp trưởng tôi tâm huyết nghề
nghiệp, luôn chủ động tham gia đề xuât ý kiến qua các buổi họp, buổi sinh hoạt
chuyên môn để đóng góp ý kiến bổ sung vào kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, vệ
sinh ATTP của nhà trường. tích cực tham mưu với BGH về công tác chăm sóc
nuôi dưỡng, vệ sinh ATTP để xây dựng nhà trường
Đề xuất bộ phận nhân viên nuôi dưỡng cùng xây dựng thực đơn theo mùa
phù hợp với địa phương.
Đôn đốc nhà bếp luôn thực hiện nghiêm túc dây truyền làm việc luôn có
ý thức trách nhiệm trong công việc “Làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay” 
Hàng ngày phải thật nghiêm túc trong việc giao nhận thực phẩm, phải có
đủ thành phần tham gia như: Đại diện ban giám hiệu, 01 giáo viên, 01 nhân viên
bếp chính, kế toán mời đại diện phụ huynh học sinh kiểm tra đột xuất để, kiểm
tra theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm học có hiệu quả cao hơn cho việc giao
nhận thực phẩm sạch. 
Kiến nghị Ban giám hiệu thực hiện kiểm tra hàng ngày công việc của
nhân viên nuôi dưỡng quan sát đánh giá những việc làm chưa tốt, nhận xét nhắc
nhở kịp thời đối với mọi người để công việc có hiệu quả hơn.
 3.2.Biện pháp 2: Thực hiện việc giao nhận thực phẩm đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn.
Đây là biện pháp quan trọng nhất. Để công tác đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. trọng không thể thiếu được. 
Tôi đã luôn tham gia giao nhận thực phẩm hàng ngày và cũng rút ra được
một số kinh nghiệm trong việc giao nhận thực phẩm như sau:
 - Kiểm tra thịt cá bằng cách dùng tay sờ vào thấy thịt cá dẻo có độ đàn hồi
màu đỏ tươi là thực phẩm ngon.
- Kiểm tra rau thì màu xanh tươi không dập nát .
- Những hàng khô mùi phải thơm không có mùi hôi mốc v,v,
- Đối với củ quả, lựa chọn theo màu sắc đặc trưng của củ quả, không được
dập nát, có vết, không được thâm đen.
4 /10
- Trong quá trình giao nhận thực phẩm nếu thấy tình trạng thực phẩm
không đảm bảo thì sẽ kiên quyết trả lại nơi cung cấp, tuyệt đối không làm việc
nể nang mà có lúc sẽ gây tổn hại đến đứa trẻ. thực hiện theo qui trình phải có đại
diện các đồng chí trong ban giám hiệu, đồng chí kế toán, giáo viên, người trực
tiếp đứng nấu kiểm tra TP nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo số lượng.Tuyệt
đối không nhận và sử dụng những thực phẩm kém chất lượng,. Lựa chọn thực
phẩm tươi ngon, không ươn, không dập nát, không có màu và mùi lạ. Chọn các
thực phẩm được đóng gói bao bì, có ghi nhãn mác, số lượng, chất lượng, ngày
sản xuất cũng như hạn sử dụng. Thực phẩm cần tồn trữ phải được tồn trữ đúng
cách bằng những thiết bị cần thiết và hợp vệ sinh. 
3.3.Biện pháp 3: Thực hiện tốt dây truyền làm việc trong bếp để đảm
bảo vệ sinh ATTP.
Để thực hiện tốt vệ sinh trong nhà bếp thì yêu cầu mỗi nhân viên nuôi
dưỡng tự phát huy ý thức, phối kết hợp trong công việc. bản thân tôi thường
xuyên tham gia vào bếp với vai trò giám sát việc giao nhận thực phẩm, chia định
lượng thức ăn và làm sổ sách chứng từ. Bởi vậy tôi thường xuyên nhắc nhở tổ
bếp về cách làm quan hoạt động hàng ngày cũng như qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn đó là: Thực hiện đều đặn công việc hàng ngày trong nhà bếp với
tiêu trí “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy gọn ngay” khi thấy chị em làm việc chưa
gọn tôi không ngại ngùng né tránh mà trực tiếp góp ý, nhắc nhở đồng nghiệp,
qua đó cũng góp phần đáng kể trong việc đảm bảo VSATTP. Bếp ăn của chúng
tôi luôn có đông nhân viên nuôi dưỡng nếu không làm tốt việc phân công dây
truyền sẽ dẫn đến công việc bị chồng chéo kém hiệu quả, mọi thành viên trong
tổ không biết nhiệm vụ của mình dẫn đến làm việc trì trệ, ỉ lại, ganh tỵ việc ảnh
hưởng đến chất lượng công việc bởi vậy tôi tham mưu, phối hợp với đồng chí
hiệu phó nuôi xây dựng bảng dây chuyền căn cứ hướng dẫn cấp trên về quy chế,
quy định của về thời gian, nhiệm vụ mà các nhân viên tổ nuôi phải làm trong
ngày và đưa ra thảo luận tại buổi sinh hoạt tổ lấy ý kiến của từng thành viên sau
đó sẽ thống nhất và đưa vào thực hiện tại bếp ăn của trường.
 Hàng ngày nghiêm túc trong việc lưu nghiệm thực phẩm sống và chín
24/24h theo đúng thực đơn và đủ định lượng theo Quyết định 1246/QĐ- YT. Để
làm minh chứng cho công tác ATTP.
Qua ý kiến về cách làm việc theo dây truyền của tôi mọi người trong tổ
thực hiện rất tốt nhiệm vụ được phân, có tinh thần kết hợp phối hợp rất nhịp
nhàng không bị chồng chéo công việc lên nhau mang lại hiệu quả cao trong
công việc.
5 /10
Phân công rõ nhiệm vụ, công việc của cô chính cô phụ.
THỜI 
GIAN
NHÂN VIÊN
VỊ TRÍ SỐ 1
Nấu ăn
NHÂN VIÊN
VỊ TRÍ SỐ 2 
Sơ chế
NHÂN VIÊN
VỊ TRÍ SỐ 3
Chia ăn
NHÂN VIÊN
VỊ TRÍ SỐ 4
Phụ
7h00’ -7h30’
- Kiểm tra bếp 
chuẩn bị dụng 
cụ, đun nước.
- Giao nhân thực
phẩm đợt 1.
- Ghi sổ kiểm 
thực (Bước 1).
- Vệ sinh khu vực
sơ chế, dụng cụ 
sơ chế, sắp xếp đồ
dùng.
- Vệ sinh khu 
vực hành lang 
bếp ăn( Quét và 
lau).
- Sấy bát, Lấy 
khăn các lớp các
lớp mang xuống 
cho vào tủ sấy 
khăn.
7h30’ - 9h30’
- Giao nhân thực
phẩm đợt 2
( nếu có)
- Nấu bữa chính 
trưa cho trẻ.
- Phân chia định 
lượng thực phẩm 
theo nhómtheo 
lứa tuổi Nhà trẻ - 
Mẫu giáo
- Sơ chế thực 
phẩm của trẻ rửa 
và làm sạch
- Ghi sổ kiểm 
thực bước 2
( Thực phẩm của 
CBGVNV sơ chế 
sau khi đã sơ chế 
xong thực phẩm 
của trẻ)
- Hỗ trợ sơ chế 
thực phẩm 
- Lấy xuất ăn 
trên lớp.
- Sơ chế thực 
phẩm của trẻ
- Chia khăn, 
chia bát thìa
- Chia thức ăn 
chín và cơm
- Ghi sổ kiểm 
thực (Bước 3)
- Lưu nghiệm 
thức ăn, ghi sổ 
và ký
- Chia bát thìa 
chia ăn chuyển 
lên các lớp
- Sắp xếp đò 
dùng chia ăn
- Chuyển cơm 
lên lớp Nhà trẻ
9h30’- 11h30’
10h15’- 11h30’
- Nấu cơm cho 
CBGVNV
( NV phụ nấu 
kiểm tra bữa ăn 
trên các lớp )
- Rửa dọn đò 
dùng, dụng cụ 
nấu 
( Xoong nồi, bát 
đĩa thìa, khay 
cơm, chậu , rổ, 
giá, dao, thớt..)
- Chia cơm 
CBGVNV
- Chuyển cơm 
CBGVNV ra 
nhà ăn
- Vệ sinh khu 
vực chia ăn
- Chuyển cơm 
lên lớp và phụ 
ăn
- Thu xoong nồi,
bát ăn trên lớp
- Rửa bát 
11h30’-
12h30’
- Nấu bữa ăn 
chiều cho trẻ 
(Những món ăn 
cần nấu sớm
12h30’ - 
13h30’
NGHỈ - ĂN TRƯA
13h30’ -
14h30’
Hoàn thành bữa 
phụ chiều Mẫu 
- Rửa dọn đồ 
dùng, dụng cụ 
- Chia ăn phụ 
chiều cho trẻ 
- Chia bát thìa 
chia ăn chuyển 
6 /10
Giáo Nhà trẻ
(NV phụ nấu 
bếp lên kiểm tra 
bữa ăn trên lớp)
nấu 
( Xoong nồi, bát 
đĩa thìa, khay 
cơm, chậu , rổ, 
giá, dao, thớt)
- Ghi sổ kiểm 
thực (Bước 3)
- Lưu nghiệm 
thức ăn, ghi sổ 
và ký
lên các lớp
- Sắp xếp đồ 
dùng chia ăn
- Chuyển bữa 
phụ chiều lên 
lớp và phụ ăn 
chiều 
14h30’- 15h00’
Hoàn thành bữa 
ăn chiều cho trẻ 
Nhà Trẻ
- Rửa bát 
- Vệ sinh khu vực
rửa bát
- Chia bữa chính
chiều cho nhà 
trẻ
- Thu dọn bát 
đĩa trên lớp
- Chuyển bữa 
chính chiều NT, 
sữa bánh ăn phụ 
chiều lên lớp, 
phụ ăn chiều 
15h00’ -
16h00’
- Hoàn thiện 
chứng từ
- Vệ sinh khu 
vực tủ cơm, khu 
vực nấu ăn, khóa
van ga
- Sắp xếp xoong 
nồi, bát thìa đã 
rửa vào tủ đựng 
đồ
- Vệ sinh khu 
vực chia ăn
- Rửa bát, xoong
nồi 
- Thu dọn bát 
đĩa, xoong nồi, 
bát ăn trên lớp
- Rửa bát đĩa, 
xoong nồi
- vệ sinh xe đẩy 
rửa thức ăn
16h30’ - 
16h30’
- Viết bảng tài 
chính công khai
- Vệ sinh khu vực 
bồn rửa
- Vệ sinh tủ lạnh
khu vực chia ăn
- Lau dọn vệ 
sinh phòng ăn 
nhân viên, nhà 
vệ sinh 
Kết quả thực hiện tốt dây truyền đảm bảo công tác vệ sinh ATTP tại bếp
ăn đối với nhân viên nuôi dưỡng. sau mỗi lần được BGH nhà trường và các đoàn
kiểm tra về ATTP của phường chúng tôi lại rút ra được kinh nghiệm để thực
hiện công việc tốt hơn và luôn được ghi nhận và đánh giá cao.
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên chăm sóc trẻ ăn.
Đối với nhân viên bếp viêc sơ chế biến các món ăn còn nguyên giá trị
dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất là công việc chính và luôn phải
đảm bảo công tác vệ SATTP là việc làm cần thiết, để biết được trẻ ăn ngon
miệng, hết xuất không hàng ngày cặp nấu chính lên lớp lớp quan sát trẻ ăn, trò
chuyện với trẻ về món ăn do chúng tôi nấu để đánh giá chất lượng bữa ăn kịp
thời tham mưu với đ/c Hiệu phó nuôi lựa chọn, điều chỉnh những món ăn đa số
trẻ thích, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất vào thực đơn cho trẻ hàng ngày và
chúng tôi luôn đảm bảo công tác vệ sinh ATTP trong sơ chế biến.
7 /10
3.5.Biện pháp 5: Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp. 
Trong tập thể nếu mỗi người đều nêu cao ý thức trong công việc thì sẽ
đem lại hiệu quả cao, ngượi lại nếu một số ít người làm việc có tính ỉ lại qua loa
cũng là một mối nguy hại về việc đảm bảo vệ sinh ATTP hàng ngày. Bởi nếu ai
đó thiếu trách nhiệm trong việc giao nhận thực phẩm, không tinh ý lựa chọn
thực phẩm tươi ngon mà nhận ào ào như: Lạc bị mốc, vừng bị ôi sẽ là nguy cơ
gây nên ngộ độc cho trẻ. Hoặc khi sơ chế để bừa bài không đúng nơi quy định,
rửa thực phẩm không sạch vv cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo
VSATTP. Bởi vậy tôi luôn gương mẫu làm tốt công việc của mình và mỗi ngày
Trực tiếp làm việc ở bếp bao quát toàn bộ việc của bếp. Tôn trọng và lắng nghe
tiếp thu ý kiến đóng góp ý của cấp trên, của đồng nghiệp trong công việc chế
biến bữa ăn cho trẻ để cùng với chị em đồng nghiệp làm tốt vai trò của mình.
Bếp của chúng tôi đã có một nề nếp thói quen tốt trong việc góp ý nhau để cùng
làm tốt công việc hàng ngày, chú trọng từ khâu giao nhận thực phẩm đến các
khâu sơ chế, chế biến, chia ăn, lưu nghiệm khẩu phần ăn. Bên cạnh việc giám
sát tôi thường gọi riêng từng đồng chí chưa làm tốt công việc của mình hoặc có
sự hiểu lầm nhau trong quá trình phối kết hợp gióp ý riêng để họ tiếp thu và có
sự thây đổi, việc góp ý thẳng thắn và tế nhị giữ sự tôn trọng đã được các chị em
tổ bếp đồng lòng ủng hộ. Sau những góp ý chị em đã hiểu nhau, thông cảm,
đoàn kết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các công việc. 
 3.6. Biện pháp 6: Chú trọng giữ vệ sinh môi trường.
 Việc vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nấu ăn và vệ sinh môi trường cũng góp
phần rất quan trọng trong việc đảm bảo VSATTP. Vì nếu dụng cụ không sạch sẽ
có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bữa ăn, ảnh hưởng đến mùi vị, độ hấp
dẫn khi ăn, và nếu có chuột bọ thì khả năng ngộ độc cũng sẽ sảy ra. Bởi vậy
hàng ngày tôi cùng các đồng nghiệp phân công nhau đi sớm trước giờ làm việc
khoảng 15 phút để vệ sinh bếp và dụng cụ sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bên cạnh đó tôi luôn quan sát thấy có nhiều côn trùng có hại nên đã có ý
kiến với ban giám hiệu làm lưới chắn côn trùng ở các ô cửa và thực hiện vệ sinh
khi thấy bẩn.
Nguồn nước cũng rất quan trọng bởi vì nước để phục vụ ăn uống, vệ sinh
không thể thiếu của con người tôi cũng đã đề xuất với ban giám hiệu mang nước
đi kiểm định thường xuyên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
 Rác thải từ nhà bếp, rác thải từ rau củ quả từ các loại nilong, giấy lộn, đồ
dùng sinh hoạt thừa vv, nếu không có biện pháp xử lý sẽ làm ô nhiễm môi
trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng,
chúng bay ra đậu vào thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh ngộ độc thức ăn ở
8 /10
trường vì vậy tôi cùng các cô trong tổ nuôi đều có ý thức phân loại rác và để vào
thùng đựng có nắp đậy kín để đúng nơi quy định. Hàng ngày rác thải được công
ty vệ sinh môi trường thu gom vào cuối ngày không để rác thải tồn đọng.
Bên cạnh đó tôi thường xuyên nhắc nhở chị em tổ bếp tháo rỡ vệ sinh hút
bụi các ô cửa sổ có lưới chắn côn trùng tại khu bếp nấu, phòng kho khi thấy bẩn
và rửa sạch lưới chắn theo định kỳ 3 tháng 1/1 lần để đảm bảo an toàn. 
Vào thứ 6 hàng tuần hàng tháng tôi luôn gương mẫu cùng các chị em tổ
bếp đã thực hiện nghiêm túc chế độ tổng vệ sinh nhà bếp, vườn hoa cây cảnh và
môi trường xung quanh trong nhà trường góp phần và kết quả của phong trào
Hành động Vì nhà trường cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp - văn minh
năm 2019. Kết quả nhà trường đã đạt 98/100 điểm và là đơn vị đạt mức độ I.
4. Hiệu quả sáng kiến
 Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán
trú tại trường là một nhiệm vụ quan trọng. Tôi cũng như toàn thể CBGVNV nhà
trường đã nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về chế độ vệ sinh. Bên cạnh đó bản
thân tôi cùng đồng nghiệp đã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo an toàn
thực phẩm trong trường học mà tôi đã nêu trên kết quả: 
 Trong năm học 2019 -2020 tôi đã thực hiện tốt, nghiêm túc thực hiện các
biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bếp ăn của chúng tôi đã thu
được kết quả đáng khích lệ. 
Chúng tôi luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 100% trẻ, trong nhiều năm
liền không có bất cứa một tình trạng ngộ độc thực phẩm, hay bất cứ dịch bệnh
nào sảy ra trong nhà trường. 
100% nhân viên hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường mầm non. Có ý thức trách nhiệm cao trong
quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dụng cụ và các trang thiết bị nhà bếp được trang bị đầy đủ, thường xuyên
được kiểm tra, kiểm định và đạt yêu cầu vệ sinh theo đúng quy định.
 Hàng năm trường các đoàn kiểm tra công tác y tế học đường, vệ sinh an
toàn thực phẩm đều được đánh giá rất tốt. được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các cháu đến trường có những bữa ăn an lành đảm bảo đủ chất dinh
dưỡng, sức khỏe phát triển tốt. Cha mẹ trẻ luôn yên tâm tin tưởng vào công tác
chăm sóc bán trú cho trẻ của nhà trường. Bản thân tôi nhiều năm liền đạt được
danh hiệu nhân viên giỏi cấp trường đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
9 /10
 PHẦN III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi chính là việc thực hiện các biện pháp
biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm non
trong trường dựa trên nhận thức đúng đắn về vấn đề VSATTP, nhận thức rõ vai
trò và trách nhiệm của mình trong công việc chế biến bữa ăn cho trẻ hàng ngày.
Tôi đã cùng tập thể nhà bếp thực hiện nghiêm túc các chế độ vệ sinh, thực hiện
công việc hàng ngày đảm bảo tốt VSATTP bằng một số biện pháp cơ bản, tuy
không nổi bật nhưng đó là tâm huyết là những việc mà tôi đã thực hiện đem lại
kết quả tốt .
2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Điều kiện áp dụng các biện pháp của sáng kiến này dễ thực hiện. Cách
thức để thực hiện các biện pháp không có gì là khó, nhân viên nuôi dưỡng nào
cũng có thể thực hiện được. Song cần phải có thời gian và tâm huyết để theo
đuổi bản kế hoạch đã xây dựng. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phải có tác
động chỉnh sửa bổ sung nếu cần sự thay đổi cho phù hợp thực tế hơn.
3. Bài học kinh nghiệm
Sáng kiến này của tôi có vai trò đẩy mạnh hiệu quả công tác vệ sinh
ATTP tại bếp ăn trong trường nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của
trường, của ngành.Từ việc Tham mưu với BGH xây dựng kế hoạch nâng cao
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh ATTP. Lựa chọn thực phẩm,
vệ sinh nhà bếp để đảm bảo vệ sinh ATTP. Thực hiện tốt dây truyền làm việc
trong bếp để đảm bảo vệ sinh ATTP. Tôn trọng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp
để hoàn thành tốt công việc. Chú trọng giữ vệ sinh môi trường xử lý rác. Phối
hợp với giáo viên chăm sóc trẻ ăn.Và cuối cùng, trẻ em là những người được
hưởng quyền lợi.
4. K

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.pdf