Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường Mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng , bởi nó là bậc học đầu tiên

trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau.

Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi

nhà trẻ, mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến

thức một cách tốt nhất, được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương

lai đất nước.

Như Bác Hồ kính yêu đã nói “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một

nền giáo dục tốt” Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

trẻ, bồi dưỡng cho trẻ có những kĩ năng cơ bản ban đầu, có những thói quen học

tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó trước hết người quản lý

chỉ đạo phải toàn diện cả về chuyên môn, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu

cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học

giao cho.

Ở trường mầm non việc giáo dục thể chất cho trẻ cũng rất quan trọng,

việc giáo dục thể chất là để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung

như phát triển vận động tinh, thô cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng

một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát

triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm

non. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà

trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể

chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục

thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng

các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự

tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản

là tính tích cực vận động của chúng. Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động

nhằm nâng cao thể lực sức khỏe, giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng

thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không

những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.

Trong quá trình tham gia vào các tiết học thể dục cũng như chơi các trò

chơi vận động trẻ được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội, cũng như

thẩm mỹ. Biết tuân theo của trò chơi, biết phối hợp phát triển các giác quan,

vượt qua cảm giác sợ hãi khi thực hiện các vận động để rồi tự tin hơn trong cuộc

sống tăng cường trao đổi chất, phát triển thể lực.

Thực tế ở trường chúng tôi, trong quá trình tổ chức các hoạt động phát

triển thể chất cho trẻ thì điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ, không gian

luyện tập còn nhiều hạn chế. Các đồ chơi vận động còn ít không đa dạng, hấp

dẫn trẻ. Ngoài ra giáo viên trong nhà trường hầu hết là những giáo viên mới,

chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều sáng tạo trong giảng dạy, trong việc làm đồ

dùng đồ chơi.

Bản thân tôi luôn khát khao được góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao tầm

vóc cho trẻ thế hệ mai sau được cao lớn khoẻ mạnh, thông minh, sáng tạo để

xây dựng và bảo bệ đất nước Việt Nam.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện

pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ trong

trường mầm non”

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 635Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn TCDG phong phú sẽ có thể dễ 
dàng lựa chọn được nững trò chơi phù hợp, mới lạ, kích thích trẻ hứng thú tìm 
tòi, khám phá Tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng lực khác nhau. Khi 
sưu tầm TCDG để tổ chức các hoạt động giáo dục người giáo viên cần chú ý 
một số yêu cầu như: Sưu tầm và sử dụng trò chơi gắn với nội của chủ đề. Các trò 
chơi có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ. Trò chơi mang đến cho trẻ 
nhiều cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động. Nội dung chơi, cách thức chơi phù 
hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. 
- Vai trò của người giáo viên cần nghiên cứu nội dung của trò chơi, nội 
dung của đề tài, của hoạt động dự kiến tổ chức, trên cơ sở đó xác định được mục 
tiêu của việc phát triển trò chơi này nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục gì và 
mục tiêu đạt được là gì? 
Kiến tập chuyên đề Vận Động 
- Việc tổ chức chuyên đề là dịp để các giáo viên giao lưu học hỏi, trao 
đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
12 
như cách tổ chức các hoạt động giáo dục tuyên truyền phối hợp với các bậc cha 
mẹ học sinh và cộng đồng cùng quan tâm giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho giáo viên tôi đã phân công 
những giáo viên cốt cán đi học tập huấn các lớp bồi dưỡng chuyên môn do 
Phòng giáo dục tổ chức. Thông qua hình thức này giúp cho cán bộ quản lý thấy 
được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, qua các buổi bồi dưỡng 
chuyên môn giáo viên trường tôi có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các 
bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý 
các tình huống sư phạm. Kết quả chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường tôi 
có những chuyển biến rõ rệt, sổ sách trình bày đẹp, vững vàng hơn về phương 
pháp chuyên môn, xử lý các tình huống khéo léo hơn và tự tin hơn khi lên tiết. 
Các cô giáo tiêu biểu như: Nguyễn Thị Huyền, Thạch Thị Huyền, Hoàng Thị 
Giang, Ngô Thị Huyền, Nguyễn Thị Phương.. 
Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi kiến tập tại trường là rất cần thiết vì 
các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí 
giáo viên được “ mắt thấy, tai nghe” những gì mình được học ở lý thuyết, được 
nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn đề này, ngay từ đầu năm tôi đã 
lên kế hoạch kiến tập tại các lớp điểm, các lớp được nhận chuyên đề. 
Kiến tập chuyên đề vận động 
Vào đầu năm học khi lựa chọn kiến tập chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng 
về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Nhưng đến giữa năm, cuối 
năm tôi không chỉ để những giáo viên vững về chuyên môn lên tiết kiến tập mà 
nhân rộng cả những giáo viên mới ra trường, những giáo viên yếu kém về 
chuyên môn để họ được trải nghiệm, bình tĩnh, tự tin trước đám đông. Trước khi 
cho các đồng chí giáo viên dự giờ ban giám hiệu chúng tôi phải duyệt giáo án, , 
đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên có cách xử lý hợp 
lý nhất, lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả cao. Sau buổi kiến tập chúng tôi 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
13 
cho tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm 
cũng như tồn tại của giờ học. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho 
giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp những cái tốt, hạn chế những 
tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ hàng ngày. 
 Đó là những tiết chúng tôi đã xây dựng để kiến tập tại trường theo chuyên 
đề, ngoài ra chúng tôi còn lên các tiết kiến tập về các môn học và các hoạt động 
khác như: Toán, văn học, HĐNT, HĐG Hầu hết các giáo viên trong trường 
đều đã lên tiết để các bạn dự, có giáo viên đã lên tiết 2-3 lần. Tuy vất vả nhưng 
giáo viên nào cũng vui và mong muốn được lên tiết cho các bạn dự để thấy mình 
đã tốt ở điểm nào, còn điểm nào cần rút kinh nghiệm. Còn các giáo viên đi dự 
cũng rất vui vì sau mỗi lần được dự đã biết vận dụng phương pháp bộ môn , thay 
đổi hình thức dạy phù hợp với điều kiện của trẻ ở lớp mình. Vì vậy đội ngũ giáo 
viên hầu hết đã nắm vững phương pháp đổi mới thực hiện rất đều các bộ môn và 
các hoạt động. 
Tôi thường xuyên theo dõi qua trình tổ chức thực hiện của tổ chuyên môn, 
giám sát việc kiểm tra đánh giá của tổ. Hàng ngày kiểm tra nề nếp, nội quy vệ 
sinh của mỗi nhóm lớp, kiểm tra giờ giấc soạn bài, dự giờ thăm lớp, kiểm tra kế 
hoạch một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức: thường xuyên, đột xuất. 
phát hiện ra những sai xót để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Sau khi 
thực hiện biện pháp này giáo viên trường tôi nắm vững hơn về chuyên môn, 
khéo léo, sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng đò chơi tự tạo để phục vụ các 
hoạt động. 
Việc cho giáo viên đi thăm quan, kiến tập và dự giờ các trường bạn cũng rất 
quan trọng. Năm học vừa qua Phòng giáo dục đã tổ chức cho chúng tôi được học 
hỏi các trường điểm trong huyện. Tôi đã cử giáo viên cốt cát ở các lứa tuổi đi 
kiến tập. Sau buổi kiến tập chúng tôi cùng giáo viên trao đổi thống nhất lên lại 
các tiết kiến tập cho các giáo viên trong trường sau khi đã được phòng giáo dục 
nhận xét ưu và tồn của tiết học đó. Không những học tập về phương pháp chúng 
tôi còn được học hỏi rất nhiều về cách trang trí môi trường lớp học, xây dựng 
các góc mở như thế nào cho hiệu quả song vẫn phải căn cứ vào tình hình của 
trường lớp mình để trang trí cho phù hợp. Kết quả 100% các lớp xây dựng được 
các góc mở cho trẻ hoạt động, trong đợt chấm thi giáo viên giỏi cấp Huyện và 
đợt kiểm tra chuyên môn của nhà trường vừa qua trường tôi đã đạt được giải ba 
cấp huyện của khối lớn, còn các nhà trẻ và bé cũng được điểm cao. Ngoài ra 
trường tôi cũng được khen gợi về môi trường hoạt động của trẻ mặc dù diện tích 
lớp học chật chội nhưng giáo viên đã biết cách sắp xếp, bố trí, tạo không gian 
cho trẻ hoạt động. 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
14 
Tổ chức cho giáo viên xem lại các tiết đạt giải cao. 
 * Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này giáo viên trường tôi có rất nhiều 
sáng tạo khi tổ chức cho các con tham gia các tiết học thể dục cũng như các tiết 
học khác. Khi dạy các con học thể dục bây giờ trẻ ở trường tôi không chỉ là tập 
các bài tập khô khan như bật, tung, ném, chuyềnmà trẻ còn được trải nghiệm 
bằng nhiều hình thức như với cát, nước, cỏ, sỏi, bông, đường tối, đường sáng, 
đánh gôn Những thành tích của trẻ cho thấy sự nỗ lực phấn đấu không ngừng 
của giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
3. Biện pháp 3:Ứng dụng CNTT vào các hoạt động của chuyên đề. 
 Như mọi người cũng biết, ngày nay con người đang tiến vào kỷ nguyên 
của công nghệ thông tin với sức mạnh phát triển như vũ bão trên toàn thế giới. 
Nhờ có công nghệ thông tin , con người làm việc nhanh hơn, chính xác hơn, 
hiệu quả cũng cao hơn gấp bội. Công nghệ thông tin còn là chiếc cầu nối giúp 
con người trên toàn thế giới trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm tiến tới một 
cuộc sống tươi đẹp hơn. 
 Đúng vậy, công nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi 
mới các phương pháp dạy học . Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự 
phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều các phần mềm 
hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Edittor/ Violet, 
Flash, Photoshop, Kismascác phần mềm này rất tiện ích và trở thành một 
công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy 
tính, máy chiếu. Vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồ dùng khi lên tiết cho giáo 
viên vừa tiết kiệm chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao tính sinh động, hơn 
nữa còn đạt hiệu quả cao cho các giờ dạy. Có thể nói công nghệ thông tin giúp 
giáo viên có điều kiện mở rộng và bổ xung thêm nhiều kiến thức, vì thế chúng ta 
cần biến công nghệ thông tin thành công cụ có hiệu quả để hỗ trợ tổ chức các 
hoạt động giáo dục trẻ. Các bài học trên máy vi tính là những gợi ý tốt để giáo 
viên có thêm những ý tưởng sáng tạo mới nhằm tổ chức một cách sinh động, 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
15 
cuốn hút và đạt hiệu quả cao hơn. Quá trình hướng dẫn trẻ sử dụng máy và học 
trên máy giáo viên cũng nắm bắt sâu hơn tâm lý và sở thích của trẻ. 
 Trên thực tế của trường tôi hầu hết là giáo viên mới ra trường còn rất trẻ 
và chưa có nhiều kiến thức,kỹ năng sử dụng máy và thiết kế các bài giảng điện 
tử. Bên cạnh đó, là trường mới được thành lập nên còn thiếu nhiều cơ sở vật 
chất phục vụ cho việc phát triển công nghệ thông tin như số lượng máy tính, 
máy chiếu, máy quay phim, phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý, thiết lập 
giáo án điện tử còn hạn chế. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ nên làm như thế nào 
để giáo viên trong nhà trường biết sử dụng công nghệ thông tin và biết thiết lập 
giáo án diện tử đơn giản để áp dụng vào bài dạy của trẻ một cách hiệu quả thiết 
thực. 
 Trước hết tôi lập kế hoạch, báo cáo, tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng 
kế hoạch cụ thể, tham mưu và duyệt với phòng GD&ĐT và UBND huyện ra 
quyết định cho phép mua bổ xung thêm trang thiết bị máy tính, máy chiếu, máy 
in, camera, máy ảnh, loa đài, các phần mềm hữu ích cho nhà trường. 
 Và với cương lĩnh lãnh đạo nhà trường tôi luôn là người tiên phong, đi 
đầu trong việc ứng dụng các tiện ích của CNTT đem lại như: quản lý giáo viên 
thông qua mạng nội bộ, lập hồ sơ và quản lý CB GV NV bằng phần mềm quản 
lý, chỉ đạo định hướng cho giáo viên thiết kế các bài giảng điện tử có hiểu quả 
cao tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ giáo viên noi theo. 
 Động viên, khuyến khích các giáo viên vào nghề lâu năm, có kinh nghiệm 
say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, tổng hợp góp ý, kết hợp các phương 
pháp dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, Khích lệ 
giáo viên mới học hỏi kinh nghiệm, đi học nâng cao trình độ sử dụng và thiết kế 
các bài giảng điện tử ứng dụng vào các hoạt động giáo dục trẻ. 
 Có chế độ ưu tiên khuyến khích, động viên khen thưởng tuyên dương các 
cá nhân, các khối ứng dụng hiệu quả CNTT trong phương pháp dạy học. 
 Chỉ đạo và tổ chức các cuộc hổi thảo, tập huấn về CNTT trong các buổi học 
chuyên môn để giáo viên rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. 
 Mời các chuyên gia về CNTT tập huấn cho cán bộ giáo viên nhân viên từ 
những kiến thức sơ đẳng, đi sâu vào kỹ năng cơ bản cho đội ngũ giáo viên có 
kinh nghiệm trước từ đó nhân rộng đến các thành phần, đối tượng khác trong 
nhà trường 
 Do kinh phí hạn chế nên chúng tôi không mời được giáo viên về dạy cho 
nhà trường thường xuyên, chúng tôi khắc phục bằng cách tôi trưng dụng kế toán, 
các giáo viên trong trường có trình độ tin học chỉ bảo các giáo viên chưa biết 
nhiều. Tôi đã sắp xếp thời gian học của các lớp như sau. 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
16 
STT Tên lớp Thời gian 
1 Lớp 1 Từ 16h30 đến 18h thứ 3 thứ 5 
2 Lớp 2 Từ 16h30 đến 18h thứ 4 và thứ 6 
- Căn cứ vào thực tiễn cơ sở vật chất cũng như trình độ nhận thức của từng 
giáo viên tôi chia 25 giáo viên tham gia lớp học bồi dưỡng thành 02 lớp học có 
trình độ khác nhau để tăng hiệu quả của việc bồi dưỡng. 
+ Lớp 1 dành cho giáo viên mới chưa biết cách tạo 1 sile mới, 1 giáo án 
điện tử đơn giản. 
+ Lớp 2 dành cho giáo viên đã biết cách sử dụng máy và biết cách thiết lập 
giáo án, học nâng cao hơn như học sử dụng 1số phần mềm để thiết kế bài giảng 
điện tử violet, photoshop, Mover, cắt ghép nhạc, phần mềm in sao đĩa.. 
- Tăng cường công tác kiểm tra dự giờ thăm lớp, xếp loại giáo viên nhất là 
các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. 
- Phân công giáo viên có trình độ về tin học tham gia đầy đủ các buổi kiến 
tập do phòng GD&ĐT tổ chức và cử giáo viên cốt cán đi học nâng cao trình độ 
CNTT. Từ những giáo viên mạng lưới này sẽ tự bỗi dưỡng cho những giáo viên 
khác trong trường về những kiến thức cơ bản của tin học để có khả năng sử 
dụng tốt máy vi tính trong công tác “ Học thầy không tày học bạn”. 
- Trường tôi cũng tổ chức những cuộc phát động phong trào thi đua học tập, 
bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong hoạt động của toàn trường đặc biệt trong trong 
các kỳ hội giảng chào mừng các ngày lễ 20.11, hội giảng mùa xuân và các đợt 
thanh tra kiểm tra của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo, kiểm tra của nhà tường để 
phát động phong trào sử dụng, ứng dụng CNTT, học tập lẫn nhau về kiến thức 
CNTT. 
- Khi các giáo viên trong trường đã có khả năng ứng dụng CNTT vào tiết 
dạy tôi đã phân công mỗi khối, mỗi lớp làm giáo án điện tử theo từng môn học 
từng chủ đề. Nhất là hướng dẫn giáo viên ứng dụng CNTT vào các môn học 
theo chuyên đề, đặc biệt là môn thể dục. 
- Ứng dụng CNTT vào môn thể dục: Thể dục luôn là môn học khô cứng, trẻ 
phải làm theo hiệu lệnh, động lệnh gò bó khiến trẻ không hứng thú, việc tạo ra 
các bài nhạc khởi động, bài tập phát triển chung, nhạc để tập thể dục sángsẽ 
làm cho trẻ hứng thú, tích cực vận động theo nhạc một cách thoải mái. Tiết học 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
17 
sẽ không còn mang hình thức cứng nhắc nữa mà trở lên sôi động hơn, trẻ càng 
hứng thú khi tập các bài nhạc erobich, nhạc nước ngoài, dân vũ 
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng với sự tìm tòi các 
phần mềm cắt ghép nhạc, tăng chỉnh tembo, phần mềm đổi đuôi các file 
nhạcgiáo viên trường tôi đã tạo ra nhạc các bài tập phát triển chung , bài nhạc 
khởi động và nhạc thể dục sáng cho trẻ theo từng chủ đề và phù hợp với các tiết 
học. Những bản nhạc làm ra có nhạc nhanh, nhạc chậm, vừa rõ ràng, vừa dễ 
nghe, trẻ sẽ chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, có tiếng trống dồn hàng, lấy cất 
dồ dùng theo nhạc một cách linh hoạt mà không cần đến hiệu lệnh của cô. Trẻ 
tập bài tập phát triển chung theo nhịp của các bài hát, mỗi một chủ đề trẻ lại 
được thay đổi các giai điệu khác nhau nên trẻ luôn cảm thấy mới lạ, thích thú 
qua đó phát triển tai nghe cho trẻ. Các nhạc khởi động, nhạc bài tập phát triển 
chung của từng chủ đề góp phần phong phú hơn vào bộ bài giảng điện tử của 
nhà trường. 
 Tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động hội cha mẹ học sinh, các 
nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trường để trang bị thêm cơ sở vật chất máy 
tính và mạng máy tính cho nhà trường. Khi đã đầu tư được một hệ thống máy, 
tôi phải vào sổ thống kê tài sản của trường, bàn giao cho giáo viên phụ trách cụ 
thể, có chế độ bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng máy thường xuyên để các thiết bị 
luôn hoạt động tốt. Có kế hoạch khai thác sử dụng các thiết bị đúng mục đích, 
hiệu quả. 
* Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này trường tôi đã đạt được kết quả 
như sau. 
- Cái được đầu tiên là phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi 
từ nhận thức, từ lo lắng không biết làm như thế nào sang tâm thế thích thú với 
bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng 
soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng 
lên, chất lượng bài giảng cũng tốt hơn, hấp dẫn trẻ hơn. 
- Hiện nay 100 % giáo viên nhà trường có chứng chỉ tin học, có 4/24 đồng 
chí có trình độ trung cấp tin học và 100% giáo viên đều soạn bài trên máy vi 
tính. 100% giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng 
các phần mềm dạy học các môn, các tư liệu điện tử, trong đó có nhiều giáo viên 
có kỹ năng cao trong việc kết hợp nhiều phần mềm tiện ích khác nhau trong một 
bài giảng như cô Nguyễn Thị Huyền, Thạch Thị Huyền, Doãn Thị Thanh Minh. 
Nguyễn Thanh Huyền. 
 Rất nhiều các tiết học được ứng dụng CNTT một cách hiệu quả ( Chỉ tính 
những tiết bắt buộc trong các đợt kiểm tra toàn diện, các đợt hội giảng ở trường, 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
18 
đợt thi giáo viên giỏi). Cùng với việc tích cực triển khai thiết kế các giáo án 
điện tử 
 + Bộ nhạc thể dục sáng của nhà trường, bộ nhạc thể dục khởi động và bài tập 
phát triển chung theo các chủ đề của các Khối Lớn, Nhỡ, Bé, Nhà trẻ. 
 + Một số bài giảng Elearning của các Khối Lớn, Nhỡ, Bé, Nhà trẻ. 
 Việc ứng dụng các bài giảng điện tử do chính các giáo viên tạo ra phù hợp 
với khả năng của trẻ lớp mình nên trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, chất 
lượng dạy và học của cô và trẻ ngày càng được tiến bộ rõ rệt. 
 Được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo nên trường đã được đầu tư 06 
bộ máy tính mới, 06 chiếc tivi và 01 máy chiếu hắt. Ngoài ra trường cũng được 
sự ủng hộ của toàn thể phụ huynh ủng hộ 01 máy chiếu và toàn bộ hệ thống máy 
camere cho 100% các lớp. 
 Chính vì sự nỗ lực, sự cố gắng của Ban giám hiệu cũng như của toàn thể 
giáo viên trong trường, nên năm học vừa qua trường tôi đã có một ngân hàng 
các giáo án của tất cả các bộ môn để phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Tập huấn CNTT 
4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên linh hoạt, sáng tạo một số hình thức tổ chức 
tiết học 
 Như chúng ta đã biết trẻ em “ chóng nhớ, mau quên” nên việc cung cấp 
kiến thức cho trẻ không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu. Kĩ năng và thái độ 
của trẻ khi tiếp ứng với mỗi tình huống, câu chuyện đưa ra mới là điều quan 
trọng hơn. Bàn về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học cho 
trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng “ trẻ nhỏ biết gì mà dạy” “ mấy đứa 
trẻ con dạy hát, dạy múa, dạy kể chuyện là xong” hay “ mầm non đâu cần đổi 
mới phương pháp” 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ trong trường MN 
19 
 Nhìn chung các phương pháp dạy học cho trẻ mầm non đều hướng vào đứa 
trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động và kết quả cuối cùng là 
đứa trẻ cần đạt mục tiêu cuối độ tuổi và đồng thời chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho 
trẻ trong giai đoạn tiếp theo. 
 Chính vì vậy vai trò của người cán bộ quản lý là vô cùng quan trọng trong 
phong trào đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt, sáng tạo thay đổi các hình 
thức để phát huy được tính tích cực của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động. 
Vì vậy cần phải linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức cũng như linh hoạt 
chuyển đổi giữa các bước sao cho trẻ tiếp thu một cách tốt nhất. 
VD: Tiết “ Đi trên ghế thể dục” 
Phần khởi động giáo viên cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu đi, trẻ lấy đồ dùng, đi 
theo nhạc nhanh chậm, khi có nhạc trống dồn trẻ sẽ chạy nhanh về hàng để tập 
BTPTC. 
Khi trẻ tập BTPTC giáo viên thay đổi nhạc theo từng động tác, cho trẻ thay đổi 
đội hình khi tập ( đội hình vòng tròn, đội hình hình tam giác, đội hình hàng 
ngang..) 
Tập bài tập vận động. 
+ Lần 1. Cô cho trẻ đi trên chiếc ghế thể dục theo quy định. 
+ Lần 2: Nâng cao: Cô cho trẻ đi trên 2 chiếc cầu ( 1 chiếc là cầu làm bằng 
thanh tuýp tròn, 1 chiếc cầu làm bằng thanh gỗ nhưng có dây xích 2 đầu tạo sự 
đung đưa cho trẻ trải nghiệm) Bạn nào mạnh dạn tự tin sẽ đi trên chiếc cầu đung 
đưa, bạn nào nhút nhát sẽ đi trên chiếc cầu tròn. 
+ Lần 3: Cô cho trẻ đi trên cầu khỉ, độ khó ngày càng tăng. 
-Trò chơi: Làm kinh khí cầu. Chuẩn bị các bóng bay không khí buộc trên cái 
đích ở trên. Trẻ ném các dây buộc vào các quả bóng, khi thời gian kết thúc đội 
nào buộc hết dây vào bóng rồi tháo cả chùm, chùm bóng nào bay lên trời trước 
thì chiến thắng. 
VD: Tiết “ Bò chui qua cổng” 
-Khi trẻ tập vận động cơ bản loại tiết đa số trẻ chưa biết. Giáo viên không làm 
mẫu ngay mà có thể cho 1-2 trẻ lên trải nghiệm. Sau khi trẻ tập cô hỏi trẻ “ Con 
thấy khó không” “ Con tập như thế nào?” Khi trẻ nói cẩm nhận của mình xong 
cô mới tập mẫu lần 1 không phân tích. Tập mẫu lần 2 cô phân tích. 
Trẻ tập cũng tăng độ khó dần. 
+ Lần 1: Bò chui qua 3-4 cổng. 
+ Lần 2: Các cổng có trùm vải mỏng. 
+ Lần 3: Các cổng có trùm bạt trang trí thành các đường hầm tối. 
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng GD thể chất

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nan.pdf