Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai thành phố Kon Tum

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai thành phố Kon Tum

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các giáo trình, sách, báo, tài

liệu về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn cho trẻ MN.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Quan sát khoa học: Quan sát đặc điểm, hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt

của trẻ, theo dõi tình hình sức khỏe, tai nạn thương tích của trẻ để nắm được thuận lợi,

khó khăn và kết quả đạt được.

+ Thực nghiệm khoa học: Đề xuất và áp dụng một số biện pháp chăm sóc sức

khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2

trường MN Nắng Mai, thành phố Kon Tum.

+ Thống kê: Tổng hợp các số liệu về tình hình sức khỏe, tai nạn thương tích của

trẻ để minh chứng cho ý kiến, kết luận.

+ Tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các kết luận và viết hoàn chỉnh sáng kiến kinh

nghiệm

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 775Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường Mầm non Nắng Mai thành phố Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi nơi nguy hiểm; không tự ý 
uống thuốc. 
 - Trẻ khỏe mạnh, không bị đau bệnh: Không suy dinh dưỡng, không đau ốm, 
không mắc bệnh dịch, không ngộ độc thực phẩm; có khả năng tham gia các hoạt động 
học tập, vui chơi sinh hoạt; có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn 
nhỏ, có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động, cơ thể nhanh nhẹn 
dẻo dai. 
 - Trẻ an toàn, không bị các tai nạn, thương tích: Không bị tai nạn giao thông, 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 13 
ngộ độc, bỏng, ngã, đuối nước, điện giật, động vật cắn, bạo lực... 
Kết quả thu được ở bảng sau: 
 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát tình hình chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng 
Mai 
T
T 
Nội dung đánh giá Tổng 
số trẻ 
đánh 
giá 
Kết quả khảo sát tình hình chăm 
sóc sức khỏe, phòng tránh tai 
nạn thương tích 
Đạt Chưa đạt 
Số trẻ % Số trẻ % 
1 - Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ 
sinh cá nhân 
34 21 61,8% 13 38,2% 
2 - Trẻ có hiểu biết, thực hành 
dinh dưỡng 
34 19 55,9% 15 44,1% 
3 - Trẻ có hiểu biết và thực hành 
giữ gìn sức khỏe 
34 20 58.8% 14 41.2% 
4 - Trẻ có hiểu biết và thực hành 
an toàn cá nhân 
34 18 52,9% 16 47,1% 
5 - Trẻ khỏe mạnh, không đau 
bệnh 
34 21 61,8% 13 38,2% 
6 - Trẻ an toàn, không bị các tai 
nạn, thương tích 
34 22 64.7% 12 35.3% 
 Tổng cộng 121 83 
 _ 
 X 
 20 58,8% 14 41,2% 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 14 
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát tình hình chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2, trường MN Nắng 
Mai 
0
10
20
30
40
50
60
70
Đạt Chưa đạt
Trẻ có hiểu biết, thực hành
vệ sinh cá nhân
Trẻ có hiểu biết, thực hành
dinh dưỡng:
Trẻ có hiểu biết, thực hành
giữ gìn sức khỏe
Trẻ có hiểu biết, thực hành
an toàn cá nhân
Trẻ khỏe mạnh, không đau
bệnh
Trẻ an toàn, không bị các
tai nạn, thương tích
 Kết quả trên chứng tỏ trẻ MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN 
Nắng Mai chưa có ý thức và thói quen bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương 
tích. Hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích chocủa GV chưa 
đạt hiệu quả cao. Cụ thể: 
 - Hơn một nửa số trẻ trong lớp có hiểu biết, thực hành dinh dưỡng (55,9%), giữ 
gìn sức khỏe (58.8%), an toàn cá nhân (52,9%), còn lại gần nửa lớp chưa đạt yêu cầu. 
 - Các tiêu chí còn lại có nhỉnh hơn song cũng chưa cao: trẻ có hiểu biết, thực 
hành vệ sinh cá nhân (61,8%), trẻ khỏe mạnh, không đau bệnh (61,8%), trẻ an toàn, 
không bị các tai nạn, thương tích (64.7%) 
2.3. Nguyên nhân thực trạng 
 Với kết quả trên chứng tỏ hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai 
còn chưa cao. Sau khi quan sát, tìm hiểu, tôi phát hiện các nguyên nhân: 
 - Chưa xây dựng tốt môi trường vật chất và tinh thần đảm bảo cho sự phát triển 
khỏe mạnh của trẻ. Trẻ sinh hoạt và học tập trong môi trường không an toàn: sân và 
đường đi mấp mô, trơn trượt; tường bao quanh trường không chắc chắn; cổng trường 
không đóng; đồ chơi sắc nhọn, quá nhỏ; động vật bị thả rông. Quan hệ giữa các trẻ 
trong lớp chưa hòa thuận, còn có tình trạng trẻ bắt nạt, đánh nhau. 
 - Cô giáo chưa hiểu biết sâu sắc kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống 
tai nạn thương tích nên chưa xây dựng được kế hoạch phù hợp với trẻ lớp mình dạy 
 - Cô cũng chưa tìm ra được biện pháp, phương pháp, hình thức hiệu quả để bảo 
vệ sức khỏe và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Vì vậy việc thực hiện các hoạt 
động chăm sóc, bảo vệ trẻ của cô còn lúng túng. 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 15 
 - Trẻ chưa được trang bị kiến thức và GD để hình thành ý thức và thói quen tự 
chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho mình. 
 - Việc GD chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chưa 
được tiến hành thường xuyên mọi nơi, mọi lúc. Chưa có sự phối hợp giữa nhà trường, 
gia đình và cộng đồng. Cô giáo cố gắng đảm bảo trẻ an toàn, khỏe mạnh trong môi 
trường lớp học nhưng hết giờ học thì cha mẹ quá bận rộn nên chưa quan tâm đến vệ 
sinh, dinh dưỡng, an toàn của con. 
 Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân trên, tôi thấy cần phải đưa ra biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai, thành phố Kon 
Tum. 
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN 
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ LỚP MG GHÉP 3, 4, 5 TUỔI LÀNG PLEIRƠHAI 
2 TRƯỜNG MN NẮNG MAI, THÀNH PHỐ KON TUM 
3.1. GV tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ để xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ trẻ hợp lý 
Mục đích: 
- Tìm hiểu chính xác, sâu sắc về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn, 
thương tích. 
- Thấy rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của trẻ, xác 
định mục tiêu, lập kế hoạch dạy học và phương pháp dạy học đảm bảo sức khỏe, an 
toàn. 
Cách tiến hành: 
- Tham dự các đợt bồi dưỡng của phòng GD&ĐT, của Nhà trường. 
- Tìm đọc tài liệu trên mạng và qua sách báo tìm hiểu về bản chất, vai trò của 
sức khỏe, các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, các nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho 
trẻ, cách vệ sinh phòng bệnh, tránh tai nạn thương tích cũng như biện pháp sơ cứu. 
Điều quan trọng là sau khi đọc cần rút ra phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng 
tránh tai nạn thương tích phù hợp với lớp mình dạy. 
 + VD: Với trường hợp trẻ bị côn trùng cắn, cô cần biết cách xử lý: rửa kỹ vùng 
da bị cắn bằng xà phòng và nước; dùng đá hoặc túi chườm lạnh để giảm sưng ngứa; 
thoa kem dưỡng da, hoặc hỗn hợp làm từ baking soda và nước; cắt ngắn móng tay 
để trẻ không gãi, tránh trầy xước và nguy cơ nhiễm trùng. Lớp nằm ở điểm lẻ, diện 
tích khuôn viên nhỏ, gần với nhà dân có cây cối bao quanh nên ong và kiến khá nhiều, 
vì thế cô khuyên trẻ không nên đứng gần hàng rào và dưới gốc cây to. 
- Quan sát hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích của 
các GV có kinh nghiệm 
+ VD: Một cô giáo trong trường có kinh nghiệm GD trẻ giữ đầu tóc gọn gàng 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 16 
bằng cách treo một chiếc gương kèm một chiếc lược ngay gần cửa lớp. Điều này giúp 
trẻ tự phát hiện ra lúc tóc của mình bù xù và tự chải đầu. Tôi đã học tập kinh nghiệm 
này và thấy rất hiệu quả. 
 - Nghiên cứu cách xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn 
thương tích. Tiến hành xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn 
thương tích và tham khảo ý kiến góp ý của đồng nghiệp. 
 + VD: 
TT Thời gian Chủ đề Hoạt động GD chăm sóc sức khỏe, phòng 
chống tai nạn thương tích 
1 14/9 đến 
02/10/2020 
Trường MN GD trẻ các thói quen vệ sinh: giữ đầu tóc, 
quần áo gọn gàng, sạch sẽ đi vệ sinh đúng 
nơi quy định. 
Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động 
học tập, vui chơi lành mạnh. 
Giúp trẻ nhận thức và không chơi một số 
đồ vật, trò chơi có thể gây nguy hiểm 
(dao kéo, đao kiếm, đồ dùng điện như 
bàn ủi, đèn bàn, nồi cơm điện, dùng đá 
ném nhau, trèo cây,...); biết và không làm 
một số việc có thể gây nguy hiểm (đánh 
nhau, xô đẩy nhau, dùng vật nhọn chỉ vào 
người khác...). 
2 05/10 dến 
23/10/2020 
Bản thân GD trẻ biết vệ sinh cơ thể: rửa tay bằng 
xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 
và khi tay bẩn; tự rửa mặt, chải răng hàng 
ngày; tắm giặt thường xuyên; che miệng 
khi ho, hắt hơi, ngáp. 
Tổ chức cho trẻ vận động để có cơ thể 
khỏe mạnh, dẻo dai. 
3 26/10 đến 
13/11/2020 
Gia đình Giúp trẻ nhận biết, kể được tên một số 
thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; 
biết ích lợi và thực hiện ăn uống đủ 
lượng, đủ chất. 
GD trẻ không đi theo, không nhận quà 
của người lạ khi chưa được người thân 
cho phép. 
biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. 
Phối hợp với phụ huynh để đảm bảo chế 
độ ăn giúp trẻ không bị suy sinh dưỡng; 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 17 
phòng chống các tai nạn do bỏng, ngã, 
điện giật, bạo lực... 
4 16/11 đến 
11/12/2020 
Nghề nghiệp GD trẻ nghe theo lời dặn của cô giáo, bác 
sĩ: không chơi ở những nơi mất vệ sinh; 
không tự ý uống thuốc. 
5 14/12/2020 
đến 
15/01/2021 
Động vật Giúp trẻ biết ích lợi và thực hiện ăn uống 
đa dạng các loại thức ăn (không kén ăn, 
ăn cả thịt, cá...). 
Phòng bị động vật (muỗi, ong, chó...) 
cắn. 
6 18/01 đến 
05/02/2021 
Giao thông và tết cổ 
truyền 
GD trẻ biết và không ăn, uống một số thứ 
có hại cho sức khỏe; biết hút thuốc lá là 
có hại và không lại gần người đang hút 
thuốc; biết và thực hiện đúng luật giao 
thông (đi đúng phần đường, thực hiện 
đúng tín hiệu đèn giao thông, đội mũ bảo 
hiểm, không chơi ở lòng đường...) 
Phối hợp với phụ huynh phòng chống tai 
nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm 
7 17/02 đến 
19/3/2021 
Thực vật Hướng dẫn trẻ biết ích lợi và thực hiện ăn 
uống đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều 
rau củ, trái cây. 
Phòng chống Covid 19 và các bệnh viêm 
đường hô hấp 
8 22/3 đến 
09/4/2021 
Hiện tượng thiên 
nhiên 
GD trẻ lựa chọn và sử dụng trang phục 
phù hợp với thời tiết để không đau ốm; 
biết không chơi ở thời tiết, hoàn cảnh ảnh 
hưởng xấu đến sức khỏe (không chơi 
dưới trời mưa, đi dưới trời nắng gắt, 
không chơi gần bờ sông suối, ao hồ...) 
9 12/4 đến 
30/4/2021 
Bác Hồ - Trường 
Tiểu học - Mùa hè 
Phối hợp với y tế phường, phụ huynh 
phòng chống các bệnh và tai nạn mùa hè: 
sốt xuất huyết, đuối nước... 
10 05/5 đến 
14/5/2021 
Ôn tập Ôn tập các kiến thức và củng cố thói quen 
chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn 
đã có. 
- Đưa kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích vào thực 
tế. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao nhất. 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 18 
+ VD: Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở Kon Tum vào các tháng mùa hè 
nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi sinh sôi nảy nở. Vì vậy GV phối hợp với nhà trường đề 
nghị Trạm y tế phường Lê Lợi lên kế hoạch phun thuốc trừ muỗi vào khoảng cuối 
tháng 3. Đồng thời GV thường xuyên phát quang cành lá cây bóng mát, dọn cỏ, tỉa 
cành cho góc thiên nhiên. Khi xây dựng kế hoạch các hoạt động dạy học, trong chủ đề 
Động vật, chủ đề nhánh Một số côn trùng, cô dự định GD trẻ nhận biết về một số côn 
trùng có hại (trong đó có muỗi) ở hoạt động góc học tập: Lập bảng về côn trùng có ích, 
có hại. 
3.2. Xây dựng MT an toàn, không có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tai 
nạn thương tích cho trẻ 
Mục đích: 
 - Xây dựng MT vật chất trong lớp học và ngoài sân trường trong sạch, an toàn, 
không có các yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tai nạn thương tích cho 
trẻ 
- Xây dựng môi trường tinh thần đầy tình yêu thương, sự vui vẻ, thân thiện để 
trẻ phát triển lành mạnh về đời sống tinh thần, có thể cùng chăm sóc, bảo vệ nhau, 
không xảy ra các tai nạn thương tích do đánh nhau 
Cách tiến hành: 
3.2.1. Xây dựng MT vật chất: 
 * MT trong lớp: 
 - Sử dụng đồ dùng, đồ chơi bằng chất liệu an toàn (giấy, nhựa, gỗ) không dùng 
các chất liệu nguy hiểm (đồ chơi bằng sắt, đồ bằng nhựa không có nguồn gốc rõ ràng 
có thể chứa chất độc hại). Loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi sắc nhọn, gây nguy hiểm cho 
trẻ (đao kiếm, dao sắc...). 
 + VD: Vì lớp có trẻ thuộc 3 độ tuổi, trong đó trẻ 3 tuổi còn có sự hạn chế về 
nhận thức và kỹ năng nên hoạt động học và chơi với hột hạt chỉ được sử dụng khi có 
sự quan sát của cô giáo. 
 + VD: Số lượng mô hình cây cối, con vật mà lớp có không đủ để tất cả trẻ cùng 
sử dụng. Tình hình kinh tế của phụ huynh còn khó khăn không thể hỗ trợ lớp mua sắm 
thêm. Cô giáo không muốn mua những mô hình rẻ tiền những không rõ nguồn gốc 
nên đã tự làm bằng giấy bìa, giấy bồi, xốp... 
 - Xây dựng góc thiên nhiên: trồng một số cây xanh, hoa có thể sống trong nhà 
(bạch môn, sống đời, vạn niên thanh). Đặt sẵn bình tưới nước loại nhỏ, cái bay... để trẻ 
có thể vừa khám phá vừa chăm sóc cây. Đây là nơi để sản phẩm các thí nghiệm về tự 
nhiên. Các tranh ảnh, sách báo, truyện về động vật, thực vật, thế giới vô sinh, hành 
động chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên cũng được đặt ở góc thiên nhiên. Điều này vừa tạo 
môi trường tốt cho sức khỏe, vừa GD trẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. 
 - Cô chú ý đảm bảo đầy đủ các yếu tố an toàn, thuận lợi cho sự phát triển của 
trẻ: 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 19 
 + Thường xuyên vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi. 
 VD: Mỗi ngày cô đều đến sớm quét lớp, quét sân, lau bàn ghế, kệ tủ, đồ dùng, 
đồ chơi. Trước khi ra về cô cùng trẻ dọn dẹp cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định; 
cô dọn sạch nhà vệ sinh. 
 + Mở cửa ra vào và cửa sổ để cung cấp đủ ánh sáng cho hoạt động của lớp 
 - Nhà trường trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đúng tiêu chuẩn. Cô khai 
thác và sử dụng để phục vụ hoạt động dạy học nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh 
của trẻ. 
 + Hệ thống điện, dây, ổ cắm được nhà trường lắp đặt ở trên cao ngoài tầm với 
của trẻ. Hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh khép kín đầy đủ phục vụ hoạt động 
học tập và sinh hoạt của trẻ. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng nước và khu vệ sinh. 
 + Bàn ghế đúng tiêu chuẩn được nhà trường trang bị. Khi cần sử dụng thì cô và 
trẻ xếp bàn ghế ra. Khi không cần thì xếp gọn vào để nhường chỗ cho các hoạt động 
vui chơi. Cô chú ý hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế. 
 * MT ngoài lớp học: 
 - Kết hợp với nhà trường để trang bị các đồ chơi an toàn cho trẻ trên sân. Các 
đồ chơi này cũng được cô lau dọn thường xuyên, không để bụi bẩn bám lên đồ vật này 
và giây lên quần áo, cơ thể trẻ 
 - Xây dựng vườn trường trồng một số cây rau, cây hoa; trong sân trường trồng 
cây bóng mát để tạo bầu không khí trong lành, mát mẻ. Với mỗi loại cây có biển viết 
tên cụ thể để tăng hiểu biết và tình cảm của trẻ với thiên nhiên. 
 + VD: Sân trước lớp học có trồng cây bàng. Cây được phát các cành bên dưới 
chỉ để tán trên cao. Như vậy trẻ sẽ không leo trèo được mà vẫn có bóng mát. 
 - Gần khu vườn trường có đặt một số dụng cụ làm vườn phù hợp với trẻ (bình 
tưới nước, dụng cụ xới đất) và có vòi nước sạch. Như vậy trẻ có thể thực hành chăm 
sóc cây cối, và sau khi làm xong thì rửa tay sạch sẽ trước khi chuyển sang hoạt động 
khác. 
 - Sân trước của lớp đã được đổ bê tông bằng phẳng. Cô giáo thường xuyên vệ 
sinh để loại bỏ những vật cản như gạch đá không làm trẻ vấp ngã. 
 - Sân hai bên lớp học còn bằng đất, cô đã cùng phụ huynh san bằng từ đầu năm 
học. Cô thường xuyên quét dọn, nhổ cỏ (nhất là vào mùa mưa) để các nguy cơ gây 
bệnh (vi khuẩn có hại, muỗi, kiến...) không có nơi ẩn nấp. 
 - Dành riêng một khu cho trẻ chơi với nước và cát sỏi đã được làm sạch. Dặn 
trẻ không được đưa nước, cát sỏi ra khỏi khu vực chơi vì có thể gây nguy hiểm bất ngờ 
cho mình và người khác (trơn trượt, vấp ngã). 
 - Khi đã đến giờ vào lớp, cô đóng cổng để trẻ không chạy ra ngoài đường gặp 
tai nạn giao thông. 
 - Trường có phòng y tế và nhân viên y tế với một số loại thuốc thông dụng. Trẻ 
được khám sức khỏe vào đầu năm. Tuy nhiên phòng y tế được bố trí ở trụ sở chính 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 20 
nên tại lớp 3, 4, 5 tuổi làng Pleirơhai 2 tôi có trang bị tủ thuốc để sơ cứu khi trẻ có 
thương tích (bông băng, thuốc sát trùng, nước muối sinh lý NaCl nồng độ 0,9%) 
3.2.2. Xây dựng môi trường tinh thần 
 - Cô giáo luôn yêu thương, gần gũi, nhẹ nhàng, quan tâm đến từng trẻ, đặc biệt 
những trẻ nhút nhát, rụt rè. Cô giúp trẻ hình thành và phát triển sự tự tin, tự giác, chủ 
động... Nhờ vậy, đời sống tinh thần của trẻ sẽ phát triển lành mạnh. 
 + VD: Trẻ 3 tuổi, mới vào lớp nên chưa biết cách xếp đội hình vòng tròn mặc 
dù đã được cô hướng dẫn, cô giúp đỡ bằng cách hướng dẫn lại: “Con đứng bên cạnh 
và nắm tay cô nhé” và thường xuyên nhắc lại trong hoạt động khác. Trẻ sẽ mạnh dạn 
tham gia các hoạt động cùng lớp, qua đó sức khỏe cơ thể trẻ sẽ tăng lên, tinh thần của 
trẻ sẽ thoải mái. 
 - Một điều vô cùng cần thiết là cô giáo phải công bằng, không thiên vị trong đối 
xử. Trẻ rất nhạy cảm, chỉ cần một lần cô có biểu hiện này, trẻ sẽ không còn tin tưởng 
vào cô và không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay bộc lộ tình cảm. Những vướng mắc 
về tâm lý của trẻ không được phát hiện và giải quyết có thể lớn dần lên rất nguy hại. 
 + VD: Hai trẻ cãi nhau, cô không hỏi rõ nguyên nhân mà chỉ mắng trẻ lớn hơn: 
"Sao lớn rồi mà không biết nhường nhịn em". Trẻ sẽ cảm thấy cô bất công, giận cô và 
các bạn nên không chơi nữa mà ngồi một mình. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ có khả 
năng trầm cảm. 
 - Trẻ có các đặc điểm giống nhau nên dễ làm quen, nói chuyện với nhau hơn 
với cô giáo. Vì vậy cần tổ chức cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau cùng hoạt động. Cô tạo 
mối quan hệ hợp tác, hòa thuận trong lớp, khuyến khích trẻ chơi với nhau. Dặn trẻ 
nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi, không đánh nhau, cái nhau. Khi đó, trẻ lớn sẽ 
hướng dẫn trẻ nhỏ, trẻ nhỏ có thể học tập ở các anh chị. Và trẻ sẽ giúp đỡ, quản lý 
nhau không thực hiện các hoạt động nguy hiểm. 
 + VD: Khi trẻ hoạt động tại góc xây dựng, trẻ nhỏ tuổi sẽ đưa các mảnh gỗ cho 
lớn tuổi hơn xếp thành mô hình ngôi nhà, hàng rào... hoặc trẻ 5 tuổi dạy trẻ 3, 4 tuổi 
cách xếp. 
 - Cần phát hiện, tìm hiểu, giải quyết các mâu thuẫn trong lớp. Các mâu thuẫn 
giữa trẻ với nhau nếu không được hòa giải sẽ tăng thêm, dẫn đến hành vi đánh nhau. 
 + VD: Một số trẻ 5 tuổi trong lớp không muốn chơi cùng các em nhỏ tuổi hơn, 
đẩy các em khỏi góc chơi. Cô tìm hiểu nguyên nhân thì trẻ trả lời: "Chúng nó làm lôn 
xộn hết các hình con đã ghép". Cô khuyên: "Em còn nhỏ nên chưa biết cách làm, con 
có thể đóng vai cô giáo để dạy em ghép các hình vuông, tròn, tam giác thành hình 
người, hình thú nhé. Nếu con hướng dẫn được em làm như thế thì thật giỏi." 
3.3. Sử dụng các phương pháp, hình thức phù hợp để chăm sóc sức khỏe, phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
Mục đích: Mỗi phương pháp, hình thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương 
tích có ưu điểm riêng, việc phối hợp các phương pháp sẽ giúp đạt hiệu quả cao. 
“Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp MG ghép 3, 4, 5 tuổi làng 
Pleirơhai 2 trường MN Nắng Mai thành phố Kon Tum” 
 21 
 Cách tiến hành: 
 - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ: Phối hợp với phòng y tế nhà trường khám 
sức khỏe đầu năm (đo chiều cao, cân nặng, khám tai, mắt, mũi, họng, kiểm tra tim 
phổi và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu). Cô lập sổ theo dõi sức khỏe 
của trẻ, ghi lại các thông tin của đợt khám đầu năm, theo dõi tình hình đau ốm của trẻ 
trong năm, so sánh thông tin về sức khỏe đầu năm và cuối học kỳ I, cuối năm. Trên cơ 
sở đó cô sẽ có biện pháp tác động phù hợp. 
 + VD: Một số trẻ (Y Khối, A Thông...) bị sâu răng, cô dạy trẻ cách đánh răng 
và dặn trẻ thực hiện thường xuyên. Cô cũng thông báo với bố mẹ trẻ và nhờ bố mẹ 
nhắc con súc miệng, đánh răng sau khi ăn. Đề nghị bố mẹ hạn chế cho con ăn vặt. 
 - Cô theo dõi, quan sát trẻ một cách sâu sát: Bắt đầu từ lúc đón trẻ đến lúc 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cham_soc_suc_khoe_pho.pdf