Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lí luận

Việc phát triển tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt có thể

nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta. Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu

học có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành và phát triển các kĩ năng:

nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các

môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái

đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp, trước buồn- vui - yêu- ghét của con người.

Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc,

tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài

thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ.

Trong các năm học gần đây, thực hiện theo Thông tư

22/2016-TT/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đề kiểm tra định kì

môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học thường có một số câu hỏi về cảm thụ văn học ở

mức độ 3 và mức độ 4 theo định hướng phát triển nhằm phát huy năng lực cho

học sinh. Chính vì vậy, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn là

một nhiệm vụ rất cần thiết cho học sinh Tiểu học.

Chương trình Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ

bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và

cần thiết. Ở lớp 5 yêu cầu các em cảm thụ ở mức cao hơn lớp 1;2;3;4. Tuy nhiên

để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh sự giúp đỡ của giáo viên, mỗi học sinh cần

phải luôn kiên trì và sáng tạo mới cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ

đó mở mang thêm tri thức làm phong phú về tâm hồn con người.

Trong quá trình bồi dưỡng học sinh môn Tiếng Việt lớp 5, việc giúp cho

các em nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn là một việc làm không thể thiếu được

đối với mỗi giáo viên đứng lớp.

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 750Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức nâng
cao chưa nắm vững được nhiều.
Đối với học sinh: 
 Từ thực tế khảo sát học sinh cho thấy phần đọc để hiểu nội dung văn bản
chưa tốt. Nhiều em đọc khá trôi trảy nhưng đọc diễn cảm không hay. Phần lớn
các em chỉ biết trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa chứ chưa hiểu thế nào là cảm
thụ thơ văn. Học sinh viết bài cảm thụ còn nặng về kể lể, không có hình ảnh, chưa
hiểu hết được các tín hiệu nghệ thuật nên diễn đạt ý lủng củng và không toát ý,
2.2. Nguyên nhân thực trạng
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Nhà trường có nhiều giáo viên trẻ. Bản thân giáo viên chưa hiểu chắc nội
dung văn bản.
Khả năng đọc để hiểu văn bản của học sinh còn yếu.
Vốn sống của các em còn quá ít,
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 
Một số ít giáo viên chưa cập nhật với sự đổi mới, chưa thực sự ham học 
hỏi, đôi khi còn ngại khó, ngại khổ. 
7/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
Nhiều giáo viên chưa biết đặt câu hỏi khai thác nội dung văn bản theo hướng 
phát huy năng lực cho học sinh.
Một số giáo viên tự thỏa mãn, tự cho mình là giỏi, mất đi ý thức tự bồi 
dưỡng và thiếu quan tâm đến nâng cao chuyên môn.
Kết luận chương 2
 Từ thực trạng trên ta thấy việc bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp
5 theo định hướng phát triển năng lực cần chú ý tới các nội dung: 
Một là: giáo viên phải tự nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc bồi
dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
Hai là: nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của giáo viên.
Ba là: giáo viên và học sinh cần có: Kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ văn học,
vận dụng kiến thức kĩ năng sáng tạo của tác phẩm vào cuộc sống.
Bốn là: cần dạy cho học sinh có năng lực chuyên biệt như:
Năng lực tiếp nhận: nghe, đọc
Năng lực sản sinh: nói, viết
Để thực hiện được các nội dung trọng tâm trên cần thực hiện những biện
pháp bồi dưỡng nâng cao kiến thức Tiếng Việt nói chung, cảm thụ thơ văn nói
riêng. Nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên cần phát triển năng lực cho học sinh
lớp 5 như thế nào trong phân môn Tiếng Việt ? Chúng ta cùng tìm hiểu một số
biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5 theo định
hướng phát triển năng lực ở chương 3.
8/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CẢM THỤ THƠ VĂN CHO HỌC
SINH LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
3.1. Biện pháp 1: Tổ chức giờ dạy thông qua việc khai thác triệt để khả năng 
đọc hiểu qua các bài tập đọc trong chương trình 
a. Mục đích của biện pháp: Mục đích của biện pháp là giúp giáo viên có
được định hướng đúng trong việc tổ chức giờ dạy Tập đọc đạt hiệu quả khi khai
thác khả năng đọc hiểu ý nghĩa của đoạn thơ, đoạn văn qua các bài đọc trong
chương trình. Giáo viên biết giúp các em tiếp cận văn bản, đọc kĩ nội dung văn
bản và dựa vào văn bản đọc đó, giáo viên đưa ra một số câu hỏi từ dễ đến khó
theo các mức độ tăng dần. 
b. Biện pháp thực hiện:
Trong soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu và chuẩn bị câu hỏi cảm thụ mức
3 và mức 4 cho mỗi bài Tập đọc. Các câu hỏi đưa ra phải có sự liên kết chặt chẽ
với nhau về ý, có tính chất gợi mở nâng cao kiến thức dần dần. Tránh đưa ra
câu hỏi quá khó ngay từ câu 1. Câu 1 thường là những câu tìm những chi tiết,
những đặc điểm mà học sinh dễ nhận thấy trong văn bản. Câu 2 là câu ở mức 3
yêu cầu học sinh giải thích được lí do tại sao tác giả lại sử dụng những từ ngữ
hoặc những chi tiết đó? Cách sử dụng như vậy nhằm mục đích gì? Hay câu
chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Câu hỏi mức 4)
Giáo viên đặt câu hỏi trúng đích và đúng nội dung. Đây chính là cầu dẫn
để hiểu nội dung của văn bản.
Bước 1: Đọc kĩ văn bản để cảm nhận nội dung. Đưa ra câu hỏi mức 1-2.
Bước 2: Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản. Trả lời được câu
hỏi vì sao sử dụng các tín hiệu nghệ thuật đó?. Đưa ra câu hỏi ở mức 3;4
Ví dụ : Khi dạy bài thơ: “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” của tác
giả Quang Huy, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu từng đoạn thơ. Chẳng hạn:
Đoạn 1: Từ Trên sông Đà... đến sợi dây đồng. GV hỏi:
Tác giả tả đêm trăng và hình ảnh cô gái Nga có những nét gì đẹp?
Gợi ý cho học sinh thấy qua các câu thơ: Một đêm trăng chơi vơi - Trăng
trôi nhẹ trên khoảng không gian mênh mông, gợi cảm giác như thấy trăng thế
nào? (bay lơ lửng, ánh trăng bồng bềnh). 
 Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
 Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Giáo viên miêu tả cho học sinh thấy có cảm giác ngón tay và những sợi
dây đàn quyện gắn với nhau, hài hòa, nhuần nhụy gợi ra hình ảnh cô gái Nga
chơi đàn dưới ánh trăng thơ mộng và lãng mạn. Một hình ảnh đẹp đến nao lòng.
9/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
Đoạn 2: Lúc ấy...lấp loáng sông Đà. Giáo viên hỏi:
Cảnh vật sông Đà trong đêm trăng thế nào?
Gợi ý cho học sinh trả lời: Chú ý những từ ngữ gợi tả như say ngủ, nhô,
ngẫm nghĩ, sóng vai nhau nằm nghỉ, ngân nga...miêu tả cảnh vật thế nào? 
Đoạn 3: Ngày mai...đầu tiên. Giáo viên hỏi:
Đoạn thơ cho biết sự thay đổi của sông Đà trong tương lai ra sao?
Dựa vào cả đoạn thơ học sinh thấy được sự thay đổi của sông Đà trong
tương lai hiện ra rất gần. Ánh sáng điện từ sông Đà sẽ đi về muôn ngả của mọi
miền đất nước.
c. Kết quả:
Giáo viên đã biết được cách đặt câu hỏi mức 3 và mức 4 để dạy cho học
sinh theo định hướng phát triển năng lực. Trong quá trình giảng dạy đã khai thác
triệt để khả năng đọc hiểu qua các bài tập đọc trong chương trình.
Học sinh không còn sợ học cảm thụ và bước đầu đã biết thế nào cảm thụ
thơ văn.Từ đó hiểu được nội dung bài học một cách khá sâu sắc.
3.2. Biện pháp 2: Yêu cầu giáo viên khi giảng dạy thơ văn cần khai 
thác kĩ các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
a. Mục đích của biện pháp: Giúp cho giáo viên hiểu sâu và biết cách khai
thác các tín hiệu nghệ thuật có trong văn bản. Từ đó mới giúp cho các em có
năng lực nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác
giả sử dụng trong các tác phẩm văn học như thế nào.
Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc
Tiểu
 học là: So sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ, một số câu ở một số bài dùng từ
khác lạ...
b. Biện pháp thực hiện:
Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện
pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, giáo viên tự nâng cao chuyên môn
bằng cách tham dự các chuyên đề để thảo luận học hỏi lẫn nhau về các kiến thức
nâng cao môn Tiếng Việt, các tín hiệu nghệ thuật trong các văn cảnh cụ thể. Tôi
yêu cầu cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật như: So sánh, nhân hóa, điệp
từ và đảo ngữ,..., 
Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh (ngữ liệu) thể hiện biện pháp
nghệ thuật.
10/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của
bài văn, bài thơ.
3.2.1. Khai thác dấu hiệu của biện pháp nghệ thuật so sánh.
Mục đích của việc làm là giáo viên cần cho học sinh nắm được nghệ thuật
so sánh là gì? Nghệ thuật so sánh có tác dụng như thế nào trong thơ văn. Từ đó
học sinh thấy được mục đích và ý nghĩa của việc so sánh hay và đẹp thế nào 
Giáo viên cần dạy để học sinh hiểu: So sánh là việc đối chiếu hai hay
nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách
đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : Khi dạy bài: “Bầm ơi”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn
thơ và trả lời câu hỏi:
 Bầm ra ruộng cấy bầm run
 Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
 Mạ non bầm cấy mấy đon
 Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
 Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu. 
Hãy nhận xét ở đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
Cách so sánh như vậy giúp em cảm nhận được điều gì về tình cảm của anh chiến
sĩ đối với mẹ ở quê nhà?
Giáo viên giúp học sinh xác định được: Biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong câu thơ trên là nghệ thuật so sánh.
Hình ảnh so sánh: Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu . Từ ngữ
để so sánh là bao nhiêu - bấy nhiêu. 
Học sinh cảm nhận được: Tình cảm của anh chiến sĩ thương mẹ rất lớn
lao thể hiện qua cách so sánh rất tài tình của tác giả: “Mưa bao nhiêu hạt
thương bầm bấy nhiêu”. Hình ảnh so sánh hiện lên cụ thể qua hình ảnh hạt
mưa rơi. Đúng như vậy có ai mà đếm được bao nhiêu hạt mưa rơi trong
một cơn mưa. Bao nhiêu hạt mưa là bấy nhiêu tình cảm của anh chiến sĩ
dành cho mẹ của mình.
Từng chi tiết, từng hình ảnh trong mỗi dòng thơ làm sống lại cuộc đời bà
mẹ trung du nghèo, lam lũ và khó nhọc. Trong mỗi buổi chiều sương mưa phùn
nơi xóm núi, tay mẹ run rẩy cắm từng rảnh mạ xuống bùn mà lòng xót xa, quặn
đau khi đứa con nơi chiến trường bặt vô âm tín. Lời thơ như lời hỏi thăm của
đứa con xa về bầm: “Bầm ơi có rét không bầm?”; “Mưa bao nhiêu hạt thương
bầm bấy nhiêu”. Người con rất thương bầm và xin bầm bớt đi những lo toan,
bớt đi những tiếng khóc thầm vào mỗi đêm khuya. Bởi một lẽ, những khó nhọc,
11/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
chông gai mà con phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt không thể đo đếm được
bằng những nhọc nhằn của đời bầm. Qua đó ta thấy được tình thương lớn lao vô
bờ bến của anh chiến sĩ với người mẹ ở quê nhà. 
Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc,
gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh động
hấp dẫn hơn.
3.2.2. Khai thác dấu hiệu của biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Mục đích của việc làm là giáo viên cần cho học sinh nắm được nghệ thuật
nhân hóa là gì? Nghệ thuật nhân hóa có tác dụng như thế nào trong thơ văn. Từ
đó học sinh thấy được mục đích và ý nghĩa của việc nhân hóa có tác dụng như
thế nào khi sử dụng trong văn cảnh. 
Giáo viên dạy để học sinh hiểu nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các
sự vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như con người.
Ví dụ: Trong bài “Cửa sông” tác giả Quang Huy có viết:
 “Dù giáp mặt cùng biển rộng
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
 Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng...nhớ một vùng núi non...”
Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 2. Qua đó em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc gì? Tình
cảm ấy có gì đáng quý, đáng trân trọng? 
Đối với lớp 5 đây là một câu hỏi khá khó đối với các em, nếu giáo viên
không chuẩn bị nghiên cứu trước cũng rất khó truyền tải hết ý của đoạn thơ.
Câu 1 hướng dẫn các em trả lời: Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật nhân hóa qua cách diễn tả tình cảm rất sâu sắc bằng các từ ngữ
chỉ có ở con người như: chẳng dứt cội nguồn; giáp mặt; nhớ.
Từ đó các em trả lời câu 2 được dựa vào ý đã nêu ở câu 1 đó là: Ta thấy
cửa sông cũng có nỗi nhớ, tình cảm gắn bó như con người. Sự gắn bó với cội
nguồn của cửa sông thật bền chặt thủy chung “chẳng dứt cội nguồn” và nỗi nhớ
về một vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết, chân thành:
“Bỗng...nhớ một vùng núi non...”. Tình cảm ấy rất đáng quý và đáng trân trọng
bởi nó chân thành, tha thiết, tình nghĩa. Qua tình cảm của dòng sông, ta thêm
thấm thía hơn về tình yêu nguồn cội, với tổ tiên và với đất nước.
Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên
sinh động, gợi hình ảnh và giá trị biểu cảm cao.
12/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
3.2.3. Khai thác dấu hiệu của nghệ thuật điệp ngữ.
Mục đích của việc làm là giáo viên cần cho học sinh nắm được nghệ thuật
điệp ngữ là gì? Nghệ thuật điệp ngữ có tác dụng như thế nào trong thơ văn. Từ
đó học sinh thấy được mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng điệp ngữ có tác
dụng như thế nào mỗi khi sử dụng và ý nghĩa của nó. 
Giáo viên cần dạy để học sinh hiểu: Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một
ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn
tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.
Ví dụ : Khi dạy bài: “Hạt gạo làng ta”, giáo viên đưa thêm hai câu hỏi
như sau:
Câu 1. Tìm những từ ngữ được lặp lại trong các khổ thơ, bài thơ ? 
Câu 2. Những từ ngữ đó được lặp lại nhằm nhấn mạnh ý gì ? 
Đối với câu 1: Học sinh tìm nghệ thuật điệp ngữ. Đó là từ “có” và cụm từ
 “Hạt gạo làng ta”
Câu 2 để học sinh nêu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ,
giáo viên nên hỏi tiếp:
Ở khổ thơ đầu tại sao hạt gạo nhỏ bé khi làm ra lại có cả vị phù sa, có
hương sen thơm, có lời mẹ hát ?
Từ đó học sinh thấy được hạt gạo được làm ra đó là sự tích tụ của đất, của
nước, của mùi hương sen (thiên nhiên) trong đó chứa đựng cả tinh thần của con
người (là lời mẹ hát).
Hình ảnh “Hạt gạo làng ta” lặp lại nhiều lần ở mỗi khổ thơ có tác dụng gì
? Đây chính là hình ảnh hạt gạo của cả quê hương tác giả được nhắc lại nhiều
lần để thấy được hạt gạo làm ra có ý nghĩa và giá trị to lớn vô cùng. Chính vì thế
cuối bài thơ hạt gạo làng ta đã trở thành hạt vàng làng ta.
Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẽ có tác dụng làm nổi bật ý,
giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho
đoạn thơ, câu văn. Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn,
tránh nhầm lẩn với trường hợp lặp từ.
3.2.4. Khai thác dấu hiệu của nghệ thuật đảo ngữ.
Mục đích của việc làm là giáo viên cần cho học sinh nắm được nghệ thuật
đảo ngữ là gì ? Nghệ thuật đảo ngữ có tác dụng như thế nào trong thơ văn. Từ
đó học sinh thấy được mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng đảo ngữ sẽ có tác
dụng như thế nào trong văn cảnh khi muốn khẳng định hay nhấn mạnh điều gì
đó. 
Ví dụ: Khi dạy bài thơ: “Hành trình của bầy ong”, giáo viên yêu cầu
học sinh đọc câu thơ sau và cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
13/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
 Lặng thầm thay/ những con đường ong bay
 VN CN
Học sinh đọc và trả lời được đó là nghệ thuật đảo ngữ. 
Tác dụng: Đảo ngữ trong câu thơ trên nhấn mạnh ý đẹp đẽ đó là sự lao
động thầm lặng, không biết mệt mỏi của bầy ong làm cho người đọc thật đáng
cảm phục.
3.2.5. Khai thác dấu hiệu của nghệ thuật dùng từ khác lạ trong câu.
Mục đích của việc làm là giáo viên cần cho học sinh nắm được nghệ thuật
dùng từ khác lạ là gì ? Nghệ thuật dùng từ khác lạ có tác dụng như thế nào trong
thơ văn. Từ đó học sinh thấy được mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng từ khác
lạ sẽ có tác dụng như thế nào trong văn cảnh. 
Ví dụ : “Ngoài thềm có chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.”
Từ khác lạ ở hai câu thơ trên là từ “mỏng”. Bình thường tiếng rơi ta nghe
được bằng âm thanh từ thính giác (tai nghe). Nhưng ở câu thơ trên tác giả dùng
tín hiệu nghệ thuật miêu tả tiếng rơi rất mỏng. Từ “mỏng” ta chỉ cảm nhận được
bằng mắt không có âm thanh nhưng vẫn diễn tả được lá rơi một cách nhẹ nhàng,
êm ái tạo ra một hình tượng đẹp của thiên nhiên. Một sự kết hợp từ sáng tạo và
mới lạ trong thơ.
c. Kết quả: 
Việc khai thác các tín hiệu nghệ thuật đã giúp học sinh cảm nhận được nét
tinh tế, các giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào.
3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn thơ thông qua một số
dạng bài tập 
a. Mục đích của biện pháp:
Giúp cho giáo viên có kĩ năng ra một số dạng bài tập khác nhau về cảm
thụ thơ văn theo định hướng phát triển năng lực. Đối với những dạng bài tập này
tôi đã dạy vào những tiết hướng dẫn học để đảm bảo đủ thời gian chuyển tải
kiến thức cho các em.
b. Biện pháp thực hiện: 
Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu và ra một số dạng bài cảm thụ thơ văn cho
học sinh, ghi vào sổ tự bồi dưỡng chuyên môn của mình sau đó trao đổi với
đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, thống nhất với tổ khối hai dạng bài cơ bản
sau đây:
3.3.1. Dạng 1: Dạng bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu
sinh động
Ví dụ 1. Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy ? Hãy nêu rõ tác
14/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
dụng gợi tả của mỗi từ láy đó.
 “Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn 
Trường em mấy tổ trong thôn 
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.”
(Tố Hữu)
Ví dụ 2 . Các câu hỏi trong đoạn thơ dưới đây có điểm gì khác so với những
câu hỏi thông thường ? Hãy cho biết tác dụng của câu hỏi (in đậm) trong từng
đoạn thơ.
 Trang thơ tôi đằm lại
 Giữa nhà tù Sơn La
 Tô Hiệu ơi! Có phải
 Anh về cùng mùa hoa?
 (Tạ Hữu Yên)
3.3.2. Dạng 2: Dạng bài tập phát hiện những hình ảnh đẹp, ấn tượng;
những chi tiết có tác dụng gợi tả
Ví dụ: Trong đoạn văn sau, cây bàng ở mỗi mùa đều được miêu tả bằng
hình ảnh tiêu biểu nào? Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào? Vì sao?
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang,
cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh
um che mát một khoảng sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ
lá.
 (Hữu Tưởng)
 c. Kết quả:
Từ cách làm trên, giáo viên hiểu rõ và biết cách ra bài tập theo hai dạng bài
cơ bản như trên. Câu hỏi đưa ra cho mỗi bài tập có định hướng rõ ràng, trúng
đích, đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.
3.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ thơ, văn cho học
sinh
 a. Mục đích của biện pháp: Là rèn kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ thơ
văn sao cho đúng với yêu cầu đặt ra, đòi hỏi các em viết và trả lời trúng đích
theo đúng nội dung câu hỏi, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc của riêng
bản thân. 
 b. Biện pháp thực hiện:
 Để có được bài viết tốt về cảm thụ thơ văn, trong khi giảng dạy tôi cần
cho học sinh thực hiện đầy đủ những việc sau:
 a. Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập. (Phải trả lời được điều gì?
15/19
Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5
 theo định hướng phát triển năng lưc
Cần nêu bật được ý gì?...)
 b. Đọc và tìm hiểu câu thơ, câu văn hay đoạn trích được nêu trong đề bài.
Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu. Ví dụ về cách dùng từ, đặt câu;
cách dùng hình ảnh chi tiết; cách dùng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so
sánh, nhân hóa, điệp từ... giúp các em cảm nhận nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu
sắc.
 c. Viết đoạn văn về cảm thụ thơ, văn khoảng 5 đến 10 dòng hướng vào
yêu cầu của đề bài.
 d. Dạy cho các em cách diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ
cảm xúc; cần tránh mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, tránh diễn đạt dài dòng
về nội dung đoạn văn, đoạn thơ hoặc sa vào phân tích quá kĩ bằng giọng văn
không phù hợp ở lứa tuổi tiểu học.
 e. Giáo viên kiên trì rèn luyện cho học sinh từng bước từ dễ đến khó, nhất
định các em sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ, sẽ có được năng lực
cảm thụ thơ, văn tốt để phát hiện, bồi dưỡng nhân tài theo định hướng phát triển
năng lực theo đúng tinh thần của Thông tư 22/2016 – TT/BGD&ĐT đã ban
hành.
Ví dụ: Giáo viên dạy cho học sinh viết cảm thụ đoạn thơ: 
 “Đây con sông như dòng sữa mẹ
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
 Và ăm ắp như lòng người mẹ
 Chở tình thương trang trải đêm ngày”
 (Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông
quê hương như thế nào? Viết cảm nhận của em về điều đó.
Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu đề bài. Yêu cầu đọc
kĩ đoạn thơ và câu hỏi để làm bài.
Tìm hiểu xuất xứ của đoạn thơ để giới thiệu tác giả, tác phẩm một cách
ngắn gọn.
Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (gợi ý cho học
sinh phát hiện ra tín hiệu nghệ thuật là biện pháp so sánh) được thể hiện qua hai
câu thơ: Đây con sông như dòng sữa mẹ; Và ăm ắp như lòng người mẹ.
Sau đó gợi ý cho các em tìm ý và cách diễn đạt ý của câu hỏi:
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ: “Vàm Cỏ Đông” của Hoài Vũ.
Bằng biện pháp so sánh dòng sông với dòng sữa mẹ cho ta thấy dòng
sông quê hương cũng như dòng suố

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_cam_thu_tho.pdf