1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục thể chất trong trường học giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc nâng cao trình độ thể chất của một dân tộc. Mục đích tạo một giờ học
đạt hiệu quả cao các bài tập không chỉ được thực hiện một cách máy móc, phức
tạp khiến cho học sinh khó hiểu. Tôi lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp với
sự nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc cơ thể của học sinh. Qua đó tôi
muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh
giúp các em học sinh nhanh chóng hình thành kỹ thuật dẫn bóng đồng thời cũng
nhằm nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng rổ cho học sinh trường Tiểu Học
Thanh Xuân Trung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn
bóng rổ.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này tôi xác định nhiệm vụ sau.
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số một số bài tập giúp
học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ.
+ Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh tiểu học.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiêm vụ của đề tài tôi đó sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau.
+ Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm giúp học sinh thực
hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi, tìm hiểu về những bài tập dẫn bóng ( các tài liệu liên quan như sách
tâm lý học tiểu học, sinh lý, lý luận và phương pháp thể dục, sách thể dục và
phương pháp dạy học tiểu học, giáo trình bóng rổ của trường Đại học Sư phạm
Thể dục Thể thao Hà Nội.)
ui chơi giải trí, tập luyện thể dục thể thao... Vì vậy để góp phần vào sự phát triển cân đối, toàn diện cho học sinh tiểu học giáo viên cần biết một số đặc điểm giải phẫu sinh lý vận động của học sinh, cụ thể như sau: * Đặc điểm hệ xương, cơ. - Hệ xương: So với người trưởng thành, xương của người trưởng thành đang có sự phát triển nhanh hơn so với sự phát triển của các bộ phận khác trên cơ thể. Xương các chi đặc biệt là sự phát triển các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân có tính chất sụn nhiều hơn do chưa cốt hóa hoàn toàn. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên nên tìm hiểu và điều chỉnh lượng vận động bài tập để tránh các em vận động quá sức. Hệ cơ: Đặc điểm hệ cơ của học sinh tiểu học do các sợi cơ nhỏ, yếu, chứa nhiều nước vì vậy khi vận động chóng mệt mỏi nhưng do sự hiếu động cũng như khả năng cảm nhận sự mệt mỏi của học sinh cũng chậm bởi vậy giáo viên cần quan sát và phát hiện những biểu hiện mệt mỏi để nhắc nhở và điều chỉnh cho phù hợp. * Đặc điểm hệ tim mạch: Trái tim được cấu tạo bởi khối cơ vân đặc biệt, đòi hỏi cần có sức làm việc lâu dài (suốt đời) nên tim phải được nuôi dưỡng bảo đảm. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tim còn chưa phát triển hoàn thiện, khả năng co bóp mạnh mẽ nhất ở tuổi dậy thì. Trọng lượng tim của các em trên 6 - 7 tuổi nặng 92,3gam, của em gái nặng 87,5 gam. Do cơ tim phát triển chưa hoàn thiện và đầy đủ, nên lực co bóp yếu. Khối lượng tim của các em so với khối lượng toàn thân tương đối lớn hơn người đã trưởng thành. Trong quá trình luyện tập TDTT, học sinh tiểu học được hướng dẫn theo chương trình phù hợp sẽ tạo điều kiện rèn luyện dần dần sức chịu đựng và làm việc của trái tim và mạch máu. Mạch máu được tăng cường khả năng co dãn, - 4/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ điều hoà, kích thích tủy xương sản sinh lượng hồng cầu tương xứng, đáp ứng yêu cầu hoạt động, nâng cao khả năng hoạt động vận động cho các em. * Đặc điểm hệ hô hấp Trong độ tuổi học sinh tiểu học, hệ hô hấp đang ở thời kỳ hoàn thiện, chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực. Lồng ngực phát triển chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc tổ chức, hướng dẫn tập luyện TDTT thường xuyên cho học sinh tiểu học có vị trí quan trọng không chỉ giúp các em làm quen với các hoạt động vận động ngày một khó, mà còn tạo điều kiện để hệ hô hấp của các em được nâng dần khả năng làm việc, phát triển ngày một hoàn thiện từ cấu trúc xoang mũi, phổi, lồng ngực, các cơ hô hấp. Quá trình luyện TDTT giúp việc nâng cao chất lượng hô hấp ở phổi, ở máu cơ các tế bào, tổ chức cơ thể. Cơ thể, các tổ chức trao đổi nhanh có chất lượng quá trình hấp thụ oxy phải thải nhiều thán khí (CO2) ra ngoài. Mặt khác, nhờ sự phát triển của hệ hô hấp, mà các cơ quan của hệ tuần hoàn, hệ vận động (xương cơ), hệ bài tiết, hệ tiêu hoá... được nuôi dưỡng đầy đủ và có điều kiện phát triển tốt hơn. Trong khi tổ chức, giáo dục, rèn luyện TDTT cho học sinh tiểu học, người giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở các em có thói quen thở sâu, thở bằng mũi, thở ở nơi thoáng mát, không khí trong sạch, đồng thời chú ý giữ vệ sinh mũi, tập tư thế đi, đứng làm việc đúng, kết hợp với cách thở nhịp nhàng và sâu, hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của lồng ngực và tránh thói quen không kết hợp thở khi thực hiện kỹ thuật, động tác TDTT, học tập và lao động. *Đặc điểm hệ thần kinh Trọng lượng não bộ của học sinh tiểu học nặng khoảng 1070gam. Mỗi năm bộ não của các em không tăng trọng nhiều, nhưng chuyển dần sang giai đoạn hoàn chỉnh chức năng. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, các em rất yêu thích hoạt động, vui đùa.. điều đó là nguyên nhân dễ dẫn đến hệ thần kinh sớm xuất hiện mệt mỏi. Ở lứa tuổi này nếu yêu cầu các em liên tục suy nghĩ, lo lắng “triền miên” đến bài vở, tập trung chú ý, làm việc một cách quá sức... sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, chóng quên, từng bước đưa đến suy nhược thần kinh. Mặt khác, tình trạng đó kéo dài là nguyên nhân tạo nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển sức khoẻ bình thường, năng lực làm việc, học tập của học sinh. Trong quá trình giáo dục, giảng dạy TDTT, giáo viên cần biết phân biệt các loại hình thần kinh của từng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả. - 5/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ 2.1.2. Đặc điểm về tâm lý Mặc dù sự phát triển nhân cách của học sinh mang tính chất tương đối “êm đềm”, “phẳng lặng”, nhưng trong giai đoạn này, sự hình thành nhân cách của các em diễn ra khá rõ nét. Vào học lớp 1 của bậc Tiểu học là một bước ngoặt trong đời sống của trẻ, các em tiến hành hoạt động mang tính chất nghiêm chỉnh, phải thiết lập những mối quan hệ với giáo viên, bạn bè cùng lớp. Trẻ gia nhập một cuộc sống tập thể mới: tập thể lớp học, tập thể Đội, Nhi đồng. Tất cả điều đó có ảnh hưởng đến sự hình thành các quan hệ mới, hình thành thái độ đối với người khác, đối với tập thể và đối với học tập, hình thành các phẩm chất của ý chí, tính cách, tình cảm và hành vi đạo đức ở học sinh tiểu học. * Tính cách Tính cách của trẻ em thường được hình thành rất sớm ở thời kỳ trước tuổi học. Bằng quan sát, chúng ta thấy có em thì trầm lặng, có em thì sôi nổi, mạnh dạn, có em thì nhút nhát. Song những nét tính cách của các em mới được hình thành, chưa ổn định, có thể thay đổi dưới tác động giáo dục của gia đình. Vì thế, đôi khi ta có thể nhầm tưởng các trạng thái tâm lý tạm thời là những nét tính cách. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao biểu lộ rõ ràng trong hành vi của các em. Ví dụ: tính nhút nhát, tính cô độc có thể là sự biểu hiện trực tiếp của thần kinh yếu; tính nóng nẩy, không bình tĩnh, có thể là sự biểu hiện quá trình ức chế thần kinh yếu. * Nhu cầu nhận thức Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu tinh thần. Đối với học sinh tiểu học, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển trí tuệ. Các em không có nhu cầu nhận thức thì cũng chẳng có tính tích cực trí tuệ. Vào học tiểu học nếu không có nhu cầu nhận thức, học sinh nghĩ rằng mình học vì cha mẹ, vì thầy cô giáo hay vì cái gì đó chứ không phải vì bản thân mình. Giáo viên tiểu học phải biết cách làm cho trẻ tin vào khả năng nhận thức của mình. Tất nhiên, con người không có sự ngang bằng về năng lực. Song học sinh có sức khoẻ bình thường đều có khả năng lĩnh hội chương trình học tập. Ngay cả khi gặp trường hợp có học sinh học yếu, bằng cách này hay cách khác, giáo viên phải tạo cho em niềm tin rằng em có thể học tốt hơn nếu em nỗ lực trong học tập. * Tình cảm Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm còn có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn thúc đẩy các em hoạt động. - 6/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ * Sự phát triển của năng khiếu Ở tuổi học sinh tiểu học, có thể thấy cả những biểu hiện ban đầu của những năng lực trí tuệ đặc biệt. Các công trình nghiên cứu của I.V.Đubrôvina đã chứng tỏ rằng người ta đã phát hiện được lĩnh vực hoạt động tối ưu ở nhiều học sinh. Điều đó xác nhận trong điều kiện dạy học và giáo dục hiện nay, ngay ở đầu bậc tiểu học, học sinh có thể có những biểu hiện sơ đẳng, mang tính chất mầm mống không chỉ của năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, mà cả những năng khiếu trí tuệ đặc biệt. Từ đặc điểm trên, dựa trên cơ sở tâm sinh lý, tôi đã lựa chọn một số bài tập trong giờ thể dục nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.Đặc biệt, các bài tập này tạo hứng thú giúp các em phát triển thể lực chung, phát triển toàn diện con người, phát triển toàn diện thể chất, luyện tập một cách hăng say. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ. Nguồn gốc môn bóng rổ. Bóng rổ được phát minh năm 1891, bởi James Naismith, giáo viên thể dục trường huấn luyện của hội thanh niên cơ đốc giáo quốc tế ở Mỹ, các học viên đều là những chàng trai trẻ, khỏe ưa thích vận động, tuy nhiên ở bang Maschusetts vào mùa đông rất lạnh, không thể nào tổ chức được các hoạt động ngoài trời. Do địa phương là nơi chuyên sản xuất đào, vì vậy mà thanh niên ở đây thường thích trò chơi ném đá vào các sọt đựng đào. Và thông qua tổng hợp những đặc điểm của các môn bóng khác như bóng đá, khúc quân cầu mà James Naismith đã xây dựng lên trò chơi bóng rổ. James Naismith đã treo 2 sọt hái đào lên trên lan can khu ghế khán giả trong nhà tập thể dục, chiều cao của sọt hái đào so với mặt đất là 10 thước Anh (3m05), sử dụng bóng để thi đấu, mục tiêu là ném vào sọt của đối phương, mỗi một lần ném vào sọt được tính 1 điểm, đội nào ghi được nhiều điểm đội đó sẽ giành chiến thắng. Sau vài lần thử nghiệm trong các giờ học thể dục, đến ngày 25/12/1891, vào đêm noel, James Naismith đã chia lớp học của ông gồm 18 người thành 2 đội, và sử dụng bóng đá tổ chức thi đấu biểu diễn, đồng thời giới thiệu trò chơi này cho người xem. Từ đó môn thể thao bóng rổ được ra đời. Trò chơi bóng rổ trải qua quá trình thực tiễn thi đấu, các quy định về sân bãi, cũng như luật chơi ngày càng được hoàn thiện và hợp lý hơn, bắt đầu sự xuất hiện sự phân chia các vị trí thi đấu trên sân như: Hậu vệ, trung phong, tiền phong. Từ đó bóng rổ nhanh chóng được phổ biến rổng rãi và trở thành môn thể thao được nhiều người yêu thích. Đến năm 1908, Mỹ đã đưa ra một hệ thống - 7/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ luật thi đấu thống nhất trên toàn quốc, và luật được xuất bản với nhiều thứ tiếng khác nhau và dần được phổ biến rộng rãi ra toàn thế giới. Tác dụng của bóng rổ Đặc điểm của bóng rổ là mang tính chất tập thể, bóng rổ còn có tác dụng nhân văn, giúp vận động viên học cách làm việc, học cách làm người, qua đó phát triển toàn diện con người. Bóng rổ là thể thao tăng cường sức khỏe, và có yêu cầu về sức mạnh, tốc độ, sức bền khả năng phối hợp tay chân và tính linh hoạt. Tham gia tập luyện bóng rổ, có thể phát triển toàn diện tố chất cơ thể, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, có lợi cho việc nâng cao tính linh hoạt của trung khu thần kinh, nâng cao năng lực phối hợp điều khiển. Phân loại kỹ thuật dẫn bóng: + Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ + Kỹ thuật dẫn bóng di chuyển Đối với học sinh tiểu học, các em chủ yếu sử dụng kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và dẫn bóng di chyển. Nghiên cứu thực trạng việc lựa chọn các phương pháp cho kỹ thuật dẫn bóng. 2.2. Thuận lợi và khó khăn 2.2.1.Thuận lợi. Trường tiểu học Thanh Xuân Trung có bề dày thành tích. Phần lớn học sinh rất yêu thích môn học Thể dục, đặc biệt là môn thể thao tự chọn bóng rổ .Điều kiện sân bãi thoáng mát, trường có giáo viên chuyên trách TDTT, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy. Với chương trình học như hiện nay thì việc giúp các em học sinh học tập, luyện tập TDTT đang được xã hội rất quan tâm và khuyến khích. Đặc biệt, Bộ giáo dục - Đào tạo có chủ trương khuyến khích và phổ biến rộng rãi việc tổ chức và hướng dẫn rèn luyện TDTT trong trường học nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em học sinh. Hiện nay, chương trình học thể dục của học sinh tiểu học được tăng cường thêm tiết hướng dẫn học tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho giáo viên giảng dạy và học sinh tập luyện TDTT. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên học sinh tiểu học rất hiếu động, thích vận động, thích khám phá những môn thể thao mới phù hợp với bản thân. 2.2.2 Khó khăn Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất còn trẻ cho nên vốn kinh nghiệm về việc lựa chọn các bài tập bổ trợ phù hợp cho học sinh còn ít. - 8/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ Mỗi em có những sở trường, năng khiếu khác nhau. Giờ học thể dục chủ yếu là tập luyện vì thế các nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hệ thần kinh của trẻ em lứa tuổi tiểu học chưa bền vững, nếu thực hiện lặp lại nhiều lần nội dung nào đó sẽ gây chán nản cho học sinh. Vậy làm thế nào để tạo được giờ học không bị nhàm chán? Với những suy nghĩ trăn trở của một người giáo viên, tôi nhận thấy rằng khi dạy học sinh theo phương pháp cũ là tập luyện, thì bên cạnh những học sinh tiếp thu nhanh, có sở trường , có năng khiếu, còn có một số em tiếp thu còn chậm, uể oải, không tập trung, miễn cưỡng học mà thôi. Các em không thấy rõ tầm quan trọng, lợi ích của việc tập luyện thể dục có tác động đến sức khoẻ của chính bản thân mình để giúp cho việc học tập các môn khác được tốt hơn. Trước thực trạng đó, sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo các tài liệu và với chủ trương của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục tôi đã mạnh dạn lựa chọn Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng nhằm giúp học sinh tiếp thu động tác dẫn bóng nhanh hơn tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, tạo không khí sôi nổi để giờ học luôn tạo được kết quả tốt nhất. 2.3. Nội dung các bài tập được lựa chọn STT Tên bài tập Mục đích 1. Dẫn bóng cao. Giúp học sinh kiểm soát được bóng một cách dễ dàng. 2. Dẫn bóng thấp. Nhằm giúp học sinh phán đoán nhanh và linh hoạt khi tiếp xúc bóng. 3. Dẫn bóng đổi tay trước mặt. Tạo cảm giác linh hoạt cổ tay, tạo cảm giác tốt với bóng. 4. Dẫn bóng theo đường thẳng. Giúp học sinh kiểm soát bóng tốt và di chuyển dễ dàng. 5. Dẫn bóng theo đường vòng. Giúp học sinh phản ứng nhanh, tạo cảm giác linh hoạt cổ tay. Để kiểm định các bài tập đã được lựa chọn , với mục đích tạo một giờ học sôi nổi, khích lệ được hứng thú học tập của HS tôi đã tiến hành phỏng vấn một số học sinh đã được học các bài tập dẫn bóng mà tôi đã dạy. Kết quả phỏng vấn như sau: - 9/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ *. Dẫn bóng cao. - Mục đích: Giúp học sinh kiểm soát được bóng một cách dễ dàng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang thắt lưng. *. Dẫn bóng thấp. - 10/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ - Mục đích: Nhằm giúp học sinh phán đoán nhanh và linh hoạt khi tiếp xúc bóng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối. * Dẫn bóng đổi tay trước mặt - Mục đích: Tạo cảm giác linh hoạt cổ tay, tạo cảm giác tốt với bóng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối. *.Dẫn bóng theo đường thẳng - 11/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ - Mục đích: Giúp học sinh kiểm soát bóng tốt và di chuyển dễ dàng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối. * Dẫn bóng theo đường vòng. - 12/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ Mục đích:. Giúp học sinh phản ứng nhanh, tạo cảm giác linh hoạt cổ tay. Yêu cầu: Đứng chân trước chân sau, tay xòe rộng tự nhiên.Khi bóng nảy lên ngang thắt lưng thì chủ dộng hoãn xung và xòe rộng các ngón tay khi tiếp xúc bóng. 2.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học 2.4.1. Mục tiêu SKKN này nhằm bổ sung những kiến thức và kĩ năng, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy môn bóng rổ của trường Tiểu Học Thanh Xuân trung nói riêng. 2.4.2. Nội dung và cách tiến hành Tôi đã tiến hành phối kết hợp một số biện pháp và cách thức như sau: - Mượn và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy Thể dục và môn bóng rổ. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Bằng những kinh nghiệm của bản thân và kết hợp với những thông tin có chọn lọc qua việc nghiên cứu tài liệu, tôi đã thiết kế một số giáo án có sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này. - Tôi lên tiết dạy chính thức có ứng dụng một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật dẫn bóng nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lương học tập cho học sinh. - Tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm tiết dạy, rút ra bài học kinh nghiệm. - 13/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ 2.4.3. Thử nghiệm trên tiết dạy Tôi tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết: Tiết 1: Ngày dạy: 15 tháng 1 năm 2020 Tiết 2: Ngày dạy: 17 tháng 1 năm 2020 2.5. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 2.5.1. Đánh giá hiệu quả việc lựa chọn một số phương pháp cho kỹ thuật đá cầu. Sau khi nghiên cứu cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi, cơ sở lý luận, trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy: học sinh tập luyện rất hưng phấn sôi nổi, tiếp thu bài học có hiệu quả cao, chăm chỉ tập luyện. Trong mỗi giáo án, tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau phù hợp với học sinh nhằm tạo một giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, gây được hứng thú tập luyện cho các em, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn về năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể chất cho học sinh đúng với quan điểm của Đảng và Nhà nước về mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt nhất cho những năm tháng phát triển sau này của các em. 2.5.2 Chất lượng về giáo dục đạo đức Đối với việc dạy thể dục, giáo viên bộ môn đã sát cánh cùng với giáo viên chủ nhiệm luôn giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả là không có học sinh cá biệt, 100% học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh tiểu học. 2.5.3. Chất lượng về chuyên môn Để đánh giá chính xác việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật dẫn bóng trong giờ thể dục, sau một thời gian ứng dụng cho từng giáo án cụ thể, tôi đã so sánh mức độ tiến bộ và kết quả tập luyện của các em. Kết quả cụ thể của học sinh lớp 5A2 (lớp thực nghiệm) và lớp 5A5(lớp đối chứng) trước thực nghiệm như sau: Lớp Số HS HS hứng thú tập luyện HS hoàn thành tốt bài tập bổ trợ SL % SL % 5A2 49 37 75,5% 30 61,2% 5A5 46 34 73,9 % 27 58,7% - 14/18 - Một số bài tập giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật dẫn bóng trong môn bóng rổ Kết quả cụ thể của học sinh lớp 5A2 (lớp thực nghiệm) và 5A5 (lớp đối chứng) sau thực nghiệm: Lớp Số HS HS hứng thú tập luyện HS hoàn thành tốt bài tập bổ trợ SL % SL % 5A2 49 47 95,9% 36 73,5% 4A5 46 43 93,5% 33 71,7% Kết quả cụ thể của học sinh lớp 5A2 trước và sau thực nghiệm như sau: Thời gian Lớp Số HS HS hứng thú tập luyện HS hoàn thành tốt bài tập bổ trợ SL % SL % Trước thực nghiệm 5A2 49 37 75,5% 30 61,2% Sau thực nghiệm 5A2 49 47 95,9% 36 73,5% Với các số liệu thống kê trên, tôi nhận thấy việc đưa các bài tập bổ trợ kỹ thuật dẫn bóng vào trong giờ học đã nâng cao được chất lượng tập luyện của các em lên nhiều, dường như các em tham gia với tất cả niềm thích thú say mê không hề gượng
Tài liệu đính kèm: