Phương pháp trực quan:
Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng, có các hình thức mẫu chữ: Mẫu in sẵn, chữ phông to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu , (trong trường tôi đã sử dụng mẫu chữ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang áp dụng) tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu phải đúng mẫu chữ quy định rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng như sau:
- Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích cỡ và các nét cơ bản, cấu tạo cái cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch viết nhanh.
- Chữ mẫu trong hộp giúp học sinh kết hợp mắt nhìn, tay xếp để phối hợp các thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
Ngoài ra để dạy chữ viết không đơn điệu cần coi trọng việc xử lý quan hệ ngữ âm và chữ, giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết nhất là những âm mà học sinh hay lẫn giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng sẽ củng cố đọc đúng. Ngược lại đọc đúng vai trò quan trọng đảm bảo viết đúng.
2. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
sức khoẻ của học sinh. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: không có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu. Hơn nữa, do một số loại bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ. Trường Tiểu học Võ Thị sáu là một trường vùng 2 phụ huynh đa số gia đình các em thuần nông ,có đời sống khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em hầu như được khoán trắng cho giáo viên. Ngoài ra trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng. Ví dụ: c/ k / ghi bằng c, k, q, âm “gờ” ghi bằng g , gh; âm “ng” ghi bằng ng,ngh. Phân môn tập viết có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng viết tập viết cho học sinh. Tập viết được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có. - Trong quá trình dạy phân môn tập viết, giáo viên chưa làm công tác điều tra để phân biệt các nhóm đối tượng học sinh viết chuẩn và chưa chuẩn theo mẫu chữ có sẵn trong phân môn tập viết để giáo viên có biện pháp với từng nhóm đối tương. - Trong quá trình đọc cho học sinh viết giáo viên chưa quan tâm đến cách viết đúng mẫu và chưa đúng mẫu. Chưa chú ý cách ngồi viết, cách cầm bút của của học sinh. - Việc chấm bài của học sinh thực hiện thường xuyên, song việc yêu cầu học sinh viết đúng mẫu và chưa đúng mẫu, chữ nghiêng và chữ đứng, giáo viên chưa thực sự quan tâm . Qua khảo sát đầu năm kết quả như sau: Đầu năm Tổng số Nữ Viết đúng mẫu,đẹp Nữ Viết chưa đúng mẫu Nữ 25 13 3 3 22 10 3 Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp: Mục tiêu của giải pháp Điều chỉnh lỗi viết sai tập viết về động cao, độ rộng của chữ viết theo mẫu. Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn tập viết hình thành kĩ năng viết đúng tập viết theo mẫu cho học sinh tiểu học. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp + Thứ nhất: người giáo viên cần nắm vững mẫu chữ viết trong trường Tiểu học: Mẫu chữ viết trong trường tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có hai mẫu chữ cái viết hoa kiểu 1 và kiểu 2 (29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2). - A, M, N, Q, V học sinh sau khi học xong được lựa chọn và sử dụng: Mẫu chữ được thể hiện ở 4 dạng: 1. Chữ viết đứng đều nét. 2. Chữ viết đứng nét thanh nét đậm. 3. Chữ viết nghiêng nét đều. 4. Chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm. Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số theo kiểu viết chữ đứng, nét đều là chủ yếu, ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường, chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm. Chiều cao các chữ viết hoa: 2,5 đơn vị (riêng Y,G được viết 4 đơn vị). - Hình dạng các chữ viết hoa thường có nét chữ cong nét lượn tạo dáng thẩm mĩ của hình chữ cái, đảm bảo cách viết đường nét và hạn chế số lần nhấc bút. Ví dụ: - Chữ cái O được viết bởi nét cong kín (nét cơ bản) nhưng phần cuối nét lại lượn vào trong. - Các chữ cái A, Ă, Â khi viết nét thẳng ngang, phải lượn hai đầu giống như làn sóng. - Dạy tập viết tập trung vào các vấn đề sau: + Tập viết các chữ cái viết thường (kích cỡ to vừa nhỏ). + Tập viết các chữ cái viết hoa (kích cỡ to vừa nhỏ). + Tập viết nối từ chữ hoa sang chữ thường. + Tập từ, cụm từ, câu, đoạn văn Giờ dạy Tập viết ở lớp 2, học sinh bước đầu rèn luyện cách viết chữ hoa, viết chữ theo đúng quy định, biết nối chữ hoa với chữ thường trong một tiếng, biết trình bày một từ chỉ tên riêng trong một tiếng, biết trình bày một từ chỉ tên riêng hay một câu bằng chữ hoa và chữ thường đúng và đều nét, đúng chính tả, có khoảng cách hợp lý giữa các chữ ghi. Nghiên cứu về mẫu chữ cái viết thường và mẫu chữ cái viết hoa ta thấy: Chữ cái viết thường: Chữ cái Tiếng Việt ở mẫu chữ mới được phân theo các nhóm đồng dạng như sau: - Nhóm 1: Nhóm chữ có cấu tạo nét cong là cơ bản gồm: c, o, ô, ơ, e, ê, x. - Nhóm 2: Nhóm chữ có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc gồm a, ă, â, d, đ, q. - Nhóm 3: Nhóm chữ có cấu tạo nét cơ bản là nét móc gồm:I, t, u,ư, p, m,n. - Nhóm 4: Nhóm chữ cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết (nét khuyết phối hợp với nét móc) gồm: l, h, y, g, b, k. - Nhóm 5: Nhóm chữ có cấu tạo vét móc phối hợp với nét công gồm: v, r, s. Như vậy mẫu chữ mới so với mẫu chữ cũ ta thấy có một đặc điểm như sau: Các chữ về cơ bản vẫn giống bộ chữ đã viết được chỉnh lý đưa vào sử dụng năm 1981-1982 nhưng bổ sung thêm một số thay đổi cho chữ viêt đỡ lùn và đẹp hơn. + Các mẫu chữ vẫn theo quy định cũ: - Các chữ 1 đơn vị chiều cao: a, ă, â, c, e, ê, i, m, o, ô, ơ, u, ư, v, x các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư về cơ bản vẫn là một đơn vị chiều cao có thêm dấu phụ nằm ở phía trên. - Các chữ 2 đơn vị chiều cao: d, đ, p, q. - Chữ 1,5 đơn vị chiều cao: t. + Các chữ có điều chỉnh về độ cao: - Cao 2,5 đơn vị chữ b, g, h, k, l, y (ở mẫu chữ cũ các chữ này cao 2 đơn vị) - Các chữ cao 1,25 đơn vị r, s (ở mẫu chữ cũ hai chư này cao hơn 1 đơn vị) Chữ cái viết hoa Bảng chữ cái viết hoa cũ là bộ chữ cái được điều chỉnh và sử dụng từ năm học 1981-1982 chúng được dựa vào 2 cơ sở: - Tính khu biệt và thẩm mĩ của cấu tạo của từng chữ cái. - Thứ tự viết nét trước, sau theo trật tự tuyến tính để phân loại hệ thống chữ cái viết hoa theo các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm chữ cái có cấu tạo với nét thẳng là nét cơ bản gồm: L, E, Ê, N. Nhóm 2: Nhóm có cấu tạo gồm nét thẳng phối hợp với nét móc: T, L, H, K, A, Ă, Â, X, M. Nhóm 3: Nhóm chữ cái có cấu tạo bởi nét móc là nét cơ bản: U, V, Y. Nhóm 4: Nhóm chữ cái có cấu tạo bởi nét cong là nét cơ bản: C, O, Q, S. Nhóm 5: Nhóm chữ cái có cấu tạo gồm nét thẳng phối hợp với nét cong: P, R, D, Đ, B, G. Độ cao của các chữ đều thống nhất là 2 đơn vị chữ. Có cấu tạo khá đơn giản, dể viết. Tuy nhiên nó có tính thẩm mĩ kém, khó tạo được sự liên kết với các chữ viết thường đứng sau nó. + Bộ chữ hoa mới (được thực hiện bắt đầu từ năm học 2002-2003) về cơ bản lấy lại bộ chữ đã được sử dụng trước cải cách giáo dục. Bộ chữ mới này trông mền mại hơn, đẹp hơn, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho việc liên kết với các con chữ khác. Đó là cơ sở cho viết liền nét để đẩy nhanh tốc độ viết văn bản. + Thứ hai: Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp để luyện viết chữ cho học sinh: Các biện pháp dạy học chủ yếu và thường xuyên giáo viên phải sử dụng đó là: 1. Phương pháp trực quan: Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng, có các hình thức mẫu chữ: Mẫu in sẵn, chữ phông to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, (trong trường tôi đã sử dụng mẫu chữ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang áp dụng) tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu phải đúng mẫu chữ quy định rõ ràng và đẹp. Chữ mẫu có tác dụng như sau: - Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích cỡ và các nét cơ bản, cấu tạo cái cần viết trong bài học. - Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch viết nhanh. - Chữ mẫu trong hộp giúp học sinh kết hợp mắt nhìn, tay xếp để phối hợp các thao tác viết chữ một cách đồng bộ. Ngoài ra để dạy chữ viết không đơn điệu cần coi trọng việc xử lý quan hệ ngữ âm và chữ, giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết nhất là những âm mà học sinh hay lẫn giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng sẽ củng cố đọc đúng. Ngược lại đọc đúng vai trò quan trọng đảm bảo viết đúng. 2. Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được xử dụng chủ yếu ở đoạn đầu tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao kích cỡ đến việc so sánh nét giống và khác nhau giữa các chữ cái đã học với các chữ cái đã phân tích. Với những câu hỏi khó giáo viên cần định hướng câu trả lời cho các em. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái, chuẩn bị cho giai đoạn luyện Tập Viết chữ tiếp theo. 3. Phương pháp luyện tập: Các hình thức luyện tập: luyện viết từng chữ cái viết hoa, luyện viết từ ứng dụng, luyện viết cụm từ ứng dụng. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập và thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao giúp cho học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước cỡ chữ, sau đó là đúng tốc độ quy định. Luyện viết chữ phải tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở phân môn khác của bộ môn Tiến Việt và các bộ môn khác. Cần lưu ý đến hình thức luyện tập cơ bản sau: - Tập viết chữ trên bảng lớp: Có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Qua đó giáo viên phát hiện chỗ sai của học sinh để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá cho điểm. - Tập viết chữ vào bảng con cho học sinh: Học sinh luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ có 2-3 chữ vào bảng con. Viết vào bảng con xong học sinh cần giơ lên để giáo viên kiểm tra. Khi sử dụng bảng cần hướng dẫn các em cách lau bảng từ trên xuống. Cách xử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh. - Luyện viết trong vở tập viết. + Chú ý: Trong phương pháp luyện tập này ta cần chú ý đến các hoạt động chính của giáo viên đó là: - Viết chữ và chỉ dẫn kĩ thuật viết chữ (quy trình viết, việc nối liền các chữ cái trong cùng một tiếng, vấn đề đặt dấu thanh, ước lượng khoảng cách ). - Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập viết chữ trên bảng con, trong vở tập viết, chữ hoa, từ ứng dụng, cụm từ ứng dụng. - Chấm và chữa bài tập viết: 1. Đối với yêu cầu đề ra để đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh, giúp học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết. 2. Cho điểm theo quy định nhận xét, góp ý, nên yêu cầu cụ thể đối với học sinh về chữ viết. - Rèn nét viết rõ ràng sạch đẹp: 3. Uốn nắn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở giữa khoảng cách vở và mắt. 4. Nhắc nhở về cách trình bày, về ý thức viết chữ, về giữ gìn sách vở sạch đẹp, quan tâm những điều kiện cần thết như ánh sáng, bàn ghế, học cụ. Từ những phương pháp dạy học cơ bản thường xuyên được sử dụng mà tôi đã nêu trên đây, tôi đã áp dụng các phương pháp đó vào các tiết dạy cụ thể. Sau đây là quy trình chung của một tiết dạy tập viết mà bản thân tôi đã soạn giảng và tiến hành áp dụng dạy thực nghiệm đối với các em học sinh lớp 2A. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trong quá trình thực hiện giảng dạy phân môn tập viết mà lớp tôi phụ trách tôi luôn tạo được một chuổi móc xích phù hợp với nhau cả quá trình một năm học học sinh của lớp từ chỗ có 22 em viết không đúng mẫu ,đúng độ cao, độ rộng, cho đến nay đã có 18 viết đúng được các bài tập viết đã học, Đặc biệt là 8 em như em Lê Minh Hoàng, em Hoàng Nhật Khang, Nguyễn Anh Kiệt, Em Đinh Nguyễn Gia Minh, em Dương Ngọc Nhi, em Phạm Nguyễn Thanh Thủy, em Nguyễn Ngọc Uyên Thư , em Nguyễn Võ Anh Trọng. các em đã viết tốt và nắm được các kích thước của các con chữ.., Tôi còn dành thời gian ngoài giờ lên lớp, tôi phân chia thời gian còn lại, tôi luôn gần gũi các em viết chưa tốt hướng dẫn cho các em những tiếng các em dễ lẫn để các em viết lên bảng lớp trong giờ ra chơi, hoặc cho các em viết chữ hay sai vào giấy nháp? Ngoài tiết tập viết ra, tôi còn lập nên kế hoạch để học sinh thực hiện, tạo nên thói quen viết đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách con chữ ở tất cả các môn học. Những thời gian rảnh rỗi tôi giao thường tiếp với những em khả năng phân biệt âm viết hoa khó viết chưa tốt, giúp các em nhận ra những sai sót để điều chỉnh cách viết âm đó của các em chính xác hơn. Động viên khen ngợi những em viết tốt. Tôi luôn viết mẫu phải chính xác tuyệt đối ở tất cả các môn học. Từ đó học sinh nhìn vào và các em viết tập viết chính xác hơn, bài tập viết của các em sẽ viết chuẩn hơn đạt chuẩn tiếng phổ thông. + Tư thế ngồi và cách cầm bút Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp , tư thế ngồi viế cũng là yếu tố quyết định , ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng... nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết, tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu hỏi: “Muốn viết đẹp con phải ngồi thế nào?”Mỗi hình ảnh trực quan trong mỗi quyển vở của các em cũng rất tác dụng rất tiếc nhưng mỗi lớp cần dán trước lớp hình ảnh đúng cai trên . Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế. TƯ THẾ NGỒI HỌC ĐÚNG TƯ THẾ NGỒI HỌC SAI Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kĩ càng: “Khi viết, các con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại. Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặc ngón giữa đặt vị trí giống ngón trỏ (như hình minh họa) thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh. CÁCH CẦM BÚT ĐÚNG CẦM BÚT SAI c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trong quá trình thực hiện giảng dạy phân môn tập viết mà lớp tôi phụ trách tôi luôn tạo được một chuổi móc xích phù hợp với nhau cả quá trình một năm học học sinh của lớp từ chỗ chỉ có 20 em viết không đúng độ cao, độ rộng, cho đến nay đã có 21 viết đúng được các bài tập viết đã học, Đặc biệt là 8 em như em Lê Minh Hoàng, em Hoàng Nhật Khang, Nguyễn Anh Kiệt, Em Đinh Nguyễn Gia Minh, em Dương Ngọc Nhi, em Phạm Nguyễn Thanh Thủy, em Nguyễn Ngọc Uyên Thư , em Nguyễn Võ Anh Trọng. Các em đã viết tốt và nắm được các kích thước của các con chữ.., Tôi còn dành thời gian ngoài giờ lên lớp, tôi phân chia thời gian còn lại, tôi luôn gần gũi các em viết chưa tốt hướng dẫn cho các em những tiếng các em dễ lẫn để các em viết lên bảng lớp trong giờ ra chơi, hoặc cho các em viết chữ hay sai vào giấy nháp? Ngoài tiết tập viết ra, tôi còn lập nên kế hoạch để học sinh thực hiện, tạo nên thói quen viết đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách con chữ ở tất cả các môn học. Những thời gian rảnh rỗi tôi giao thường tiếp với những em khả năng phân biệt âm viết hoa khó viết chưa tốt, giúp các em nhận ra những sai sót để điều chỉnh cách viết âm đó của các em chính xác hơn. Động viên khen ngợi những em viết tốt. Tôi luôn viết mẫu phải chính xác tuyệt đối ở tất cả các môn học. Từ đó học sinh nhìn vào và các em viết tập viết chính xác hơn, bài tập viết của các em sẽ viết chuẩn hơn đạt chuẩn tiếng phổ thông. + Rèn kĩ năng viết cho học sinh: Trong quá trình dạy Tập viết và trong cách hướng dẫn học, giáo viên nên củng cố, nhắc lại và khắc sâu cho các em nhớ lại cách viết từ những ngày đầu các em cầm bút ở lớp 1. a) Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và trong vở Tập viết. Việc này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy viết chữ. 1. Đường kẻ ngang 1 4. Đường kẻ ngang 4 2. Đường kẻ ngang 2 5. Đường kẻ ngang 5 3. Đường kẻ ngang 3 6. Đường kẻ ngang 6 Có những chữ cái cao một đơn vị được xác định bằng đường kẻ 2 và đường kẻ 1: 6 a, b,c Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ ngang 1, đường kẻ ngang 2 và đường kẻ ngang 3: b, g, h... b) Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được một số quy ước về cách gọi. b) Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản: - Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Với một số kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi.Chú ý điểm đặt bút, dừng bút. Chẳng hạn với nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không rèn viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h, k, g, y... cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết. Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược). Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng. c) Hướng dẫn viết nối nét: Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp được hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên. Cần hướng dẫn kĩ học sinh cách điều tiết điểm dừng bút của chữ đứng trước sao cho hợp lý. Ví dụ chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.Viết sát quá hoặc xa quá đều không đẹp. - Tầm quan trọng của viết dấu thanh: Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế trong những năm dạy Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu thanh viết cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc học sinh dấu viết vừa phải và gần chữ nhưng không được dính vào chữ. Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét. * Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo. * Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh, Giáo viên có thể tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với các giờ Tập viết tiếp theo. - Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa. - Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. - Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi viết chữ đẹp, Thi viết nhanh, ... - Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt. - Trong tất cả các môn học giáo viên không nên cho bài để học sinh tự làm mà phải xuống từng bàn, từng em quan sát nhắc nhở những em viết ẩu, chưa đúng mẫu, chỉ ra lỗi sai của học sinh và chỉ cho học sinh cách sửa sai kịp thời. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên tuyên dương những em viết đẹp, có tiến bộ về chữ viết và cả tinh thần học tập. Ngay ở lớp tôi những em tiến bộ được nêu gương trước lớp, được ghi tên trên bảng tuyên dương hàng tuần.Hàng tháng thưởng cho các em một món quà nhỏ như viết chì, thước kẻ, cục gôm hoặc một quyển nháp nho nhỏ hoặc có khi chỉ vài viên kẹo thôi cũng làm cho các em rất thích thú. Nh
Tài liệu đính kèm: