Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình phòng học thông minh

Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình phòng học thông minh

 Module cảm biến ánh sáng

Ứng dụng mạch phát hiện ánh sáng ở trên, chúng ta có một module cảm biến ánh sáng hoàn chỉnh.

Hình 3.4: Hình ảnh thực tế của module cảm biến ánh sáng

Module cảm biến ánh sáng đơn giản có cấu tạo như hình:

• Quang trở

• IC so sánh điện áp

• Biến trở tinh chỉnh

• Hai chân nguồn ( VCC và GND)

• Chân tín hiệu D0.

Khi cấp nguồn cho module, đèn LED PWR sẽ sáng báo hiệu đã được cấp nguồn, lúc này nếu có ánh sáng chiều vào cảm biến thì đèn D0 báo hiệu tín hiệu ra sẽ tắt, ta có thể kiểm tra cảm biến bằng cách bịt đầu quang trở lại, lúc này cảm biến sẽ ghi nhận trời tối, và đèn LED D0 bật sáng báo hiệu, đồng thời trên chân D0 sẽ ghi nhận mức tích cực cao.

Module cảm biến ánh sáng hoạt động rất ổn định, dễ dàng sử lắp đặt và phối hợp với các thiết bị chuẩn TTL khác như relay, loa gốm

 

docx 41 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1234Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình phòng học thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực thúc đẩy. Trong khi mức cortisol trong máu giảm xuống xuyên suốt ngày và thì ngược lại melatonin sẽ tăng lên.
Để thực hiện các giải pháp dùng ánh sáng để điều chỉnh nhịp độ của con người (HCL) chúng ta đòi hỏi phải kiểm soát được quang phổ, cường độ ánh sáng, và thời gian chiếu sáng. 
Để cài đặt và lập trình cho công nghệ HCL một cách hiệu quả, ba tham số trên (Quang phổ, Cường độ sáng, Thời gian chiếu sáng) cần được chú ý cẩn thận vì chúng phụ thuộc lẫn nhau và có thể được sử dụng như đòn bẩy để kiểm soát tác động trên người.
Tham số đầu tiên là quang phổ. Chúng ta biết rằng các bước sóng màu xanh trong ánh sáng kích hoạt các yếu tố sinh học; Do đó chúng ta cần phải chọn nguồn ánh sáng trắng có khả năng cung cấp một lượng lớn ánh sáng trắng mát. Cường độ ánh sáng thì hơi phức tạp một chút vì nó liên kết phụ thuộc vào thời gian. Chúng ta cần biết mức độ ánh sáng (lux) tối thiểu và tối đa cần thiết để kích hoạt sự ức chế melatonin, và chúng ta phải mất bao lâu để đạt được hiệu quả rồi từ đó thực hiện các biện pháp điều chỉnh. Nhưng những điều này dựa chủ yếu vào nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm. Trong môi trường thực tế, chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn để hiểu tác động của các thiết lập này đối với công nhân, học sinh và bệnh nhân. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản về ba tham số đó mà bạn cần biết nếu có ý định sử dụng ánh sáng để tác động lên cơ thể:
Tham số cần quan tâm
Quang phổ
Ánh sáng là bức xạ có thể nhìn thấy được bằng mắt người trong phạm vi có bước sóng từ 380-780 nm. Kích thích quang học được nhận biết trong mắt người bằng 3 loại màu sắc chính là tia đỏ, xanh lá hoặc xanh lam. Màu sắc trong phổ màu vàng-xanh lá cây ở 555 nm được coi là sáng nhất. Các đường đứt khúc ở dưới là phần chúng ta nhìn thấy trong điều kiện thiếu ánh sáng. Còn phạm vi có ảnh hướng đến sinh học nhất của chúng ta là phổ màu xanh xung quanh 460 nm.
Hình 2.4Các đường cong thể hiện ánh sáng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng ban ngày v(λ), ban đêm v'(λ) và c(λ) là đường ảnh hưởng sinh học.
Các tế bào hạch có độ nhạy cao nhất với ánh sáng ở 480 nm. Ở bước sóng này tương ứng với ánh sáng màu xanh lam. Ánh sáng đó được gọi là ánh sáng trắng lạnh, với nhiệt độ màu từ 5-6000 kelvin trở lên. Các nghiên cứu đã thực hiện cũng chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng trong phần màu xanh của quang phổ sẽ làm cho cơ thể tiết ít hơn hoóc môn melatonin. Nói tóm lại, chúng ta có thể nói rằng loại ánh sáng trắng mát thường được thấy trong ánh sáng mặt trời và các nguồn ánh sáng nhất định sẽ giúp điều chỉnh giai đoạn sinh học và làm cho cơ thể tỉnh táo, tăng nhiệt độ cơ thể và nhịp tim nhờ hạn chế hàm lượng melatonin.
Hình 2.5 Bước sóng ánh sáng của đèn: Incandescent là đèn sợi đốt, Sodium là đèn Natri, Fluorescent là đèn huỳnh quang, Metal halide còn được biết đèn như là đèn Halogen.
Bên trên biểu đồ quang phổ của các nguồn ánh sáng khác nhau. Đèn LED trắng có lượng bước sóng màu xanh cao hơn, và do đó hiệu quả hơn khi dùng để điều chỉnh nhịp độ sinh học.
Cường độ (độ rọi)
Cường độ được nói đến ở đây được đo bằng độ rọi. Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ chiếu sáng tương đối thấp (~ 150 lx ở mắt) là đủ để gây ra sự tỉnh táo và thay đổi nhịp sinh học. Biết rằng mức melatonin bão hòa khi độ rọi tăng trên trên 1000 lux ở mắt.
Hình 2.6Biểu đồ thể hiện sự ức chế melatonin bắt đầu ở 30 lux và bão hòa ở khoảng 1000 lux ở mức mắt.
Do các các quy luật về vật lý, độ rọi (độ sáng) ngang trên bề mặt làm việc (ở 0,75 m so với mặt sàn) sẽ cao gấp 2 hoặc thậm chí 3 lần. Vì vậy, độ rọi khuyên dùng là giảm mức ánh sáng xuống mức tối đa là 3-400 lux (tương ứng với khoảng 1000 lux ở mặt phẳng làm việc) và kéo dài thời gian phơi sáng là đủ giữ sự tỉnh táo cho cơ thể. Điều này tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, mà có lợi cho điều kiện ánh sáng.
Thời gian
Ánh sáng  giống như ban ngày thường hiệu quả nhất. Nó cho biết đồng hồ sinh học của chúng ta rằng ngày bắt đầu và các chức năng của cơ thể cần được kích hoạt. Ngược lại, tiếp xúc ánh sáng này vào buổi tối sẽ làm ức chế sản xuất melatonin làm cho cơ thể khó ngủ hơn.
Hình 2.7Ví dụ về thời gian để áp dụng ánh sáng lạnh và nóng với mức độ cường độ tương ứng tùy theo ứng dụng.
Tùy thuộc vào loại hình công việc thời gian làm việc tương ứng với từng cá nhân khác nhau có thể tương ứng với thời gian để điều chỉnh màu sắc quang phổ và cường độ khác nhau. Do đó hãy cân nhắc thật kĩ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng ánh sáng.
2.1.3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường
a) Do chiếu sáng: Được xem là nguyên nhân quan trọng nhất. Trong điều kiện ánh sáng trong lớp học đầy đủ, khoảng 6% học sinh có khả năng bị cận thị. Tỉ lệ này sẽ tăng thành 15% nếu các em phải ngồi học trong môi trường ánh sáng không đúng chuẩn. Chiếu sáng tốt không những giảm tỷ lệ cận thị mà còn tăng chất lượng tiếp thu bài vở của học sinh và tăng kết quả giảng dạy của giáo viên.
 b) Do căng thẳng thị giác trong quá trình học tập: Quá trình học tập căng thẳng không được nghỉ ngơi cũng làm cho thị lực giảm.
Thời gian học ở nhà và thời gian học thêm ngoài giờ lên lớp, việc giải trí của học sinh thành phố gắn nhiều với màn hình TV, video  cũng gây tác hại tới mắt. Đó là nguyên nhân vì sao tỉ lệ cận thị của học sinh nông thôn bao giờ cũng thấp hơn ở thành phố (hoạt động thị giác ít căng thẳng hơn và giải trí ngoài trời nhiều hơn). 
c) Cận thị do thể trạng: Thể trạng yếu thì dễ có khả năng bị cận thị hơn. Thực tế tỉ lệ cận thị của học sinh nữ thường cao hơn học sinh nam. 
d) Cận thị do di truyền: Tỷ lệ cận thị di truyền chiếm khoảng 30 % trên tổng số. 
Như vậy, có 2 nguyên nhân gây cận thị trong môi trường học đường là các yếu tố phát sinh hoặc tồn tại trong quá trình đi học. 
Do vậy vai trò của chiếu sáng trường lớp rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh cận thị học đường. Cần môi trường ánh sáng tốt, hợp lý. Điều kiện chiếu sáng được xem là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cận thị học đường. Cuộc khảo sát nhanh tại các trường học tại TP HCM vào năm 2004 cho thấy rất nhiều phòng học không được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào không đủ ánh sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng được mắc một cách tuỳ tiện, nhiều loại đèn không đủ chuẩn hoặc không đúng quy cách; vẫn còn nhiều phòng học ánh sáng chỉ đạt 80-120 lux. Ngược lại, nhiều lớp học lại mắc quá nhiều đèn nhưng không đúng quy cách, độ chói lớn, tốn kém điện năng nhưng ánh sáng không đồng đều .v.v. Thường xuyên phải học tập trong môi trường ánh sáng như trên, học sinh phải liên tục điều tiết thị giác, dẫn tới việc căng, mỏi mắt, lâu ngày thành cận thị, viễn thị hoặc loạn thị Song song với thực tế môi trường ánh sáng được thiết kế, lắp đặt không đảm bảo, quan điểm về ánh sáng chuẩn dường như không thống nhất giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo và các tiêu chuẩn về chiếu sáng. Một quan chức thuộc Viện nghiên cứu và thiết kế trường học, Bộ Giáo dục cho biết: “Theo tiêu chuẩn về ánh sáng trong phòng học phổ thông, độ rọi sáng phải đạt tối thiểu 100 lux đối với đèn huỳnh quang và 50 lux đối với đèn dây tóc nung sáng. Đối với lớp học mầm non, chỉ số này cao gấp đôi. Quy chuẩn này là thấp so với nước ngoài. Ở các nước khác cũng như tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất (TCVN 7114:2002) độ sáng phòng học phải đạt mức từ 300 lux đối với đèn huỳnh quang.”  Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Nhượng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, môi trường ánh sáng thường được xây dựng dựa trên nguồn ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong số các bóng đèn điện thông dụng, có thể dùng bóng đèn nung sáng; bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact. Tuy nhiên từ giác độ kinh tế và mỹ thuật nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang dài 1,2 m có công suất 36w hoặc 40w với phổ ánh sáng ban ngày, ánh sáng trắng xanh và Tricolorphospho MAXX 801. Bóng đèn phải luôn được sử dụng trong đèn chiếu sáng có hệ thống quang học phân bố lại ánh sáng của bóng đèn theo những quy luật định trước, đảm bảo độ sáng đạt từ 300 – 500 lux và bảo vệ mắt người khỏi tác động chói loá của bóng đèn.
2.3.Sự ảnh hưởng của nhiệt độ trong phòng học với cơ thể
Ba tiêu chuẩn quan trọng nhất của vi khí hậu lớp học là: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động không khí.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong 3 yếu tố vi khí hậu trong phòng học. Dưới tác động của nhiệt độ, nhiều biến đổi sinh lý khác nhau diễn ra trong các cơ quan của cơ thể. Tuỳ theo nhiệt độ trong phòng cao hay thấp mà có thể nhận thấy học sinh bị lạnh hay bị nóng. Khi nhiệt độ trong phòng tăng (25-35C), các quá trình ô xy hoá trong cơ thể giảm đi một chút, nhưng sau đó có thể lại tăng lên. Nhịp thở nhanh và nông. Thông khí phổi đầu tiên tăng lên sau đó thì không thay đổi. Nếu nhiệt độ cao kéo dài, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, hệ thần kinh (giảm chú ý, các phản ứng vận động chậm, định hướng chuyển động kém), quá trình trao đổi vitamin, nước và muối khoáng bị rối loạn.
Nhiệt độ không khí thấp làm giảm nhiệt độ của da, đặc biệt là các phần hở trên cơ thể dẫn đến giảm cảm giác tiếp xúc và giảm khả năng co của cơ, giảm khả năng làm việc. Nhiễm lạnh cục bộ hay nhiễm lạnh toàn thân là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi...
Tác động của nhiệt độ lên cơ thể được xác định không chỉ bởi đơn vị tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào biên độ dao động của nó. Cơ thể rất khó thích nghi khi nhiệt độ thường xuyên thay đổi với biên độ lớn. Tác động của nhiệt độ cũng phụ thuộc vào sự phối hợp của các yếu tố vi khí hậu khác như độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí. Khi độ ẩm tăng trong điều kiện nhiệt độ thấp làm tăng tính dẫn nhiệt của không khí dẫn đến tăng khả năng gây lạnh của nó. Đặc biệt, khả năng truyền nhiệt tăng lên khi tốc độ chuyển động của không khí tăng
Nhiệt độ tốt nhất trong các phòng học đóng kín cửa là nhiệt độ mà đại đa số người ở trong phòng đó cảm thấy dễ chịu thường là 18-22C theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện vi khí hậu đối với cơ thể trẻ em. Khi nhiệt độ vượt quá mức trên 4-5C thì học sinh sẽ hết cảm giác dễ chịu.
Độ ẩm: 
Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí. Người ta chia độ ẩm thành 3 loại là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tương đối.
Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước có trong không khí tính bằng gam/m vào thời điểm nhất định và ở nhiệt độ nhất định
Độ ẩm cực đại hay độ ảm bão hoà là lượng hơi nước bão hoà trong không khí tính bằng gam/m.
Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hoà.
Trong thực hành vệ sinh trường học, người ta thường sử dụng giá trị độ ẩm 
tương đối để đánh giá điều kiện vi khí hậu trong phòng học. Chỉ số này cho phép hình dung được khả năng toả nhiệt của cơ thể bằng con đường bay hơi nước. Khi độ ẩm thấp, khả năng không khí tiếp nhận thêm hơi nước tăng lên. Do đó sự toả nhiệt diễn ra mạnh mẽ nhờ kết quả của quá trình tiết và bay hơi mồ hôi trên da.
Cảm giác về nhiệt độ rất khác nhau khi độ ẩm thay đổi. Trong điều kiện nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp, con người cảm thấy dễ chịu hơn trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cũng cao do tăng độ ẩm không khí làm giảm khả năng toả nhiệt trên bề mặt da nhờ bay hơi nước.
Không khí bão hoà hơi nước trong điều kiện nhiệt độ thấp có khả năng làm cho cơ thể nhiễm lạnh. Chúng ta biết rằng khi nhiệt độ môi trường cao từ 35C trở lên thì bài tiết và bay hơi mồ hôi là con đường chính để cơ thể truyền nhiệt vào môi trường không khí. Người ta nhận thấy rằng trong điều kiện khí hậu bình thường độ ẩm tương đối thích hợp là 60-80%.
Vận tốc chuyển động của không khí: Vận tốc chuyển động của không khí được đo bằng m/giây. Chuyển động của không khí có vai trò thực sự trong quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể. Gió mạnh làm tăng khả năng truyền nhiệt của cơ thể bằng con đường đối lưu và bay hơi nước. Trong những ngày nóng nực, gió làm cho cơ thể dễ chịu. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió có thể làm cơ thể nhiễm lạnh. Gió mạnh và kéo dài ảnh hưởng không tốt đến trạng thái thần kinh-tâm lý, đến cảm giác chung của cơ thể.
Chuyển động của không khí có ý nghĩa vệ sinh quan trọng là làm sạch không khí trong phòng học và loại bỏ các chất ô nhiễm (bụi, hơi khí, vi khuẩn...)
Vận tốc chuyển động không khí trong phòng 0,1-0,3m/g trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu sẽ gây cảm giác khoan khoái cho cơ thể, tăng cường khả năng toả nhiệt.
Tác động tổng hợp của các yếu tố vi khí hậu:
Trong quá trình hoạt động sống, cơ thể con người phải chịu đựng những tác động tổng hợp của các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển.. .Chúng ta có thể nhận thấy những tác động có lợi hay có hại của các yếu tố vi khí hậu lên cơ thể phụ thuộc vào sự tổ hợp và độ lớn của các yếu tố này. Tác động tổng hợp mang tính quy luật lên cơ thể của các yếu tố lý học này cho phép xác định các điều kiện tối ưu cho hoạt động sống của cơ thể.
Như chúng ta đã biết, con người chỉ có thể hoạt động bình thường, làm việc tốt khi thân nhiệt của cơ thể được bảo toàn trong một giới hạn xác định (36,1- 37,2C), có sự cân bằng nhiệt giữa cơ thể và môi trường, nghĩa là có sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình toả nhiệt. Trong trường hợp một quá trình này trội hơn quá trình kia thì dẫn đến hiện tượng bị lạnh hoặc bị nóng. Như vậy, khi mất nhiều nhiệt cơ thể sẽ bị lạnh, khả năng chống đỡ của cơ thể sẽ giảm mà hậu quả của nó là số người bị mắc các bệnh cảm cúm tăng lên, các bệnh mãn tính tiến triển mạnh.
Mặc dù các yếu tố vi khí hậu có sự dao động khá lớn nhưng cơ thể con người vẫn duy trì một thân nhiệt ổn định. Đó là do cơ chế điều hoà hoá học và lý học nằm dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh trung ương. Điều hoà nhiệt bằng con đường hoá học được hiểu là khả năng của cơ thể có thể thay đổi cường độ trao đổi chất để cho lượng nhiệt được sinh ra tăng lên hay giảm đi. Điều hoà lý học được thực hiện nhờ co hoặc giãn các mạch máu ở trên bề mặt của da.
Nhiệt được sinh ra do toàn bộ cơ thể, nhưng một lượng nhiệt nhiều nhất được tạo ra ở gan và các cơ. Phụ thuộc vào trạng thái nhiệt độ của không khí, trao đổi cơ bản thay đổi trong một giới hạn rộng. Ví dụ, khi nhiệt độ môi trường xung quanh giảm (dưới 15), sự sinh nhiệt gia tăng, ở nhiệt độ từ 15-25 nhận thấy quá trình tạo nhiệt ổn định, từ 25-35° thì ban đầu giảm sinh nhiệt còn sau đó tăng lên (khi nhiệt độ 35 hoặc cao hơn).
Sự sinh nhiệt cũng phụ thuộc vào cường độ và mức độ nặng nhọc của công việc. Ngoài ra nhiệt còn xâm nhập từ bên ngoài vào do bức xạ mặt trời, từ những vật bị nung nóng hoặc nhờ ăn thức ăn nóng.
Đồng thời với quá trình tích luỹ nhiệt trong cơ thể là quá trình toả nhiệt ra môi trường bên ngoài. Sự truyền nhiệt từ cơ thể ra môi trường bên ngoài được thực hiện bằng con đường bức xạ, dẫn nhiệt (đối lưu hoặc tiếp xúc), tiết mồ hôi và bay hơi ẩm trên bề mặt da. Truyền nhiệt bằng đối lưu diễn ra do đốt nóngkhông khí tiếp xúc với da. Truyền nhiệt qua tiếp xúc là hiện tượng cơ thể truyền nhiệt ra bề mặt của vật mà con người chạm vào. Mất nhiệt do bức xạ diễn ra khi có các vật ở xung quanh có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của da con người. Truyền nhiệt diễn ra nhờ sự bốc hơi mồ hôi từ bề mặt của da. Cuối cùng, có một lượng nhiệt không đáng kể được truyền vào môi trường cùng với không khí thở ra và các chất bị đào thải.
Lượng nhiệt mà cơ thể truyền ra môi trường phần lớn phụ thuộc vào đặc tính lý học của môi  trường không khí. Ví dụ như  truyền nhiệt bằng con đường đối lưu tăng lên cùng với tăng tốc độ chuyển động của không khí, chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và không khí, diện tích bề mặt của da. Khi chênh lệch nhiệt độ giảm, truyền nhiệt bằng con đường đối lưu cũng giảm, còn khi nhiệt độ là 35- 36C và cao hơn thì sự truyền nhiệt đối lưu ngừng lại hoàn toàn. Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng thực sự đến sự truyền nhiệt bằng con đường đối lưu.
Bề mặt da của con người là nguồn bức xạ nhiệt. Truyền nhiệt bằng con đường bức xạ của cơ thể con người diễn ra theo cơ chế chung đối với các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không tuyệt đối (273K). Trong đó lượng nhiệt bức xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của các bức tường và các vật dụng xung quanh. Truyền nhiệt bức xạ phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ cơ thể con người và nhiệt độ của các đồ vật xung quanh. Nếu như nhiệt độ của các đồvật bao quanh con người cao hơn 35C thì truyền nhiệt bằng con đường bức xạ ngừng hẳn. Ngược lại sẽ có sự hấp thụ nhiệt của cơ thể. Sự rối loạn cân bằng bức xạ có thể dẫn đến việc cơ thể bị nóng hoặc lạnh. Khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường gần bằng 0, hoặc trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể thì quá trình truyền nhiệt chủ yếu là nhờ bay hơi mồ hôi.
Cường độ bay hơi mồ hôi phụ thuộc vào độ ẩm của không khí và tốc độ chuyển động của nó, vì thế mà những yếu tố này xác định hệ số thoát ẩm. Ví dụ, khi nhiệt độ không khí cao hơn 35C và độ ẩm vừa phải thì mất nước do bay hơi có thể đạt đến 5 lít, còn khi nhiệt độ cao hơn có thể mất đến 10 lít nước trong một ngày. Khi bay hơi 1 gam hơi nước thì lượng nhiệt mất đi khoảng 2,51Kj (0,6Kcalo)
Nghiên cứu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố đối với cơ thể phép chúng ta xác định được giá trị tối ưu của chúng đối với môi trường sống: nhiệt độ từ 18- 20C, độ ẩm 40-60% và tốc độ chuyển động của không khí từ 0,1-0,2m/s./.​
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Tổng quan về ARDUINO
Hình 3.1:Một mạch Arduino Uno chính thức với các mô tả về các cổng I/O
     ● Sản phẩm Uno R3 V2 là phiên bản sử dụng chip dán của Uno R3 chức năng tương tự chip cắm.
    ● Arduino Uno R3 SMD có cách sử dụng hoàn toàn giống với Arduino Uno R3 bản chân cắm(PDIP), điểm khác biệt:
        - Chip nạp chương trình : Arduino Uno R3 (PDIP) dùng chip nạp Atmega16U2 , còn Arduino Uno R3 SMD dùng chip nạp CH340 nên tiết kiệm chi phí và rẻ hơn nhiều.
        - CPU chính của mạch SMD sử dụng là chip dán nên chi phí rẻ hơn, tuy nhiên nhược điểm là không thể tháo lắp được như với bản chip cắm PDIP nguyên thủy.
    ● Arduino Uno là board mạch rất phổ biến trong các dòng Arduino hiện nay, bạn chỉ cần kết nối Arduino với máy tính PC hoặc Laptop bằng cáp USB là đã có thể sử dụng và nạp code cho nó một cách rất dễ dàng.
    ● Ứng dụng Arduino Uno R3: nó có ứng dụng rất mạnh mẽ từ đơn giản đến phức tạp, vd như: Điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lý tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,v.v
    ● Những thông số cần chú ý:
Chip điều khiển chính
ATmega328P-AU
Nguồn nuôi mạch
5V từ cổng USB.
Nguồn ngoài( cắm từ giắc tròn DC)
 dùng 7-9V để đảm bảo mạch hoạt động tốt. Nếu bạn cắm 12V thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch
Số chân Digital
14 (hỗ trợ 6 chân PWM)
Số chân Analog
6
Dòng ra trên chân digital
tối đa 40 mA
Dòng ra trên chân 3.3V
50 mA
Dung lượng bộ nhớ Flash
32 KB (ATmega328) of which 0.5 KB used by bootloader
SRAM
2 KB (ATmega328)
EEPROM
1 KB (ATmega328)
Tốc độ
16 MHz
Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn.
Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang đến một phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và giới chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho những người yêu thích mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt độ và phát hiện chuyển động. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++.
3.2.Thiết Bị Cảm Biến Ánh Sáng
Nguyên tắc hoạt động: khi có ánh sáng cảm biến ánh sáng sẽ ghi nhận trạng thái qua đầu dò cảm biến trên uthiết bị, và không cấp nguồn cho thiết bị 220V hoạt động. Khi không có ánh sáng, cảm biến ánh sáng sẽ ghi nhận trạng thái và đóng relay trong hộp kĩ thuật để cấp nguồn cho thiết bị 220V hoạt động. Thiết bị 220V ở đây có thể là bóng đèn, quạt , .... 
Quang trở
Có nhiều loại cảm biến ánh sáng nhưng loại thông dụng nhất là loại sử dụng quang trở. Quang trở hay điện trở quang (photoresistor) LDR (Light-dep

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mo_hinh_phong_hoc_thong_minh.docx