Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật Lịch sử qua dạy học bộ môn

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật Lịch sử qua dạy học bộ môn

+ Ảnh hưởng hay vai trò của nhân vật đó như thế nào trong sự

kiện lịch sử.

Ví dụ 3: Bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến

năm 1925” (chương I, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần II mục 3, giáo

viên thông qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc phải làm sao cho học

sinh thấy sự ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đến phong trào cách mạng

trong nước trong các giai đoạn tiếp theo.

+ Có thể cho học sinh tự chuẩn bị và kể hay đóng vai nhân vật

lịch sử.

Ví dụ 4: Bài 19 “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân pháp (1951-1953)” (chương III, lịch sử Việt Nam, Ban cơ

bản), phần III, với nội dung tuyên dương các gương anh hùng trong Đại hội

Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, để giới thiệu

những anh hùng được tuyên dương giáo viên chuẩn bị nội dung những thành

tích của các chiến sĩ và giao học sinh chuẩn bị để kể chuyện. Thông qua việc

học sinh kể chuyện giúp các em nắm chắc về kiến thức hơn và còn nảy sinh

sự cảm phục đối với các gương chiến sĩ và nỗ lực hơn nữa trong học tập và

cuộc sống.

* Đối với học sinh:

- Tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhân vật lịch sử đã được học.Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn

Trang 8

Ví dụ 5: Sau khi học xong, Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, với việc được giáo viên giới

thiệu tài năng của Võ Nguyên Giáp trong chỉ đạo tác chiến và giành thắng

lợi, học sinh về nhà sưu tầm thêm một số nội dung về nhân vật lịch sử đã

được học như: tiểu sử, quá trình tham gia cách mạng đạt được những chiến

công gì? Hiện nhân vật lịch sử đó còn sống hay đã mất

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được

giáo viên giới thiệu.

Trở lại ví dụ 5: học sinh có thể sưu tầm những tư liệu có liên quan

đến nhân vật lịch sử trên báo, ti vi, Internet

- Có thể lưu ý tìm các công trình (đường phố), hay lưu nhớ ngày

kỷ niệm có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được biết để khắc sâu hơn về

nhân vật lịch sử.

Ví dụ 6: Trên các tuyến đường giao thông hiện nay thường gắn với

tên một nhân vật lịch sử nên giáo viên khuyến khích các học sinh khi tham

gia giao thông trên các tuyến đường này nếu tên đường (nhân vật lịch sử) mà

mình chưa biết thì hãy tìm hiểu cho được người đó là người như thế nào,

tiểu sử Như vậy mỗi khi đi qua lại con đường có gắn với tên nhân vật lịch

sử đó thì sẽ gợi nhớ lại cho học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch

sử.

- Phải hình thành xu hướng khi gặp một yếu tố nào đó có liên

quan đến nhân vật lịch sử phải cố gắng tìm hiểu để biết nhân vật đó là

người như thế nào?

Ví dụ 7: Khi xem sách báo hay ti vi nếu bắt gặp thông tin về một

nhân vật lịch sử nào đó mà mình chưa biết hay chưa nắm rõ thì các em có

thể tự tìm các nguồn thông tin trên mạng Internet để nghiên cứu kỹ hơn vềLồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn

Trang 9

nhân vật này và sau đó để đảm bảo tính chính xác của thông tin thì các em

phải hỏi giáo viên hoặc một ai đó có chuyên môn.

* Kết luận:

pdf 15 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1799Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kể chuyện nhân vật Lịch sử qua dạy học bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là 
một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy 
của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp 
nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, 
kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. 
Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường 
và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài 
học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử... 
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy 
học lịch sử nói riêng, bản thân chúng tôi mặc dù là giáo viên trẻ chưa có 
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn 
đề về: “Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn” . 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 2 
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần 
giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực 
chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do 
chúng tôi chọn đề tài này. 
2. Đối tượng nghiên cứu: 
Phương pháp tăng cường sự hứng thú của học sinh trong việc học bộ 
môn Lịch sử thông qua kể chuyện các Nhân vật lịch sử. 
3. Phạm vi nghiên cứu: 
- Học sinh các khối lớp của một số trường mà bản thân đã từng tham 
gia giảng dạy như trường THPT Krông Bông, THPT Việt Đức, THPT Buôn 
Ma Thuột 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Để tiến hành làm đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên 
cứu sau: 
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ. 
+ Phương pháp phỏng vấn. 
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu. 
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá 
trình dạy. 
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. 
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. 
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc. 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 3 
B. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận: 
Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử, trong các 
sự kiện lịch sử thường xuất hiện các nhân vật lịch sử. Ngày trước, khi vô 
tuyến truyền hình, phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, 
nhân vật lịch sử trong các triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua 
hai cuộc kháng chiến chồng Pháp và chống Mỹ được đông đảo mọi người 
biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo, cải lương ít ỏi đó. Nhưng 
ngày nay công chúng hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, điều 
này phải chăng dân chúng không yêu sử dân tộc nữa? Không đúng bởi đông 
đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản hùng ca dựng nước và 
giữ nước, nhưng cái khó ở đây là nếu trước kia tuồng, chèo, phim ảnh, đến 
với công chúng vừa ít lại phần nhiều là theo các tích cổ truyền thống, do vậy 
kiến thức về lịch sử của họ nhiều hơn, còn ngày nay nguồn thông tin đa 
chiều, trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài lịch sử lại không thành 
công, không lôi cuốn được người xem đến với mình, từ đó dẫn tới một chỗ 
trống qua kênh thông tin đó. 
Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian 
vừa qua quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người 
làm giáo dục. Có nhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa lịch sử 
chưa được hoàn chỉnh. Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian 
trong một tiết học 45 phút không đủ để truyền tải... và những kiến thức trong 
sách giáo khoa được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được 
tùy tiện sửa đổi, điều này cũng khiến giáo viên thụ động hoàn toàn khi lên 
lớp. 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 4 
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn 
nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên ở bậc học phổ thông hầu 
hết đã được đào tạo chuẩn đại học, nhưng tâm huyết với quá trình giảng dạy 
và sự đầu tư cho bộ môn như thế nào là điều cần phải xét lại. Những lý do 
trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn Lịch sử của giáo viên đơn điệu, 
thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêu 
cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh 
những nội dung cơ bản của sách là đủ. 
Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học Lịch sử kém hiệu 
quả nữa là học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh 
lâu nay là học chay và dạy chay. Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem 
phim về lịch sử cũng là rất hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế các địa 
danh lịch sử. Lên lớp giáo viên cũng khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng 
tư liệu tham khảo thì lại quá thiếu, thế nên dù muốn, học sinh cũng khó có 
thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều học 
sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường. 
Vả lại trong tiềm thức mỗi chúng ta ngay từ thưở ấu thơ đã thích được 
lắng nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện cho nghe, nhất là chuyện kể về các vị 
anh hùng Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tăng cường lồng 
ghép kể chuyện về nhân vật lịch sử có liên quan đến nội dung bài học cho 
học sinh, các nhân vật với những thành tích hay chiến công của mình sẽ gây 
ấn tượng mạnh với học sinh, làm các em ngưỡng mộ và ghi nhớ về nhân vật 
lịch sử này. Từ việc ghi nhớ nhân vật lịch sử các em sẽ dễ dàng nhớ lại các 
sự kiện lịch sử có liên quan đến nhân vật đó và nhớ lại được nội dung bài 
học. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 5 
Ở trường THPT Buôn Ma Thuột đa số học sinh còn lười học và chưa 
có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, 
nhân vật lịch sử .....còn yếu. Các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu 
hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến 
sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó 
nói lên điều gì ... Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học 
như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác 
giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây 
được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, 
cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất 
lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều, 
nếu học sinh đó thực sự không thuộc bài thì không thể viết được một ý gì dù 
là có liên quan đến câu hỏi kiểm tra. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh ít 
đam mê môn sử từng bước tạo nên sự hứng thú học bộ môn vì vậy bản thân 
chúng tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập 
tích cực mà cụ thể là: “Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy 
học bộ môn”. 
3. Nội dung vấn đề: 
a/ Vấn đề đặt ra: 
Việc kể chuyện các nhân vật lịch sử trong tiết dạy Lịch sử là điều 
không mới mẻ gì đối với một giáo viên giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng 
nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học 
lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy 
và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông, chúng tôi xin nêu một vài 
phương pháp trong việc kể chuyện nhân vật lịch sử trong quá trình giảng dạy 
để việc dạy của người thầy và việc học của trò được hứng thú và học sinh 
tiếp thu bài tốt hơn. 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 6 
b/ Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết: 
 Đối với giáo viên: 
 - Nắm chắc nội dung về nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. 
 - Kể chuyện bằng giọng kể để gây hứng thú cho học sinh chứ không 
phải chỉ là việc đọc lại nội dung. 
 - Khi kể chuyện về nhân vật lịch sử cần lưu ý đến các vấn đề sau: 
 + Nhân vật đó phải gắn với sự kiện lịch sử mà giáo viên đang 
giảng dạy (Điển hình ở chương trình 12) 
Ví dụ 1: Bài 12- Lớp 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 
1919 đến năm 1925” (Chương I, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần II mục 
1, giáo viên giới thiệu về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, trần Huy 
Liệu cho học sinh nắm, để từ đó cho các em thấy các ông là người tiêu 
biểu nhất của giới sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp 
lúc bấy giờ. 
Bài 5 “Các nước châu Phi và châu Mỹ - Latinh” (Chương 
III, lịch sử thế giới, ban cơ bản), phần II, mục 1, giáo viên giới thiệu cho học 
sinh nắm về Phiđen Cátxtơrô, là người gắn liền với sự ra đời của nước Cộng 
hòa Cuba, những đóng góp của ông đối với phong trào cách mạng đất nước, 
 + Hoạt động nổi bật hay thành tích của nhân vật lịch sử đó là gì? 
Ví dụ 2: Bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 
năm 1925” (chương I, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần II mục 1, trong 
phần các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản giáo viên giới thiệu nhân 
vật Phạm Hồng Thái với hành động dùng bom để ám sát Toàn quyền Đông 
Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu), qua đó hướng dẫn cho học sinh 
thấy được sự quả cảm, gan dạ của Phạm Hồng Thái và nổi lên trên hết đó là 
tinh thần của một thanh niên yêu nước và từ đó đặt ngược lại vấn đề học 
sinh ngày nay yêu nước thể hiện như thế nào? 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 7 
 Bài 22 “Nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ 
xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)” 
(chương IV, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần IV mục 2, trong phần 
chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần II của Mĩ giáo viên giới thiệu về 
chiến công bắn rơi B-52 của anh hùng Phạm Tuân, để học sinh thấy được tài 
năng của các chiến sĩ ta trong công cuộc bảo vệ đất nước. 
 + Ảnh hưởng hay vai trò của nhân vật đó như thế nào trong sự 
kiện lịch sử. 
Ví dụ 3: Bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 
năm 1925” (chương I, lịch sử Việt Nam, Ban cơ bản), phần II mục 3, giáo 
viên thông qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc phải làm sao cho học 
sinh thấy sự ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đến phong trào cách mạng 
trong nước trong các giai đoạn tiếp theo. 
 + Có thể cho học sinh tự chuẩn bị và kể hay đóng vai nhân vật 
lịch sử. 
Ví dụ 4: Bài 19 “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc 
chống thực dân pháp (1951-1953)” (chương III, lịch sử Việt Nam, Ban cơ 
bản), phần III, với nội dung tuyên dương các gương anh hùng trong Đại hội 
Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, để giới thiệu 
những anh hùng được tuyên dương giáo viên chuẩn bị nội dung những thành 
tích của các chiến sĩ và giao học sinh chuẩn bị để kể chuyện. Thông qua việc 
học sinh kể chuyện giúp các em nắm chắc về kiến thức hơn và còn nảy sinh 
sự cảm phục đối với các gương chiến sĩ và nỗ lực hơn nữa trong học tập và 
cuộc sống. 
* Đối với học sinh: 
 - Tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhân vật lịch sử đã được học. 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 8 
Ví dụ 5: Sau khi học xong, Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc 
chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, với việc được giáo viên giới 
thiệu tài năng của Võ Nguyên Giáp trong chỉ đạo tác chiến và giành thắng 
lợi, học sinh về nhà sưu tầm thêm một số nội dung về nhân vật lịch sử đã 
được học như: tiểu sử, quá trình tham gia cách mạng đạt được những chiến 
công gì? Hiện nhân vật lịch sử đó còn sống hay đã mất 
 - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được 
giáo viên giới thiệu. 
Trở lại ví dụ 5: học sinh có thể sưu tầm những tư liệu có liên quan 
đến nhân vật lịch sử trên báo, ti vi, Internet 
 - Có thể lưu ý tìm các công trình (đường phố), hay lưu nhớ ngày 
kỷ niệm có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được biết để khắc sâu hơn về 
nhân vật lịch sử. 
Ví dụ 6: Trên các tuyến đường giao thông hiện nay thường gắn với 
tên một nhân vật lịch sử nên giáo viên khuyến khích các học sinh khi tham 
gia giao thông trên các tuyến đường này nếu tên đường (nhân vật lịch sử) mà 
mình chưa biết thì hãy tìm hiểu cho được người đó là người như thế nào, 
tiểu sử Như vậy mỗi khi đi qua lại con đường có gắn với tên nhân vật lịch 
sử đó thì sẽ gợi nhớ lại cho học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch 
sử. 
 - Phải hình thành xu hướng khi gặp một yếu tố nào đó có liên 
quan đến nhân vật lịch sử phải cố gắng tìm hiểu để biết nhân vật đó là 
người như thế nào? 
 Ví dụ 7: Khi xem sách báo hay ti vi nếu bắt gặp thông tin về một 
nhân vật lịch sử nào đó mà mình chưa biết hay chưa nắm rõ thì các em có 
thể tự tìm các nguồn thông tin trên mạng Internet để nghiên cứu kỹ hơn về 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 9 
nhân vật này và sau đó để đảm bảo tính chính xác của thông tin thì các em 
phải hỏi giáo viên hoặc một ai đó có chuyên môn. 
* Kết luận: 
Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh Việt Nam mà không 
biết lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học sinh 
thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp là rất nhiều. “Trước hết, là môn có 
điểm bình quân thấp nhất trong các môn thi tốt nghiệp THPT nhiều năm gần 
đây; là môn thi có điểm bình quân thấp nhất của khối C nói riêng và tất cả 
các môn thi tuyển sinh ĐH nói chung; là môn thi mà số học sinh đạt điểm 
dưới trung bình nhiều nhất, bị điểm 0 và 0,5 với tỉ lệ cao nhất. Điểm bình 
quân môn sử trong kỳ thi ĐH 2006 là 1,90, năm 2007 là 2,09, năm 2008 có 
khá hơn nhưng cũng chỉ 2,39. 
Trong số 107.000 bài thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2007 được 
thống kê, chỉ có 9,23% bài thi có điểm trên 5, trong khi có đến 21,3% bài thi 
bị 0 điểm hoặc 0,5 điểm. 
Đó là số liệu mà TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM đưa 
ra qua thống kê kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ trong 3 năm từ 2006-2008. 
Còn năm 2009, theo thông tin từ ban tuyển sinh các trường đại học, môn sử 
tiếp tục “đội sổ” và là môn có điểm thi thấp nhất trong ba môn khối C. 
Điểm bình quân chỉ trên dưới 2 điểm, số bài có điểm từ 0,25 - 2 điểm nhiều 
vô kể. Đơn cử số bài thi trên điểm trung bình của ĐH Văn hóa TP.HCM chỉ 
3,7%, ĐH Đà Lạt 4%, ĐH Sư phạm Đà Nẵng 5%, ĐH Quy Nhơn 9,8%... 
Ai cũng biết môn Lịch sử rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, 
giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống hào hùng 
của dân tộc, từ đó phấn đấu học tập rèn luyện để xây dựng quê hương ngày 
càng giàu mạnh, thế nhưng nhìn kết quả điểm thi đại học môn Lịch sử nhiều 
năm nay thì không thể không buồn và lo lắng. 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 
10 
Trong khi đó lịch sử Trung Quốc thì các em lại nhớ rất tốt và nhiều, 
điều này không chỉ riêng bản thân tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và 
giáo viên bộ môn lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. 
Do đó tôi mạo muội đưa ra một kinh nghiệm nhỏ để góp phần nhỏ bé của 
mình vào sự nghiệp chung. Việc vận dụng kề chuyện nhân vật lịch sử vào 
giảng dạy lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân chúng tôi cùng nhiều đồng 
nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm 
gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học 
lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang có nhiều hướng giảm sút, 
xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống 
thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn 
phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại 
khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với 
việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng. 
Các nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: Dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào 
lòng người sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền 
thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn 
đối với truyền thống, lãnh tụ cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã 
đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà. 
Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác sách giáo khoa trong 
quá trình học bộ môn Lịch sử, trải qua năm học lớp 11 và HKI lớp 12 kết 
quả bộ môn của lớp đến thời điểm này như sau: 
Cả năm (2013 – 2014 cả 3 khối) Học kì I (2014 – 2015 cả 3 khối) 
Trên Tb Dưới Tb Trên Tb Dưới Tb 
91,9% 8,1% 98,35% 1,65% 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 
11 
C. KẾT LUẬN 
I. Bài học kinh nghiệm: 
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc kể chuyện các nhân vật lịch sử 
trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn lịch sử. Việc kể chuyện 
về các nhân vật lịch sử nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả 
cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp 
dạy học. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng 
đúng đắn . 
Kết hợp kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong một sự kiện lịch sử 
mà giáo viên đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm 
trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu 
thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao 
hơn. 
Biện pháp tuy có thể nói không mới gì lắm, nhưng với sự chủ động 
hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả 
khả quan hơn trong quá trình học. 
Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo 
viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp 
cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải 
lúc nào cũng cần phải sử dung kể chuyện về nhân vật lịch sử. Nếu sử dụng 
không đúng cách, không đúng chỗ sẽ làm giảm chất lượng bài giảng, mất 
thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi kể 
chuyện. Biết kể và hướng dẫn học sinh "kể" và nắm được những nội dung 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 
12 
của các nhân vật lịch sử. Từ đó biết phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện 
lịch sử. 
Ngoài ra, để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn Lịch 
sử giáo viên cần phải nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung 
tư liệu phục vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách 
truyền đạt để có được sự vững chắc trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong 
cách nhằm lôi cuốn học sinh. Ngoài ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, 
sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học. 
II. Hướng phổ biến của đề tài: 
Sẽ áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở trường THPT Buôn Ma 
Thuột với các lớp và các khối còn lại. Bên cạnh có thể áp dụng cho một số 
môn học khác như Văn, GDCD 
III. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài: 
 Qua kết quả giảng dạy đã đạt được chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, 
áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và 
chất lượng giáo dục trong trường học. 
 Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đã đúc kết được trong quá 
trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông Buôn Ma 
Thuột. Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận 
được sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn, 
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở các trường phổ thông. 
Buôn Ma Thuột, tháng 3/2015 
 Người thực hiện 
 Võ Hữu Lộc 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 
13 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Phương pháp dạy học Lịch sử - Năm 2001. 
(Nhà xuất bản giáo dục) 
 2. Tâm lí học đại cương - Năm 2001 
(Nhà xuất bản giáo dục) 
3. Những mẩu chuyện lịch sử - Năm 2001 
(Nhà xuất bản giáo dục) 
4. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3 – Năm 2003 
(Nhà xuất bản giáo dục) 
5. Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Cơ bản - Năm 2008. 
(Nhà xuất bản giáo dục) 
6. Sách giáo viên Lịch sử 12 – Nâng cao - Năm 2008. 
(Nhà xuất bản giáo dục) 
 7. Danh nhân lịch sử Việt Nam, tập 1, tập 2 
 (Nhà xuất bản giáo dục) 
Lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử qua dạy học bộ môn 
 Trang 
14 
E. MỤC LỤC: 
A. MỞ ĐẦU Trang 
1. Lý do chọn đề tài .......................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_ke_chuyen_nhan_vat_lich_su_q.pdf