Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng vẽ một bài biểu đồ thích hợp nhất cho từng số liệu và yêu cầu của bài tập

Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng vẽ một bài biểu đồ thích hợp nhất cho từng số liệu và yêu cầu của bài tập

a) Định nghĩa biểu đồ:

 - Biểu đồ: Là các dạng biểu hiện các số liệu theo hình học để thể hiện trực quan các hiện tượng, đối tượng, sự vật của địa lý.

b) Giải thích định nghĩa:

 - Biểu đồ là dạng dùng để biểu hiện số liệu trong môn địa lý mô phỏng theo các dạng hình học để thể hiện 1 cách trực quan nhất hiện tượng, đối tượng, sự vật địa lý đó.

c) Các loại biểu đồ chính gồm:

 - Biểu đồ hình cột.

 - Biểu đồ hình tròn.

 - Biểu đồ đường biểu diễn

 - Biểu đồ kết hợp cột - đường.

 - Biểu đồ hình vuông.

 

doc 8 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1539Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng vẽ một bài biểu đồ thích hợp nhất cho từng số liệu và yêu cầu của bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề:
I. Lời mở đầu:
	Môn địa lý là một môn học có những đặc trưng riêng biệt so với các môn thuộc khoa học xã hội khác là: Bên cạnh kiến thức lý thuyết, còn có kiến thức thực hành. Hiện nay trong phần bài tập, bài thi, phần thực hành học sinh rất lúng túng nhất là trong bài tập cho số liệu lựa chọn biểu đồ thích hợp để vẽ.
	Làm thế nào để vẽ được biểu đồ thích hợp nhất theo số liệu và yêu cầu cảu đề bài là chủ đề chính được bàn đến trong SKKN này.
II. Thực trạng:
1) Thực trạng:
a) Đối với giáo viên:
	Hiện nay, 1 số giáo viên chưa đánh giá sát thực vai trò của bài thực hành nhất là việc hướng dẫn học sinh lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất với số liệu đã cho và yêu cầu của đề bài. Nhằm biến các kiến thức lý thuyết đã học thành 1 dạng biểu đồ trực quan dễ học, dễ ghi nhớ hơn là dạng kiến thức lý thuyết tương đương.
	Vì vậy, giáo viên chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong từng loại số liệu và yêu cầu của đề bài.
b) Đối với học sinh:
	Hiện nay, tỉ lệ điểm của các bài thực hành (trong đó có vẽ biểu đồ) thường điểm 1/3 số điểm toàn bài thi môn Địa lý của thí sinh dự thi TNPT hay dự thi các trường ĐH-CĐ.
	Trong khi đó, học sinh khi học môn địa lý luôn mang nặng tâm lý môn học là môn thuộc khoa học xã hội nên lý thuyết, học thuộc là đặc điểm chung. Vì vậy, bài thực hành (vẽ biểu đồ) thường ít được các em chú trọng nên các bài thực hành (vẽ biểu đồ) thường ít khi đạt được điểm tốt đa.
	Mặt khác, bài thực hành (vẽ biểu đồ) là một dạng học tạo cho học sinh sử dụng tư duy sáng tạo của riêng mình dựa trên hiểu biết kiến thức của mình. đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất của giáo dục hiện nay. Học sinh phải chủ động tìm tòi, sáng tạo lựa chọn những kiến thức có ích, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình, thay cho cách giáo dục cũ là học sinh thụ động tiếp thu những kiến thức giáo viên cung cấp rồi học thuộc. Vì vậy, học sinh ít có tính sáng tạo. Phần thức hành (vẽ biểu đồ) là phương pháp giúp học sinh củng cố, phát huy tính sáng tạo của mình.
	Bên cạnh đó thì qua kinh nghiệm đi chấm thi của kỳ thi tốt nghiệp thì bài thực hành (vẽ biểu đồ) thường rất dễ thấy được điểm tối đa. Vì vậy, cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ cũng như kỹ năng lựa chọn các loại biểu đồ thích hợp nhất cho từng số liệu khác nhau, yêu cầu của đề bài khác nhau.
	Có nhiều dạng bài thực hành: Có số liệu vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét, cho số liệu phân tích số liệu để rút ra nhận xét, viết báo cáo, vẽ lược đồ. Nhưng trong phạm vi 1 SKKN như tôi chỉ xin đề cập đến 1 khía cạnh của bài tập thực hành là: l sao để học sinh rèn luyện được kỹ năng vẽ 1 bài biểu đồ thích hợp nhất cho từng số liệu và yêu cầu của bài tập đó.
2) Kết quả của thực trạng trên:
	Hiện nay, khoảng 20 - 30% số học sinh từ các trường THCS thi vào THPT và hiện là học sinh lớp 10 chưa biết cách vẽ biểu đồ.
	Khoảng 70% học sinh khối 11 và 50% học sinh khối 12 chưa biết lựa chọn biểu đồ nào là thích hợp nhất cho loại số liệu đã cho và yêu cầu của đề bài.
	Trong khi đó, cấu tạo của chương trình lớp 10 chỉ có 2 tiết thực hành vẽ biểu đồ và lược đồ, chương trình lớp 12, có 2 tiết thực hành viết báo cáo, chỉ có chương trình lớp 11 có ≈ 1/4 số tiết là thực hành. đây là điều kiện để học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét, viết báo cáo, vẽ biểu đồ.
	Từ kết quả và thực trạng trên tôi đã lựa chọn chương trình lớp 11 để viết SKKN này.
B- Giải quyết vấn đề:
I. Các giải pháp thực hiện:
1) Xác định mục tiêu của bài tập vẽ biểu đồ:
	Trước 1 bài thực hành: Giáo viên cho học sinh đọc thật kỹ biểu số liệu, yêu cầu của bài thực hành. Nhằm xác định mục tiêu chính của bài thực hành.
	Ví dụ: Tiết 4 (Theo phân phối chương trình 22) bài thực hành yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ thể hiện:
	- Diện tích nước Anh
	- Thuộc địa của nước Anh	Trong 2 năm 1947 - 1960
	- Diện tích thể giới.
	- Dân số nước Pháp
- Dân số thuộc địa Pháp	Trong 2 năm 1947 - 1960
- Dân số thế giới
Mục tiêu chính của bài thực hành là: So sánh về diện tích nướ Anh với diện tích thuộc địa Anh, diện tích toàn thế giới trong 2 năm 1947 - 1960 so sánh diện tích nước pháp, dân số thuộc địa Pháp, dân số toàn thế giới trong 2 năm 1947 - 1960. Để thấy được: 1947 Anh và Pháp là 2 nước có nhiều thuộc địa. Song đến năm 1960 diện tích thuộc địa Anh, dân số thuộc địa Pháp đều giảm mạnh.
- Bài thực hành này còn minh hoạ: Kiến thức lý thuyết ở tiết 3 bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi, những năm 40 - 50 - 60 - 70 của thế kỷ 20: Phong trào giải phóng thuộc địa lên cao làm tan rã hoàn toàn thuộc địa.
- Tiết 7: Bài thực hành cho số liệu về tỉ trọng xuất nhập khẩu của 1 số nước ở Châu á, Đông Nam á.
Mục tiêu: 
	So sánh tỉ trọng xuất nhập khẩu của từng nước, sự thay đổi tỉ trọng đó trong 2 năm: 90 và 92 đồng thời so sánh giá trị xuất nhập khẩu giữa các nước.
	- Tiết 10: Cho số liệu cơ cấu kinh tế của 2 nước mianma - Thái Lan trong 2 năm: 80 - 97.
	Mục tiêu:
	+ Thấy được sự thay đổi cơ cấu của các ngành KT trong 2 năm của 1 nước.
	+ So sánh: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của 2 nước.
	+ Minh hoạ cho sự phát triển chưa đồng đều của các nước Đông Nam á.
	- Tiết 33: Cho số liệu về tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của nước Pháp qua các năm.
	Mục tiêu:
	+ Vẽ BĐ thể hiện sự thay đổi của tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử theo hướng giảm dần.
	+ Minh hoạ cho: Dân số Pháp là dân số già, gia tăng tự nhiên ngày 1 giảm.
	- Tiết 50: Cho số liệu về sản lượng lương thực qua các năm.
	Mục tiêu:
	+ Qua biểu đồ thấy rõ sự tăng trưởng sản lượng lương thực của ấn Độ nhất là sau năm 1967.
	+ Minh hoạ cho vai trò của “Cách mạng xanh” đóng vai trò quyết định cho việc tăng sản lượng lương thực của ấn Độ.
	- Tiết 56: Cho số liệu về ngành công nghiệp Dầu - Khí ở Angieri.
	Mục tiêu:
	+ Thấy được quá trình phát triển của ngành Công nghiệp - Khí.
	+ Thấy được vai trò của ngành công nghiệp này trong nền KT Angieri.
	+ Minh hoạ cho ngành “Công nghiệp xương sống” công nghiệp dầu khí của Angieri.
2) Lựa chọn biểu đồ thích hợp cho từng loại biểu đồ:
a) Định nghĩa biểu đồ:
	- Biểu đồ: Là các dạng biểu hiện các số liệu theo hình học để thể hiện trực quan các hiện tượng, đối tượng, sự vật của địa lý.
b) Giải thích định nghĩa:
	- Biểu đồ là dạng dùng để biểu hiện số liệu trong môn địa lý mô phỏng theo các dạng hình học để thể hiện 1 cách trực quan nhất hiện tượng, đối tượng, sự vật địa lý đó.
c) Các loại biểu đồ chính gồm:
	- Biểu đồ hình cột.	
	- Biểu đồ hình tròn.
	- Biểu đồ đường biểu diễn
	- Biểu đồ kết hợp cột - đường.
	- Biểu đồ hình vuông.
d) Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất cho mỗi số liệu:
	Sau khi đã xác định được mục tiêu chính của từng bài thực hành và biết được đặc điểm số liệu, g/c của bài thực hành. Để xác định được biểu đồ thích hợp nhất lần lượt theo các bước:
	* Cho HS xác định loại số liệu này có thể rõ được những biểu đồ nào?
	Ví dụ:
	Tiết 4: 	- Biểu đồ hình tròn.
	- Biểu đồ hình vuông.
	Tiết 7: 	- Biểu đồ hình tròn.
- Biểu đồ hình cột.
	Tiết 10:	- Biểu đồ hình tròn.
- Biểu đồ hình cột.
	Tiết 33: 	- Biểu đồ hình cột.
	- Biểu đồ đường biểu diễn.
	Tiết 50:	- Biểu đồ hình cột.
	- Biểu đồ đường biểu diễn.
	Tiết 56:	- Biểu đồ hình cột.
	- Biểu đồ đường biểu diễn.
	- Biểu đồ hình tròn.
	- Biểu đồ miền.
	* Nêu đặc điểm của từng loại biểu đồ:
	Cho học sinh phát triển về ưu, nhược điểm của từng loại biểu đồ.
	Ví dụ: Tiết 4: Biểu đồ hình tròn thông thường, hình vuông thông thường.
	+ Ưu điểm: Thể hiện được kỹ của từng đối tượng.
	+ Nhược điểm: Khó thể hiện phần diện tích nước Anh, diện tích nước Pháp về tỉ lệ quá nhỏ so với diện tích, dân số toàn thế giới.
	- Biểu đồ hình tròn, hình vuông, tính bán kính r, tính cạnh để so sánh: Diện tích nước Anh, thuộc địa Anh, thế giới; Dân số Pháp, thuộc địa Pháp, thế giới.
	+ Ưu điểm: Mỗi 1 đường tròn là 1 hình tròn (vuông) theo diện tích của đường tròn đó sẽ thể hiện trực quan và mối quan hệ giữa 3 đường tròn trên.
	Tiết 7: Biểu đồ hình tròn.
	+ Ưu điểm: Thấy được tỉ trọng của xuất khẩu, nhập khẩu.
	+ Nhược điểm: Khó thấy được sự thay đổi tỉ trọng qua các năm, giữa các nước.
	- Biểu đồ hình cột.
	+ Ưu điểm: So sánh được giá trị xuất nhập khẩu.
	+ Nhược điểm: Không thấy rõ sự thay đổi tỉ trọng xuất nhập khẩu giữa các năm, giữa các nước.
	- Biểu đồ trồng.	
	+ Ưu điểm: Thấy được tỉ trọng, sự thay đổi tỉ trọng giữa các năm, giữa các nước.
	- Tiết 33: Biểu đồ hình cột:
	+ Ưu điểm: So sánh được tỉ lệ sinh, tử qua các năm.
	+ Nhược điểm: Không thấy được sự thay đổi tỉ lệ sinh, tử qua các năm.
	Biểu đồ đường biểu diễn:
	+ Ưu điểm: Thấy được sự thay đổi tỉ lệ sinh, tử qua các năm so sánh được tỉ lệ sinh tử qua các năm.
	- Tiết 50: Biểu đồ hình cột:
	+ Ưu điểm: Thể hiện sản lượng lương thực của từng năm rõ ràng.
	+ Nhược điểm: Không thấy được sự thay đổi sản lượng lương thực qua các năm 1 cách rõ ràng.
	Biểu đồ đường biểu diễn:
	+ Ưu điểm: Thấy được rõ ràng sự tahy đổi theo chiều hướng tăng dần của sản lượng lương thực đặc biệt sau năm 1917.
	- Tiết 56: Biểu đồ hình cột:	
	+ Ưu điểm: So sánh được giá trị đóng góp vài GDP của ngành công nghiệp dầu khí và các ngành khác.
	+ Nhược điểm: Không thấy được sự thay đổi tỉ trọng của ngành công nghiệp dầu khí qua các năm (Biểu 1-3, 2-2).
	Biểu đồ miền:
	+ Ưu điểm: Thấy rõ sự thay đổi tỉ trọng của ngành công nghiệp dầu khí qua các năm cũng như thấy được tỉ trọng của ngành dầu khí so với các ngành khác.
	* Đối chiếu ưu, nhược điểm của từng loại biểu đồ với mục tiêu của bài thực hành.
	Sau khi cho học sinh phát biểu ưu, nhược điểm của từng loại biểu đồ, đối chiếu với mục tiêu bài thực hành. Từ đó học sinh rút ra kết luận loại biểu đồ nào là thích hợp nhất cho từng bài thực hành.
	Ví dụ:
	Tiết 4: Biểu đồ hình tròn, hình vuông có tính bán kính r, cạnh.
	Tiết 7: Biểu đồ cột trồng.
	Tiết 10: Biểu đồ hình tròn.
	Tiết 33: Biểu đồ đường biểu diễn
	Tiết 50: Biểu đồ đường biểu diễn
	Tiết 56: Biểu đồ miền.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
1) Về lý thuyết:
	- Bồi dưỡng đày đủ cho các học sinh kiến thức lý thuyết cho liên quan đến bài thực hành đã học.
	Ví dụ:
	Tiết 4: Sự thay đổi bản đồ chính trị, phong trào đấu tranh G.Phóng dân tộc.
	Tiết 7: Nền kinh tế xã hội các nước đang phát triển là bức tranh tương phải với nền kinh tế các nước phát triển.
	Tiết 10: Sự phát triển chưa đều của nền kinh tế các nước Đông Nam á
	Tiết 33: Dân số pháp: DS già, gia tăng tự nhiên ngày càng thấp.
	Tiết 50: “CM xanh” có vai trò quan trọng trong tăng gia sản lượng lương thực của ấn Độ.
	Tiết 56: Công nghiệp dầu khí là ngành CN xương sống của Angieri.
	- Bồi dưỡng cho học sinh các loại biểu đồ thường gặp: 6 loại cơ bản, đặc điểm: Ưu, nhược điểm của từng loại biểu đồ.
2) Về thực hành:
	- Trang bị cho học sinh cách vẽ 6 loại biểu đồ cơ bản trên: Chính xác, đầy đủ, đảm bảo tính mĩ quan.
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu, phân tích những ưu, nhược điểm của từng loại biểu đồ.
	- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ đặc điểm của từng loại biểu đồ, kỹ năng đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận.
3) Về phương pháp:
	- Sử dụng chủ yếu phương pháp đổi mới: Giáo viên đóng vai trò chủ đạo: Gợi ý, giải đáp những vấn đề mới, hướng dẫn học sinh đi đến kết luận.
	- Học sinh chủ động tìm tòi kiến thức, phân tích, so sánh, đối chiếu, rút ra kết luận cần thiết.
c-kết luận:
1) kết quả nghiên cứ:
	- Năm học 2004 - 2005, 2005 - 2006 tôi đã áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy cho khối 11 kết được thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong cách vẽ biểu đồ lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Cụ thể: - Khối 11 : 90% học sinh biết vẽ các loại biểu đồ cơ bản.
	70% học sinh biết lựa chọn biểu đồ thích hợp.
	- Khối 12: 	97% học sinh biết vẽ các loại biểu đồ.
	65% học sinh biết lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
2) Kiến nghị đề xuất:
	Qua 5 năm giảng dạy môn địa lý ở cả 3 khối tôi có kiến nghị sau:
	+ Tăng số tiết của môn địa lý ở cả 3 khối, nhất là khối 10, khối 12.
	+ Tăng số tiết tương đương ước số điểm của bài thực hành không bài thi tức là kiểm tra 1/3 số tiết lên lớp: 10, 11, 12 là tiết thực hành.
Triệu Sơn, ngày.tháng..năm 2006
Người viết
 Lê Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN co Ha` truong THPT Trieu Son4.doc