Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi

Mặt khác, mục đích của hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non là:

+Tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu GVG cấp học

mầm non, tạo điều kiện để GV&CBQL thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh

nghiệm về CSGD trẻ; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện ĐDĐC

thực hiện chương trình GDMN

+Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, khuyến

khích động viên, tạo cơ hội để GV&CBQL tự học và sáng tạo; tuyên dương,

nhân rộng những điển hình tiên tiến trong hoạt động CSGD, góp phần nâng cao

chất lượng GDMN, tạo động lực phát triển sự nghiệp GD của mỗi địa phương và

toàn ngành;

+Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó

xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Như vậy, hội thi “Giáo viên dạy giỏi” có ý nghĩa và mục đích vô cùng to

lớn. Thông qua hội thi, chất lượng đội ngũ được thể hiện rõ rệt. Vì vậy, việc bồi

dưỡng, chỉ đạo giáo viên tham gia hội thi là một vấn đề vô cùng quan trọng.

pdf 45 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1278Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu, mà là đội ngũ giáo viên. Dù kế hoạch có hay đến 
mấy nhưng không tới tay giáo viên thì sẽ không bao giờ đạt kết quả tốt. 
 Ngay từ đầu năm học, thông qua các buổi học nhiệm vụ năm học, các buổi 
họp chuyên môn, tôi đã phổ biến cho tất cả giáo viên hiểu sự cần thiết của việc 
tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” các cấp; phổ biến rõ mục đích yêu cầu, nội 
dung, hình thức thi, thời gian thi, đối tượng, điều kiện dự thi, hồ sơ dự thi, cách 
đánh giá, xếp loại  từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên. 
 Khi giáo viên có nhận thức đúng đắn, muốn họ tích cực, hăng hái tham 
gia thi và đạt kết quả cao thì phải phụ thuộc rất lớn vào kiến thức, kỹ năng thực 
hành sáng tạo của họ. Vì vậy, tôi đã lựa chọn nội dung, hình thức, cách tiến hành 
bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho giáo viên như sau: 
* Nội dung bồi dƣỡng: 
+ Bồi dưỡng hiểu biết chung về ngành mầm non: 
 Đối với những giáo viên tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường 
thì tập trung bồi dưỡng kiến thức về các quy định tại các tài liệu: Điều lệ trường 
mầm non 2008; Quy chế nuôi dạy trẻ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban 
hành năm 2001; Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Chương 
trình giáo dục mầm non ban hành ngày 25 7 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
8/45 
và Đào tạo; Thông tư 13 2010 TT - BGDĐT ngày 15 4 2010 về việc ban hành 
Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo 
dục mầm non; Nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của nhà trường. 
 Đối với những giáo viên tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi ” cấp Quận 
thì tiếp tục tập trung bồi dưỡng những kiến thức như thi cấp trường và chú trọng 
thêm nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 cấp học mầm non Quận. 
+ Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, 
giáo dục trẻ: 
- Bồi dưỡng về điều kiện thực hiện hoạt động: 
Cách sử dụng, bảo quản các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, các phương 
tiện dạy học được trang bị và cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo có chất lượng, 
phong phú, phù hợp với trẻ. 
Cách xây dựng môi trường lớp học, đảm bảo thẩm mỹ, có nội dung phong 
phú thể hiện rõ nội dung chủ đề, tạo được các góc mở cho trẻ hoạt động, phù 
hợp với độ tuổi, tận dụng sản phẩm của trẻ để sử dụng theo từng chủ đề. 
Cách sử dụng và bảo quản hồ sơ sổ sách nhóm lớp theo quy định, ghi chép 
nội dung thông tin đầy đủ, ngắn gọn; hồ sơ cá nhân của trẻ được thực hiện đúng 
kế hoạch của chương trình đề ra. 
- Bồi dưỡng về tổ chức hoạt động chung: 
Cách soạn và trình bày giáo án ứng với từng hoạt động. 
Cách lựa chọn nội dung trọng tâm đúng, đủ, phù hợp chủ đề và khả năng 
của trẻ; lựa chọn nội dung tích hợp; sưu tầm trò chơi, bài thơ, bài hát, câu 
chuyện, câu đố  phù hợp với nội dung bài dạy và chủ đề. 
Cách sử dụng phương pháp dạy học tích cực và nghệ thuật thu hút trẻ; xử 
lý hợp lý các tình huống sư phạm trong tổ chức các hoạt động; sử dụng CNTT, 
ĐDĐC tự tạo hiệu quả, hợp lý. 
- Bồi dưỡng về hình thức tổ chức: Cách lựa chọn nội dung sinh động, đan 
xen hoạt động động và hoạt động tĩnh hợp lý, chuyển tiếp nhẹ nhàng. 
- Bồi dưỡng về phong cách của giáo viên khi tổ chức hoạt động: 
Tác phong lời nói, cử chỉ, cách hướng dẫn, bao quát xử lý các tình huống 
đối với trẻ đảm bảo tính sư phạm. 
Phối hợp dây chuyền giữa các GV khi tổ chức hoạt động, đúng, hợp lý. 
* Hình thức bồi dƣỡng: 
Tự bồi dưỡng: Tham mưu với Ban giám hiệu, trang bị đầy đủ tài liệu liên 
quan đến những yêu cầu hiểu biết chung về ngành mầm non cho giáo viên; 
hướng dẫn giáo viên cách nghiên cứu và ghi nhớ. 
Tổ chức trao đổi, học tập qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi 
9/45 
tọa đàm, tập huấn, kiến tập. ( Minh chứng 2- Ảnh tập huấn) 
Tổ chức các buổi tham quan, kiến tập, tập huấn các chuyên đề tại trường; 
phát huy các hoạt động đạt kết quả cao của các giáo viên tham gia hội thi. 
Tổ chức hội thi: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện; Giáo viên dạy 
giỏi cấp trường và hưởng ứng thi các cấp. ( Minh chứng 3- Ảnh XD môi trường) 
*Cách bồi dƣỡng: 
Do đặc thù của bậc học mầm non mang tính chất giáo dục gia đình, trẻ đến 
trường được cô chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục như người mẹ hiền thứ hai, bất 
cứ một hoạt động nào của trẻ cũng phải có cô. 
Chính vì vậy mà muốn bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên hay sinh hoạt 
chuyên môn theo định kỳ cho 100 giáo viên trong 1 ngày là rất khó khăn. 
Đứng trước đặc thù đó, công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ của nhà 
trường được thực hiện bằng cách làm như sau: 
Bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên môn được tổ chức vào các buổi chiều 
ngày thứ 3, thứ 5 của tuần 1 và 3. (Thời gian 13h, sau khi trẻ đã ăn trưa và đi 
ngủ, kết hợp với sự hỗ trợ của các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng tại các lớp, để 
1 2 giáo viên các lớp tách ra sinh hoạt chuyên môn). Các nội dung bồi dưỡng 
được lồng ghép như: Kỹ năng xây dựng môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ 
chơi tự tạo; kỹ năng quản lý lớp học (Minh chứng 4- Ảnh sinh hoạt CM) 
+ Địa điểm: Phòng chuyên môn. 
+ Mỗi nội dung bồi dưỡng đều được thực hiện ở hai buổi, giáo viên các lớp 
sẽ chia làm 2 nhóm để luân phiên tham gia. 
Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi tọa đàm, tập huấn sẽ được bố trí vào 
chiều thứ năm hàng tuần của tuần 2,4, hoặc ngoài giờ ngày thứ 7, chủ nhật. 
(Minh chứng 5: Ảnh bồi dưỡng chuyên môn ) 
Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi kiến tập: Giáo viên cũng được chia 
làm 2 nhóm luân phiên tham dự và đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm. 
Với cách làm này, 100 giáo viên đều được bồi dưỡng mà không ảnh 
hưởng đến các hoạt động trong ngày của trẻ. 
c. Kết quả đạt đƣợc: 
Trong năm học 2019 - 2020, Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng chuyên 
môn, tọa đàm, tập huấn, kiến tập, sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên được 35 
buổi. 
Các nội dung bồi dưỡng bám sát theo đúng công văn hướng dẫn thi “Giáo 
viên dạy giỏi” các cấp. 
100% giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc tham gia hội thi 
“Giáo viên dạy giỏi” các cấp. 
10/45 
100% giáo viên đã có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức 
nhà giáo; nắm vững những quy định chung của ngành Giáo dục mầm non thông 
qua việc nghiên cứu các văn bản quy định. 
100% giáo viên được trao dồi, tự học và sáng tạo để nâng cao hơn trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ của bản thân: Kỹ năng quản lý lớp học được nâng cao 
hơn; sáng tạo hơn trong việc tạo MT lớp học và làm ĐDĐC tự tạo; thành thạo 
hơn trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại và ứng dụng CNTT giảng dạy; 
đặc biệt GV đã định hình những phong cách mang tính sư phạm, nghệ thuật cao, 
thu hút sự tham gia của trẻ, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động tổ chức. 
3.3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện trang bị về tài liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng 
và kinh phí cho giáo viên tham dự hội thi. 
a. Mục đích: 
Để giáo viên kịp thời cập nhật những đổi mới của Chương trình Giáo dục 
mầm non, có tài liệu giúp không ngừng tự học, nghiên cứu tài liệu chuyên môn, 
ứng dụng vào thực tế. 
Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích giáo viên hăng hái tham gia; tích cực 
sáng tạo để xây dựng môi trường lớp học, làm ra những đồ dùng đồ chơi phù 
hợp với trẻ. 
b. Cách tiến hành: 
Để tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi”, cũng như để làm tốt công tác giáo 
dục trẻ, nếu để giáo viên bỏ tiền túi ra mua đồ dùng trang thiết bị thì thật khó 
khăn cho họ vì đồng lương thu nhập còn ít ỏi, dần dần họ sẽ chán nản với việc tự 
học và sáng tạo. Vì vậy, việc trang bị về tài liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng cho 
giáo viên tham gia hội thi sẽ phát huy được sáng tạo, mặt khác lại thực hiện theo 
đúng mục đích yêu cầu của hội thi: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục 
mầm non, xây dựng môi trường học tập an toàn, phù hợp với độ tuổi, phát huy 
tính tích cực ở trẻ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ 
chơi, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, và sử dụng hiệu quả”. 
Căn cứ vào kết quả điều tra về: Chương trình dạy, đồ dùng giáo dục, kiến 
thức, kỹ năng chuyên môn của giáo viên trường mình; căn cứ vào kế hoạch tổ 
chức các hội thi, ngay từ tháng 8 2019, tôi đã đề xuất với BGH xây dựng kế 
hoạch trích một phần kinh phí để hỗ trợ giáo viên tham gia thi cấp Quận, cấp 
Thành phố(nếu có), trang bị bổ sung thêm tài liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng cho 
giáo viên nghiên cứu và sử dụng như sau: 
Tài liệu BDCM: báo, tập san, sách hướng dẫn làm ĐDĐC, sách hướng dẫn 
tổ chức thực hiện các hoạt động, các văn bản quy định về Giáo dục mầm non. 
Nguyên vật liệu, đồ dùng để làm các ĐDĐC tự tạo: Giấy màu, xốp, bút dạ 
11/45 
dầu, bút viết bảng, chổi lông, nến dính, băng dính, dấp dính, súng nến, kéo, hồ 
dán, bìa cứng, giấy A4 - A3, đề can màu, mica, màu nước, màu sáp, sơn xịt  
c. Kết quả đạt đƣợc: 
Năm học 2019 - 2020 đã trang bị được các nguyên vật liệu, đồ dùng, tài 
liệu cho các lớp ( Minh chứng 6: Hỗ trợ nguyên vật liệu, đồ dùng) 
Nhà trường đã chi tiền hỗ trợ cho giáo viên tham gia thi cấp Quận: 
300.000
đ 
-> 500.000
 đ 
/1 đồng chí. 
3.4. Biện pháp 4: Phát động và tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp 
trƣờng và chỉ đạo giáo viên tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi ” các cấp. 
a. Mục đích: 
Để phát huy và đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” trong nhà 
trường; căn cứ hướng dẫn của SGD&ĐT Hà Nội, PGD&ĐT Quận về việc 
hướng dẫn thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp học mầm non năm học 2019 - 2020, 
ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu để có kế hoạch phát 
động và tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi ” cấp trường 
b. Cách tiến hành: 
* Phát động và tổ chức hội thi cấp trƣờng: 
- Xây dựng và thông qua kế hoạch tổ chức hội thi. 
+ Mục đích yêu cầu: 
Nâng cao nhận thức của CBGVNV, đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo cơ 
hội để GVNV tự học và sáng tạo; tuyển chọn, tuyên dương và nhân rộng những 
điển hình tiên tiến trong hoạt động CSGD góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục nhà trường. 
Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục mầm non, xây dựng môi trường 
học tập an toàn, phù hợp với độ tuổi, phát huy tính tích cực ở trẻ. Tăng cường 
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, đẩy mạnh ứng dụng công 
nghệ thông tin và sử dụng hiệu quả. 
Tổ chức hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, 
khoa học, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên, nhân viên 
học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm CSGD trẻ. 
+ Nội dung thi: Gồm 2 nội dung thi Lý thuyết và Thực hành 
Phần lý thuyết: Kiểm tra hiểu biết chung về ngành mầm non được qui 
định tại Điều lệ trường MN 2008; Quy chế nuôi dạy trẻ của SGD&ĐT ban hành 
năm 2001; Thông tư 13 2010 TT - BGDĐT ngày 15 4 2010 về việc ban hành 
Qui định về XD trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở GDMN; 
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN; Chương trình giáo dục MN ban hành 
ngày 25 7 2009 của Bộ GD&ĐT; Nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của trường. 
12/45 
Phần thực hành: Tổ chức hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình (Đề tài 
tự chọn trong chủ đề đang hoặc sắp thực hiện) và 01 hoạt động khác trong chế 
độ sinh hoạt một ngày của trẻ. 
+ Hình thức thi: 
Thi lý thuyết: Thi trắc nghiệm và xử lý 01 tình huống sư phạm. Thời gian 
thi 30 phút. 
Thi thực hành: Tổ chức các hoạt động tại lớp giáo viên dự thi. 
Mỗi giáo viên tổ chức 02 hoạt động gồm 01 hoạt động chơi - tập (đối với 
giáo viên nhà trẻ), tổ chức 01 hoạt động học (đối với giáo viên mẫu giáo) và 01 
hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt một ngày theo độ tuổi. 
Đánh giá điều kiện thực hiện chương trình (các phương tiện học liệu cho 
cô và trẻ; xây dựng môi trường lớp học; HSSS của giáo viên và học sinh). 
Khảo sát kiến thức và kỹ năng của trẻ thông qua quá trình tổ chức hoạt 
động, trò chuyện cùng trẻ, đánh giá các sản phẩm của trẻ. 
+ Đối tượng và điều kiện dự thi: 
Đối tượng: Là giáo viên đã được biên chế Nhà nước hoặc được ký hợp 
đồng dài hạn Quận, đang trực tiếp làm việc, giảng dạy tại trường. 
 Điều kiện dự thi: 
+ GV tham gia Hội thi cấp trường phải có ít nhất một đồ dùng, đồ chơi 
(có thuyết minh kèm theo) được nhà trường nhận xét, đánh giá và xếp loại A. 
+ Giáo viên tham gia dự thi phải được đánh giá xếp loại Khá trở lên theo 
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non năm học 2018-2019. 
+Thời gian tổ chức hội thi: Tháng 11/2019. 
+Hồ sơ dự thi cấp trường: 
Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 
năm học 2018-2019. 
01 bản thuyết trình đồ dùng, đồ chơi tự tạo năm học 2019-2020. 
Giáo án tổ chức hoạt động học. 
+ Đánh giá, xếp loại: 
Đánh giá: Tổng điểm thi là 30 điểm, cụ thể như sau: 
Bài thi lý thuyết kiểm tra hiểu biết chung của giáo viên: 10 điểm. 
Bài thi thực hành đối với giáo viên: 30 điểm (Xếp loại giỏi:26 ->30 điểm; 
Xếp loại khá: 24 -! dưới 26 điểm) 
Xếp loại: Giáo viên đạt danh hiệu GVG cấp trường đạt các yêu cầu sau: 
Đảm bảo đủ điều kiện dự thi theo qui định 
Bài thi lý thuyết hiểu biết chung về ngành GDMN đạt từ 8 điểm trở lên. 
Bài thi thực hành đối với giáo viên đạt loại giỏi. 
13/45 
- Tổ chức hội thi: 
BGH thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức hội 
thi, thành lập ban giám khảo gồm các đ c trong Cấp ủy chi bộ, BGH, CTCĐ, 
Trưởng ban TTND, TTCM các khối; quán triệt chặt chẽ tinh thần chấm thi đảm 
bảo khách quan, chính xác. 
Tổ chức cho giáo viên đăng ký chấm 01 hoạt động học tự chọn, sắp xếp 
lịch chấm thi, thông báo ngày thi lý thuyết và thực hành tới giáo viên, tạo không 
khí thi đua sôi nổi trong trường. 
- Kết quả đạt được: 
28/30 (93%) GV đủ điều kiện dự thi đã tích cực, hăng hái tham gia; bồi 
dưỡng, nâng cao hơn kiến thức và kỹ năng CM, nghiệp vụ SP cho bản thân. 
100% giáo viên đạt điểm thi lý thuyết từ 8 điểm trở lên, trong đó có 18/30 
giáo viên đạt điểm 9-10. 
100 giáo viên đạt điểm giỏi ở phần thi thực hành, các hoạt động dự thi 
đã được đầu tư chuyên sâu, có sự sáng tạo trong hình thức, nội dung, phương 
pháp tổ chức và đồ dùng trực quan. 
Kết quả thi cấp trường: Có 05 đ c đạt giải nhất, 11 đ c đạt giải Nhì, 10 đ c 
đạt giải ba, 02 đ c đạt giải khuyến khích. 
Có 04 đồng chí đủ điều kiện đăng ký tham dự thi cấp Quận: Giáo viên 
dạy lớp A2, A3, B1, C3. (Minh chứng 7: Ảnh Hội thi cấp trường) 
* Chỉ đạo giáo viên tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quận. 
 Năm học 2019 - 2020, theo kế hoạch của PGD&ĐT thì hội thi “Giáo viên 
dạy giỏi” cấp Quận sẽ diễn ra trong tháng 12/2019. Tham gia hội thi “Giáo viên 
dạy giỏi” các cấp là một dịp mà chính cán bộ quản lý và giáo viên được tự bồi 
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Kết quả hội thi phần nào khẳng 
định rõ chất lượng nhà trường. Vì vậy, việc quan tâm, chỉ đạo sát sao giáo viên 
khi tham gia hội thi là vô cùng quan trọng; thông qua đó, giúp giáo viên có được 
sự động viên, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, hăng hái tham gia thi. 
 Sau hội thi cấp trường, để chuẩn bị cho phần thi lý thuyết của hội thi cấp 
Quận tôi đã tranh thủ các buổi trưa tập hợp các đồng chí giáo viên dự thi, kiểm 
tra lại kiến thức hiểu biết chung về ngành Giáo dục mầm non, bám sát theo các 
tài liệu được quy định trong công văn hướng dẫn của PGD&ĐT Quận. Sử dụng 
hình thức kiểm tra: hỏi, đáp, thi thử, công bố luôn đáp án sau khi hỏi đáp hoặc 
thi thử. Để giáo viên nhớ lâu và tránh nhầm lẫn về thông tin trong các tài liệu thì 
tôi lần lượt hỏi, đáp về từng tài liệu; khi giáo viên đã nắm chắn thông tin trong 
từng tài liệu, tôi hỏi, đáp những câu hỏi đan xen về các tài liệu. Những câu hỏi 
giáo viên chưa trả lời được, tôi đánh dấu lại và tiếp tục hỏi ở những buổi sau đến 
14/45 
khi nào giáo viên nắm chắc thì thôi. 
Để chuẩn bị tốt cho phần thi thực hành, tôi kiểm tra và góp ý toàn bộ hệ 
thống sổ sách của cô, sách vở của trẻ, môi trường lớp học; yêu cầu giáo viên 
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trước ngày dự thi thực hành. Với hoạt động học, 
vì được tự chọn nên tôi đã mời các đồng chí trong BGH họp cùng giáo viên dự 
thi và tổ trưởng chuyên môn các khối để lấy ý kiến thống nhất về nội dung, 
phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng trực quan, trang thiết bị phục vụ cho 
việc tổ chức hoạt động. Sau đó, yêu cầu soạn giáo án, tiến hành dạy thử trên cô 
để BGH và TTCM các khối dự, đóng góp ý kiến. Khi việc dạy trên cô đã ổn, tôi 
tổ chức cho giáo viên dạy trên trẻ kết hợp với tổ chức kiến tập cấp trường để lấy 
ý kiến rút kinh nghiệm từ giáo viên toàn trường (Tổ chức kiến tập trước ngày 
thi, giáo viên dạy trên trẻ của lớp khác). 
Đối với hoạt động khác, vì không được tự chọn nên tôi yêu cầu giáo viên 
soạn các giáo án hoạt động trong ngày và duyệt in, chuẩn bị sẵn sàng trước ngày 
thi. Bản thân tôi sắp xếp thời gian, tăng cường dự hoạt động tại các lớp thi để 
góp ý về mọi mặt cho giáo viên. 
c. Kết quả đạt đƣợc: 
 Bản thân tôi và giáo viên dự thi luôn chủ động được công việc của mình, 
đã tự trang bị tốt hơn các kiến thức hiểu biết chung về ngành GDMN. GV đã 
nâng cao hơn nghiệp vụ SP của bản thân: Kỹ năng quản lý lớp học, tổ chức các 
hoạt động, nghệ thuật sư phạm lên lớp được các đồng chí BGK đánh giá cao. 
 Năm học 2019 - 2020, Hội thi cấp Quận, có 03 đồng chí được bảo lưu, 01 
đ c đạt giải Ba, 01 đồng chí đạt GVG. (Minh chứng 8: Ảnh Hội thi cấp Quận) 
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và phụ huynh để đẩy 
mạnh phong trào tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi ” trong trƣờng. 
a. Mục đích: 
Hỗ trợ phối hợp chặt chẽ, xây dựng các nguyên tắc hoạt động thống nhất, 
tạo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để hỗ trợ cho hoạt động của 
các đoàn thể cùng tham gia tích cực vào hội thi, từ đó kích thích việc thúc đẩy 
phong trào thi đua trong nhà trường được phát triển mạnh mẽ. 
b. Cách tiến hành: 
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Chi bộ Đảng, công đoàn, 
đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, HCMHS là những cánh tay 
nối dài đắc lực giúp lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm 
trong năm học đã đề ra. Để các tổ chức này phát huy vai trò của mình, người cán 
bộ quản lý cần phải 
 Chi bộ: Tham mưu lãnh đạo các đoàn thể thực hiện nghiêm túc theo 
15/45 
hướng dẫn tổ chức hội thi được quy định tại các văn bản hiện hành. 
Chính quyền: Tham mưu đầu tư kinh phí mua các nguyên vật liệu, đồ 
dùng, trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động giáo viên dự thi; chi hỗ trợ 
kinh phí cho giáo viên tham gia thi cấp Quận. 
Công đoàn và đoàn thanh niên: Vận động công đoàn viên, đoàn viên 
thanh niên tham gia tích cực hỗ trợ các đồng chí giáo viên dự thi cấp Quận để 
chuẩn bị đồ dùng dự thi, đóng làm trẻ trong các buổi dạy thử. 
Phụ huynh: Thu gom nguyên vật liệu, ủng hộ cây xanh hoặc kinh phí tự 
nguyện để mua cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.( Minh 
chứng 9: Ảnh tuyên truyền phụ huynh). 
c. Kết quả đạt được: 
Chi bộ Đảng đã lãnh đạo được các đoàn thể đoàn kết, thống nhất, tích cực 
tham gia hưởng ứng, hỗ trợ hội thi. 
Chính quyền đã đầu tư nguyên vật liệu, đồ dùng để phục vụ công tác làm 
đồ dùng,đồ chơi cho trẻ; đã chi tiền hỗ trợ cho giáo viên tham gia thi cấp Quận: 
300.000
đ
 -! 500.000đ 1 đồng chí. 
Phụ huynh đã ủng hộ nhiều nguyên vật liệu: Bìa cát tông, lịch cũ, các phế 
phẩm sinh hoạt (lọ sữa, chai dầu ăn, vỏ nước rửa bát, lọ dầu gội đầu, sữa tắm). 
Ngoài ra, phụ huynh đã ủng hộ cây cảnh trị giá số tiền: 18.350.000đ . 
4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên một cách tích cực, cùng với 
sự phối kết hợp giữa bản thân tôi và tập thể giáo viên, việc bồi dưỡng, chỉ đạo 
giáo viên tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi ” ở trường tôi đã đạt được một số 
kết quả như sau: 
Các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn được diễn 
ra đều đặn theo lịch sinh hoạt chuyên môn, theo kế hoạch đề ra; đã giúp cho giáo 
viên nắm chắc các kiến thức, kỹ năng sư phạm từ đó ứng dụng linh hoạt, sáng 
tạo trong các hoạt động tổ chức. 
 100 giáo viên hăng hái tham gia thi, đã đầu tư thời gian để nghiên cứu 
học hỏi tìm hiểu những quy định chung về Giáo dục mầm non. Không có giáo 
viên thi trượt lý thuyết cũng như thực hành trong hội thi các cấp 
 Nhiều GV đã thể hiện sự t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_chi_dao_boi_duong_giao_vie.pdf