Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng nhận dạng và giải quyết vấn đề đối với bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng nhận dạng và giải quyết vấn đề đối với bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí

Hướng dẫn cách giải cụ thể đối với loại câu hỏi so sánh chỉnh thể: Yêu cầu của loại câu hỏi này là phải so sánh toàn bộ hai hay nhiều chỉnh thể với nhau. Chỉnh thể có thể là vùng, miền hoặc ngành kinh tế. Quy trình xử lý loại câu hỏi này thực hiện qua 3 bước như đã nói phần trên. Khi so sánh hai hay nhiều ngành với nhau, có thể gợi ý một số tiêu chí dưới đây: vai trò của ngành trong nền kinh tế (của cả nước hoặc của vùng), nguồn lực phát triển (hay còn gọi là điều kiện hoặc nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và phân bố của ngành), tình hình phát triển, cơ cấu (ngành, lãnh thổ); hướng phát triển. Khi so sánh hai hay nhiều vùng lãnh thổ có thể tham khảo các gợi ý dưới đây: vai trò, quy mô hay vị trí địa lý của vùng; nguồn lực hay điều kiện phát triển; hướng chuyên môn hóa; tình hình phát triển các ngành trong vùng; phân bố; hướng phát triển . Khi so sánh hai miền tự nhiên thì so sánh về vị trí của miền, địa hình, khí hậu, đất, sinh vật, sông ngòi,

Đối với loại câu hỏi so sánh bộ phận, về nguyên tắc, câu hỏi yêu cầu so sánh bộ phận nào thì phải tìm tiêu chí so sánh cho bộ phận ấy. Đối với câu hỏi so sánh nguồn lực, trước hết phải nắm chắc khái niệm. Thế mạnh, nguồn lực bao gồm thế mạnh nguồn lực về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với các câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh để phát triển một ngành nào đó giữa hai hay nhiều vùng, bên cạnh tiêu chí vị trí địa lý, có thể bổ sung thêm tiêu chí quy mô hay vai trò của vùng. Nếu câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích lợi thế mà không cần đề cập đến hạn chế. Ngược lại, khi so sánh nguồn lực thì nêu cả thế mạnh lẫn hạn chế. Khi so sánh về yếu tố tự nhiên như địa hình cần nêu về độ cao, hướng sườn, độ dốc, hướng nghiêng, ; đối với khí hậu thì nêu chế độ nhiệt, chế độ mưa,

 

doc 21 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 507Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng nhận dạng và giải quyết vấn đề đối với bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu (thiếu nước), ý nghĩa của thuỷ lợi trong vấn đề giải quyết khó khăn đó. Tổng hợp lại chúng ta sẽ đưa ra hai lí do: thứ nhất Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc và kéo dài, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp thiếu nước nghiêm trọng. Thứ hai, việc giải quyết nước tưới cho vùng khô hạn trong mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp làm cho diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng, làm tăng khả năng bảo đảm lương thực thực phẩm của vùng. 
2. Dạng so sánh
* Phân loại.
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu các em học sinh giỏi phải sử dụng khá nhiều các thao tác tư duy bởi nó đòi hỏi các em phải tự tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh, tự xác định các tiêu chí để so sánh sao cho hợp lí. Thường thì những câu hỏi so sánh hay ẩn trong bài tập sử dụng Atlat và kiến thức đã học. Dạng câu hỏi so sánh có thể phân thành hai loại: loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau và loại câu hỏi so sánh một bộ phận của hai hay nhiều chỉnh thể. 
Thứ nhất, về dạng câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau. Chỉnh thể ở đây có thể hiểu là một đối tượng địa lý tự nhiên hoặc kinh tế xã hội tương đối hoàn chỉnh như vùng hay miền địa lý tự nhiên, vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế xã hội (vùng chuyên canh, vùng kinh tế) hoặc ngành kinh tế cũng như một nội dung trọn vẹn nào đó về dân cư. Với các chỉnh thể này việc so sánh cần phải đa chiều, toàn diện. 
Ví dụ như đề thi năm 1999: “So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam bộ và Trung du miền núi phía Bắc?”, năm 2010: “So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ?”
Thứ hai, về loại câu hỏi so sánh một bộ phận của hai hay nhiều chỉnh thể. Yêu cầu của nó đòi hỏi sự so sánh không phải toàn bộ chỉnh thể mà là một bộ phận nào đó của các chỉnh thể với nhau. Dạng câu hỏi này bao trùm cả phần địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội. Ví dụ như đối với địa lý tự nhiên Việt Nam thì các bộ phận đó là thành phần tự nhiên, đặc điểm tự nhiên, thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên giữa các vùng. Đối với Địa lý kinh tế xã hội, các bộ phận có thể gặp là thế mạnh, nguồn lực, tình hình phát triển, cơ cấu, phân bố...
Ví dụ như đề thi năm 2008: “So sánh đặc điểm sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?”, đề thi năm 2011: “So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?”
* Cách giải
Dù so sánh chỉnh thể hay bộ phận thì đều phải qua quy trình gồm 3 bước. Bước 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh. Bước thứ nhất được coi là quan trọng và không thể thiếu được trong quy trình xử lý câu hỏi. Tuy nhiên ý nghĩa của nó chỉ giới hạn ở việc định hướng cách giải (tìm sự giống nhau và khác biệt, hoặc chỉ 1 trong 2). Tránh trường hợp không hiểu câu hỏi các thí sinh lần lượt trình bày theo kiểu thuộc bài. Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh. Đây là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài thi vì trình bày sự giống nhau và khác nhau theo các tiêu chí giúp cho bài làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việc bỏ sót ý. Muốn xác định tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh cần phải biết hệ thống hóa kiến thức đã học. Mặt khác cũng phải chú ý đến loại câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho phù hợp. Bước 3: Lấp đầy các tiêu chí băng kiến thức đã học.
Đối với câu hỏi so sánh nên đưa ra khoảng 3 tiêu chí. Nếu có quá ít tiêu chí thì dễ bị sót ý, nhưng nhiều tiêu chí quá dẫn tới phức tạp không cần thiết hay không đủ kiến thức để lấp đầy hết các tiêu chí. 
Để làm bài mạch lạc đối với mỗi phần (giống nhau và khác nhau) cần phải so sánh theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó tiếp tục làm tương tự như vậy đối với phần khác nhau.
Khi làm bài có 2 cách thể hiện. Cách thứ nhất là chia đôi tờ giấy thi theo chiều dọc, một bên trình bày sự giống nhau và bên kia là sự khác nhau. Cách này không nên sử dụng vì hạn hẹp về diện tích. Cách 2 lần lượt phân tích sự giống nhau rồi đến khác nhau theo từng tiêu chí. Nên chọn cách này vì có thể trình bày được chi tiết, đầy đủ nội dung cần phải so sánh mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi.
Hướng dẫn cách giải cụ thể đối với loại câu hỏi so sánh chỉnh thể: Yêu cầu của loại câu hỏi này là phải so sánh toàn bộ hai hay nhiều chỉnh thể với nhau. Chỉnh thể có thể là vùng, miền hoặc ngành kinh tế. Quy trình xử lý loại câu hỏi này thực hiện qua 3 bước như đã nói phần trên. Khi so sánh hai hay nhiều ngành với nhau, có thể gợi ý một số tiêu chí dưới đây: vai trò của ngành trong nền kinh tế (của cả nước hoặc của vùng), nguồn lực phát triển (hay còn gọi là điều kiện hoặc nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và phân bố của ngành), tình hình phát triển, cơ cấu (ngành, lãnh thổ); hướng phát triển. Khi so sánh hai hay nhiều vùng lãnh thổ có thể tham khảo các gợi ý dưới đây: vai trò, quy mô hay vị trí địa lý của vùng; nguồn lực hay điều kiện phát triển; hướng chuyên môn hóa; tình hình phát triển các ngành trong vùng; phân bố; hướng phát triển ... Khi so sánh hai miền tự nhiên thì so sánh về vị trí của miền, địa hình, khí hậu, đất, sinh vật, sông ngòi, 
Đối với loại câu hỏi so sánh bộ phận, về nguyên tắc, câu hỏi yêu cầu so sánh bộ phận nào thì phải tìm tiêu chí so sánh cho bộ phận ấy. Đối với câu hỏi so sánh nguồn lực, trước hết phải nắm chắc khái niệm. Thế mạnh, nguồn lực bao gồm thế mạnh nguồn lực về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với các câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh để phát triển một ngành nào đó giữa hai hay nhiều vùng, bên cạnh tiêu chí vị trí địa lý, có thể bổ sung thêm tiêu chí quy mô hay vai trò của vùng. Nếu câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích lợi thế mà không cần đề cập đến hạn chế. Ngược lại, khi so sánh nguồn lực thì nêu cả thế mạnh lẫn hạn chế. Khi so sánh về yếu tố tự nhiên như địa hình cần nêu về độ cao, hướng sườn, độ dốc, hướng nghiêng, ; đối với khí hậu thì nêu chế độ nhiệt, chế độ mưa, 
3. Dạng chứng minh
* Phân loại
So với các câu hỏi giải thích và so sánh thì dạng câu hỏi chứng minh học sinh thường dễ làm hơn vì nó chủ yếu yêu cầu các em hệ thống hóa lại kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi. Dạng câu hỏi chứng minh bao gồm: chứng minh hiện trạng và chứng minh tiềm năng. 
Đối với dạng câu hỏi chứng minh tiềm năng. Ví dụ về dạng câu hỏi chứng minh tiềm năng như trong đề thi năm 2009: “Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều khả năng để phát triển công nghiệp”
Trong dạng câu hỏi chứng minh hiện trạng, hiện trạng ở đây bao gồm tất cả các hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội. Loại câu hỏi này yêu cầu cao hơn so với dạng chứng minh tiềm năng vì thường cách giải loại câu hỏi này nhìn chung không theo một mẫu nhất định. Câu hỏi yêu cầu như thế nào thì phải đưa ra bằng chứng chứng minh như thế đó. Ví dụ như trong đề thi năm 2008: “Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?”, năm 2002: “Chứng minh rằng ngay trong vùng kinh tế Nam Trung Bộ khí hậu cũng có sự phân hoá đa dạng?”
* Cách giải
Đối với loại câu hỏi chứng minh hiện trạng. Cách giải loại câu hỏi này nhìn chung không theo một mẫu nhất định. Câu hỏi yêu cầu như thế nào thì phải đưa ra bằng chứng chứng minh như thế đó. Cách giải bao gồm 3 bước:
Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề cần chú ý là câu hỏi yêu cầu chứng minh cái gì về tự nhiên hay về kinh tế xã hội. Việc nhận dạng chính xác câu hỏi là tiền đề quan trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.
Bước 2: Hệ thống hóa kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi, cần chú ý gắn với số liệu và kiến thức. Về kiến thức cần phải dựa vào yêu cầu câu hỏi để lựa chọn kiến thức thích hợp. Về số liệu cần quan tâm số liệu gốc và số liệu bản lề.
Bước 3: Sử dụng kiến thực cơ bản và số liệu đã chọn để chứng minh theo yêu cầu của câu hỏi. Vấn đề then chốt là cần tìm được các bằng chứng có tính thuyết phục cao.
Đối với câu hỏi chứng minh hiện trạng nên thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh.
Trong câu hỏi chứng minh tiềm năng: cách giải loại câu hỏi này có thể theo một mẫu nhất định. Các bước tiến hành tương tự như câu hỏi chứng minh hiện trạng. Các bằng chứng để chứng minh tiềm năng của một ngành được thể hiện thông qua: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội.
4. Dạng trình bày
Câu hỏi dạng trình bày rất đa dạng về nội dung, bao gồm câu hỏi về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư Việt Nam, địa lý kinh tế xã hội. Ví dụ như đề thi năm 2005: “Nêu ý nghĩa của góc tới”, năm 2006: “Kinh độ địa lí và vĩ độ địa lí là gì?”, năm 2009: “Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất?”, năm 2011: “Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính?”
Một kiểu nâng cao hơn của dạng trình bày là phân tích, yêu cầu học sinh không chỉ sử dụng kiến thức cơ bản thuần tuý dưới dạng học thuộc bài mà còn phải biết tách riêng từng phần của sự vật hiện tượng địa lí hoặc các thành phần của mối liên hệ sau đó tổng hợp, lựa chọn nhiều kiến thức. Ví dụ như đề thi năm 2010: “Phân tích vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong sự phân công lao động theo lãnh thổ?”, năm 2010: “Phân tích mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất”
Cách giải
Các bước làm như sau: thứ nhất là nhận dạng câu hỏi, thứ hai là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi. Bước này nảy sinh hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất câu hỏi yêu cầu sử dụng kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài. Trường hợp thứ hai, ngoài yêu cầu về kiến thức cơ bản còn yêu cầu phải tổng hợp, lựa chọn nhiều kiến thức. 
Ví dụ trong đề thi năm 2010: “Phân tích mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất”, trong câu hỏi này trước hết các em cần trình bày kiến thức cơ bản thuần tuý về sự phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất, sau đó các em phải biết tổng hợp kiến thức để xác lập mối liên hệ giữa 2 đối tượng này xem đối tượng nào có tính chất quyết định đến đối tượng nào (sự phân bố các đai khí áp gắn liền, phụ thuộc với sự phân bố các vòng đai nhiệt).
Vì câu hỏi trình bày chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức nên trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia dạng câu hỏi trình bày thường gắn liền với câu hỏi giải thích để trên cơ sở học sinh tái hiện lại kiến thức, sau đó các em phải tư duy để lí giải sự vật hiện tượng địa lí, hiểu rõ bản chất của vấn đề. Hầu như năm nào trong đề thi học sinh giỏi quốc gia cũng có những câu trình bày gắn liền với giải thích trên cơ sở sử dụng Atlat và kiến thức đã học. Ví dụ như đề thi năm 2002: “Trình bày và giải thích về tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?”, năm 2003: “Trình bày đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Hãy giải thích vì sao có những đặc điểm đó?” 
II. Các dạng câu hỏi thực hành.
	Các dạng câu hỏi bài tập chủ yếu liên quan đến kĩ năng sử dụng kênh hình (Atlat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu, lược đồ, sơ đồ, hình vẽ, lát cắt) và kĩ năng tính toán trong địa lí.
1. Làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam.
Kĩ năng làm việc với bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do tính chất cơ bản của kĩ năng nên trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lí, việc kiểm tra kĩ năng này được thực hiện chủ yếu thông qua yêu cầu làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam 
Thông thường câu hỏi gắn với Atlat có dạng “Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy  ”. Cũng có một số câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam mà không kết hợp sử dụng kiến thức bên ngoài, kiến thức không có trên Atlat, nhưng số này rất ít. Các dạng câu hỏi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam gồm nhiều kiểu như chứng minh, phân tích, so sánh, giải thích, trình bày, nhận xét và giải thích, lập bảng số liệu, viết báo cáo, . 
Những câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam đã trở thành phổ biến trong tất cả các đề thi học sinh giỏi quốc gia từ trước đến nay. Do vậy trong nhiều đề thi học sinh giỏi quốc gia, có đến vài câu hỏi yêu cầu làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam.
Ví dụ như: ở đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2011 có đến 5 câu: 
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
+ Giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ rất đa dạng?
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của duyên hải Nam Trung Bộ? 
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	+ Phân tích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ?
	+ Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh tự nhiên để để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?
Ở đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2009 cũng có đến 5 câu:
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta?
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Trung du và miền núi bắc Bộ có nhiều khả năng để phát triển công nghiệp?
Đối với các câu hỏi liên quan đến Atlat, qui trình khai thác gồm 3 bước:
Bước 1: Tái hiện kiến thức đã có cần khai thác thác liên quan đến Atlat. Về bản chất, có thể coi atlat là một cuốn sách giáo khoa địa lí Việt Nam được thể hiện bằng kênh hình (chủ yếu là bản đồ).
Bước 2: Tìm các trang thích hợp với yêu cầu của câu hỏi (có thể là một trang hoặc cũng có thể là nhiều trang - từ hai trang trở lên)
Bước 3: Trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. Lưu ý phải kết hợp giữa kiến thức đã có trong sách giáo khoa với Atlat vì nếu chỉ dựa vào một trong hai cơ sở sẽ không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Ví dụ dựa vào atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích đặc điểm đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Những kiến thức có thể khai thác từ Atlat là Nam trung bộ và Nam Bộ có nhiều loại đất khác nhau (feralit, phù sa, ..), phân bố cụ thể của từng loại đất. Nhưng nếu không kết hợp với kiến thức đã học thì học sinh không thể nêu được đầy đủ qui mô diện tích đất từng loại là bao nhiêu, tính chất đất từng loại đất như thế nào, ý nghĩa sử dụng chúng ra sao, 
2. Làm việc với bảng số liệu.
	Trong đề thi học sinh giỏi quốc gia, câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thường xuất hiện do tính chất khó của loại câu hỏi này. Đồng thời loại câu hỏi này còn cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của HS vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.
	* Thông thường loại câu hỏi này yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu (nghĩa là đọc bảng số liệu) để rút ra nhận xét theo định hướng của đề bài kết hợp với giải thích nguyên nhân. Ví dụ như đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2007 có tới 2 câu hỏi liên quan đến làm việc với bảng số liệu theo yêu cầu trên:
- Cho bảng số liệu “Tỉ trọng dân số của một số châu lục trong dân số thế giới – Đơn vị: %”
Năm
1750
1850
1950
2005
Châu Âu
21,5
24,2
13,5
11,4
Châu Mĩ
1,9
5,4
13,7
13,7
Châu Phi
15,1
9,1
12,1
13,8
Toàn thế giới
100,0
100,0
100,0
100,0
1. Trình bày sự thay đổi tỉ trọng dân số của các châu lục trong dân số thế giới ở bảng trên?
2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
- Cho bảng số liệu “Giá trị thuỷ sản của nước ta theo giá so sánh năm 1994 – Đơn vị: tỉ đồng”
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
1990
8135
5559
2576
1995
13524
9214
4310
2000
21777
13901
7876
2004
34030
15026
19004
	Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta theo bảng số liệu trên?
	Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết. Việc phân tích nhìn chung không phức tạp nhưng các em thường không nêu đầy đủ các nhận xét cần thiết. Để không bị sót ý, khi phân tích bảng số liệu cần tiến hành theo qui trình sau:
Bước 1: Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu, phạm vi cần phân tích, nhận xét, phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ, nếu không xác định được yêu cầu chủ đạo thì dễ bị lạc đề. Ví dụ cho bảng số liệu tuyệt đối về diện tích trồng mía phân theo các vùng, yêu cầu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích trồng mía phân theo các vùng, cần phải chú ý từ cơ cấu.
Bước 2: Xử lí số liệu (nếu cần). Ví dụ bài yêu cầu nhận xét cơ cấu nhưng lại cho bảng số liệu tuyệt đối, hoặc bảng số liệu cho sản lượng lúa và dân số các cùng nhưng đề bài yêu cầu nhận xét bình quân lương thực theo đầu người của từng vùng.
Bước 3: Tái hiện các kiến thức cơ bản đã học liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và đến các số liệu đã cho để xác định các tiêu chí phù hợp với yêu cầu của bảng số liệu, phác thảo dàn ý trình bày. Ví dụ khi câu hỏi yêu cầu dựa vào các số liệu để nhận xét về dân cư cần phải phác thảo một dàn ý bao gồm: động lực gia tăng dân số, qui mô, kết cấu, phân bố dân cư. Tuy nhiên đây chỉ là cái nền chung, cần dựa vào để trình bày, tránh sót ý. Việc phân tích nhận xét cụ thể còn tuỳ thuộc vào các số liệu đã cho.
Bước 3: Tiến hành phân tích, nhận xét bảng số liệu. 
Thứ nhất, phát hiện các mối liên hệ giữa các số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột biến tăng giảm đột ngột. Chú ý so sánh, đối chiếu cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối.
Thứ hai, chú ý phân tích khái quát trước sau đó mới đi sâu vào các thành phần hoặc các yếu tố cụ thể. 
Thứ ba, khi nhận xét nên theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp,  bám sát các yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.
	* Cũng có thể đề bài yêu cầu từ bảng số liệu đã cho hãy xác định loại biểu đồ thích hợp (nêu lí do chọn) và vẽ biểu đồ. Ví dụ như trong đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2005, bảng B:
	Cho bảng số liệu dưới đây “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta – Đơn vị tính: tỉ đồng”
Năm
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1990
16252
9513
16190
1995
62219
65820
100853
1996
75514
80876
115646
1997
80826
100595
132202
2000
108356
162220
171070
2002
123383
206197
206182
1/ Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ nêu các dạng và cách vẽ, không cần vẽ cụ thể) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho.
2/ Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao có sự lựa chọn này.
3/ Vẽ biểu đồ đã được lựa chọn.
	Đối với dạng bài yêu cầu từ bảng số liệu vẽ biểu đồ thích hợp nhất, trước hết cần lưu ý đến chức năng của biểu đồ để dễ dàng chọn lựa. Ví dụ biểu đồ tròn, miền có ưu thế thể hiện cơ cấu, biểu đồ đường có ưu thế thể hiện tốc độ,  Thứ hai cần biết thế nào là biểu đồ thích hợp nhất: là biểu đồ đáp ứng hai điều kiện (thể hiện chính xác bảng số liệu theo yêu cầu và có tính trực quan cao nhất). Thứ ba, vẽ biểu đồ cần chính xác, rõ ràng, có chú giải và đảm bảo tính mĩ thuật.
3. Làm việc với sơ đồ, lược đồ, hình vẽ địa lí.
	Sơ đồ, lược đồ hay hình vẽ, tranh ảnh địa lí bản thân chúng chứa đựng nguồn tri thức địa lí quan trọng, đồng thời nó cũng là phương tiện để minh hoạ cho đối tượng địa lí cần làm rõ. Các câu hỏi làm việc với sơ đồ, lược đồ, hình vẽ rất đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_nhan_dang_va_giai_quyet_van_de.doc
  • docBáo cáo tóm tắt hiệu quả sáng kiến.doc
  • docĐơn đăng kí SKKN.doc