Sáng kiến kinh nghiệm Huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh của Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải

Sáng kiến kinh nghiệm Huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh của Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải

Phần I

MỞ ĐẦU

A. Lý do chọn sáng kiến

I. Cở sở lí luận:

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Thế hệ đi truớc luôn chăm bồi dìu dắt thế hệ sau; thế hệ sau kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm của thế hệ trước, trên tinh thần “Con hơn cha, trò hơn thầy”.

Từ “máu lửa” của cuộc đời nô lệ, đói nghèo lạc hậu, đất nước Việt Nam đã “rũ bùn đứng dậy” bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình, nhân dân ta đã nhận thức sâu sắc rằng: “Muốn có độc lập tự do, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” thì phải chăm lo việc học hành cho cháu con. Coi đó là “cái gốc” của nước nhà như Quang Trung đã từng nói:

 Dựng nước lấy việc học làm đầu

 Giữ nước lấy nhân tài làm trọng.

Do vậy, thực hiện cuộc vận động toàn dân đưa trẻ em đến trường và duy trì sĩ số học sinh của nhà trường là công việc hết sức quan trọng của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Huy động tốt học sinh ra lớp là tích cực góp phần nâng cao dân trí, là làm việc “tạo nguồn” cho tương lai. Đây là hai công việc có mối quan hệ hữu cơ, có tính chiến lược lâu dài, cần phải được thực hiện một cách có hiệu quả. Qua đó góp phần thực hiện chủ trương của Đảng ta: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.

 

docx 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1367Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh của Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc này lại đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên trì và tâm huyết của những người có liên quan. Chính vì thế, vấn nạn học sinh bỏ học, hay nghỉ không lí do đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để mà vẫn còn nằm trong mức báo động ở nhiều nơi cũng như ngay trong đơn vị trường.
	d. Những yêu cầu cần đặt ra:
	Yêu cầu đặt ra đối với giải pháp là cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn tới các em còn hay bỏ học, chưa chuyên cần, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, hay nghỉ vào thứ 6, ... và tìm ra cách khắc phục những nguyên nhân đó.
	e. Những yêu cầu cần đạt được:
	Học sinh chăm ngoan đi học chuyên cần, không sảy ra tình trạng bỏ, nghỉ học, đảm bảo duy trì sĩ số, đưa phong trào thi đua của lớp nâng lên,  chính là góp phần làm cho các em có hứng thú học, các em tự tin với thầy cô, coi cô, thầy như người cha người mẹ, nhà trường như ngôi nhà yêu thương, bạn bè trong lớp như anh em của mình.
II. Những giải pháp thực hiện
	1. Khảo sát
	Khảo sát đại trà về việc huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh toàn trường đầu năm học 2018-2019 đạt kết quả như sau: Đầu năm học 2018-2019 tỉ lệ huy động chung đạt : 97,67% 
 Lớp 
TN MN vào lớp 1
Lớp 1 vào lớp 2 
Lớp 2 vào lớp 3
Lớp 3 vào lớp 4
Lớp 4 vào lớp 5
Cuối năm 2017-2018
145
141
117
131
121
Đầu năm 2018-2019
140
137
117
130
118
Tỉ lệ huy động 
96.55%
95.04%
100%
99.24%
97.52%
Số học sinh huy động vào lớp 1 đạt 140/140 tỷ lệ 100% (1 em ở Huổi Só, 1 em ở Mường Phăng – Điện Biên học nhờ). Trong tổng số 145 có: 4 em học xã khác, 1 em khuyết tật không có khả năng tiếp cận giáo dục, 1 em chuyển đi Trung Quốc theo mẹ, 1 em chuyển đi Sìn Hồ.
Số học sinh lớp 2 đạt 137/141 tỷ lệ 95,04%. Trong đó, 2 em chuyển đi học huyện khác, 1 em chuyển đi làm ăn xa theo bố mẹ, 1 em chuyển về học Mường Đun.
Số học sinh lớp 3 đạt 117/117 tỷ lệ 100%
Số học sinh lớp 4 đạt 130/131 tỷ lệ 99,24%. Trong đó, 1 em chuyển đi Mường Nhé theo bố mẹ.
Số học sinh lớp 5 đạt 118/121 tỷ lệ 97.52%. Trong đó, 3 em chuyển đi làm ăn xa theo bố mẹ.
Nguyên nhân học sinh bỏ học hoặc không đi học chủ yếu là do:
	Đại đa số các em đi học đều, tuy nhiên nhiều em đi học hai đến ba ngày lại nghỉ không lí do. Bình thường vào thứ năm, một số em ở bản xa bỏ về là các bạn khác cũng kéo theo về cùng không xin phép, dẫn đến các ngày cuối tuần chưa bao giờ đảm bảo sĩ số.
- Địa bàn trường rộng lại thuộc vùng nông thôn với địa hình đồi núi, đường đi một số tuyến còn gặp khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Một số học sinh thuộc các điểm bản như Háng Khúa 18km, Séo Mí Chải 15km, Hấu Chua 12km, Cáng Chua 2 12km, Cáng Chua 1 9km, Trung Gầu Bua 9km, ...nằm cách xa trường mà các em chủ yếu là đi bộ đến trường dẫn đến nguy cơ đi học trễ so với lứa tuổi và khi được ra lớp là có nguy cơ bỏ, nghỉ học giữa chừng do đường xá đi lại phức tạp.
- Đại bộ phận nhân dân ở nông thôn chưa thực sự quan tâm việc học hành của con cái. Một số người còn động viên con họ nghỉ học để ở nhà phụ tiếp việc gia đình. Không ít người cho rằng chỉ cần con cái họ biết đọc, biết viết bởi họ không tin việc học tập sẽ có thể giúp cho con cái họ có cuộc sống ổn định sau này.
- Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh ở vùng nông thôn còn thấp. Một bộ phận ham chơi, không thích học tập.
- Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm. Vào lớp bị thầy cô la rầy, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện nên nghỉ học, bỏ học.
- Ham các trò chơi như bi da, bắt chim, đi mò cua suối, đi phiên chợ, ...quên việc học tập. Nói dối cha mẹ là đi học nhưng thực chất thì không đến trường. 
- Do hoàn cảnh gia đình bất hòa dẫn đến mẹ bỏ chồng đi Trung Quốc, thiếu sự động viên kịp thời của ông bà, anh chị em và các cấp lãnh đạo ...dẫn đến con cái cũng bỏ đi theo, mất lòng tin vào bố mẹ, không nghe lời người lớn và bỏ học.
- Cha mẹ mất sớm, học sinh ở với ông bà, cô chú nên bắt phải ở nhà làm việc nhà, đi chăm trâu ...
- Cha mẹ theo đạo vàng chứ dẫn đến con cái cũng tin và nghe theo dẫn đến học sinh cũng nghỉ, bỏ học.
- Do ở bán trú nên hay bỏ học theo bạn về hay gia đình có đám cưới, đám ma, làm cúng là bỏ về không xin phép.
- Một nguyên nhân đặc biệt nữa là một số phụ huynh nghe theo con, con bảo con không muốn đi học và con muốn ở nhà với bố mẹ, thế là bố mẹ nghe và cho con ở nhà. Có phụ huynh còn nói với ban vận động: “nếu đưa con tôi đi học thì đưa cả gia đình tôi lên trường và nuôi chúng tôi nữa”
Những nguyên nhân mang tính chuyên môn là:
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, thiếu động viên nhắc nhở học sinh.
- Một số giáo viên chưa gần gũi, giúp đỡ học sinh thậm chí còn có thái độ thiếu thiện cảm với học sinh làm cho nhiều em có mặc cảm, chán học.
- Trong giảng dạy, một số giáo viên còn quá khắt khe với học sinh, giảng dạy theo lối mòn, khó hiểu. Trong khi đó thì lúc ra đề kiểm tra lại đánh đố, cho chấm điểm gắt gỏng làm cho học sinh cảm thấy khó khăn trong học tập sinh ra nản mà bỏ học.
Xuất phát từ những lí do trên với mong muốn nâng cao chất lượng đi học chuyên cần cho các em, bản thân tôi đã tự nghiên cứu tìm ra một số giải pháp để huy động học sinh đi học đều và duy trì số lượng cho học sinh.
	2. Nội dung thực hiện giải pháp
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết.
Hiện nay, học sinh bỏ học là vấn đề nan giải và là nỗi lo của ngành giáo dục huyện nhà. Đặc biệt trong trường năm qua theo thống kê phổ cập Tiểu học của đơn vị đã có 12 học sinh chuyển đi, phần lớn bỏ theo bố mẹ đi làm ăn xa. Đơn vị trường trong vài năm gần đây đã có tình trạng học sinh hay nghỉ học chưa đảm bảo chuyên cần nhưng đã được kịp thời vận động trở lại lớp. Còn hiện tượng học sinh đi học không đều, vắng học, có ý định bỏ học vẫn thường xuyên diễn ra hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Với quan niệm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, công tác phòng chống học sinh bỏ học được lãnh đạo nhà trường, tập thể giáo viên, chính quyền địa phương chú trọng cải thiện bằng nhiều biện pháp. 
a. Đối với nhà trường: 
Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả công tác giáo dục, nhà trường còn thực hiện cải thiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...làm tăng số học sinh khá giỏi, giảm học sinh yếu kém. Đầu năm, các trường đã phổ biến chế độ chính sách với bà con như chế độ về hộ nghèo, học sinh bán trú, bảo hiểm y tế, bảo hiểm học sinh...; Vận động các nhà hảo tâm ủng hộ sách vở, quần áo, chăn màn ...giúp học sinh nghèo phần nào ổn định cuộc sống để phụ huynh yên tâm đưa con em đến trường. Gần giữa tháng 8, trường đã tập trung huy động học sinh ra lớp, học sinh 6 tuổi vào lớp một đạt 100%. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các ban ngành đoàn thể phát huy phong trào xã hội học tập, cộng đồng trách nhiệm chăm lo học sinh khó khăn để các em ổn định học tập. 
b. Đối với giáo viên: 
- Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; Không ngừng học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy. 
- Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Chú trọng đặc biệt đối với học sinh cá biệt, lười học, hay trốn học; Phối hợp với phụ huynh quản lí, giáo dục, theo dõi sát sao những đối tượng này. 
c. Đối với chính quyền địa phương: 
Chính quyền địa phương chú trọng toàn diện và thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, lồng ghép các dự án phát triển kinh tế, xã hội... tăng cường kết hợp với nhà trường vận động học sinh bỏ học, học sinh hay nghỉ trở lại trường. Đồng thời, thông qua các nguồn vốn tín dụng lãi suất ưu đãi giúp hộ nghèo, cận nghèo có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho con em được đến trường, không bỏ học giữa chừng.
Chính nhờ việc chú trọng việc huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh mà nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, học sinh nỗ lực hô hào nhau đi học đều, hứa hẹn không tái diễn việc nghỉ bỏ học, trong lớp chú ý tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em biết tự tạo cho mình thói quen đi học chuyên cần, trong lớp tạo mối đoàn kết thống nhất, giúp đỡ nhau tránh tình trạng nghỉ học không lí do, tình trạng chán nản khi đến lớp, biết lắng nghe người lớn tuổi... Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi các em bước vào môi trường Tiểu học.
2.2. Nội dung giải pháp.
a. Mục đích của giải pháp: 
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu, có tính khả thi để khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học không lí do, nhằm giữ vững, duy trì tốt sĩ số học sinh của trường và góp phần thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học tại địa bàn, góp phần giữ gìn và phát huy kết quả đạt được của phổ cập giáo dục tỉnh nhà và của toàn quốc. Tôi nhận thấy những giải pháp này đã giúp cho việc duy trì sĩ số học sinh trong độ tuổi đến trường ở đơn vị tôi đạt kết quả rất tốt, giúp cho thành quả đã đạt được của phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương tôi được duy trì và phát huy có hiệu quả. Chính vì thế, tôi rất muốn giới thiệu, chia sẻ những giải pháp này đến với những giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục tiểu học như tôi ở các đơn vị bạn để cùng trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
b. Nội dung của giải pháp: 
Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp: Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, quan tâm giúp đỡ học sinh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường và duy trì số lượng...là công việc chung trường nào cũng thực hiện. Còn việc xây dựng mô hình hay các giải pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng thì chưa có tài liệu, quy định cụ thể nào để hướng dẫn làm. Điểm mới ở đây là dựa trên những ưu điểm và hạn chế của những cách thức đã thực hiện, tôi đã xây dựng và thiết lập mô hình tích cực cho người giáo viên gồm một số giải pháp hữu hiệu mà theo tôi có thể duy trì hiệu quả sĩ số học sinh trong trường tiểu học. Tính mới của các giải pháp tôi đưa ra thể hiện rõ tầm quan trọng của việc “phòng hơn chống” học sinh bỏ học, nghỉ thường xuyên và nhấn mạnh vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong việc tích cực tham mưu, phối hợp cùng các đoàn thể địa phương, phụ huynh học sinh, đội ngũ cán bộ, nhân viên và ban giám hiệu nhà trường trong việc thực hiện các giải pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh bằng cả tinh thần và tấm lòng nhiệt quyết của mình đối với sự nghiệp giáo dục thì mới có thể giải quyết vấn nạn bức xúc này một cách có hiệu quả. 
	Một số giải pháp tích cực huy động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh của đơn vị trường:.
1. Tăng cường công tác vận động tuyển sinh vào lớp 1, duy trì sĩ số, lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học
Ngay từ trong hè, giáo viên làm công tác phổ cập phải liên hệ với trường mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ 5 tuổi sẽ vào lớp 1 trong năm học mới để kịp thời huy động tất cả đến trường, kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 1 trước khi chính thức nhập học.
Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp.
Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh đầu năm, nắm danh sách học sinh học tại địa bàn và học sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các trường bạn.
Trong những tháng đầu của năm học mới, giáo viên phổ cập của trường liên hệ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước xem các em đã thật sự ổn định học tập hay chưa đồng thời tìm hiểu, lập danh sách các đối tượng lười học, vắng học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học trong năm học mới rồi xác định nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện học tập.. để theo dõi, nhằm có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp, gia đình học sinh kiểm tra việc đi học, tỉ lệ chuyên cần của các em, sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, biện pháp vận động phù hợp đưa các em tiếp tục đến trường, giúp các em tự tin và có tư tưởng, thái độ tốt hơn trong học tập.
2. Phối hợp tốt với nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến trường
Tham mưu cùng ban lãnh đạo nhà trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ.
Bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi; sinh hoạt chủ điểm; kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn học Thể dục, học phụ đạo, học bồi dưỡng; cắm trại; hoạt động vui chơi trong hè... tạo sự thu hút, tập trung của các em khi vào trường, giúp các em hăng hái hơn trong sinh hoạt và học tập, làm cho học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui và ham thích đến trường.
Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, văn nghệ, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học, Rung chuông vàng, Hội khỏe Phù Đổng, sinh hoạt Sao... kết hợp tăng cường chú trọng việc tích hợp rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống, nhận thức xã hội cho học sinh.
Các hoạt động nói trên phải được tổ chức kết hợp đan xen trong chương trình học, trong tiết học một cách hợp lý sao cho phong phú, sinh động và hấp dẫn để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh do hằng ngày các em phải tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn khi đến trường.
Đề xuất thực hiện một số phong trào nhằm giúp các em đi học đầy đủ như: phong trào giúp bạn vượt khó, phong trào cùng nhau đi học, phong trào cùng bạn học giỏi ...vận động học sinh tích cực tham gia để giúp học sinh có ý thức và thái độ tốt hơn trong học tập.
3. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, cán bộ công nhân viên và các đoàn thể trong nhà trường đối với công tác quản lí và giáo dục học sinh
Giáo viên phổ cập kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường thường xuyên kiểm tra giám sát sự chuyên cần của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ.
Học sinh chỉ cần vắng mặt một buổi học không lí do là giáo viên chủ nhiệm liên lạc với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, vắng mặt 2 buổi không lí do là báo cáo ngay với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên phổ cập để tìm biện pháp giải quyết.
4. Tham mưu tích cực với Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng một đội ngũ nhà giáo thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc:
Dưới sự chỉ đạo và phân công của Ban giám hiệu, tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực với nghề và hết lòng với học sinh.
Ở đây, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt quan trọng, vừa công tác tốt trong giảng dạy vừa quản lý lớp bằng cả tâm huyết của mình.
Quan tâm sát sao đến học sinh bán trú của lớp mình, chỉ các em cách ăn, sinh hoạt hằng ngày, đến cả giờ giấc ngủ, không ỷ lại cho giáo viên trực phiên mà làm giảm khoảng cách của giáo viên chủ nhiệm với học sinh lớp mình. Giáo viên không phân biệt học sinh lớp mình với học sinh của lớp khác, đảm bảo tính bình đẳng cho các em, để ai cũng được quan tâm, yêu mến, động viên, khen ngợi từ thầy cô. 
Đối tượng của chúng ta là lứa tuổi rất nhạy cảm cho nên người giáo viên phải hết sức thương yêu, tôn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc trong việc giáo dục các em.
Nhiều giáo viên của chúng ta bây giờ vẫn còn rất nặng lời, thậm chí xúc phạm học sinh khi các em mắc lỗi. Trong công tác vận động, tôi đã tiếp xúc với một số học sinh bỏ học chỉ vì giáo viên nặng lời phê phán, các em tự ái nên nhất quyết không chịu đến lớp nữa.
Đây là hiện tượng cần phải được phê phán, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời. Công tác chủ nhiệm lớp chính là những giải pháp ban đầu và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học sinh bỏ học và góp phần duy trì sĩ số của học sinh.
Nhà trường cần tích cực chú trọng đổi mới phương pháp dạy học với mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém đồng thời làm giảm nguy cơ bỏ học ở học sinh.
Ngay từ đầu năm học phải tổ chức tiến hành phân loại học lực của học sinh thật chính xác rồi lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt thực hiện tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho các em.
Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm, kịp thời phát hiện những học sinh yếu kém rồi tích cực kết hợp với gia đình kiên trì rèn luyện cho học sinh nắm vững kiến thức, đem lại cho các em sự tự tin và thích thú học tập.
Trong giảng dạy, chú trọng ngay những học sinh có biểu hiện lơ là, sa sút trong học tập, kết hợp cùng gia đình tìm nguyên nhân và kịp thời bồi dưỡng kiến thức. 
Một biện pháp quan trọng khác là cần khuyến khích, tôn vinh những giáo viên sau một năm học đã có công giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu kém.
Thực tế cho thấy, giáo dục một học sinh cá biệt, có học lực yếu kém mất nhiều công sức, thời gian không kém gì so với việc bồi dưỡng một học sinh giỏi và chính họ là những người góp phần trực tiếp làm giảm thiểu nguy cơ bỏ học của học sinh. 
Thẳng thắn đấu tranh, góp ý, nhắc nhở nếu có đồng nghiệp có thái độ và tư tưởng chủ quan, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
5. Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm
Ban cán sự lớp chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp được giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp tín nhiệm đề cử. Chính ban cán sự lớp nắm bắt rõ nhất về tình hình của lớp mình.
Giáo viên phổ cập của trường phải thường xuyên trao đổi với ban cán sự của các lớp và giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình của từng lớp, kịp thời nắm bắt những thay đổi của lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
Thực hiện tốt các biện pháp vận động học sinh ra lớp đồng thời cũng phải tăng cường biện pháp duy trì sĩ số học sinh. 
- Đối với học sinh lười học không thuộc bài làm bài sợ bị trách phạt, thay vì phạt trách mắng các em thì giáo viên tạo cơ hội cho các em học lại, làm bài lại cho đến khi thuộc bài, làm được bài. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm động viên các em cố gắng học tập. Liên hệ với gia đình nhắc nhở các em học và làm bài trước khi đến lớp, kèm các em học tập theo thời khóa biểu. Lần kế giáo viên trả bài kiểm tra nếu các em còn vấp váp chưa chuẩn thì tìm lời động viên như: “ Em có tiến bộ, có chịu khó, lần sau cố gắng sẽ tốt hơn”. Mỗi lần như vậy các em sẽ phấn khởi hơn, hăng say học tập hơn.
- Đối với học sinh ham chơi, lười học chỉ bi da, đi phiên chợ, vào rừng bắt tổ chim ...giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp đến với gia đình đề nghị phụ huynh nhắc nhở buộc các em phải làm bài, học bài, mới được đi chơi, lấy số điện thoại phụ huynh của từng học sinh để tiện liên lạc. Lưu ý phụ huynh quản lý con cái chặt chẽ hơn.
- Hằng tháng giáo viên chủ nhiệm gởi phiếu liên lạc về gia đình các em và ghi nhận xét cụ thể từng em một những ưu khuyết điểm. Báo cụ thể số ngày nghỉ học không lý do trong tháng để phụ huynh tiện theo dõi.
- Tuổi thơ hay bắt chước vì vậy thầy, cô giáo phải mẫu mực cho các em noi theo. Trong ứng xử tác phong phải chuẩn mực, đến lớp đúng giờ, soạn bài, nhiệt tình giảng dạy và đặc biệt là phải kiên trì, dịu dàng cởi mở gần gũi với các em cho các em nhận thấy thầy cô là nguời cha, người mẹ, người anh, người chị, để các em noi theo.
- Thầy cô phải tạo được không khí học mà vui, vui mà học, từ đó tạo niềm vui trong học tập cho các em để các em hăng say thích thú khi đến trường.
6. Kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh để nắm tình hình
Sự buông lỏng của gia đình là ng

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuy_dong_hoc_sinh_ra_lop_va_duy_tri_so_luong_hoc_sinh_cua_tr.docx