Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện (dành cho học sinh giỏi)

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện (dành cho học sinh giỏi)

III. Mục đích của đề tài

1. Trước hết thực hiện đề tài “Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng

câu chuyện” trong các tiết dạy là để học sinh bước đầu hiểu được cách làm bài Nghị

luận xã hội dạng tư tưởng, đạo lý ở mức cao hơn so với các đề bài thông thường sau

khi đã nắm được các bước cơ bản làm bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý theo

chương trình của sách giáo khoa.

2. Đưa đề tài “Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện”

với mục đích:

- Tạo tâm thế chuẩn bị tích cực cho học sinh khi tiếp cận với các dạng khó của đề thi

học sinh giỏi. Và nếu như không gặp dạng câu này trong đề thi thì các em cũng có sự

chuẩn bị tốt khi thi vào lớp 10 Chuyên Văn và sau này học tiếp ở bậc THPT.

- Tạo điều kiện cho các em làm việc nhóm một cách hiệu quả, cùng nhau đóng góp ý

kiến xây dựng bài trong nhóm cũng như tiếp thu những ý kiến của các thành viên

khác để bổ sung kiến thức cho mình khi làm việc cá nhân.

- Tạo ra các bài viết cảm thụ sâu sắc, phát huy được khả năng sáng tạo, cách nhìn

nhận vấn đề của học sinh qua một câu chuyện để từ đó rút ra những vấn đề về tư

tưởng xã hội một cách sâu sắc.

pdf 34 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1519Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh viết bài văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện (dành cho học sinh giỏi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 4 
dạy học sinh giỏi có thuận lợi là trình độ các em ngang nhau, khả năng tiếp thu và vận 
dụng tốt; lại thêm ý thức học tập cao nên giáo viên đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên bên cạnh 
đó, các em là học sinh giỏi nên đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao 
trình độ, cập nhật kiến thức, những đổi mới của ngành về phương pháp giảng dạy, về 
các kỹ thuật dạy học làm sao để đem đến sự hứng thú cho học sinh vì những vấn đề 
cơ bản từ sách giáo khoa là chưa đủ, nhất là dạy đối tượng học sinh giỏi thì điều này 
lại càng quan trọng hơn. Giáo viên cần phải phát hiện các em cần điều gì, thiếu sót cái 
gì, phải đưa những kiến thức nào ngoài sách giáo khoa để nâng cao sự hiểu biết cho 
học sinh mà không quá dàn trải; phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của từng em, khơi 
dòng cảm xúc giúp các em mở rộng tầm nhìn, bồi đắp tình yêu với thế giới văn 
chươngĐó chính là trách nhiệm của người làm công tác phát hiện và mài giũa 
những viên ngọc sáng - học sinh giỏi văn. 
II. Thực trạng 
1.Thuận lợi 
 Nội dung áp dụng cho học sinh giỏi lớp 9. Các em là đối tượng học sinh giỏi, 
có ý thức học tập và quyết tâm cao trong việc chiếm lĩnh tri thức. Măt khác trong 
chương trình chính khóa các em đã nắm được phương pháp chung về dạng bài Nghị 
luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý nên khi triển khai dạng đề này ở mức nâng cao, giáo 
viên sẽ gặp thuận tiện vì học sinh sẽ nhanh chóng nắm bắt được vấn đề. 
2. Khó khăn 
- Giáo viên 
+ Chuẩn bị chuyên đề, tra cứu tìm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục gắn với nội 
dung chương trình của bậc THCS, không quá dễ, cũng không quá khó đối với trình độ 
và nhận thức của các em. 
+ Định hướng cho học sinh các bước cần thiết, đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện. 
+ Góp ý và chỉnh sửa các sản phẩm làm theo nhóm, các sản phẩm của cá nhân. 
+ Hướng dẫn cách viết từng đoạn và toàn bài. Đọc và nhận xét các bài làm hoàn 
chỉnh của học sinh; chỉ ra cụ thể ưu điểm, nhược điểm. 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 5 
+ Thời gian thực hiện dài và vấn đề cũng không dễ đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn. 
+ Thời lượng dành cho các tiết bồi dưỡng ít (2 tiết/tuần), trong khi khối lượng kiến 
thức cần cung cấp cho học sinh lại nhiều. 
- Học sinh 
+ Đây là dạng đề khó, đòi hỏi các em phải thật đam mê môn học mới kiên nhẫn tìm 
tòi, suy nghĩ. 
+ Trước khi có được bài làm hoàn chỉnh có chất lượng, học sinh phải thực hiện nhiều 
bước: nghe hướng dẫn của giáo viên, hợp tác với các thành viên trong nhóm, làm việc 
cá nhân (tại lớp và ở nhà), lập dàn ý, viết bài. 
+ Là học sinh lớp 9, nên số lượng bài học trong lớp nhiều do đó việc dành thời gian 
cho các tiết học bồi dưỡng cũng hạn chế. 
+ Yếu tố tâm lý: đứng trước một cuộc đọ sức không hề dễ dàng (kỳ thi Olympic hàng 
năm, thi vào lớp 10 Chuyên Văn) nên các em phần nào cũng căng thẳng, lo âu. 
III. Nội dung 
 Trình bày kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài: Hướng dẫn học sinh viết bài 
văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện” 
1. Chuẩn bị 
a. Học sinh 
- Nắm vững phương pháp làm bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý trong chương 
trình chính khóa. 
- Làm việc nhóm theo sự phân công của giáo viên; làm việc cá nhân tích cực; bảo 
đảm đúng thời gian. 
- Máy tính có kết nối mạng để gửi bài cho giáo viên khi làm bài ở nhà. 
b. Giáo viên 
- Đưa ra yêu cầu trước khi thực hiện chuyên đề: 
+ Nắm vững phương pháp làm bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý trong chương 
trình chính khóa để không mất nhiều thời lượng dành cho chuyên đề. 
+ Tuân thủ về thời gian quy định khi làm bài, nộp bài. 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 6 
+ Có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. 
+ Chia sẻ với giáo viên khi gặp khó khăn, vướng mắc (gặp trực tiếp, liên hệ qua điện 
thoại, qua email) 
+ Hoàn thành các sản phẩm của nhóm, của cá nhân có chất lượng, không đại khái, 
qua loa. 
+ Bài viết thu hoach cuối chuyên đề có chất lượng. 
- Chia nhóm cho học sinh thực hiện (Mỗi nhóm hai học sinh). 
- Chuẩn bị các đề văn Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lý (dạng câu chuyện); 
các dàn bài; một số bài văn mẫu (của học sinh trong đội tuyển ở các năm trước). 
- Những bài tập thực hành tại lớp theo nhóm, bài về nhà dành cho cá nhân. 
- Chuẩn bị màn hình trình chiếu. 
- Thời gian thực hiện chuyên đề: 10 tiết (ở lớp) 
2. Tiến hành 
 Giáo viên 
- Ghi tên chuyên đề lên bảng: Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện. 
- Nêu mục đích, yêu cầu của chuyên đề. 
+ Cung cấp khái niệm và dạng đề Nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện. 
+ Học sinh biết nhận ra và biết cách lập dàn ý cho dạng đề này. 
+ Bài thu hoạch cuối chuyên đề là một bài văn hoàn chỉnh, có chất lượng. 
- Các bước thực hiện 
Bước 1: Hướng dẫn phần lý thuyết và lập dàn bài mẫu (2 tiết) 
 * Thế nào là đề nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện? 
Loại đề Nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý chỉ đưa ra câu chuyện chứa nhiều 
ẩn ý, không nêu vấn đề cần bàn luận cụ thể, người viết phải tự mình tìm ra ý nghĩa 
mà câu chuyện gửi gắm để bàn bạc, đưa ra lời nhận xét, đánh giá chính xác có chiều 
sâu. 
 Ví dụ 1: Đừng thay đổi thế giới 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 7 
Ngày xưa, có một vị vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm, ông 
quyết định vi hành đến những miền xa xưa của đất nước. Khi trở về cung điện, ông 
than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi một chuyến dài ngày như thế trên 
những con đường rất gồ ghề và lởm chởm đá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người 
phải phủ da thuộc trên khắp các con đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần 
hàng triệu bộ da bò và sẽ tiêu phí rất nhiều tiền của. 
Một hầu cận thông minh, dũng cảm tâu với vua: “Sao bệ hạ lại dùng tiền một 
cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạ không đo cắt một miếng da vừa mới chân 
mình?” 
 Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông cũng chấp nhận gợi ý của người hầu cận, 
làm một đôi giày cho riêng mình.” 
 Hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa rút ra từ câu chuyện trên. 
(Nguồn: Internet) 
 Ví dụ 2 
Cho văn bản: Nơi dựa 
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? 
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào 
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn 
tay hoa hoa một điệu múa kỳ lạ. 
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. 
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững kia lại chính là nơi dựa cho người 
đàn bà kia sống. 
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rầy. 
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp 
nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. 
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người 
chiến sĩ kia đi qua những thử thách. 
 (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học Hà Nội, 1983) 
Từ ý nghĩa văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em. 
(Nguồn: Đề thi Tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên năm học 2010 -2011, TPHCM) 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 8 
* Phương pháp làm bài: 
- Tìm hiểu đề và tìm ý: Học sinh đọc kỹ đề để tìm ra ý nghĩa, tư tưởng đạo lý 
chính xác từ câu chuyện và định hướng làm bài. 
 - Xác định kiểu bài: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý 
 - Lập dàn ý (dàn bài chung) 
(giáo viên lưu ý học sinh đây là dạng đề Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý nên sẽ 
triển khai dàn ý theo hướng đề này nhưng cần lưu ý: bàn bạc vấn đề nhưng không 
thoát ly nội dung câu chuyện, mà vấn đề bàn bạc phải dựa trên cái nền tư tưởng mà 
câu chuyện đặt ra.) 
(1) Phần mở bài: 
- Nêu vấn đề tư tưởng, đạo lý được rút ra từ câu chuyện. 
- Giới thiệu câu chuyện, dẫn vào bài. 
(2) Thân bài: 
- Giải thích ý nghĩa câu chuyện. 
- Phân tích nguyên nhân vấn đề xuất phát từ câu chuyện: 
+ Phân tích các nguyên nhân 
+ Dẫn chứng minh họa: (Lấy ví dụ từ câu chuyện và ví dụ từ thực tế 
cuộc sống) 
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề 
+ Vấn đề mà câu chuyện đề cập có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? 
+ Phê phán những hành vi lệch lạc không đúng hoặc ca ngợi những hành 
động đáng khen. 
(3) Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề tư tưởng, đạo lý mà câu chuyện đặt ra. 
- Nêu bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề đã bàn bạc. 
* Lưu ý: Như vậy phần quan trọng ở đây là học sinh phải nắm được chính xác ý 
nghĩa mà câu chuyện đề cập, và khi triển khai vấn đề không được thoát khỏi ý nghĩa 
câu chuyện – đây là phần mà học sinh hay mắc lỗi nhiều nhất. Thường thường, các 
em tìm được ý nghĩa câu chuyện và nêu vấn đề ở đề bài, nhưng đến phần thân bài các 
em chỉ lo giải quyết vấn đề tư tưởng, đạo lý tìm được mà hoàn toàn quên bẵng câu 
chuyện đã cho ở trên. Do đó thực hiện chuyên đề này, từng bước giáo viên giúp các 
em tìm ra vấn đề chính xác, quen thao tác làm bài. 
* Dàn bài mẫu (Giáo viên hướng dẫn học sinh lập hai dàn ý để làm mẫu) 
 Ví dụ 1: Đừng thay đổi thế giới (đã nêu ở trên) 
(1) Mở bài 
 Nêu vấn đề: Bàn về mối quan hệ giữa cái tôi và cái ta trong đời sống của mỗi 
con người từ câu chuyện Đừng thay đổi thế giới. 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 9 
 Đánh giá chung của người viết về ý nghĩa vấn đề. 
(2) Thân bài 
- Xác định ý nghĩa nội dung câu chuyện: 
+ Qua câu chuyện về vị vua, người kể muốn bàn về việc con người trong cuộc 
sống hãy vì người khác mà thay đổi bản thân mình. 
+ Bàn mặt tích cực và tiêu cực về cái tôi trong bản thân mỗi người: cái tôi 
mang phong thái riêng; cái tôi vị kỷ. 
- Bình: Vì sao để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người không nên buộc người 
khác thay đổi mà hãy thay đổi bản thân? 
+ Cái tôi của mỗi người là đáng quý, gắn cái tôi với lợi ích của cộng đồng là điều 
đáng trân trọng. (Dẫn chứng từ câu chuyện: vị vua đã từ bỏ cái tôi của mình, chấp 
nhận lời đề nghị của viên cận thần khi làm cho mình đôi giày mà không phải là trải 
da suốt đoạn đường ông đi kinh lý). 
+ Thay đổi bản thân không phải là điều dễ dàng, thay đổi vì người khác lại càng khó 
khăn hơn. Nhưng con người không phải là một sinh thể riêng lẻ. Sự tồn tại và phát 
triển của mỗi cá nhân đều mang dấu ấn cộng đồng. 
+ Vì người mà thay đổi bản thân là nhân cách, là đạo đức, là sự cao cả trong sứ mệnh 
làm người. (Dẫn chứng từ cuộc sống thực tế bằng sự hiểu biết của học sinh) 
- Luận: 
+ Thay đổi bản thân nhưng không được đánh mất mình. Đó là lòng tự trọng. 
+ Nêu cuộc sống cá nhân có lúc nào đó, đã thay đổi bản thân vì ai và vì cái gì chưa? 
+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? 
(3) Kết bài 
 - Tiếp nhận có chọn lọc những ý nghĩa bài học từ câu chuyện mang tính giáo 
huấn: lựa chọn một cách sống tích cực tốt mình, đẹp người. 
 - Rút ra bài học cho mình. 
Ví dụ 2: Nơi dựa (đã nêu ở trên) 
(1) Mở bài 
- Trong cuộc sống mỗi con người đều cần có một nơi dựa. 
- Giới thiệu câu chuyện, vào bài. 
(2) Thân bài: 
- Giải thích: 
+ Nơi dựa là nơi để cho mọi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, 
sức mạnh, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên.. 
+ Ở biểu hiện bên ngoài: người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, bà cụ cũng là nơi dựa 
cho người chiến sĩ. Nhưng biết đâu đứa bé cũng chính là nguồn sống của người mẹ, 
và người chiến sĩ vững vàng được lại là nhờ vào tình yêu thương của bà cụ. 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 10 
- Ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện 
+ Có những nơi dựa khác nhau: những người thương yêu; những kỷ niệm có giá trị 
thiêng liêng; những không gian, vật chất cụ thể; ưu điểm, mặt mạnh của bản thân. 
+ Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử 
thách, có động lực phấn đấu, vươn lên (Dẫn chứng: từ câu chuyện) 
+ Ai cũng cần có chỗ dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác. 
(Dẫn chứng: từ cuộc sống hoặc chính từ bản thân mình) 
- Phê phán những người sống chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những 
người chọn những nơi dựa không tốt. 
(3) Kết bài 
- Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý 
nghĩa cho người khác. 
- Bản thân rút ra bài học gì từ câu chuyện. 
 Bước hai: Hướng dẫn phần thực hành lập dàn ý theo nhóm (4 tiết) 
Sau khi đã hướng dẫn đề mẫu cho học sinh tham khảo (ít nhất hai đề), giáo 
viên sẽ cho các em làm dàn ý theo nhóm. Mục đích của bước này là các em cùng làm 
việc với nhau: đọc mẩu chuyện, thảo luận tìm ra vấn đề tư tưởng, đạo lý từ câu 
chuyện; tìm ý, các dẫn chứng cần sử dụng; lập dàn ý hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành 
một đề, các nhóm sẽ nộp bài, giáo viên sửa dàn ý cho từng nhóm, nhận xét, góp ý 
những điểm nào còn thiếu sót cũng như phát hiện những ý sáng tạo của học sinh để 
động viên kịp thời. Sau đó các em tiếp tục cùng nhau lập một số dàn ý khác hoàn 
thiện hơn sau khi đã được rút kinh nghiệm, vì bài đầu tiên lúc nào cũng sẽ có nhiều 
sai sót. 
Một ví dụ về dàn bài của nhóm sau khi đã thảo luận 
Đề: Em suy nghĩ gì về đoạn thư sau đây được xem là của tổng thống Mỹ - Abraham 
Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường con trai mình đang học: “Xin hãy giúp cho 
cháu thấy được thế giới kỳ diệu của sách. Nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời 
gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh 
trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên 
đồi xanh.” (Nguồn: 162 Đề và bài văn hay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) 
Dàn bài của nhóm: Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Hải lớp 9/8 đội 
tuyển học sinh giỏi Văn trường Chu Văn An năm học 2015 – 2016 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 11 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 12 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 13 
Bước 3: Lập dàn ý của cá nhân (4 tiết) 
Khi việc làm theo nhóm đã thuần thục (hai đến ba bài), các em đã nắm bắt 
được vấn đề, giáo viên sẽ cho cá nhân tự lập dàn ý. Mục đích của bước này là đánh 
giá khả năng tiếp thu, năng lực của từng em một cách chính xác. Làm cá nhân có thể 
cho các em làm một số đề tại lớp, còn lại có thể giao bài về nhà vì thời gian ở lớp 
không có nhiều. Sau đó giáo viên sẽ sửa bài cho các em. Khi thực hiệc đề tài này, 
giáo viên không vội cho các em viết bài ngay mà tập trung làm kỹ phần lập dàn ý để 
các em nắm vững và nhuần nhuyễn các thao tác; bởi vì ở chuyên đề Rèn kỹ năng 
diễn đạt trước đó, học sinh đã được tập thực hành viết đoạn văn nên năng lực viết của 
các em đã được rèn giũa. Ở chuyên đề này giáo viên kiên nhẫn cho các em lập dàn ý, 
chủ yếu là tập cho các em nhìn nhận vấn đề chính xác, mới bắt đầu cho các em viết 
bài (vì đã có sẵn dàn bài nên việc triển khai thành bài văn không khó lắm đối với các 
em). Bên cạnh đó thời lượng dành cho việc ôn tập không nhiều nên ngoài hai tiết/tuần 
học tại trường, giáo viên thường tự bố trí thêm giờ để bồi dưỡng cho các em hoặc 
thầy trò trao đổi qua điện thoại, qua mail. Giáo viên luôn sẵn sàng chia sẻ và sửa bài 
cho các em bất cứ lúc nào ngoài thời gian ở lớp. 
Một ví dụ về dàn bài học sinh (cá nhân) 
 Đề: Những vết đinh 
 Một cậu bé có tính hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh 
và bảo: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.” 
 Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng vài tuần 
sau, cậu đã tập kiềm chế và số lượng đinh đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Đến một 
hôm, cậu đã không nổi nóng một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và 
ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày con không hề nổi giận với ai, con hãy 
nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.” 
 Ngày lại ngày trôi qua, đến một hôm, cậu bé vui mừng tìm cha và hãnh diện 
bảo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng 
rào, nhỏ nhẻ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn 
để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không còn như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì 
trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng như vết đinh này, chúng để lại những vết 
thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có xin lỗi bao nhiêu lần đi 
nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi.” (Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ 
TPHCM,2003) 
 Suy ngẫm của em về câu chuyện trên. 
(Nguồn: Đề thi lớp 10 THPT Chuyên Hùng Vương) 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 14 
Dàn ý của em Thái Trần Ngọc Bình (hiện là học sinh lớp Chuyên văn trường 
THPT Chuyên Hùng Vương năm học 2015 – 2016) 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 15 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 16 
Bước 4: Viết bài văn (Thời gian: 60 phút) 
Sau khi học sinh lập được một số dàn ý tương đối chính xác về ý nghĩa tư 
tưởng, đạo lý mà câu chuyện gửi gắm, giáo viên sẽ cho các em thực hành viết một bài 
văn hoàn chỉnh mà các em đã lập dàn ý từ trước, các em có thể tùy chọn một đề bài 
mà các em tâm đắc nhất. Ở đây giáo viên không cho các em thực hành viết từng đoạn 
mà viết luôn một bài vì qua suốt một quá trình được học bồi dưỡng, năng lực viết văn 
của các em tương đối ổn định. Trọng tâm của đề tài này là các em phải phát hiện ra 
vấn đề và đánh giá vấn đề không chỉ ở mức độ đủ mà còn phải có chiều sâu. Mặt khác 
dành thời lượng 60’ viết bài là để các em tập làm quen với thời gian chính xác khi 
làm bài thi (thường thường câu hỏi về Nghị luận xã hội trong đề thi chiếm khoảng 
30% tổng số điểm, nên thời lượng làm bài cũng phải được tính toán, nếu không chuẩn 
bị trước cho các em thì khi gặp dạng đề này các em sẽ lúng túng mất thời gian) 
Một ví dụ về bài viết nghị luận về câu chuyện Nơi dựa 
Bài làm của em Nguyễn Thanh Tâm, đội tuyển học sinh giải văn 2015-2016 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 17 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 18 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 19 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng 
câu chuyện (học sinh giỏi) 
 20 
Bước 5 Bài thu hoạch cuối chuyên đề (60’) 
Kết thúc chuyên đề: Giáo viên sẽ cho đề bài là một câu chuyện hoàn toàn mới 
mà các em chưa lập dàn ý và dành thời lượng 60’cho bài kiểm tra cuối chuyên đề. 
Mục đích là để đánh giá một cách chính xác khả năng nhìn nhận của học sinh khi gặp 
một đề hoàn toàn mới, năng lực viết văn nghị luận xã hội trong một khoảng thời gian 
nhất định tương ứng với khoảng thời gian làm bài thi của học sinh. 
Ví dụ: 
 Đề: Đọc bài thơ sau đây: 
 Mùa đông đang đến gần 
 Những bầy chim bắt đầu thấy lạnh 
 Rủ nhau bay về phương Nam lẩn tránh 
 Dù suốt mùa hè ca ngợi quê hương 
 Chỉ có đại bàng vẫn ngồi im 
Lặng lẽ nhìn những hàng cây trút lá 
Khi quê hương gặp những ngày băng giá 
 Đại bàng không bỏ bay đi. (Gamazatop) 
Em hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em 
về ý nghĩa được gợi ra từ bài thơ trên. 
(Nguồn: Đề thi học sinh Giỏi năm 2011-2012,Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình 
Dương) 
Bài làm của em Nguyễn Hồng Yến (giải ba môn Văn cấp tỉnh 2012 – 2013) 
Nguyễn Phương Thu, THCS Chu Văn An - H

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_viet_bai_van_nghi_l.pdf