Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam 1930-1945”

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam 1930-1945”

Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đào

tạo con người chủ động và sáng tạo. Tuy nhiên việc đổi mới về phương pháp dạy và

học hiện nay vẫn còn chậm và chưa đồng bộ. Chính điều này làm hạn chế chất lượng

dạy và học trường phổ thông hiện nay. Trong giáo dục phổ thông, bộ môn lịch sử có

vai trò quan trọng để giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp

phần hình thành những phẩm chất cho con người Việt Nam. Tầm quan trọng của việc

giáo dục lịch sử đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc là rất rõ ràng.

Đối với bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông luôn được quan tâm bởi vai trò giáo

dục truyền thống đạo đức cho học sinh rất to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng

định

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Việc dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay gặp rất nhiều khó khăn

như việc học sinh coi môn học lịch sử như là môn phụ, việc dạy học của một số giáo

viên làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học

đối với bộ môn lịch sử ở trường phổ thông càng phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đổi

mới ở đây là phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy hứng thú,

say mê đối với môn học. Đổi mới còn là để học sinh rèn luyện các kĩ năng làm bài để

đạt kết quả tốt trong các kì thi. Các kĩ năng đối với bộ môn lịch sử có nhiều như kĩ

năng phân tích, nhận xét, khái quát, so sánh 2

Trong việc học môn lịch sử học sinh thường rất lúng túng trong việc giải quyết

các dạng bài tập so sánh các vấn đề lịch sử. Đề thi THPT quốc gia cũng như thi học

sinh giỏi cũng có nhiều câu hỏi liên quan tới kĩ năng so sánh các sự kiện lịch sử, các

vấn đề lịch sử. Trên thực tế như vậy nên tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh ôn tập

dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam

1930 – 1945”. để góp phần giúp học sinh lớp 12 có thể phát huy tốt kĩ năng này trong

các kì thi THPT quốc gia cũng như thi học sinh giỏi

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 618Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập dạng câu hỏi so sánh trong thi THPT quốc gia và học sinh giỏi phần Lịch sử Việt Nam 1930-1945”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sử. 
2. Cơ sở thực tiễn. 
Trong thực tế hiện nay thì bộ môn lịch sử ở trường phổ thông vẫn còn gặp nhiều 
khó khăn trong việc dạy và học mà nguyên nhân quan trọng nhất là do yêu cầu của xã 
hội đối với khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng đã làm cho người học 
“quay lưng lại”. Tâm lý thực dụng trong học tập đã làm cho học sinh tập trung vào các 
môn khoa học tự nhiên nhiều hơn. 
Thay vì thi 8 môn như năm 2016, thí sinh năm 2017 sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc 
lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, 
Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí 
sinh hệ giáo dục THPT; Lịch sử, Địa lý với thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên). Các 
bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần để phục vụ xét tuyển đại học theo khối thi 
truyền thống; điểm toàn bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 
theo tổ hợp môn thi, bài thi mới. Năm 2017, nội dung đề thi sẽ chủ yếu trong chương 
trình lớp 12. Năm 2018, nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12; từ 
năm 2019 trở đi nằm trong chương trình 3 năm THPT. Môn Lịch sử sẽ thi theo hình 
thức trắc nghiệm với 40 câu với thời gian là 50 phút. 
Đề thi môn Lịch sử có 40 câu theo các cấp độ nhận thức là nhận biết, thông hiểu, 
vận dụng thấp và vận dụng cao. Trong ba kì thi THPT quốc gia năm 2017, 2018, 2019 
đã có những câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức so sánh để giải quyết. Hầu 
hết các câu hỏi khi vận dụng kiến thức so sánh là những câu hỏi vận dụng. 
Câu 25 – Mã đề 320 – Đề thi THPT quốc gia năm 2017 
Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và chiến 
dịch Điện Biên Phủ (1954) là về 
A. quyết tâm giành thắng lợi. 
B. kết cục quân sự. 
C. địa bàn mở chiến dịch. 
D. sự huy động lực lượng đến mức cao nhất. 
Câu 21.- mã đề 310 – Đề thi THPT quốc gia năm 2018. 
5 
Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 
năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
Cộng sản Việt Nam? 
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. 
B. Xác định giai cấp lãnh đạo. 
C. Đề ra phương hướng chiến lược. 
D. Xác định phương pháp đấu tranh. 
Câu 29 - Mã đề 315- Đề thi THPT quốc gia năm 2019. 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 
1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây? 
A. Góp phần cỗ vũ phong trào cách mạng thế giới. 
B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản. 
C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân. 
D. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh. 
Qua quá trình giảng dạy môn lich sử 12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng so 
sánh cho học sinh qua việc thực hiện các bài tập lịch sử là điều mà người dạy cần phải 
quan tâm một cách đúng mức. Khác với các môn khoa học tự nhiên, trong cấu trúc 
chương trình môn lịch sử 12 không có tiết bài tập vì vậy việc rèn luyện kỹ năng so 
sánh cho học sinh qua việc thực hiện các bài tập là rất khó khăn. Thời lượng trong các 
tiết trên lớp chỉ mới rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh một phần nào đó. Để rèn 
luyện kỹ năng so sánh cho học sinh thì người dạy cần phải chú ý trong việc ra các bài 
tập lịch sử cho các em. Việc giao nhiệm vụ cho học sinh làm các bài tập về nhà không 
những rèn luyện kỹ năng so sánh cho các em tốt hơn mà còn rèn luyện thái độ tích cực, 
tự giác cho học sinh. 
Về chương trình ôn thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi các cấp nội dung kiến 
thức của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có lượng kiến thức khá nhiều nhất là 
những câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao. Đối với những câu hỏi kiến thức vận 
dụng thì rèn luyện tốt kĩ năng so sánh sẽ giúp cho học sinh giải quyết tốt những nội 
dung này. 
Kì thi THPT quốc gia Số câu hỏi về nội dung giai đoạn 1930-1945 
Năm 2017 7/40 
6 
Năm 2018 6/40 
Năm 2019 8/40 
3. Rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh. 
3. 1. Trình tự của kĩ năng so sánh. 
Bước 1: Nêu sự kiện, nội dung lịch sử cần so sánh. 
Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh. 
Bước 3: Xác định những điểm khác nhau 
Bước 4: Xác định những điểm giống nhau 
Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đối tượng 
so sánh. 
Bước 6: Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau 
đó, rút ra kết luận. 
Khi so sánh hai nội dung Lịch sử giáo viên hướng dẫn học sinh các bước theo 
trình tự của kĩ năng so sánh. 
3.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh. 
Trong quá trình dạy học môn Lịch sử 12, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng so 
sánh cho học sinh của giáo viên còn hạn chế. Để giúp học sinh phát triển kĩ năng so 
sánh trong học tập, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sau để rèn luyện kĩ năng. 
+ Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học: Đây là phương pháp có thể kích 
thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, phát 
triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ 
năng giao tiếp như nghe nói, trình bày, của học sinh. 
+ Sử dụng bảng so sánh: Trong dạy học môn Lịch sử việc sử dụng bảng thống kê, 
so sánh, phân biệt các đối tượng rất có tác dụng đối với quá trình nhận thức của học sinh. 
Qua việc phân tích các số liệu, sự kiện trong bảng sẽ giúp học sinh phát huy các kĩ năng 
thao tác tư duy phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, kĩ năng khái quát hóa, hệ thống 
hóa. Việc phân tích, tổng hợp , so sánh đối chiếu các số liệu sự kiện ghi trong bảng không 
chỉ giúp học sinh rút ra được những nhận xét đúng mà còn có tác dụng giúp các em nhớ 
lâu, hiểu cặn kẽ vấn đề, có khả năng tư duy sáng tạo trong việc so sánh các đối tượng tương 
tự. 
7 
+ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Việc dạy học kiến thức mới bằng trắc 
nghiệm sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự đọc sách giáo khoa . Trong các 
phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có 
được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, 
khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên. 
3.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá kĩ năng so sánh của học sinh. 
Trong quá trình giảng dạy việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh phải được 
giáo viên đánh giá một cách chính xác, khách quan. Mục tiêu cuối cùng của việc rèn 
luyện kỹ năng so sánh là đánh giá kỹ năng của học sinh. Vậy đánh giá kỹ năng của học 
sinh như thế nào? Theo tôi người dạy có thể đánh giá kỹ năng học sinh theo các hình 
thức sau: 
+ Thứ nhất: Trong quá trình kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi 
yêu cầu học sinh phải sử dụng tới kỹ năng so sánh. 
+ Thứ hai: Giáo viên có thể kiểm tra các bài tập về nhà sau khi học sinh hoàn 
thành. 
+ Thứ ba: Trong các tiết kiểm tra định kỳ thì người dạy có thể ra các câu hỏi 
kiểm tra sử dụng kỹ năng so sánh. 
Tuy nhiên ở chương trình lịch sử lớp 12, có rất nhiều phần học có thể rèn luyện 
kỹ năng so sánh, có nhiều bài tập mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh. Thiết nghĩ 
người dạy cần phải chọn ra những bài tập so sánh điển hình để rèn luyện kỹ năng so 
sánh cho học sinh. 
Hệ thống bài tập so sánh cũng có nhiều hình thức khác nhau. Có những bài tập 
yêu cầu người học so sánh sự khác nhau của các vấn đề lịch sử, có những bài tập yêu 
cầu so sánh sự giống nhau và khác nhau, nhưng cũng có những loại bài tập so sánh 
dựa trên sơ đồ lịch sử. Làm thế nào để cho học sinh có thể nhận biết các hình thức so 
sánh và cách giải quyết các vấn đề so sánh một cách hợp lý thì việc định hướng cho 
học sinh là rất quan trọng. Người dạy không làm nhiệm vụ giải quyết tất cả mọi vấn đề 
mà chỉ hướng dẫn cách thức tiến hành so sánh cho học sinh, còn nhiệm vụ là yêu cầu 
người học phải hoàn thành. Có như vậy mới có thể phát huy được tính tích cực của học 
sinh. 
8 
4. Những nội dung so sánh cơ bản trong phần Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945. 
4.1 So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với 
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương ( 10/1930 ). 
Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn 
thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 năm 1930 đã được tìm hiểu ở 
bài phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1925 đến năm 1930. Khi kết thúc bài 14 
(phong trào cách mạng 1930-1935) thì học sinh mới nắm vững kiến thức về nội dung 
của bản Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. Lúc này trên cơ sở kiến thức về nội 
dung của Cương lĩnh tháng 2 năm 1930 và Luận cương tháng 10 năm 1930 thì giáo 
viên mới hướng dẫn học sinh so sánh được những điểm giống nhau và khác nhau. 
* Giống nhau: 
+ Đường lối chiến lược: Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: trước hết 
làm Cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa 
+ Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến. 
+ Lực lượng chính của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. 
+ Lãnh đạo: giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản, Đảng lấy 
chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng. 
+ Cách mạng Việt Nam (cách mạng Đông Dương) có mối quan hệ mật thiết với 
cách mạng thế giới, cần đoàn kết với vô sản Pháp và các dân tộc bị áp bức. 
Khác nhau: 
- Đường lối chiến lược: 
+ Cương lĩnh chính trị: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách 
mạng để đi tới xã hội cộng sản. 
+ Luận cương chính trị: ban đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó phát triển 
bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. 
- Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền: 
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Cách mạng tư sản dân quyền không bao gồm 
cách mạng ruộng đất mà chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc. 
+ Luận cương chính trị: cách mạng tư sản dân quyền bao gồm cả hai hiệm vụ 
chống đế quốc và cách mạng ruộng đất. 
- Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. 
9 
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên: gồm cả hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ nhưng 
nổi lên hàng đầu là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. 
+ Luận cương chính trị: không đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà 
nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. 
- Lực lượng cách mạng: 
+ Cương lĩnh chính trị: lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, 
trí thức, còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì phải lợi dụng 
hoặc trung lập. Cương lĩnh chính trị đã tập hợp lực lượng toàn dân tộc trong cuộc đấu 
tranh chống đế quốc và tay sai. 
+ Luận cương chính trị: động lực cách mạng là công nhân và nông dân. Luận 
cương đã đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, khả năng 
chống đế quốc và chống phong kiến của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phân 
trung, tiểu địa chủ tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai. 
Trên cơ sở kiến thức nội dung so sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính 
trị giáo viên hướng dẫn một số câu hỏi trắc nghiệm so sánh giống nhau và khác nhau. 
Trên cơ sở những nội dung giống nhau giáo viên xây dựng 1 số câu hỏi trắc 
nghiệm so sánh giống nhau của Cương lĩnh và Luận cương cho học sinh ôn tập. 
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa Luận cương chính trị 
tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng Cộng sản Việt Nam? 
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. 
B. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. 
C. Nội dung của cách mạng tư sản dân quyền. 
D. Giai cấp lãnh đạo cách mạng. 
Câu 2. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa Luận cương chính trị 
tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng Cộng sản Việt Nam? 
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. 
B. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. 
C. Nội dung của cách mạng tư sản dân quyền. 
D. Đề ra phương hướng chiến lược. 
10 
Câu 3. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị 
tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng Cộng sản Việt Nam? 
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. 
B. Xác định giai cấp lãnh đạo. 
C. Đề ra phương hướng chiến lược. 
D. Xác định phương pháp đấu tranh. 
Câu 4. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị 
tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng Cộng sản Việt Nam? 
A. Xác định giai cấp lãnh đạo. 
B. Đề ra phương hướng chiến lược. 
C. Xác định phương pháp đấu tranh. 
D. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. 
 Câu 5. Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2 năm 
1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở việc xác định 
A. nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền. 
B. mối quan hệ của cách mạng Việt Nam và thế giới. 
C. lực lượng nòng cốt của cách mạng. 
D. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia cách mạng. 
Với câu hỏi này không có nội dung so sánh trong câu dẫn nhưng yêu cầu học 
sinh nhận thức được sự sáng tạo của Cương lĩnh chính trị với quan điểm của chủ nghĩa 
Mác – Lê nin và Luận cương chính trị. Các phương án gây nhiễu đều nêu rõ sự đúng 
đắn của Cương lĩnh chính trị nhưng sự sáng tạo của Cương lĩnh thể hiện ở chỗ lực 
lượng tham gia cách mạng. Học sinh phải nắm rõ lực lượng cách mạng trong quan 
điểm của Mác – Lê nin và Luận cương chính trị là giai cấp công nhân và nông dân. 
Còn đối với giai cấp tư sản và địa chủ là đối tượng của cách mạng. Trong khi đó 
Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo lại xem giai cấp tư sản và địa chủ 
là một phần của lực lượng cách mạng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của 
cách mạng Việt Nam và thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. 
11 
4.2. So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 
1936-1939. 
Đây là hai thời kì lớn trong cách mạng Việt Nam, mỗi một thời kì do hoàn cảnh 
lịch sử cụ thể khác nhau nên Đảng ta đưa ra chủ trương, sách lược khác nhau, hình 
thức đấu tranh khác nhau. Trên cơ sở nắm vững kiến thức về hai phong trào 1930-
1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những 
điểm giống nhau và khác nhau sau đây: 
* Giống nhau: 
- Nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc và chống phong kiến. 
- Động lực của phong trào: Công nhân và nông dân. 
- Lãnh đạo: giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. 
* Khác nhau: 
- Nhiệm vụ trước mắt: 
+ Phong trào cách mạng 1930-1931: chống đế quốc Pháp và tay sai để giành độc 
lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. 
+ Phong trào dân chủ 1936-1939: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát 
xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. 
- Đối tượng cách mạng: 
+ Phong trào 1930-1931: đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai 
+ Phong trào 1936-1939: bọn phản động thuộc địa, phát xít. 
- Lực lượng tham gia cách mạng: 
+ Phong trào 1930 -1931: chủ yếu là công nhân và nông dân. 
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: đông đảo các giai cấp và tầng lớp: công nhân, 
nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương 
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: 
+ Phong trào cách mạng 1930-1931: hình thức chủ yếu là bãi công, biểu tình và 
xuất hiện biểu tình có vũ trang, phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp. 
+ Phong trào dân chủ 1936 -1939: kết hợp hình thức công khai và bí mật, hợp 
pháp và bất hợp pháp. 
- Địa bàn: 
+ Phong trào cách mạng 1930-1931: nông thôn và trung tâm công nghiệp. 
12 
+ Phong trào dân chủ 1936-1939: chủ yếu ở thành thị. 
Trên cơ sở nội dung so sánh học sinh tiếp nhậ được giáo viên hướng dẫn học sinh 
giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về nội dung đã học 
Câu 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở 
Việt Nam có sự khác nhau về 
A. nhiệm vụ chiến lược. 
B. giai cấp lãnh đạo cách mạng. 
C. khẩu hiệu đấu tranh. 
D. lực lượng nòng cốt cách mạng. 
Cùng với câu dẫn giáo viên hướng dẫn học sinh thay đáp án khẩu hiệu đấu tranh 
bằng các đáp án thay thế như : nhiệm vụ trước mắt, đối tượng cách mạng, tập hợp lực 
lượng để học sinh hiểu về câu hỏi so sánh khác nhau 
Câu 2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở 
Việt Nam có sự giống nhau về 
A. mục tiêu trước mắt. 
B. khẩu hiệu đấu tranh. 
C. lực lượng tham gia. 
D. nhiệm vụ chiến lược. 
Với kiến thức nắm rõ về so sánh của hai phong trào 1930 – 1931 và phong trào 
dân chủ 1936 – 1939 học sinh nhận thức được điểm giống nhau là nhiệm vụ chiến lược 
của hai phong trào cách mạng (chống đế quốc và chống phong kiến). Giáo viên cũng 
hướng dẫn học sinh thay đáp án nhiệm vụ chiến lược bằng các đáp án thay thế như: 
giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt cách mạng nếu cùng một câu dẫn. 
4.3. So sánh nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 năm 
1939 với Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông 
Dương tháng 5/ 1941. 
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 
năm 1939) và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông 
Dương tháng 5 năm 1941 là những nội dung trọng tâm trong bài 23 (Phong trào giải 
phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng 
hòa ra đời). Trên cơ sở nắm vững những nội dung cơ bản của hai hội nghị qua trọng 
13 
của Đảng, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những điểm giống nhau và khác nhau 
sau đây: 
* Giống nhau: 
+ Đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 
+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. 
+ Tập hợp lực lượng trong Mặt trận dân tộc thống nhất. 
+ Lãnh đạo của cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng 
sản. 
* Khác nhau: 
- Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc. 
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 
năm 1939) : giải quyết vấn đề dân tộc ở cả 3 nước Đông Dương : Việt Nam, Lào, 
Campuchia. 
+ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 
tháng 5 năm 1941: giải quyết vần đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. 
- Hình thức mặt trận và các tổ chức đoàn thể: 
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 
năm 1939): Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Các tổ chức 
đoàn thể trong mặt trận lấy tên là Hội Phản đế. 
+ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 
tháng 5 năm 1941: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là mặt 
trận Việt Minh). Các tổ chức, đoàn thể trong mặt trận lấy tên là Hội Cứu quốc. 
- Xác định hình thái của cuộc cách mạng: 
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 
năm 1939): chưa xác định hình thái của cách mạng. 
+ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 
tháng 5 năm 1941: xác định hình thái của của cách mạng nước ta là đi từ khởi nghĩa 
từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. 
Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung so sánh hai hội nghị quan trọng của 
Đảng, giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết những câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
về so sánh của hai hội nghị. 
14 
Ví dụ 1: Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa nghị quyết của Hội nghị 
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941 
so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 
năm 1939) 
A. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 
B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. 
C. Thành lập mặt trận dân tộc rộng rãi chống đế quốc. 
D. Xác định hình thái của cách mạng. 
Ví dụ 2: Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 năm 1939) là 
A. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc. 
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến. 
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ở từng nước 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_dang_cau_hoi.pdf