Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT quốc gia phần lịch sử thế giới (1945-2000)

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT quốc gia phần lịch sử thế giới (1945-2000)

2. Phạm vi nghiên cứu.

Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng đề tài “Hướng

dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT Quốc Gia (THPTQG) phần

Lịch sử thế giới (1945-2000)” trong giảng dạy và ôn thi THPTQG.

3. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng mà tôi nghiên cứu và áp dụng cho đề tài này là các dạng câu hỏi trắc nghiệm

phần Lịch sử thế giới dành cho học sinh lớp 12 Trường THPT theo ban KHXH.

4. Mục đích nghiên cứu

- Giáo viên tìm ra những hạn chế, yếu kém thường mắc phải của học sinh trong

quá trình ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở trường THPT và đưa ra

những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy - học.

- Phát triển năng lực tư duy, tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong

quá trình học và ôn thi môn Lịch sử, giúp các em bình tĩnh, tự tin và có tâm lí tốt

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 428Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT quốc gia phần lịch sử thế giới (1945-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự kiện, hiện tượng, nội dung của lịch sử ở mức khái quát nhất cho 
học sinh trách nhiệm đó thuộc về giáo viên. Do đó, cả học sinh và giáo viên khi dạy và 
học là phải biết lựa chọn được những đơn vị kiến thức cho phù hợp. 
4.7.2. Một số vấn đề cần lưu ý. 
- Đây là dạng đề thi khó vì nó bao trùm kiến thức của nhiều bài, của một nội dung 
tiến trình lịch sử, một giai đoạn, một thời kì hay một chuyên đề lịch sử. Yêu cầu học 
sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản nhưng lại phải có chiều sâu, có khả năng khái 
quát, tổng hợp những vấn đề cụ thể, kết hợp với phân tích mới lựa chọn được phương 
án trả lời đúng. 
- Học sinh phải hiểu biết kiến thức lịch sử thật chính xác, hệ thống logic, chặt chẽ 
theo trình tự biên niên. Việc đánh giá các sự vật, hiện tượng phải khách quan, chính 
xác, khoa học; không hiểu một cách chung chung, phân tích phiến diện, chắp nối các 
sự kiện rời rạc rất khó làm bài chỉ trong thời gian ngắn. 
4.7.3. Một số ví dụ minh họa . 
Câu 1. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B.Clintơn có 
gì giống so với chiến lược toàn cầu? 
A. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. 
B. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu. 
C. Khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. 
D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác. 
Câu 2. Cùng chung sống hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ vừa là 
A. nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI. 
B. thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. 
C. trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay. 
D. trách nhiệm của các nước đang phát triển. 
Câu 3: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào 
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc? 
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là hình thái của chủ nghĩa thực dân. 
B. Chế độ phân biệt chủng tộc tước đoạt quyền sống của người da đen. 
C. Chế độ phân biệt chủng tộc là sự kì thị, phân biệt giữa người da trắng và da màu. 
D. Chế độ phân biệt chủng tộc áp bức, đè nén người da màu ở Nam Phi. 
4.8. Dạng câu hỏi có câu dẫn yêu cầu rút ra bài học kinh nghiệm, hoặc từ sự kiện lịch 
sử, rút ra bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay. 
4.8.1. Hình thành cho học sinh khái niệm dạng câu hỏi có câu dẫn rút ra bài học kinh nghiệm, 
hoặc từ sự kiện lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay 
Rút ra bài học kinh nghiệm thường là từ một sự kiện hoặc sự kết hợp giữa hai sự kiện, 
hiện tượng, nội dung lịch sử với nhau rút ra bài học kinh nghiệm không chỉ đối với những sự 
kiện đó mà ở sự kiện khác, khu vực khác, phạm trù khác đều rút ra bài học kinh nghiệm, nhất 
là trong giai đoạn hiện nay. 
4.8.2. Một số vấn đề cần lưu ý. 
- Học sinh phải hiểu bản chất sự kiện, vận dụng có chọn lọc những sự kiện, nội dung 
lịch sử của thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam trong một giai đoạn, thời kì lịch sử 
nhất định, tạo điều kiện cho lịch sử Việt Nam phát triển chịu sự chi phối của lịch sử 
thế giới hoặc ngược lại. Cũng có thể đề thi yêu cầu rút ra bài học từ sự kiện của thế 
giới cho một vấn đề lịch sử Việt Nam. 
- Đây là dạng đề thi rất khó, yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề, lựa chọn những sự 
kiện, nội dung lịch sử cơ bản, phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa một vấn đề lịch sử 
này có tác động qua lại đến một nội dung lịch sử khác. Mặc dù đáp án đã được đưa ra 
để thí sinh lựa chọn nhưng có điều khó là các đáp án gây nhiễu, tương đương nhau nên 
dể gây nhầm lẫn cho thí sinh. 
4.8.3. Một số ví dụ minh họa. 
Câu 1. Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt mới cho chính sách “đa phương hóa”, 
“đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam? 
A. Việt Nam tham gia tổ chức WTO (2007). 
B. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977). 
C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995). 
D. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978). 
Câu 2. Nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam 
vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? 
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. 
C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. 
D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. 
Câu 3. Để tránh sự sụp như Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam cần phải thực hiện vấn đề 
cơ bản là 
A. ngăn chặn diễn biến hòa bình. 
B. bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật. 
C. không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo. 
D. không được phạm sai lầm trong quá trình cải cách kinh tế, chính trị. 
4.9. Dạng câu hỏi đề thi yêu cầu suy luận vận dụng theo hướng mở. 
4.9.1. Hình thành cho học sinh khái niệm dạng câu hỏi đề thi này 
 Đây là dạng đề thi yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, có tư duy 
độc lập, khả năng sáng tạo, linh hoạt kết hợp kiến thức của bộ môn gắn với hiểu biết 
các vấn đề xã hội vận dụng trong quá trình làm bài. Bằng lí luận của mình dựa trên cơ 
sở kiến thức đã học giải quyết yêu cầu của đề thi. 
4.9.2. Một số vấn đề cần lưu ý. 
Đây là dạng đề thi theo hướng mở, phạm vi kiến thức rộng đòi hỏi học sinh phải 
biết suy luận logic, lựa chọn những kiến thức phù hợp mà đề thi yêu cầu, tránh tình 
trạng suy luận thiếu căn cứ, đoán bừa, rườm rà xác định sai nội dung cần lựa chọn, 
không thể hiện được quan điểm, chính kiến, lập trường của mình. 
4.9.3. Một số ví dụ minh họa. 
Câu 1. Trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu 
nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam? 
A. Khống chế các nước đồng minh. 
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. 
C. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. 
D. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế. 
Câu 2. Yếu tố nào dưới đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ 
khi bước sang thế kỉ XXI? 
A. Phong trào li khai. B. Chủ nghĩa khủng bố. 
C. Sự suy thoái về kinh tế. D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. 
Câu 3. Nhận xét đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000? 
A. Tiến hành chạy đua vũ trang, chống lại các nước trên thế giới. 
B. Tiến hành chiến tranh xâm lược, chống lại chủ nghĩa khủng bố. 
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước tư bản. 
D. Hình thức khác nhau nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. 
Câu 4. Nét đặc trưng của nền văn hóa của Nhật Bản mà đến ngày nay vẫn còn duy trì? 
A. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. 
B. Kết hợp giữa hoa đạo, trà đạo với kiếm đạo. 
C. Kết hợp giữa thơ, nhạc họa với kiến trúc. 
D. Kết hợp giữa kiếm đạo và trà đạo. 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 Sử dụng phương pháp“Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi 
THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới (1945-2000)” tôi nhận thấy học sinh của mình 
đã đạt được những kết quả như sau: 
1. Đối với Lịch sử thế giới, học sinh chưa tập trung đầu tư nhiều. Tuy nhiên, qua đề tài 
này học sinh được tiếp cận và làm quen với các dạng câu hỏi thông qua câu dẫn khác 
nhau, hình thức để hỏi khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành cho các em 
khái niệm cơ bản về các dạng đề thi, qua đó để hiểu rõ bản chất, đặc thù riêng biệt của 
từng đề, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc hoặc nhận thức sai lệch trong từng câu hỏi bài thi. 
2. Hình thành cho các em những kĩ năng, thao tác, kinh nghiệm để xử lí với mọi tình 
huống bài thi yêu cầu trong quá trình làm bài. Các em không bị động, bất ngờ hoặc 
hoang mang khi gặp những dạng câu hỏi khó, câu dẫn lạ, tạo cho học sinh một tâm lí 
bình tĩnh, tự tin, thoải mái khi bước vào làm thi. 
3. Học sinh cơ bản đã biết vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với kiến thức hiểu 
biết xã hội để vận dụng tốt nhất trong bài thi trong thời gian ngắn. 
4. Tạo cho học sinh thói quen học tập bộ môn Lịch sử phải thường xuyên làm bài tập 
thực hành, thay đổi tư duy và nhận thức của người học lâu nay cho rằng học sử chỉ là 
học thuộc lòng những gì có trong SGK và kiến thức giáo viên truyền đạt là đủ. Đồng 
thời rèn luyện cho các em khả năng tự học, tự sáng tạo, tự tìm tòi khám phá những tri 
thức khoa học nhằm gây hứng thú trong quá trình học tập và ôn thi. 
5. Kết quả đạt được trong quá trình ôn thi. “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi 
trong ôn thi THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới (1945-2000)”, nhiều năm qua, tôi 
đã có nhiều học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi THPT QG năm học 2016-2017; 
2017-2018; Đặc biệt số lượng học sinh điểm dưới năm rất ít, không có thí sinh nào bị 
liệt. Nhiều học sinh thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao. 
* Cụ thể kết quả khảo nghiệm ở các khối lớp 12. Trước khi áp dụng phương pháp: 
Kết quả thi thử THPT quốc gia tại trường năm 2017-2018 
Lớp 
Tổng 
số 
học 
sinh 
Giỏi 
Khá 
Trung bình Yếu Kém 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
12A7 41 1 2.4% 8 19.5% 22 53.7 % 10 24.4 % 0 
12C1 44 3 6.6% 14 32% 20 45.4% 7 16% 0 
12C2 42 2 4.8% 6 14.3 25 59.5 9 21.4 0 
Sau khi áp dụng phương pháp 
Kết quả thi thử THPT quốc gia tại trường năm 2017-2018 
Lớp 
Tổng 
số 
học 
sinh 
Giỏi 
Khá 
Trung bình Yếu Kém 
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 
12A7 41 5 12.2% 15 36.5% 18 44% 3 7.3% 0 
12C1 44 9 20.5% 24 54.5% 10 22.7% 1 2.3% 0 
12C2 42 6 14.3% 16 38.1% 17 40, 1% 3 7.3 % 0 
V. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến. 
 “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT Quốc Gia 
(THPTQG) phần Lịch sử thế giới (1945-2000)”, là một đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
có tính thực tiễn cao được áp dụng hiệu quả trong quá trình dạy học và ôn thi 
THPTQG môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. Tôi thiết nghĩ đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm này không chỉ được ứng dụng một cách hiệu quả trong quá trình ôn thi ở 
trường THPT nơi tôi đang giảng dạy mà có khả năng ứng dụng và triển khai rộng rãi 
cho mọi đối tượng học sinh theo học Ban KHXH trên khắp địa bàn cả nước, kể cả học 
sinh khối TTGD Thường xuyên và Dạy nghề. 
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng trong quá trình dạy - học và ôn 
thi phần Lịch sử thế giới giáo viên, học sinh cũng nên thay đổi quan điểm truyền thống 
trước đây nặng về cung cấp kiến thức lí thuyết sang tăng cường làm bài tập thực hành, 
tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các dạng câu hỏi theo câu dẫn khác nhau nhằm 
phát huy tư duy độc lập và tính sáng tạo của người học, gây hứng thú cho các em trong 
học tập và yêu thích môn Lịch sử. 
C. KẾT LUẬN 
Với sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn 
thi THPT Quốc Gia (THPTQG) phần Lịch sử thế giới (1945-2000)”, tôi nhận thấy 
đề tài đã đạt được những mục tiêu cơ bản đề ra của bộ môn là nhiệm vụ giáo dục, giáo 
dưỡng và phát triển. Với phương pháp ôn thi này tôi đã trang bị cho học sinh một hệ 
thống các dạng câu hỏi khác nhau trong quá trình ôn thi, qua đó hình thành cho các em 
những kĩ năng, thao tác cần thiết để có cách học ngay từ bây giờ đối với bộ môn. Với 
các dạng câu hỏi thông qua câu dẫn đó, các em có thể xây dựng được nhiều câu hỏi 
hơn nữa để đa dạng trong nhận thức. Trong quá trình ôn thi đặc biệt phần Lịch sử thế 
giới, với nhiều nội dung, chủ đề dù rộng đến đâu học sinh có cách hiểu đa chiều và so 
sánh đối chiếu lẫn nhau như Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai; Liên Xô, 
Các nước Đông Bắc Á; ác nước Đông Nam Á, châu Phi, khu vực Mĩ La tinh, các nước 
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế kỷ XX. Qua 
phần ứng dụng thực tiễn này, học sinh chọn cho mình một cách học hoặc tự suy luận 
ra các câu hỏi theo dạng có sẵn để xây dựng nội dung cần ghi nhớ, học tập một cách 
thuần thục để đạt hiệu quả. Đề tài góp phần giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị 
trí và tầm quan trọng của phương pháp ôn thi này trong quá trình học tập. 
Tôi hi vọng với sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong 
việc đổi mới phương pháp dạy - học, phương pháp ôn thi môn Lịch sử ở trường THPT 
hiện nay. Qua đó phát triển năng lực tự học của học sinh cấp THPT lấy người học là 
trung tâm, là chủ thể của sự sáng tạo mà mục tiêu giáo dục đang hướng tới. 
Về bản thân mình tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện 
sáng kiến kinh nghiệm, đồng thời đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để đề tài 
này được triển khai rộng rãi trong các đối tượng học sinh của Nhà trường một cách 
hiệu quả và có chất lượng. 
D. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
* Đối với sở GD&ĐT Hà Tĩnh 
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Hằng năm nên tổ 
chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp ôn thi THPT Quốc 
gia, phương pháp xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm Lịch sử ở trường THPT cho tất 
cả các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. 
- Tổ chức nhiều hơn các kì thi giao lưu THPTQG ở các trường THPT trong một 
huyện, giữa các huyện lân cận thành một cụm thi có sự chỉ đạo của Sở Giáo dục để 
giáo viên các trường có điều kiện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm ôn thi. 
- Cử giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy những chuyên đề ôn thi THPTQG môn Lịch 
sử ở trường THPT cho giáo viên trong toàn tỉnh học tập để nâng cao trình độ và năng 
lực chuyên môn. 
- Khuyến khích giáo viên có năng lực chuyên môn viết sáng kiến kinh nghiệm ôn thi 
THPT QG, phụ đạo học sinh yếu kém, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường 
THPT... Tập hợp những sáng kiến kinh nghiệm hay có tính thực tiễn và khả năng ứng 
dụng cao để báo cáo dưới dạng chuyên đề bồi dưỡng theo chu kì thường xuyên. 
* Đối với Nhà trường 
- Nên có sự đầu tư xây dựng nguồn kinh phí và tạo điều kiện thời gian hơn nữa hỗ trợ giáo 
viên dạy ôn thi THPTQG hằng năm vì đây là một nội dung trọng tâm và còn mới. Tạo 
điều kiện thuận lợi cho giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém môn Lịch sử có hiệu quả. 
- Có kế hoạch lập và ôn thi THPTQG ngay từ khối lớp 10, bố trí thời gian ôn thi khoa 
học. Cử những giáo viên có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao để giảng dạy các 
lớp có học sinh chọn học Ban KHXH. 
* Đối với giáo viên 
- Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư 
phạm, đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi môn Lịch sử ở trường THPT. 
- Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp ôn 
thi cho phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau. 
- Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm 
cao trước học sinh và tập thể. 
- Thường xuyên xây dựng ngân hàng đề với nhiều dạng đề ôn thi cho HS ở mỗi bài, 
mỗi mục, mỗi chương, mỗi phần có sự phân hóa khác nhau. 
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Anh Thái (cb), Lịch sử thế giới hiện đại 1919-1995, NXB Giáo dục. 
2. Ths. Nguyễn Văn Chiến, Giáo rình lịch sử thế giới 1917-1945 (phần 1). 
3. Ths. Nguyễn Văn Chiến, Giáo rình lịch sử thế giới 1945-1995 (phần 2). 
4. Phan Ngọc Liên (cb) (2014.), Lịch sử 12, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 6. 
5. GS Vũ Dương Ninh, PGS.TS Nguyễn Văn Kim (cb) (2008), Một số chuyên đề 
lịch sử thế giới (tập 1,2), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
6. Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Mạnh Hưởng (2018), sách ôn luyện thi THPT Quốc 
gia môn lịch sử, NXB ĐẠi học quốc gia Hà Nội. 
7. Nguyễn Mạnh Hưởng, “45 đề th THPT quốc gia môn Lịch sử”, NXB Đại học sư 
phạm Hà Nội. 
8. Trịnh Đình Tùng (1991), “Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung giảng dạy Lịch sử 
ở trường phổ thông hiện nay” (tạp chí nghiên cứu Lịch sử tháng 5). 
9. Trịnh Đình Tùng, Hoàng Thanh Tú (2006), “Về việc giảng dạy các bài ôn tập, 
tổng kết chương trình Lịch sử THPT”, Tạp chí nghiên cứu.
PHẦN PHỤ LỤC 
Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm qua từng bài, từng chủ đề phần Lịch sử thế giới 
12 (1945-2000) phân theo mức độ. 
CHỦ ĐỀ 1 
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949) 
I. Nhận biết 
Câu 1. Hiến chương Liên hợp quốc được chính thức thông qua tại hội nghị nào dưới 
đây? 
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô). B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ). 
C. Hội nghị Pốtxđam (Đức). D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). 
Câu 2. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ngày nay? 
A. Hội Quốc liên. B. Đệ tam quốc tế. 
C. Liên minh tiến bộ quốc tế. D. Khối Đồng minh chống phát xít. 
Câu 3. Hội đồng Bảo an có vai trò như thế nào trong tổ chức Liên hợp quốc? 
A. Phải phục tùng Đại hội đồng. B. Giữ vai trò trọng yếu. 
C. Là quan sát viên. D. Giữ vai trò cố vấn. 
II. Thông hiểu 
Câu 1. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? 
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
B. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của năm cường quốc. 
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực với nhau. 
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. 
Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)? 
A. Các nước Đồng minh đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước bại trận. 
B. Các nước phát xít Đức, Italia ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. 
C. Các nước Đồng minh thỏa thuận chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức. 
D. Các nước Đồng minh phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở các 
nước phát xít. 
Câu 3. Vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới 
thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là 
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít. 
C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. 
D. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. 
III. Vận dụng 
Câu 1. Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, 
Mĩ, Anh đã thống nhất nội dung nào dưới đây? 
A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật. 
B. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Bắc Triều Tiên. 
C. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức. 
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. 
Câu 2. Quyết định nào dưới đây tại Hội nghị Ianta (2-1945) đã tạo điều kiện cho Pháp 
trở lại xâm lược Đông Dương? 
A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương. 
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương. 
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. 
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương. 
Câu 3. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7– 1945) tạo ra những khó 
khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương. 
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương. 
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. 
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương. 
Câu 4. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại 
Hội nghị Ianta (2/1945) là 
A. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. 
B. quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. 
C. thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới. 
D. giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai để lại. 
IV. Vận dụng cao 
Câu 1. Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt mới cho chính sách “đa phương hóa”, 
“đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam? 
A. Việt Nam tham gia tổ chức WTO (2007). 
B. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977). 
C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995). 
D. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978). 
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia 
phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)? 
A. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Anh. 
B. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. 
C. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đơn cực”. 
D. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đa cực”. 
Câu 3. Nguyên tắc hoạt động nào dưới đây của Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản 
Việt Nam vận dụng để giải 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_mot_so_dang_cau_hoi.pdf