Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN

 Đây là tiết học có nội dung khá nhẹ nhàng trong môn Tiếng Việt cả về kiến thức lẫn số lượng các hoạt động. Thông qua tiết học này, học sinh rèn được kĩ năng nghe viết và củng cố kiến thức về luật chính tả thông qua các bài điền âm đầu, từ hoặc dấu câu.

 Ở tiết học này đa số thì hoạt động đầu tiên là học sinh nghe viết hoặc nhớ viết một đoạn văn hay một đoạn thơ mà nội dung bài viết có thể các em đã được đọc cũng có thể là các em chưa được đọc. Chính vì vậy mà giáo viên cần chú ý hoạt động chung cả lớp. Với hoạt động này tôi tiến hành như sau:

 

doc 41 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6468Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 8/2015 ®Õn th¸ng 12 n¨m 2015
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lí luận
 Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Đổi mới căn bản hình thức thi và kiểm tra và đánh giá.
Thực hiện Mô hình trường học mới VNEN đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tập trung phát triển các năng lực của người học.
Tuy nhiên do đây đang là mô hình mới nên người giáo viên trực tiếp giảng dạy mặc dù đã được tham dự các đợt tập huấn nhưng vẫn có những lúng túng nhất định và học sinh tuy bước đầu tuy đã hình thành được cách học theo mô hình VNEN nhưng nếu giáo viên không biết hướng dẫn học sinh học tập thì hiệu quả không cao.
Mặt khác Tài liệu hướng dẫn học đang là tài liệu thử nghiệm nên vẫn còn những chỗ chưa phù hợp. Chính vì thế Bộ Giáo dục đã có định hướng và tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà trường và giáo viên thực hiện điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học giúp học sinh học tập theo mô hình VNEN đạt kết quả cao.
2. Cơ sở thực tiễn 
Mặc dù đã được giáo viên rèn các kỹ năng học tập theo nhóm nhưng khi trực tiếp thực hiện các hoạt động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức của từng bài học ở các tiết học môn Tiếng Việt học sinh vẫn gặp khó khăn, lúng túng, dẫn đến việc chậm tiến độ, chưa kể đến việc một số nhóm làm qua loa để báo cáo nhanh và như thế là chất lượng học tập của học sinh không đạt yêu cầu đề ra.
Bên cạnh đó tài liệu hướng dẫn học có một số chỗ chưa phù hợp nên phần nào cúng gây khó khăn cho học sinh trong việc tiến hành tự học dẫn đến việc các em phải cần nhiều sự hỗ trợ từ giáo viên và giáo viên lại phải giảng giải nhiều tức là không đúng theo yêu cầu của việc giảng dạy theo mô hình VNEN.
 	3. Thực trạng
3.1. Thuận lợi
 * Về phía học sinh: 
 	- Học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn học và đồ dùng học tập.
 - Học sinh thích học theo mô hình này (vì lớp được trang trí đẹp, theo ý thích của các em, được bày tỏ những suy nghĩ, thể hiện những niềm vui của các em trong cuộc sống...).
 - Học sinh hăng say học bài theo nhóm.
 - Học sinh thích được làm chủ quá trình học tập.
 * Về phía tài liệu:
   - Tài liệu hướng học được xây dựng dưới dạng 3 trong 1 (SGK, tài liệu hướng dẫn của giáo viên và vở bài tập của học sinh).
- Là cuốn sách dùng chung cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
	- Tài liệu cơ bản đã hướng dẫn tỉ mĩ các hoạt động tạo thuận lợi cho quá trình tự học chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. 
 * Về phía nhà trường: 
	- Quan tâm đến mọi hoạt động của lớp học VNEN, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng khá đầy đủ.
	- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
	* Về phía phụ huynh, địa phương:
	- Có sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ với nhà trường và giáo viên thực hiện mô hình VNEN.
 - Phụ huynh quan tâm quá trình học tập của con em nên đã cùng nhà trường trang trí lớp học, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho học sinh, tạo điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất cho quá trình học tập được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
 3.2. Khó khăn
 	- Tài liệu hướng dẫn học có 1 số chỗ chưa hợp lí.
 	- Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên kỹ năng giao tiếp vẫn còn hạn chế. Một số học sinh thiếu tự tin, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm còn non.
 	- Một số ít phụ huynh vẫn còn tâm lý e ngại khi con cái học mô hình này.
 	- Việc học theo nhóm nếu thực hiện không tốt sẽ có hiện tượng học sinh trong nhóm ỷ lại vào những bạn khá, giỏi.
 	- Một số giáo viên kỹ năng quán xuyến lớp học hạn chế nên khó phát hiện học sinh gặp khó khăn để giúp đỡ kịp thời.
 	- Một số giáo viên do mới tiếp cận chương trình nên chưa nắm bắt được bản chất của chương trình VNEN nên không giải quyết kịp thời những vướng mắc.
 	3.3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng kinh nghiệm.
 Kết quả khảo sát đầu năm học như sau: 
Bảng 1: 
Lớp
Số học sinh
Học sinh tự học tốt môn Tiếng Việt
Học sinh chưa tự học tốt môn Tiếng Việt
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
4A
26
18
69
8
31
4B
25
17
68
8
32
 	3.3. Nguyên nhân 
 * Về phía phụ huynh:
 - Một số phụ huynh chưa thực sự kết hợp cùng giáo viên rèn luyện kỹ năng cho con.
- Một số phụ huynh còn mơ hồ về mô hình dạy học mới này.
 	* Về phía học sinh:
 - Học sinh của vùng nông thôn nên các kĩ năng còn hạn chế.
 	- Trong một số lớp vẫn còn học sinh chưa đạt chuẩn
 - Kỹ năng học nhóm chưa thành thạo, kỹ năng tự học còn hạn chế.
 * Về phía giáo viên: 
 - Kĩ năng của một số giáo viên còn non như: Kĩ năng tổ chức, kĩ năng quan sát, đánh giá nhanh, kĩ năng hướng dẫn, kỹ năng điều chỉnh tài liệu...
 	- Một số giáo viên chưa hiểu được bản chất của việc thực hiện mô hình VNEN dẫn đến việc thực hiện không đúng theo yêu cầu dạy học của mô hình này.
 * Về phía Tài liệu hướng dẫn học:
 - Đây là Tài liệu thử nghiệm nên có 1 số chỗ chưa phù hợp.
 4. Các giải pháp thực hiện
 4.1. Tìm hiểu cấu trúc môn Tiếng Việt 
	Để thực hiện tốt nội dung dạy học Tiếng Việt người giáo viên cần nắm vững cấu trúc môn Tiếng Việt để từ đó định hướng cho mình trong việc giảng dạy đồng thời hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu từng bài đạt được mục tiêu đề ra. 
 	Môn Tiếng Việt ở mô hình VNEN được trình bày trên 4 cuốn 1A, 1B; 2A; 2B. Mỗi tuần gồm 3 bài đó là bài A, B, C (Một số bài có đảo thứ tự các phân môn) được phân chia như sau:
 	Bài A gồm 3 tiết:
 Tiết 1: (Chính là tiết tập đọc của chương trình cũ)
 Tiết 2: (Chính là tiết Luyện từ và câu của chương trình cũ)
 Tiết 3: (Chính là tiết Chính tả của chương trình cũ)
Bài B gồm 3 tiết:
 Tiết 1: (Chính là tiết tập đọc của chương trình cũ)
 Tiết 2: (Chính là tiết Tập làm văn của chương trình cũ)
 Tiết 3: (Chính là tiết Kể chuyện của chương trình cũ)
Bài C gồm 2 tiết:
 Tiết 1: (Chính là tiết Luyện từ và câu của chương trình cũ)
 Tiết 2: (Chính là tiết Tập làm văn của chương trình cũ)
 	2. Hướng dẫn học sinh học đối với từng phân môn
 	2.1. Tiết học có nội dung Tập đọc
 	Thực hiện mô hình VNEN là coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm của hoạt động giáo dục nên mỗi tiết học, học sinh cần nhận biết được hoạt động nào là trọng tâm của tiết học để phân chia thời gian hợp lí để việc lĩnh hội kiến thức trở nên nhẹ nhàng. Ở môn Tiếng Việt tất cả các tiết 1 của bài A, bài B (Chính là nội dung Tập đọc) cơ bản gồm các hoạt động sau:
 	- Hoạt động 1: Trò chơi (hoặc quan sát tranh)
 	- Hoạt động 2: Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài.
 	- Hoạt động 3: Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa.
 	- Hoạt động 4: Cùng luyện đọc từ khó, câu, đoạn, bài.
 	- Hoạt động 5: Trao đổi trả lời câu hỏi.
Với 5 hoạt động trên, ban đầu khi thực hiện chương trình bản thân tôi gặp những khó khăn sau:
 	- Học sinh mất nhiều thời gian cho hoạt động 5 nên việc luyện đọc đoạn, bài còn ít cả về thời gian và số lượng học sinh đọc trong nhóm.
 	- Tại hoạt động 5 kết quả hoạt động của 1 số nhóm không cao (Câu trả lời của các em chưa chính xác, đang băn khoăn, không trả lời được nhưng bỏ qua không tìm kiếm sự trợ giúp cô giáo kịp thời dẫn đến hổng kiến thức).
 Ví dụ bài 6 A: Dũng cảm nhận lỗi.
 	Để khắc phục tình trạng trên tôi đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh học ngay từ những bài đầu tiên, cụ thể như sau:
 2.1.1. Xác định hoạt động trọng tâm của tiết học.
 2.1.1.1.Hoạt động trọng tâm thứ nhất là hoạt động 4 (luyện đọc)
 Đây là hoạt động trọng tâm nhất của tiết học nên giáo viên cần hướng dẫn các nhóm phải dành nhiều thời gian cho hoạt động này.
+ Khi thực hiện hoạt động này yêu cầu học sinh tiến hành đúng quy trình: Cá nhân, nhóm đôi, cả nhóm. 
+ Lưu ý ở cả nhóm thì mỗi cá nhân lại tiếp tục được đọc từ, đọc câu, đoạn, toàn bài một lần nữa, có như vậy học sinh mới được luyện đọc nhiều và tiết học mới đạt mục tiêu.
 2.1.1.2. Hoạt động trọng tâm thứ hai là hoạt động 5 (Tìm hiểu nội dung bài)
	Đây là hoạt động trong tâm thứ hai nên khi giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh một số nội dung sau:
 + Biết đưa ra thắc mắc khi không hiểu. 
+ Biết trao đổi, phản biện thống nhất câu trả lời.
+ Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô giáo một cách kịp thời.
Ví dụ ở câu hỏi 4: Nhà vua truyền ngôi cho câu bé Chôm vì cậu là người như thế nào?
Đây là một câu hỏi mở và chắc chắn các em sẽ có sự lựa chọn của riêng mình. Chính vì vậy học sinh cần có kĩ năng đưa ra quyết định đề nghị sự giúp đỡ từ cô giáo đúng thời điểm nếu không dẫn đến quyết định mang tính chất cá nhân và không đạt yêu cầu (không thống nhất ý kiến những vẫn cho là hoàn thành)
 Mặt khác, giáo viên luôn luôn phải nắm bắt được tình hình học tập của từng nhóm: các nhóm đã đến hoạt động nào? Tình hình hoạt động nhóm ra sao? Vướng mắc ở hoạt động nào?... Để có thể chủ động giúp đỡ học sinh.
 2.1.2. Rèn kỹ năng tổ chức học theo nhóm 
 Qua thực tế dạy học bản thân tôi thấy, khi giáo viên hướng dẫn chung cho học sinh cả lớp cách học tiết 1 bài A, bài B, bài C cũng chỉ là mới mang tính lí thuyết, để hiệu quả và dễ hiểu hơn nhất là đối với học sinh nông thôn các kĩ năng còn non thì khi ban đầu mới thực hiện giáo viên cho một nhóm làm mẫu cho cả lớp cùng quan sát nội dung này. Sau khi quan sát xong giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét theo các câu hỏi sau:
 + Nhóm bạn đã thực hiện đúng hướng dẫn của cô chưa?
 + Cần bổ sung ở chỗ nào?
 + Các thành viên trong nhóm hoạt động tốt chưa?
 + Nhóm trưởng điều hành như thế nào?
 + Thao tác của các bạn nhanh hay chậm.
 	Khi học sinh trả lời được những câu hỏi trên thì cũng đồng nghĩa là các em đã biết cách tổ chức lĩnh hội kiến thức thông qua việc học theo nhóm. 
Tuy nhiên, không phải là chỉ thông qua một lần hướng dẫn như thế mà học sinh có thể tự học được suốt chương trình này nên giáo viên chú ý yêu cầu học sinh tuân thủ quy trình, luôn luôn theo sát việc học của các nhóm để nhắc nhở, bổ sung đối với nhóm làm chưa thành công và tuyên dương những nhóm hoạt động tốt để các nhóm luôn cố gắng. Từ đó động viên, thúc đẩy được sự tiến bộ của các nhóm. 
2.2. Tiết học có nội dung Luyện từ và câu
 	Trong các tiết học này, nội dung chính là mở rộng vốn từ, củng cố các mẫu câu, cách đặt câu .... Đây là một tiết học mà học sinh gặp khá nhiều khó khăn bởi chúng ta biết khi thực hiện dạy chương trình hiện hành thì tiết học này cũng là một tiết học mà giáo viên thường nói nhiều bởi nội dung tương đối khó cho nên giáo viên thường giảng giải nhiều để giúp cho học sinh hiểu bài. Nhưng dạy học theo mô hình VNEN thì học sinh phải biết tự học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên để chiếm lĩnh kiến thức. Vậy câu hỏi đặt ra cho bản thân tôi là làm thế nào để giáo viên không đi chệch hướng yêu cầu khi thực hiện mô hình VNEN. Qua quá trình thực hiện tôi bắt gặp những khó khăn khi thực hiện tiết học này là:
 - Học sinh thường đọc không kĩ yêu cầu.
 - Học sinh lúng túng khi vận dụng vào thực hành.
 - Phân bố thời gian không hợp lí giữa các hoạt động, các việc.
 	Để hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả và mỗi học sinh đều chiếm lĩnh được kiến thức thực sự thì trước khi trao đổi trong nhóm mỗi học sinh phải làm việc cá nhân. Để giúp học sinh làm việc nhóm hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện như sau:
 2.2.1. Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân 
Cá nhân đọc đến lệnh nào của SGK thì thực hiện ngay lệnh đó không đọc, không làm nhiều lệnh cùng một lúc.
 2.2.2. Hướng dẫn học sinh rút ra bài học 
 	Sau khi thực hiện hoạt động cá nhân, trao đổi nhóm đôi, trao đổi trước nhóm lớn thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra được nội dung bài học.
Ví dụ bài bài 12 A: Những con người giàu nghị lực
 Sau khi học sinh thực hành hoạt động 2, hoạt động 4 xong giáo viên đến một số nhóm có thể hỏi: Nghị lực có nghĩa là gì? Cơ đồ chỉ gì? Em hãy nêu nghĩa của câu tục ngữ: Lửa thử vàng, gian nan thử sức? Em hãy nêu nghĩa của câu...
Qua việc đến các nhóm gợi ý thông qua những câu hỏi trên nhằm vừa để khắc sâu kiến thức cho học sinh và cũng để cho học sinh biết rằng giáo viên luôn luôn đồng hành cùng các em trong quá trình các em tự học để chiếm lĩnh kiến thức, như vậy các em sẽ tự tin hơn, thoải mái hơn và luôn cố gắng để hoàn thành nội dung các hoạt động.
Đối với tiết học này thường thì thời gian cơ bản được chia đều cho các hoạt động, đối với các tiết ít hoạt động thì thời gian cũng chia đều cho các việc trong hoạt động đó nên trong quá trình thực hiện tiết dạy để bản thân làm chủ được thời gian người giáo viên cần bao quát lớp tốt để qua đó linh hoạt giúp các nhóm thực hiện đúng quy trình và đảm bảo thời gian cho các hoạt động, các việc bằng cách giúp các em chốt kiến thức, nhận xét, tuyên dương ... tại các nhóm.
2.3. Tiết học có nội dung Chính tả
 	Đây là tiết học có nội dung khá nhẹ nhàng trong môn Tiếng Việt cả về kiến thức lẫn số lượng các hoạt động. Thông qua tiết học này, học sinh rèn được kĩ năng nghe viết và củng cố kiến thức về luật chính tả thông qua các bài điền âm đầu, từ hoặc dấu câu.
 	Ở tiết học này đa số thì hoạt động đầu tiên là học sinh nghe viết hoặc nhớ viết một đoạn văn hay một đoạn thơ mà nội dung bài viết có thể các em đã được đọc cũng có thể là các em chưa được đọc. Chính vì vậy mà giáo viên cần chú ý hoạt động chung cả lớp. Với hoạt động này tôi tiến hành như sau:
 2.3.1. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn viết chính tả
 	- Nếu nội dung bài viết là bài mà học sinh đã được đọc tôi cho học sinh đọc bài lần 1 trước lớp. Nếu bài viết có nội dung mà học sinh chưa được đọc thì GV đọc (ở đây đọc để giúp học sinh hình dung ra bài viết chứ không phải đọc cho học sinh viết). Đối với bài mà học sinh chưa được đọc (học) tôi hỏi qua về nội dung bài Ví dụ: đoạn văn nói về cái gì?...
 	- Tiếp theo nêu những lưu ý khi viết bài chính tả này ví dụ như viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài có trong bài.
	2.3.2. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài của mình và đánh giá bài của bạn
- Sau khi viết bài hướng dẫn học sinh tự soát và chữa lỗi chính tả.
 	- Tiếp theo tiến hành “Đôi bạn cùng chữa lỗi” (Học sinh dùng bút chì chữa vào vở bạn, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh cách chữa bài)
 	Qua quá trình áp dụng tôi thấy học sinh học bài rất nhẹ nhàng mà hiệu quả lại rất cao. Các em rất thích thú với việc mình được làm giáo viên (cách tôi hay nói với học sinh). Việc soát bài cho bạn và được bạn chữa lỗi sẽ thoải mái hơn khi người nhắc lỗi là cô giáo.
	Ví dụ Bài 12 A: Những con người giàu nghị lực (Tiết 3)
 Ở tiết học này tôi tiến hành như sau:
 	- Giới thiệu bài.
 	- Học sinh ghi mục bài vào vở
- Đọc mục tiêu bài học
 	Hoạt động 5:
 	- Gọi một học sinh đọc bài trước lớp (chọn em đọc tốt, nếu bài khó đọc hoặc lớp học sinh đọc yếu thì giáo viên đọc). Học sinh dưới lớp theo dõi.
 	- Giáo viên hỏi: Đoạn văn nói về ai? Anh là người như thế nào?
 	- Để viết đúng, viết đẹp đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
 	- Luyện viết từ khó.
 	- GV đọc cho học sinh viết bài hoặc học sinh tự viết (nếu là bài nhớ viết)
 	- Đổi vở, giúp bạn chữa lỗi (hoạt động này tôi thường gọi là em tập làm cô giáo) 
 Lưu ý: khi học sinh đổi chéo vở kiểm tra đòi hỏi giáo viên phải bao quát lớp tốt để có cái nhìn tổng thể.
 	Hoạt động 6:
 	- Cá nhân làm bài (tùy các em chọn bài a hay b nhưng GV cần khuyến khích học sinh khá, giỏi tìm hiểu và thực hiện cả hai bài, nếu yêu cầu ghi vào vở thì chỉ làm một bài vào vở nhưng khi nghiên cứu thì tìm hiểu cả hai lựa chọn)
 	- Giáo viên trắc nghiệm kết quả một số cá nhân.
2.4. Tiết học có nội dung tập làm văn
 	Đây là tiết học mà bản thân tôi gặp khá nhiêu khó khăn khi ban đầu thực hiện chương trình, đó là những khó khăn sau:
 - Vốn từ của học sinh chưa phong phú
 - Một số học sinh chưa hăng say học tiết học này.
 - Học sinh gặp nhiều lúng túng trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động tại nhóm.
 - Kinh nghiệm của giáo viên về tổ chức các trò chơi ....để tạo hứng thú trong từng tiết học hạn chế nên tiết học nhàm chán.
 Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã tiến hành như sau:
 2.4.1. Tìm tòi, nghiên cứu và tổ chức các trò chơi hoặc đưa ra các tình huống có vấn đề để tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học.
Ví dụ bài 7B: Thế giới ước mơ (tiết 3)
Trò chơi: Khởi động (Vẽ mặt trăng đêm trằng rằm)
Mục đích: Tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học.
Chuẩn bị: Mỗi nhóm một tờ giấy hình tam giác, chữ nhật ,....
Cách chơi: Thi đua giữa các tổ
Khi nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em trong nhóm phải nhanh tay vẽ, tô màu.
 Cách tính điểm như sau :
 + Nhanh
+ Phối màu đẹp
+ Hình ảnh ngộ nghĩnh
+ Hợp tác nhóm tốt
* Lưu ý: Ở trò chơi kiểu này giáo viên chú ý khích lệ để học sinh tham gia tích cực và chú ý đến tính sáng tạo của các nhóm để kịp thời khuyến khích động viên.
Ví dụ bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào (tiết 3)
Trò chơi: Lời hay ý đẹp
Mục đích: Nêu vấn đề, giới thiệu bài học
Chuẩn bị: Các tấm bưu thiếp các em đã chuẩn bị từ trước (giáo viên yêu cầu)
Cách chơi: Thi đua giữa các thành viên, các tổ trong lớp.
 + Giáo viên nêu yêu cầu: Nhân dịp năm mới hoặc sinh nhật em hãy viết những lời chúc mừng tốt đẹp đến ông bà hoặc thầy cô giáo của em.
 + Giáo viên hô: Thời gian viết bắt đầu.
+ HS các nhóm thực hiện theo nhóm.
 Cách tính điểm như sau:
 + Nhanh;
+ Viết đẹp, sáng tạo;
+ Hình ảnh tấm thiếp ngộ nghĩnh, đáng yêu;
+ Hợp tác nhóm tốt;
+ Nhóm nào có nhiều thành viên làm tốt nhóm đó thắng cuộc và được cô giáo tặng một món quà.
* Lưu ý : Ở trò chơi này giáo viên ngoài tặng quà cho giải nhất thì tặng thêm các giải về các nội dung như: Nhóm làm việc tích cực; nhóm đánh giá chính xác,...để tạo cho các em sự phấn khởi bước vào tiết học.
 2.4.2. Hỗ trợ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn.
	Phân môn Tập làm văn là phân môn khó thực hiện đạt yêu cầu cao đối với học sinh, đặc biệt đối với học sinh chưa đạt chuẩn. Chính vì vậy người giáo viên luôn phải theo sát việc học của các em, tập trung theo dõi, quán xuyến lớp học để phát hiện và tư vấn, hỗ trợ kịp thời giúp học sinh hoàn thành các nội dung của bài học.
 2.5. Tiết học có nội dung kể chuyện
Tiết có nội dung kể chuyện là một tiết học rèn được rất nhiều kĩ năng cho học sinh. Đặc biệt thông qua tiết học này sẽ giúp các em tự tin, cởi mở hơn trong học tập, đó là điều giúp cho quá trình tự học được tốt hơn. Bản thân tôi thấy, một tiết học có nội dung kể chuyện thành công đòi hỏi ở học sinh rất nhiều yếu tố như: Trí nhớ (nhớ chuyện), sự tự tin, kỹ năng giao tiếp (biểu thị sắc thái, cử chỉ điệu bộ, kĩ năng kể chuyện, phân vai...) 
Nhưng những kỹ năng đó đối với học sinh trường tôi là cả một vấn đề và đây là khó khăn chung cho những trường thực hiện mô hình mới ở nông thôn. Chính vì vậy mà khi thực hiện tiết học nay tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
 2.5.1. Chuẩn bị và kể mẫu thật tốt. 
 2.5.2. Lựa chọn học sinh kể tốt để kể lần 2 trước lớp.
2.5.3. Động viên khuyến khích để nhiều em tự tin đứng kể trước nhóm, trước lớp. Khuyến kích theo mức độ tăng dần (đoạn cả câu chuyện).
 2.5.4. Luôn tạo một không khí học sôi nổi, thân thiện để các em chưa mạnh dạn phần nào quên đi sự nhút nhát của bản thân mà hoà vào không khí chung của lớp để dần dần sẽ mạnh dạn, tự tin.
3. Nghiên cứu, viết điều chỉnh Tài liệu Hướng dẫn học
Như chúng ta đã biết, Tài liệu thực hiện mô hình VNEN hiện nay đang là tài liệu thử nghiệm nên có chỗ còn chưa phù hợp, có 1 số bài chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất ch

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc