Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của

bậc tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối

quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc tiểu học sẽ góp phần tạo con

người mới một cách có hệ thống và vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp

dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức

mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy

động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.

Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công

cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn. Cho nên tôi chọn cho

mình đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn ” vì tôi

nhận thấy đối với người Việt Nam thì Tiếng Việt rất quan trọng trong cuộc sống,

trong giao tiếp, trong học tập và sinh hoạt

pdf 48 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 813Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại cử 2 HS khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi
như vậy ở 3 tình huống.
17/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Hai HS giúp việc GV ghi lại câu nói của hai bạn tham gia chơi ở mỗi
tình huống, mỗi HS giúp việc GV chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai
“khen ngợi” hoặc vai “đáp lời khen ngợi”.)
- Sau mỗi tình huống, GV cho HS nhận xét và bình chọn nói đúng hay sai.
Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng.
g. Đóng vai an ủi nhau:
* Mục đích:
- Luyện tập cách nói lịch sự khi an ủi người khác và đáp lại lời người
khác an ủi mình.
- Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập nói lời
an ủi bằng nhiều cách khác nhau.
* Chuẩn bị:
- 3 hình vẽ (3 băng giấy ghi) 3 tình huống khác nhau có xuất hiện lời an ủi
và đáp lại lời an ủi:
+ Một bạn gái mặc bộ váy đẹp và bị giây mực ra váy. Một bạn khác đang
an ủi bạn có váy đẹp bị giây bẩn.
+ Bạn trai lỡ tay làm rách một trang sách của quyển truyện. Bạn khác đến
bên cạnh nói lời an ủi, động viên.
+ Một bạn bị điểm 3 môn toán đang buồn. Các bạn khác đến an ủi động
viên.
- 5 HS mặc quần áo có vết bẩn được tạo ra bằng phấn màu.
- 5 bài kiểm tra toán có điểm 3.
- Chia nhóm: 6 HS / 1nhóm: 2 HS đóng vai thực hiện 1 tình huống.
- 2 HS giúp việc cho GV.
* Cách tiến hành:
- Nêu cách chơi: (tương tự ở trò chơi: “Chọn lời nói đúng”).
Ví dụ: Hai HS đại diện cho nhóm 4 tham gia chơi. Một em đóng vai bạn
bị điểm kém. Một em đóng vai bạn đến động viên và nói lời an ủi: “Cậu đừng
buồn nữa. Từ bây giờ cậu cố gắng chăm chỉ học bài, làm bài thì đến bài kiểm tra
lần sau cậu sẽ đạt điểm cao thôi mà. Cậu yên tâm, bọn mình sẽ giúp đỡ cậu.”
* Thực hành chơi:
- Các nhóm HS chơi đóng vai lần lượt từng tình huống theo cách đã
hướng dẫn.
- Khi 2 HS trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử 2 HS
khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình
huống.
18/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Hai HS giúp việc ghi lại câu nói của hai bạn tham gia chơi ở từng tình
huống, mỗi HS chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai “an ủi” hoặc vai “đáp
lời an ủi”). 
-Sau mỗi tình huống, GV cho HS nhận xét và bình chọn nói đúng hay sai. 
C- THỰC HÀNH VỀ MỘT SỐ KĨ NĂNG PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ ĐỜI 
SỐNG HẰNG NGÀY:
1. Viết bản tự thuật ngắn:
* Mục đích yêu cầu:
Mục đích của bài tập là giúp HS biết cách tự giới thiệu về mình với thầy
cô, bạn bè hoặc người xung quanh.
Tự thuật là những điều mình tự kể về mình nhằm để cho người khác nắm
được những thông tin về mình.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết bản tự thuật theo mẫu (SGK).
- Đọc từng dòng mẫu tự thuật trong SGK để nắm được những nội dung
cần viết ra cho đúng và đủ.
- Hỏi người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, ) để nắm
được những điều mình chưa rõ (như ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện
nay).
- Xem lại bài tập đọc “Tự thuật” trong SGK, tập 1, trang 7 để học tập cách
viết và trình bày sạch đẹp.
* Hướng dẫn HS làm bài:
Cần trình bày bài viết sạch sẽ, đúng chính tả (chú ý viết hoa những tên
riêng và các con chữ đầu tiên của mỗi dòng cần ghi thẳng hàng dọc với nhau cho
đẹp.)
Ví dụ:
 - Họ và tên : Nguyễn Thị Vân Anh
 - Nam, nữ : nữ
 - Ngày sinh : 19 /02/2012
 - Nơi sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
 - Quê quán : ..– Hà Nội
 - Nơi ở hiện nay : -Hà Nội
 - Học sinh lớp : 2A2
 - Trường : Tiểu học .- Hà Nội 
 Hà Nội ngày 15 tháng 04 năm 2019
Người tự thuật
19/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
Nguyễn Thị Vân Anh
2. Lập danh sách học sinh:
* Cho HS hiểu:
- Thế nào là một bản danh sách và ích lợi của bản danh sách: Đọc bản
danh sách giúp ta biết được tên từng HS (trong tổ, trong lớp) và thông tin về họ.
- Cấu tạo của bản danh sách: nó gồm những cột dọc nào, khi đọc phải
đọc theo hàng ngang ra sao, tên các HS được xếp theo thứ tự nào.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học
tập của em (theo mẫu ở SGK)
- Xem lại bài tập đọc: Danh sách HS tổ 1, lớp 2A trong SGK, tập 1, trang
25 để học tập cách lập danh sách học sinh (Chú ý: Tên các bạn được xếp theo
thứ tự bảng chữ cái.)
- Ghi tên các bạn trong tổ học tập: họ tên, ngày sinh, nơi ở (chọn 3 đến 5
bạn ) để chuẩn bị lập danh sách theo mẫu đó cho, xếp tên các bạn theo đúng thứ
tự bảng chữ cái đã học (đánh số thứ tự tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái)
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Kẻ bảng danh sách theo mẫu trong SGK; chú ý ước lượng khoảng cách
ở từng cột để ghi cho đủ chữ. (cột Nơi ở cần rộng nhất, sau đó cột Họ và tên cần
rộng kém cột Nơi ở một chút. Còn cột Số thứ tự và Nam, nữ là hẹp nhất.)
- Lập danh sách theo từng cột trong bảng (xếp tên theo đúng thứ tự bảng
chữ cái); có thể hỏi bạn về những điều em chưa rõ. Ví dụ: ngày sinh; nơi ở.
Chú ý: Điền vào từng cột theo hàng ngang. Chữ và số phải viết cân đối
trong từng ô cho đẹp.
3. Tra mục lục sách:
* Cho HS hiểu: 
- Mục lục sách dùng để tra các tuần học, bài học, các chương mục, các bài
viết có trong một cuốn sách hoặc để xem cuốn sách có bao nhiêu trang, có
những truyện gì, của tác giả nào. Nó nhằm giới thiệu với mọi người về bố cục
của cuốn sách, giúp người đọc dễ dàng tra cứu khi cần tìm hiểu một phần nào
đó, một chương mục nào đó của cuốn sách.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Đọc mục lục các bài ở tuần 6; viết tên các bài tập đọc
trong tuần ấy.
20/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Xem phần mục lục ở cuối SGK, tập 1, tuần 6 (Chủ điểm Trường học) để
biết: Tuần 6 có mấy bài tập đọc? Đó là những bài tập đọc nào? Trang bao nhiêu?
(Có thể ghi tên các bài tập đọc và số trang vào vở nháp)
- Dựa vào bài tập đọc Mục lục sách đã học trong tuần 5, kẻ bảng mục lục
theo các cột: Số thứ tự; Tên bài Tập đọc; Trang.
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Kẻ bảng theo mẫu đã hướng dẫn:
- Điền các yêu cầu vào từng cột theo hàng ngang.
Chú ý: Khi tra mục lục của một cuốn truyện thiếu nhi các em cần chú ý:
- Đọc toàn bộ mục lục rồi xác định:
 + Cả cuốn truyện gồm bao nhiêu truyện?
 + Đâu là kí hiệu đánh dấu STT từng truyện?
 + Đâu là tên truyện?
 + Đâu là tên tác giả?
 + Đâu là số trang?
- Một tập truyện bao gồm nhiều truyện (hoặc một truyện). Có khi mỗi
truyện do một tác giả viết. Có khi cả tập truyện chỉ gồm một, hai tác giả. Nếu là
truyện do một, hai tác giả viết thì ghi tên tập truyện, tên tác giả trước, ở phần
mục lục chỉ cần ghi tên truyện và số trang.- Căn cứ vào mục lục của cuốn sách
cụ thể mà em đã đọc để trình bày các cột (1) STT; (2) Tác giả; (3) Tác phẩm
(hoặc tên truyện) ; (4) Trang (cột 2 và cột 3 có thể đổi chỗ cho nhau.)
Ví dụ: Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên hai
truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.
- Đọc mục lục tập truyện: 101 truyện cổ tích Việt Nam của tác giả: Vân
Anh – tuyển chọn có thể kẻ bảng như sau:
STT Tác phẩm Trang
1
2
Sự tích hồ Ba Bể
Sự tích bánh Chưng bánh Dày
32
62
4. Viết nhắn tin:
* Cho HS hiểu:
Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó, ta có thể viết
những điều cần nhắn vào giấy, để lại. Nội dung lời nhắn cần viết ngắn gọn mà
đủ ý.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết một vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết, khi bà đến
nhà đón em đi chơi.
21/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Xem lại bài tập đọc: Nhắn tin (SGK, tập một, trang 115 ) để nắm được
cách viết nhắn tin: Nhắn cho ai? Cần nói gọn và rõ nội dung gì? (Ví dụ: đi đâu,
làm gì, cùng với ai, bao giờ về,). Nhớ ghi thời điểm viết nhắn tin.
- Đọc đề bài, xác định nội dung đoạn nhắn tin theo gợi ý sau:
+ Em nhắn tin cho ai? Ví dụ: Nhắn tin cho bố mẹ (hoặc bạn) biết.
+ Em muốn nhắn lại điều gì để bố mẹ (hoặc bạn) biết? (Ví dụ: Bà đến
chơi. Chờ mãi mẹ chưa về, bà đưa con ra công viên chơi)
+ Để mẹ yên tâm, em cần nhắn thêm điều gì? (Ví dụ: Hẹn mấy giờ em sẽ
về.)
* Hướng dẫn làm bài:
- Viết nhắn tin của em cho bố (hoặc mẹ).
- Chú ý: Trình bày cho sạch sẽ, viết đúng chính tả, đầy đủ nội dung.
* Chú ý cách ghi nhắn tin:
- Đầu tiên ghi giờ, ngày, tháng.
- Dòng đầu ghi nhắn tin cho ai.
- Tiếp theo ghi nội dung nhắn tin.
- Cuối cùng kí tên em.
Ví dụ:
 15 giờ, ngày12 tháng 10 năm 2019
Mẹ ơi!
 Chiều nay bà nội đến nhà mình chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa
con đến nhà dì Lan chơi, khoảng 20 giờ bà đưa con về.
 Con: Vân Anh
* Viết bưu thiếp cũng tương tự như viết nhắn tin nhưng chúng ta thường viết
vào bưu thiếp tình cảm của mình với người thân (đã lâu không gặp) nhân dịp
ngày lễ. Ví dụ ngày: sinh nhật; Tết 
- Có thể xem lại bài tập đọc: Bưu thiếp (SGK, tập một, trang 80) để nắm
được rõ hơn cách viết bưu thiếp.
Đọc đề bài và suy nghĩ theo gợi ý:
- Trước tiên em cần viết thời gian, địa danh, ngày, tháng, năm em viết bưu
thiếp.
- Dòng đầu, em cần ghi lời xưng hô như thế nào? (Ví dụ: ông (bà, cô giáo,
bạn, ) kính yêu (kính mến, yêu quý,.. )
- Tiếp theo viết lời chúc ông (bà, cô giáo, bạn,.. ) nhân ngày Tết (20/11,
sinh nhật, )
- Dòng cuối của bưu thiếp, em sẽ bày tỏ tình cảm gì của mình với ông (bà,
cô giáo, bạn,.. )? (luôn luôn nhớ; mong được gặp; là bạn tốt; ..)
22/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Cuối bưu thiếp, em viết thế nào? (Cháu (học trò, bạn, ) của ông (bà,
cô giáo, bạn, )
- Ghi họ tên.
Chú ý: Nội dung bưu thiếp cần ngắn gọn, thể hiện được thái độ và tình
cảm của em đối với ông (bà, cô giáo, bạn, ) Chữ viết sạch sẽ, đúng chính tả.
Ví dụ:
 Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2019
 Cô Thu Hằng kính mến!
 Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin kính chúc cô giáo và gia
đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và gặp nhiều niềm vui.
 Em luôn luôn nhớ cô, hẹn gặp lại cô ở trường.
 Học sinh cũ của cô
 Nguyễn Thị Thanh Mai
5. Lập thời gian biểu:
- Như chúng ta thấy từ 6 tuổi, trẻ được đến trường là đã bắt đầu một cuộc
sống mới. Mặc dù các em vẫn được chơi, được nghịch, được cha mẹ, thầy cô và
xã hội nâng niu, nhưng các em đã có những công việc cần làm, đã phải biết sử
dụng thời gian hợp lý. ở lớp, các em được tổ chức hoạt động theo phương pháp
tích cực để dần dần trở thành người lao động biết làm chủ bản thân, gia đình và
xã hội. Lối học thụ động không thích hợp với nhà trường mới. Nhưng chỉ chủ
động trong tiếp thu bài vở trên lớp thôi thì chưa đủ. Ngoài việc học bài trên lớp,
HS còn cần được dạy để chủ động ngay từ chuyện sắp xếp thời gian, công việc
hằng ngày. Dạy HS lập thời gian biểu là một biện pháp hình thành ở các em thái
độ tích cực, chủ động, tính kế hoạch và khả năng sắp xếp cuộc sống riêng.
- Thời gian biểu là lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi trong một ngày,
gồm cả sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm
việc tuần tự, hợp lý và không bỏ sót công việc. Đề bài yêu cầu HS lập thời gian
biểu buổi tối.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập thời gian biểu buổi tối của em.
- Xem lại bài tập đọc Thời gian biểu (SGK, tập 1, trang 132) để biết cách
trình bày; nhớ lại thời gian và công việc buổi tối của em để lập thời gian biểu (từ
khoảng 18 giờ 30 đến mấy giờ? Em làm gì? thời gian tiếp theo, em làm tiếp vệc
gì?... cho đến khi đi ngủ)
* Hướng dẫn HS làm bài:
23/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Em có thể viết hoặc kẻ bảng ghi thời gian biểu buổi tối của mình theo
thứ tự thời gian và công việc (nhớ ghi rõ họ tên và địa chỉ lớp); cố gắng ghi đủ
các việc cụ thể cần làm và thời gian làm mỗi việc đó.
 Ví dụ: Thời gian biểu buổi tối.
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
 Lớp: 2A2, Trường Tiểu.
 - 18 giờ 30 - 19 giờ : Ăn cơm
 - 19giờ - 19 giờ 30 : Nghỉ ngơi, xem ti vi
 - 19 giờ 30 - 20 giờ 30 : Học bài
 - 20 giờ 30 - 21 giờ : Vệ sinh cá nhân
 - 21 giờ : Đi ngủ 
D. THỰC HÀNH RÈN LUYỆN VỀ KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT (NÓI,VIẾT):
 Chú ý hướng dẫn HS khi kể về người, con vật hay sự việc phải đảm
bảo tính chân thực khi kể, chúng ta cần kể một cách sinh động, cụ thể như nó
vốn có.Khi kể chúng ta nên gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá của
mình. Và vận dụng tối đa các từ chỉ màu sắc, tính chất, đánh giá đan xen nhau
tạo thành những chùm sáng lung linh trong bài văn.
I. KIỂU BÀI QUAN SÁT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
- Để làm được dạng bài này, các em phải biết quan sát các đối tượng khác
nhau: một bức tranh, một cái cây, một con vật. Biết quan sát tức là các em biết
dùng các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) để nhận biết đặc điểm của bức tranh
hay con vật, cây cối (hình dạng của chúng thế nào, chúng có màu sắc, mùi vị gì,
cách thức hoạt động của chúng ra sao)
- Khi quan sát, đầu tiên các em phải có một cái nhìn chung để xác định
được mình đang phải quan sát cái gì? quan sát cảnh gì? quan sát con gì? Tiếp
theo các em phải biết cách chia đối tượng thành nhiều phần rồi lần lượt quan sát
theo nhiều góc độ.
+ Quan sát tranh, sau cái nhìn chung ban đầu, có thể quan sát từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới; quan sát từ cảnh ở gần đến những cảnh ở xa; quan sát
những cảnh, nhân vật chính rồi đến cảnh, nhân vật phụ.
Ví dụ: Quan sát tranh (QST) vẽ cảnh biển:
- QST chung: cảnh biển.
- QST từ cảnh gần (sóng biển) đến cảnh xa (những con thuyền, chim,
mây,ông mặt trời)
24/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
+ Khi quan sát con vật, các em nhớ quan sát hình dáng bên ngoài, từ hình
dáng chung đến đầu, mình, chân, đuôicon vật; tiếp đó em quan sát hoạt động
của chúng.
Ví dụ: Quan sát con mèo lúc chạy, lúc ăn.
+ Khi quan sát cây cối, các em cũng cần quan sát bao quát toàn cây rồi
quan sát tán cây, lá, hoa, quả, thân và gốc cây.
Ví dụ: Từ xa nhìn lại cây bàng trông như một cây nấm khổng lồ màu
xanh.
- Cần lưu ý tập trung quan sát những bộ phận chính, lướt qua những bộ
phận phụ, nên tập trung vào những gì có khả năng gây sự chú ý mạnh mẽ, những
gì là đặc điểm riêng của đối tượng quan sát. Điều quan trọng là không chỉ quan
sát bằng giác quan mà bằng cả tấm lòng, quan sát bằng cả tình yêu thiên nhiên,
loài vật. Sau khi đã quan sát, em phải biết dùng lời để nêu những nhận xét về
những gì mà mình quan sát được, tập trung nói về những gì gây ấn tượng nhất.
- Để định hướng cho các em quan sát cũng như nêu nhận xét của mình,
bài Tập làm văn có một số câu hỏi gợi ý. Vì vậy, các em sẽ lần lượt trả lời từng
câu hỏi này. Đầu tiên, các em gắng trả lời cho đúng điều câu hỏi yêu cầu. Sau
đó, các em nên sửa lại lời bằng cách chọn lọc các từ ngữ, sử dụng các từ chỉ
hình ảnh, màu sắc để câu trả lời ngày càng hay hơn, có ý riêng và cách diễn
đạt riêng của mình hơn. Các em nhớ câu trả lời hay không phải là câu trả lời chỉ
nêu được chính xác đặc điểm của đối tượng được quan sát mà còn thể hiện được
thái độ, tình yêu của các em đối với sự vật.
- Các câu các em vừa trả lời là những ý các em cần nói. Nhưng muốn nói (viết)
thành đoạn, thành bài, lại phải nói (hoặc viết) liên tục nhiều câu làm sao để các 
câu gắn liền với nhau.
 II. QUAN SÁT TRANH (QST ) – TRẢ LỜI CÂU HỎI (TLCH ):
- Trong giờ Tập làm văn, HS được học kể sáng tạo qua tranh vẽ. Việc kể
chuyện theo tranh vừa kích thích trí tưởng tượng vừa giúp các em tập đặt câu
cho gọn gàng, sáng sủa để diễn đạt được ý mình muốn nói. Việc kể chuyện
không theo bài tập đọc có trước này là kiểu kể chuyện sáng tạo. ở tuần 1, các
bức tranh liên hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12), dắt cụ già
qua đường (trang 150) giúp HS nhận thức và xử lý được nhiều tình huống, đồng
thời rèn khả năng sáng tạo. Nhưng các bài khuyên bạn không vẽ bậy lên tường
(trang 47), Bút của cô giáo (trang 62) lại đơn giản hơn vì có lời thoại.
 1. Mục tiêu của kiểu bài QST – TLCH ở lớp 2 là luyện tập kĩ năng quan sát, kĩ
năng diễn đạt đúng, có hình ảnh những điều các em quan sát được để hình thành
một đoạn văn miêu tả.
25/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
 2. Các dạng QST - TLCH:
- QS nhiều tranh - TLCH thành một câu chuyện.
Ví dụ: Tuần 5: Bài TLCH: Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục sách.
Bài tập 1: Dựa vào các tranh để TLCH cho trước trong SGK (4 tranh)
- QST - kể về người, vật, cây cối.
- QS một tranh - TLCH thành một bài.
Ví dụ: Tuần 14: Bài: QST, TLCH. Viết nhắn tin.
 QST, TLCH ( trong SGK): một tranh. 
 3. Các phương tiện dạy học chủ yếu:
- Tranh vẽ minh hoạ chủ đề của bài văn. Tranh vẽ cần đạt được các yêu
cầu sau:
+ Bố cục tranh phải rõ đủ để HS nhận ra các phần cảnh.
+ Ngôn ngữ tranh phải hàm súc: tranh vẽ phải gợi ra được các hoạt động
của con vật, con người, gợi ra được các tình huống mà nhân vật chính trong
tranh gặp phải. Tính hàm súc sẽ mở ra khả năng rộng rãi cho sự tưởng tượng và
liên tưởng của HS. Màu sắc, hình vẽ trong tranh phải hấp dẫn, thể hiện được
những nét tiêu biểu và độc đáo của người và vật, cảnh được nói tới trong tranh.
- Tranh có thể được vẽ trên giấy hoặc in phim trong để dùng với máy chiếu hắt . 
4. Hoạt động chính của HS khi học kiểu bài này:
- QST có định hướng: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác QST.
- Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình:
Hướng dẫn HS tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều đã quan
sát được.
- Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ
chức theo một lôgíc: Hướng dẫn HS nói thành câu văn kể (tả) những điều đã
quan sát.
5. Cách làm bài văn QST -TLCH:
- HS Quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết). Dựa vào vốn hiểu
biết thực tế, HS tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vịđể khi
viết câu trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động.
GV hướng dẫn HS nhìn tranh, đối chiếu tranh với nội dung đã chuẩn bị để bổ
sung từ ngữ diễn đạt chi tiết mới.
- Đọc kĩ từng câu hỏi, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã
quan sát được và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay.
- Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn
chỉnh.
26/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- GV tổ chức cho HS trả lời miệng trong nhóm: HS trả lời miệng từng câu
hỏi dựa vào bài chuẩn bị ở trong nhóm, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn,
ghi chép vào phần chuẩn bị từ ngữ, diễn đạt mới.
- GV tổ chức cho HS trả lời miệng trong toàn lớp và chuẩn hoá cách diễn
đạt trong câu trả lời, giới thiệu cách lựa chọn từ ngữ, phân tích câu trả lời tốt
nhờ biết tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân hoá.Ghi các từ ngữ làm điểm
tựa cho từng câu trả lời lên bảng (từ nối ý, từ ngữ gợi hình ảnh). HS trả lời
miệng từng câu hỏi trong toàn lớp, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn, ghi
chép các từ ngữ làm điểm tựa cho câu trả lời.
- Hướng dẫn HS viết bài: GV nêu yêu cầu của bài viết: chỉ viết câu trả lời.
Câu phải có đủ bộ phận chính. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu
chấm. Giữa các câu (nếu có thể) thì viết từ nối ở đầu câu sau nhằm giúp cho bài
làm thêm liền mạch.
- Cuối cùng GV yêu cầu HS đọc lại bài đã viết để sửa chữa, bổ sung.
Ví dụ: Tuần 25: Bài: Đáp lời đồng ý. QST, TLCH
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Nhìn tranh (SGK) và TLCH (a, b, c, d)
- QST kĩ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cảnh vật to, nhỏ, màu sắc.
- Tìm hiểu hệ thống câu hỏi: đọc lần lượt từng câu hỏi
+ Câu hỏi ( a ) yêu cầu trả lời bằng ý bao quát (cảnh gì?)
+ Câu hỏi (b, c, d) yêu cầu trả lời bằng nhận xét hay liệt kê những
chi tiết cụ thể.
Ví dụ: Sóng biển như thế nào? Trên mặt biển có những gì?
- Nhìn tranh, trả lời rõ ràng, đủ ý từng câu.
- Nhớ là có rất nhiều cách diễn tả vẻ đẹp của cảnh biển đó.
* Hướng dẫn HS làm bài:
- Em nhìn tranh và trả lời từng câu hỏi trong SGK; có thể lựa chọn từ ngữ
gợi ý để diễn đạt thành câu.
27/44
Hướng dẫn học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
Câu hỏi Gợi ý
a, Tranh vẽ cảnh gì?
b, Sóng biển như thế
nào?
c, Trên mặt biển có
những gì?
d, Trên bầu trời có
những gì?
- cảnh biển buổi sáng 
- cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp 
- nhấp nhô (từng đợt)
- dập dềnh
- nối đuôi nhau chạy vào bờ cát
- mấy chiếc thuyền đánh cá đang giương buồm ra khơi
- mấy con thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá
- mặt trời (đỏ ối) đang nhô lên, mấy đám mây bông bồng
bềnh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_hoc_tot_phan.pdf