Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán trên Internet

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán trên Internet

Phải xây dựng kế hoạch tổ chức thật chu đáo, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền và vận động để nhiều học sinh tham gia.

Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trong phụ huynh học sinh. Qua đó huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần để giảm bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải. Giáo viên phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở, động viên và giúp đỡ kịp thời cho học sinh thì phong trào mới có kết quả.

Gắn kết các phong trào các hội thi để nâng cao chất lượng dạy học.

Sau 3 năm học tổ chức cho học sinh lớp 1 tham gia thi giải toán qua mạng Internet, chúng tôi nhận thấy đây là một công việc bổ ích nhưng rất khó thực hiện. Vì rất học sinh biết sử dụng máy tính, có nhiều gia đình có máy nhưng sợ con ảnh hưởng về mắt, sợ con chơi game. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của gia đình học sinh và giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghệ thông tin. Để khắc phục những khó khăn trên, người giáo viên cần phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động để phụ huynh học sinh sẵn sàng hỗ trợ cho học sinh về tinh thần và vật chất để khắc phục khó khăn.

 

doc 28 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1553Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cũng như chưa biết làm toán. Cho nên giáo viên phải theo dõi thật kĩ và phát hiện những em tiếp thu kiến thức mới nhanh, đọc tốt, cẩn thận, chăm học. 
b.2) Hướng dẫn lập Nick
Đối với học sinh lớp 1, giáo viên không thể hướng dẫn trực tiếp với các em cách lập Nick mà phải lập Nick cho các em. Khi lập Nick cần lưu ý; tên đăng nhập dễ nhớ, chỉ ghi bằng chữ thường, tất cả các Nick chỉ dùng một mật khẩu để các em dễ đăng nhập.
Sau khi lựa chọn học sinh xong tôi lập cho mỗi em 2 đến 3 Nick rồi thông báo về cho phụ huynh nắm được lịch thi và quá trình học tập của con để thuận tiện trong việc phối hợp bồi dưỡng, luyện thêm ở nhà. Vì quá trình thi diễn ra trong suốt năm học và bảo lưu lên các lớp trên trong những năm sau nên việc ghi nhớ mật khẩu và tên đăng nhập rất khó. Vì thế ở cuối bảng thông báo tôi lập bảng để ghi tên đăng nhập và mật khẩu cho từng nick để tránh tình trạng quên mật khẩu hoặc tên đăng nhập. Sau đây là bảng thông báo gửi về cho phụ huynh.
THÔNG BÁO
LỊCH MỞ CÁC VÒNG THI VIOLYMPIC NĂM HỌC 2014 – 2015
Các bậc cha mẹ lưu ý: Nhớ và giữ bí mật tên đăng nhập và mật khẩu
Ghi tên đăng nhập và mật khẩu vào bảng sau để ghi nhớ
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Nick 1
Nick 2
Nick 3
Nick 4
Nick 5
Nick 6
Nick 7
b.3) Lập kế hoạch bồi dưỡng. 
* Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa để làm các dạng bài tập toán nâng cao. 
Làm thành thạo các dạng bài tập để tham gia dự thi Violimpic toán trên Internet các cấp đạt kết quả cao.
Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tích cực, sáng tạo trong học tập.
* Biện pháp
- Sắp xếp thời gian bồi dưỡng. 
+ Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong các tiết học: Dành một số câu hỏi khó cho học sinh giỏi. Ví dụ khi dạy bài “Các số có hai chữ số” hỏi về số liền trước số liền sau bằng câu hỏi khó như: Em hãy tìm số có số liền trước là 69 ( Số có số liền sau là 50). Hay là khi phân tích số thì hỏi: Số gồm 8 đơn vị và 2 chục là số nào ? ... Trong giờ các tiết học, các em học sinh giỏi sẽ hoàn thành bài tập nhanh hơn, thời gian còn lại có thể giao một vài bài tập toán nâng cao để các em nghiên cứu vừa tránh tình trạng nói chuyện làm việc riêng vừa giúp các em tăng thêm lượng kiến thức. 
+ Nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai: Trong các buổi học tăng tiết, ngoài việc hoàn thành các bài tập ở vở bài tập, giao một số bài tập nâng cao cho học sinh giỏi, hướng dẫn các em hoàn thành. Mỗi tiết học là một dạng bài tập, sau khi biết cách làm thành thạo nhiều dạng bài tập thì ra đề tổng hợp nhiều dạng để các em khắc sâu cách làm ch từng dạng bài khác nhau.
+ Thành lập câu lạc bộ “Em yêu toán học” sinh hoạt vào 15 phút sau khi kết thúc buổi học thứ hai. Sinh hoạt câu lạc bộ với nhều nội dung như: thi đua sưu tầm những bài toán khó, thi đua tính nhẩm nhanh, thi đua đọc tốt, tự luyện các vòng thi,... Sau mỗi buổi sinh hoạt phải nhận xét, khen chê kịp thời, tạo những phần thưởng hấp dẫn cho những em học tập tiến bộ, những em có nhiều ý tưởng hay nhằm động viên khích lệ tinh thần thi đua trong học tập.
- Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng thông qua các trò chơi, câu đố, các cuộc thi nhỏ chào mừng ngày lễ hoặc chào mừng sự kiện quan trọng nào đó, .... 
- Kết hợp với việc bồi dưỡng kĩ năng đọc, vì có đọc tốt thì mới hiểu được yêu cầu của đề bài, nhất là các bài tập có tính suy luận.
- Xác định nội dung bồi dưỡng, phân loại từng nội dung theo từng giai đoạn. Nội dung bồi dưỡng phải xây dựng theo mức độ khó dần, giúp học sinh có cảm hứng học tập, yêu thích môn học; tránh tình trạng làm cho học sinh chán nản.
- Phối hợp với Cha mẹ học sinh, hướng dẫn cách lập tài khoản để tải phần mềm Violimpic của các năm trước. Phần mềm này có nội dung tương tự nhưng có thể thi từ vòng 1 đến vòng 35 nên các em rất thích. Tải các bộ đề trên mạng của những năm trước cho các em tham khảo thêm. 
Sau đây là phần hướng dẫn tải phần mềm Violimpic tự luyện: 
Vào trang google -> gõ “Tải phần mềm Violimpic ofline 35 vòng thi từ lớp 1-9” -> Download về máy tính. 
Sau khi tải phần mềm về máy tính, thực hiện theo các bước sau:
+ Chạy file Violimpic_Setup để bắt đầu cái đặt (Click đúp hoặc Click chuột phải và chọn Open), lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại sau:
Click Next để tiếp tục, sẽ xuất hiện hộp thoại thứ hai như sau:
Click vào nút License Agreement để tiếp tục cài đặt sẽ xuất hiện hộp thoại thứ ba như sau:
Lúc này chúng ta có thể thay đổi đường dẫn cài đặt phần mềm. Nếu không các bạn có thể bỏ qua bước này bằng cách Click vào Next để tiếp tục sẽ xuất hiện hộp thoại thứ tư như sau:
Click vào nút Installing để tiếp tục
Lúc này các bạn phải chờ cho chương trình copy các file dữ liệu vào thu mục cài đặt. Trong bước này, nếu những máy có cấu hình thấp sẽ mất một thời gian tương đối.
Lúc này phần mềm đã cài đặt thành công, click vào nút Finish để kết thúc quá trình cài đặt. Phần mềm sẽ tự động chạy chương trình, ở lần chạy đầu tiên phần mềm sẽ yêu cầu nhập mã số kính hoạt chương trình, như hình sau: 
Sau khi nhập mã số đăng kí chính xác và click vào nút đồng ý, phần mềm sẽ chuyển sang giao diện chính:
Đăng kí và sử dụng phần mền: Cick vào menu đăng kí sẽ xuất hiện hộp thoại sau, các bạn điền đầy đủ thông tin vào các mục cà cick vào nút đăng kí để hoàn tất. Mỗi lần vào thi bạn đăng nhập vào hệ thống theo tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng kí ở trên.
b.4) Tiến hành bồi dưỡng. 
* Giai đoạn 1: 
- Hướng dẫn học sinh làm quen với máy vi tính; cách cầm chuột, cách sử dụng một số kí hiệu trên bàn phím, sử dụng kết hợp 2 phím Shift + các dấu cần điền (> , < , +). 
- Hướng dẫn học sinh vào trang mạng Google -> Violipic -> vào trang Violipic -> gõ tên đăng nhập và mật khẩu.
- Hướng dẫn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Mỗi vòng thi có 3 bài, các dạng bài như sau: 
+ Dạng bài tìm cặp bằng nhau: Bấm hai ô có số giống nhau, phép tính có kết quả giống nhau, ... nếu đúng các ô sẽ tự xóa dần
+ Dạng bài sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần: Bấm các ô theo thứ tự lớn dần, nếu đúng thứ tự các ô trên sẽ tự xóa và mỗi ô đúng được cộng 5 điểm, nếu bấm sai trên 3 lần hệ thống sẽ sự nộp bài.
+ Dạng bài vượt chướng ngại vật: Bấm kết quả vào ô bên trái phía dưới, dùng phím Enter để nộp bài, nếu đúng xe sẽ vượt qua chướng ngại vật và được cộng 20 điểm.
+ Dạng bài Cóc vàng tài ba: Chọn đáp án đúng với bài tập phía trên thì cóc vàng sẽ bắt được bóng và được cộng 20 điểm.
+ Dạng bài đi tìm kho báu: Bấm chuột đi từng ô, gặp ô có dấu hỏi sẽ xuất hiện 1 bài tập, làm đúng bài tập sẽ được 20 điểm và đi tiếp cho đến ô có kim cương. Chú ý tìm con đường đi ngắn nhất, ít câu hỏi nhất.
+ Dạng bài Con khỉ thông thái: Dùng chuột trái giữ để kéo lên móc có kết quả đúng, ấn vào mũi tên 2 đầu màn hình để tìm kết quả.
+ Dạng bài 10 bài tập: Dùng con trỏ bấm vào ô kết quả của bài 1, điền kết quả xong dùng phím Tap để chuyển sang bài 2, làm xong 10 bài dùng phím Enter để nộp bài
 * Giai đoạn 2: 
Từ vòng 7 trở lên phải hướng dẫn cách làm một số dạng toán nâng thành thạo rồi mới cho học sinh thực hành làm trên máy. Để làm được các bài tập ở sách tự luyện thì phải phân loại từng dạng bài tập, hướng dẫn, làm mẫu, cho các em làm lại các bài tương tự. Sau đây là một số dạng toán khó đối với học sinh lớp Một.
Dạng toán xóa hết các ô trong bảng bằng cách kích vào các ô theo thứ tự từ bé đến lớn. Từ vòng 9 trở lên các ô trong bảng không phải là số cụ thể mà là các phép tính, các câu hỏi đánh đố các em không thể nhẩm được nên hướng dẫn các em tính kết quả vào giấy nháp (có kẻ ô như bảng sắp xếp) rồi mới dò để bấm trên máy.
Yêu cầu học sinh nháp ra giấy kẻ ô như sau
3
10
19
16
4
11
14
7
18
6
15
1
9
0
5
12
13
20
17
8
Nháp xong bấm vào các ô theo thứ tự từ bé đến lớn.
Dạng toán có lời văn: Các em có thể vận dụng từ kiến thức cơ bản đã học trong chương trình lớp 1 để suy luận tìm kết quả, một số bài toán cụ thể: 
Bài 1: Nếu mẹ bán bớt 4 con gà thì mẹ còn 13 con gà. Hỏi Mẹ có tất cả bao nhiêu con gà ? 
Bài 2: Nếu mẹ mua thêm 5 con gà nữa thì mẹ có 19 con gà. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu con gà ? 
(Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, làm ngược lại so với bài toán có lời văn đã học trong chương trình: mua thêm thì làm tính trừ, bán bớt thì làm tính cộng)
Bài 3: Ban đầu dưới sông có tất cả 75 con vịt, sau đó có 20 con vịt từ dưới sông lên bờ và có thêm 12 con từ trên bờ xuống sông. Hỏi bây giờ dưới sông có tất cả bao nhiêu con vịt ?
Ở dạng toán này, yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, nêu câu hỏi để phân tích bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Làm bằng cách nào ? Hỏi số con vịt dưới sông sau khi có 20 con lên bờ và 12 con xuống lại, tương ứng với lệnh lên bờ thì trừ, xuống sông lại thì cộng ta có phép tính: 75 – 20 + 12 = 67 con
Hưỡng dẫn tương tự đối với dạng toán về tính tuổi 
Bài 1: Hiện nay tuổi của hai anh em cộng lại là 13 tuổi. Hỏi 3 năm nữa tuổi của hai anh em cộng lại là bao nhiêu? (lấy 13 + 3 + 3 = 19) 
Bài 2: Sau 4 năm nữa tuổi của An và Khánh cộng lại là 19 tuổi. Hiện nay tuổi của An và Khánh cộng lại là tuổi. (lấy 19 - 4- 4=11)
Bài 3: Cách đây 5 năm chị Na 7 tuổi. Hỏi 3 năm nữa chị Na bao nhiêu tuổi ? (lấy 7 + 5 + 3 = 13 tuổi).
Dạng toán về dãy số.
Bài 1: Hãy cho biết số có số liền trước là số 59? (Hoặc Hãy cho biết số nào có số liền trước là số 59 ?) Ở dạng toán này các em hay nhầm lẫn với việc tìm số liền trước, nên phải phân tích kỹ giúp các em hiểu đúng yêu cầu của đề bài (vì số có số đứng liền trước là 59 là số 60. Vậy số phải tìm là 60)
Bài 2: Hãy cho biết có bao nhiêu số lớn hơn 61 và bé hơn 82. Ở dạng bài tập này phân tích cho học sinh hiểu: “lớn hơn 61 thì không lấy số 61, bé hơn 82 là không lấy số 82 nên tìm kết quả bằng cách: lấy số lớn trừ số bé trừ 1” (82–61–1 = 20)
Bài 3: Hãy cho biết từ 22 đến 76 có bao nhiêu số có hai chữ số. Khác với bài trên, từ 22 đến 76 thì phải lấy cả số 22 và số 76 nên tìm kết quả bằng cách: lấy số lớn trừ số bé cộng thêm 1 (76 – 22 + 1 = 55) 
Phân tích tương tự đối với một số bài tập đồng dạng: Hãy cho biết có bao nhiêu số có hai chữ số lớn hơn 35. Hãy cho biết có bao nhiêu số có hai chữ số bé hơn 35. 
Một số bài toán về suy luận
Lan có 7 bức tranh gồm ba màu xanh, đỏ, tím. Mỗi bức tranh vẽ một màu, biết màu đỏ là nhiều nhất, màu xanh ít nhất. Hỏi Lan có mấy bức tranh màu tím ?
Đáp số: Lan có .. bức tranh màu tím 
Để xác định được số bức tranh màu tím, em cần phải biết tổng số bức tranh của ba màu là 7, số bức tranh màu xanh là ít nhất và là 1, số bức tranh màu đỏ là nhiều nhất. Mà 7 = 4 + 2 + 1, vậy số bức tranh màu tím là 2.
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. 
Giáo viên phải có sự đam mê, chịu khó tìm tòi các dạng toán mới, các dạng toán các em hay nhầm lẫn để hướng dẫn kịp thời.
Sắp xếp lịch học rải đều trong quá trình học tập, tránh trường hợp gần thi mới bồi dưỡng khi đó các em không thể phân định được các giải quyết các dạng bài tập.
Khi soạn đề chọn các dạng bài tập vừa sức, nâng dần mức độ khó để các em không chán nản.
 Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm cần đã bàn bạc, thống nhất về sự chuẩn bị và cách dạy kèm cặp các cháu ở nhà. 
Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp để giúp đỡ các em trong quá trình ôn luyện.
d) Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp: 
Giải pháp và biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để tạo ra những thành công nhất định. 
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
Năm học 2013 – 2014 có 1 em đạt giải Nhì, 5 em công nhận cấp huyện và 1 em dự thi cấp tỉnh đạt giải Nhất. 
4. Kết quả: 
Năm học 2014 – 2015 tiếp tục áp dụng các phương pháp nêu trên tôi nhận thấy kỹ năng làm toán của học sinh được cải thiện rõ rệt, nhiều em làm tính, giải toán rất nhanh và có 18 em được chọn dự thi cấp huyện đạt 1 giải khuyến khích, 14 em công nhân và có 4 em được dự thi cấp tỉnh. 
III. Phần kết luận, kiến nghị: 
1. Kết luận.
Phải xây dựng kế hoạch tổ chức thật chu đáo, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền và vận động để nhiều học sinh tham gia. 
Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trong phụ huynh học sinh. Qua đó huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần để giảm bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải. Giáo viên phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở, động viên và giúp đỡ kịp thời cho học sinh thì phong trào mới có kết quả. 
Gắn kết các phong trào các hội thi để nâng cao chất lượng dạy học. 
Sau 3 năm học tổ chức cho học sinh lớp 1 tham gia thi giải toán qua mạng Internet, chúng tôi nhận thấy đây là một công việc bổ ích nhưng rất khó thực hiện. Vì rất học sinh biết sử dụng máy tính, có nhiều gia đình có máy nhưng sợ con ảnh hưởng về mắt, sợ con chơi game. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của gia đình học sinh và giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghệ thông tin. Để khắc phục những khó khăn trên, người giáo viên cần phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động để phụ huynh học sinh sẵn sàng hỗ trợ cho học sinh về tinh thần và vật chất để khắc phục khó khăn. 
Cuộc thi không dừng lại ở các giải thưởng mà các em mang lại, mà hơn thế nữa, Violimpic đã thật sự trở lại thành sân chơi trí tuệ lành mạnh bổ ích cho các em trong giai đoạn hiện nay. Nó giúp các em vừa học tập, vừa giải trí lành mạnh. 
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy: chương trình thay sách giáo khoa mới có nhiều sự đổi mới cả nội dung và hình thức, đổi mới về cách đánh giá cũng như về phương pháp giảng dạy. Áp dụng kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên bắt nhịp với sự đổi mới toàn diện của giáo dục tiểu học hiện nay. Giúp các em được phát huy hết khả năng của mình, kiến thức được mở rộng, nâng cao dần, chuẩn bị tốt cho việc theo học các lớp cao hơn. 
2. Kiến nghị
Đối với Sở GD, phòng GD: duy trì việc tổ chức “Cuộc thi Violympic giải toán qua mạng Internet. Phát thưởng kịp thời, xứng đáng với thành tích học sinh đã đạt được.
Đối với nhà trường: Động viên kịp thời những thành tích của giáo viên cũng như học sinh đã đạt được trong tất cả các phong trào nhằm khích lệ tinh thần tích cực học tập và sáng tạo. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng máy vi tính, hệ thống mạng Internet.
Đối với giáo viên: Nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao trong chương trình toán 1. Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng dễ thực hiện. 
Đối với cha mẹ học sinh: mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh. Phối hợp với giáo viên, nắm bắt các hướng dẫn con học ở nhà đảm bảo tính khoa học, nhẹ nhàng mà hiệu quả.
 Người viết
 Hồng Thị Mùi
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách tự luyện Violympic Toán 1 – tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục việt Nam, tác giả: Phạm Ngọc Định, Lê Thống Nhất, Trần Anh Tuyến
- Sách tự luyện Violympic Toán 1 – tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục việt Nam, tác giả: Phạm Ngọc Định, Lê Thống Nhất, Trần Anh Tuyến
- Sách Hướng dẫn giải những bài toán hay Violympic Toán lớp – Nhà xuất bản Giáo dục việt Nam, tác giả: Lê Việt Bắc, Trần Anh Tuyến
- Sách Phát triển và nâng cao Toán 1 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm, tác giả: Phạm Văn Công
PHỤ LỤC
BỘ ĐỀ LUYỆN VIOLIMPIC
Bài 1: > , < , = ?
 3+5. 5+4 5–4  2+0 7- 4 .2+4 5+1  6- 0
 3+7 5+4     6+1 .. 3+ 6  5+2  3+1+2      5+1-6. 3–2-1 
Bài 2: Số ? 
7+2 - .. = 6           10 = 5+..+3          4+6 -   =  8 4+4 = 5+ .
. +3 = 8–1 2+ .. = 4+3 5+ . = 6+1 . +4 = 9–1
7+3- . = 8- 1- 6 3+5-4 = 2+... -1 7– 3 - 1 = 1+ 4 - -2-2 = 4+5 - 7 
8+2 -  = 6+2 . +6 - 2 = 2+4 3 +  = 6+3–1 5+4 = 3 + 2+
Bài 3: Viết kết quả vào chỗ chấm.
a) Có bao nhiêu số có một chữ số ? .
b) Có bao nhiêu số chẵn có một chữ số ? . 
c) Có bao nhiêu số lẻ có một chữ số ? . 
d) Số bé nhất có một chữ số là số nào ? 
e) Số lớn nhất có một chữ số là số nào ? 
g) Số nhỏ nhất trong các số 3; 6; 10; 8; 2; 4 là số  
Bài 4: Viết kết quả vào chỗ chấm.
a) Từ 2 đến 9 có bao nhiêu số có một chữ số ? 
b) Từ 5 đến 10 có bao nhiêu số có một chữ số ? 
c) Có bao nhiêu số có một chữ số lớn hơn 6 ? .
d) Có bao nhiêu số có một chữ số bé hơn 8 ? .
e) Có bao nhiêu số có một chữ số lớn hơn 1 và bé hơn 7 ? .
Bài 5: Khoanh vào phép tính đúng
a. 4+ 2 + 3 = 10 b. 7 – 5 + 4 = 6 b. 8 + 1 – 9 = 2 d. 10 – 7 + 4 = 6 
a. 3+ 4 + 3 = 10 b. 8 – 5 + 4 = 6 b. 4 + 5 – 9 = 1 d. 10 – 8 + 4 = 5 
a. 8+ 2 - 3 = 8 b. 5 – 5 + 7 = 6 b. 10 -1 – 9 = 1 d. 10 – 5 + 4 = 9 
Bài 6: Khoanh vào phép tính sai
a. 5 + 4 – 8 = 1 b. 6 – 4 + 8 = 9 c. 9 – 5 + 3 = 7 d. 3 + 3 + 4 = 10
a. 4 + 4 – 8 = 0 b. 8 – 4 + 3 = 7 c. 10 – 5 + 4 = 8 d. 2 + 6 + 2 = 10
Bài 7: Sau hai năm nữa tuổi của hai bạn Hòa và Hồng cộng lại là 29 tuổi . Hỏi hiện nay tuổi của hai bạn Hòa và Hồng cộng lại là bao nhiêu tuổi ?
Cách làm : .
Đáp số :  tuổi
Bài 8: Cho ba số khác nhau, các số đó đều là các số tròn chục có hai chữ số và đem ba số đó cộng lại thì bằng 60. tìm số lớn nhất trong ba số đó. 
Trả lời: Số lớn nhất trong ba số đó là số: . 
Bài 3: Cho ba số khác nhau, các số đó đều là các số tròn chục có hai chữ số và đem ba số đó cộng lại thì bằng 70. tìm số lớn nhất trong ba số đó. 
Trả lời: Số lớn nhất trong ba số đó là số: . 
Bài 9: Hiện nay tuổi của ba anh em cộng lại là 13 tuổi. Hỏi ba năm nữa tuổi của hai anh em cộng lại là bao nhiêu tuổi?
Cách làm : .
Đáp số :  tuổi
Bài 10: Tìm số bé nhất có hai chữ số mà hai chữ số của số đó cộng lại bằng 9
Trả lời: Số đó là : 
Bài 11: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 50 + .. – 40 = 80 – 30 – 30
Bài 12: Với bốn chữ số 0; 2; 4; 6. Hỏi viết được tất cả bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau
Trả lời: Viết được tất cả  số
Bài 13 : Hãy cho biết kết quả của hép tính 22 + 6 là số liền sau của số nào ?
Trả lời: Là số liền trước của số .
Bài 14: Hãy cho biết kết quả của hép tính 20 + 6 là số liền trước của số nào ?
Trả lời: Là số liền trước của số .
Bài 15: Mẹ lan mua 5 chục quả trứng gà và 30 quả trứng vịt. Hỏi mẹ Lan mua tất cả bao nhiêu quả trứng hai loại ?
Cách làm : .
 .
Đáp số : 
Bài 16: Nhà bác Phúc nuôi tất cả được 52 con gà và 26 con vịt. Em hãy cho biết cả hai loại gà và vịt nhà bác Phúc nuôi được tất cả bao nhiêu con ? 
Cách làm : .
Đáp số : 
Bài 17. Lớp 1A có 20 học sinh, lớp 1B có 32 học sinh, lớp 1C có 33 học sinh. Hỏi cả 3 lớp có tất cả bao nhiêu học sinh ?
Cách làm : .
Đáp số : 
Bài 18: Nam có tất cả 65 viên bi gồm hai màu bi xanh và bi đỏ, trong đó có 22 viên bi xanh. Hỏi An có bao nhiêu viên bi màu đỏ ?
Cách làm : .
Đáp số : 
Bài 19: Mai và Đào hái được tất cả 86 bông hoa, riêng Đào hái được 35 bông hoa. Hỏi Mai hái được bao nhiêu bông hoa ?
Cách làm : .
Đáp số : 
Bài 20 : Một sợi dây dài 68 cm, người ta đã cắt đi 54 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng - ti - mét ?
Cách làm : .
Đáp số : 
Bài 21 : Mẹ Lan đi chợ mua gạo và thịt hết tất cả 89 nghìn đồng, trong đó số tiền mua thịt hết 25 nghìn đồng. Hỏi mẹ Lan đã mua gạo hết bao nhiêu nghìn đồng ?
Cách làm : .
 .
Đáp số : 
Bài 22: Tết vừa rồi em được mừng tuổi tất cả 85 nghìn đồng, số tiền mừng tuổi đó em đã ủng h

Tài liệu đính kèm:

  • docHONGTHIMUI_TOAN_THKRONGANA.doc