A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm của ngành vẽ kỹ thuật, ngôn ngữ phổ biến để họa viên, nhà thiết kế và kỹ sư mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật. các vật thể, chi tiết, các kết cấu. Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt.), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất (iso) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn. của vật thể. Ngoài ra có thể nói bản vẽ kỹ thuật là một loại tài sản trí tuệ, được đăng ký bản quyền, được mua, bán trao đổi.
Trong môn học Công nghệ 11, chương I vẽ kỹ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, nắm được phương pháp hình chiếu vuông góc, các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh ) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trình học tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất.
Môn Công Nghệ THPT nói chung và phần vẽ kỹ thuật có nhiều nội dung mà học sinh khó tiếp cận kiến thức vì đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng nhiều và vật thể được vẽ lên bản vẽ có tính trù tượng cao. Kiến thức kỹ thuật thường là những khái niệm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị. Học sinh rất khó tiếp thu nếu không hiểu được các hình vẽ mang nhiều yếu tố của môn vẽ kỹ thuật.
Trong sách giáo khoa của hầu hết tất cả các môn đều mang kiến thức của môn vẽ kỹ thuật như các hình không gian môn Vật lí, môn Toán (hình học không gian), hình cắt (cắt dọc, cắt ngang) môn Sinh Đặc biệt kênh hình của môn môn Công nghệ có rất nhiều hình vẽ liên quan tới hình vẽ kỹ thuật.
.......................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................. 2. Phần đánh giá của HĐKH cấp trên .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm của ngành vẽ kỹ thuật, ngôn ngữ phổ biến để họa viên, nhà thiết kế và kỹ sư mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật... các vật thể, chi tiết, các kết cấu. Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt...), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật...., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất (iso) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn... của vật thể. Ngoài ra có thể nói bản vẽ kỹ thuật là một loại tài sản trí tuệ, được đăng ký bản quyền, được mua, bán trao đổi. Trong môn học Công nghệ 11, chương I vẽ kỹ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, nắm được phương pháp hình chiếu vuông góc, các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trình học tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất. Môn Công Nghệ THPT nói chung và phần vẽ kỹ thuật có nhiều nội dung mà học sinh khó tiếp cận kiến thức vì đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng nhiều và vật thể được vẽ lên bản vẽ có tính trù tượng cao. Kiến thức kỹ thuật thường là những khái niệm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị. Học sinh rất khó tiếp thu nếu không hiểu được các hình vẽ mang nhiều yếu tố của môn vẽ kỹ thuật. Trong sách giáo khoa của hầu hết tất cả các môn đều mang kiến thức của môn vẽ kỹ thuật như các hình không gian môn Vật lí, môn Toán (hình học không gian), hình cắt (cắt dọc, cắt ngang) môn SinhĐặc biệt kênh hình của môn môn Công nghệ có rất nhiều hình vẽ liên quan tới hình vẽ kỹ thuật. Trong thực tế hiện nay môn Công Nghệ 11 đang gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất cho dạy học và thực hành: thiếu vật thể trực quan, thiếu mô hình dạy học, thiếu tranh vẽ, thiếu dụng cụ vẽ cho giáo viên dạy phần Vẽ kỹ thuậtĐể nâng cao chất lượng dạy học bộ môn giáo viên đã cố gắng khắc phục các khó khăn của bộ môn, đồng thời phải luôn đổi mới, rút kinh nghiệm sau mỗi bài giảng để thu hút học sinh học tập và đạt được kết quả tốt hơn. Với những khó khăn trên, qua nhiều năm dạy học bộ môn, tôi xin đưa ra phương pháp “hướng dẫn học sinh giải bài tập chương I: Vẽ kỹ thuật cơ sở” với mong muốn giúp học sinh học tốt hơn phần bài tập vẽ kỹ thuật. 2. Mục đích Giúp việc dạy và học phần vẽ kỹ thuật dễ dàng hơn, học sinh hiểu và nắm vững các cách biểu diễn vật thể, thành thạo kỹ năng vẽ, làm cơ sở để các em học tốt bộ môn vẽ kỹ thuật trong các trường trung cấp, cao đẳng, đại học... và làm việc sau này. 3. Quá trình thực hiện. Qua thực tiển nhiều năm dạy học bộ môn Công nghệ tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói chung và phần Vẽ kỹ thuật nói riêng đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để vận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi để đưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làm bài tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn. Kết hợp với các phương tiện phục vụ dạy học sẳn có trong nhà trường tôi đã tích cực soạn bài dạy theo hướng dùng các phương tiện trình chiếu, soạn giảng giáo án điện tử, ứng dụng các phầm mềm dạy học, sưu tầm các hình vẽ kỹ thuật để phục vụ cho bài dạy. Đặc biệt tôi đã nghiên cứu làm những vật thể cụ thể để học sinh dễ thực hiện các bản vẽ và tích cực đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực tự học của học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường THCS&THPT Mỹ Bình năm học 2019-2020. Phạm vi nghiên cứu là chương trình môn công nghệ THPT lớp 11 SGK mới của Bộ Giáo dục áp dụng từ năm học 2007-2008 phần chương I Vẽ kỹ thuật cơ sở. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra sư phạm. Phương pháp thực hành sư phạm. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. B. NỘI DUNG 1. Đặc điểm của chương I: Vẽ Kĩ thuật cơ sở. Mỗi môn học đều có những đặc điểm riêng. Để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp phải hiểu rõ các đặc điểm này. Phần vẽ kỹ thuật của công nghệ lớp 11 vừa hay lại vừa khó. Khó cả: việc học” và cả “việc dạy”. Nhiều học sinh đầu tiên rất ngại học vì cho rằng khó tiếp cận với nó nhưng khi đã hiểu đã thấy hay thích học thì kiến thức đã chuyển sang phần khác. Tuy vậy nếu học sinh không vẽ và luyện tập ở nhà thì vẫn không đủ thời gian. Phần vẽ kỹ thuật rất khó hình dung ra vật thể, khó vẽ hình, phải tư duy trù tượng nhiều: Từ vật thể, phải hiểu rõ cách vẽ và vẽ được các hình chiếu vuông góc, vẽ được hình cắt mặt cắt. Ngược lại từ các hình chiếu học sinh phải hiểu cách vẽ và vẽ được hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh của vật thể. 2. Lựa chọn nội dung kiến thức, trực quan và phương pháp. 2.1. Về nội dung. 2.1.1. Nội dung SGK theo chuẩn kiến thức. Chương I với tiêu đề VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ gồm 7 bài trong đó có 5 bài lý thuyết và 2 bài thực hành. Các nội dung của chương các em đã được học ở THCS nhưng sơ lược. Sáng kiến kinh nghiệm tập trung ở các bài sau: Bài 2: Hình chiếu vuông góc: ở bài này giới thiệu cơ sở của vẽ hình chiếu. Đây là nội dung cần giảng kỹ để các em hiểu được phương pháp biểu diễn vật thể bằng hình chiếu. Bài 3: Thực hành vẽ hình chiếu vật thể đơn giản: Học sinh được thực hiện trong 2 tiết. Qua bài thực hành giúp các em tập vẽ các đường nét dưới sự hướng dẫn của giáo viên và vẽ đúng hình chiếu làm cơ sở cho kỹ năng vẽ sau này. Bài 5: Hình chiếu trục đo: Hình chiếu trục đo dùng bổ trợ cho hình chiếu, học sinh vẽ và tưởng tượng tốt hình chiếu trục đo sẽ giúp các em học tốt môn có liên quan tới hình không gian. Bài 6: Thực hành biểu diễn vật thể: là bài toán tổng hợp về các phương pháp biểu diễn vật thể vận dụng các phương pháp biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, hình chiếu trục đo. Bài được thực hiện trên lớp trong 2 tiết. Bài 7: Hình chiếu phối cảnh: Hình chiếu phối cảnh là phương pháp biểu diễn dùng nhiều trong ngành kiến trúc, xây dựng. Bài chỉ giới thiệu sơ lược các hình biểu diễn trong bản vẽ xây dựng, bản vẽ nhà. 2.1.2. Giới thiệu thêm một số kiến thức có liên quan * Kiến thức vẽ nối tiếp đường thẳng với đường tròn: Cách vẽ nối tiếp hai đường thẳng với một cung tròn giúp các em có kiến thức vẽ hình chiếu các bài tập trang 21, vẽ lại các hình chiếu trang 36. Cụ thể: BÀI 1+2 Bài tập 1 và 3 trang 21 Hình chiếu BẰNG cần vẽ nối tiếp R20 20 40 Bài tập 5 trang 21 hình chiếu đứng cần vẽ nối tiếp O20 20 O40 40 R20 40 O20 R16 32 016 Vẽ lại các hình chiếu hình 5 bài tập thực hành trang 36 cũng phải vẽ nối tiếp 2.1.3. Hướng dẫn hoc sinh luyện tập cụ thể ở các bài sau: BÀI 2- HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc theo phép chiếu I Bước 1: Xác định hướng chiếu Cần lưu ý cho học sinh bước này có ý nghĩa rất quan trọng vì hình chiếu đứng là hình chiếu chính của bản vẽ, phải phản ánh rõ nét nhất hình dạng vật thể nên phải chọn hướng chiếu từ trước đảm bảo được yêu cầu này. Bước 2: Căn cứ vào mỗi hướng chiếu đã xác định xác định bề mặt nhìn thấy, nét thấy, bề mặt khuất, nét khuất và tiến hành vẽ mờ theo thứ tự : Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. Bước 3: Tô đậm và ghi kích thước Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa sai sót bước vẽ mờ (bỏ nét thừa, bổ xung nét thiếu) Dùng bút chì mềm tô đậm. Sau đó ghi kích thước. Bài tập 1: vẽ hình chiếu của tấm trượt dọc Từ trái Từ trên Từ trước Bước 1-Xác định hướng chiếu: Bước 2- Quan sát xác định bề mặt thấy khuất tiến hành vẽ Bề mặt thấy HÌNH CHIẾU ĐỨNG a.Vẽ hình chiếu đứng HƯỚNG CHIẾU b. Vẽ hình chiếu bằng Bề mặt thấy HÌNH CHIẾU BẰNG HƯỚNG CHIẾU Bề mặt thấy c. Vẽ hình chiếu cạnh HÌNH CHIẾU CẠNH d. Kết quả ta được các hình chiếu như sau: Từ trái Từ trên Để học sinh dễ làm bài tập hơn có thể thay đổi hướng chiếu Từ trước tới Bài tập 2: vẽ hình chiếu của các vật thể sau: a. b. c. d. BÀI 5- HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Cần làm rõ hình chiếu trục đo cũng là một phương pháp biểu diễn vật thể. Ưu điểm của hình chiếu trục đo là hình biểu diễn có tính lập thể. Chỉ cần một hình chiếu đã thể hiện ba chiều của vật thể nên hình chiếu trục đo rất dễ hình dung nhưng vì có độ biến dạng nên chỉ dùng bổ trợ cho các hình chiếu. Để vẽ hình chiếu trục đo cần căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể qua đọc bản vẽ hình chiếu, phân tích tìm ra cách vẽ thích hợp. Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo Bài tập 1 Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có các hình chiếu sau: 31 14 68 23 16 30 2 8 1 2 Bước 1 - Vẽ khối bao ngoài + Vẽ trục đo (chọn loại vuông góc đều) + Đặt lần lượt trên các trục đo o/x/, o/y/ , o/z/ các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của khối hộp bao ngoài vật thể: 68x28x23 Bước 2: Cắt bỏ phần đầu dạng hộp chữ nhật y/ x/ 9 14 31 O/ 0/ y/ 16 22 Bước 3: Cắt bỏ phần lỗ ở giữa 16 22 Bước 4: Tẩy bỏ nét thừa, tô đậm ghi kích thước (trên hình chưa ghi kích thước) Bài tập 2: vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể có hình chiếu sau: a. Gá mặt nghiêng TL 1:1 b. Gá có rãnh TL 1:1 c. Gá chạc tròn TL 1:1 d. Gá chạc lệch TL 1:1 BÀI 7- HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Phương Pháp vẽ hình chiếu phối cảnh mội điểm tụ Bài tập 1: Vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể có hình chiếu sau: Bước 1: Vẽ đường chân trời, xác định độ cao của điểm nhìn. Bước 2: Chọn điểm tụ F’. Bước 3: Vẽ hc đứng của vật thể. Bước 4: Nối các điểm trên hc đứng với điểm tụ, A’F’, B’F’, C’F’, D’F’. A Bước 5: Lấy điểm I’ trên F’ để xác định chiều rộng của vật thể. Bước 6: Từ điểm I’ vẽ các đường thẳng song song với các cạnh của vật thể. t F C t B I D Bước 7: Tô đậm các cạnh thấy của vật thể, hoàn thiện bản vẽ. Chú ý: - Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hc đứng. - Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hc nhận được có dạng hc trục đo của vật thể. Bài tập 2: vẽ phác hình chiếu phối cảnh của các vật thể có hình chiếu sau: a b c d 1.2.4. Về trực quan. Để giảng dạy đạt kết quả tốt cần sử dụng triệt để và có hiệu quả kênh hình sách giáo khoa. Để phát huy tính cực của học sinh và sử dụng tốt các hình vẽ giáo viên cần sử dụng tốt các hình vẽ do Bộ giáo dục phát hành và bổ xung thêm các hình chiếu còn thiếu. Có thể dùng máy chiếu để chiếu các hình vẽ sách giáo khoa, làm các vật thể hình chiếu thực tế để học sinh hiểu bài và hứng thú học tập Hình vẽ trên bảng là một kênh trực quan không thể thiếu. Với các bài thực hành việc hướng dẫn học sinh cách vẽ nhất thiết giáo viên cần phải vẽ hình trên bảng theo các bước quy định. Đồng thời khi vẽ hình cần nhấn mạnh cách sử dụng dụng cụ vẽ kẻ các đường nét, nhất thiết phải dùng dụng cụ vẽ để vẽ và minh hoạ. Trong phần vẽ hình chiếu cần bổ xung thêm các mô hình của vật thể để giảng bài. Có thể làm mô hình bằng gỗ nhẹ, cắt bằng xốp hay dán bằng bìa cắt tông...Cũng có thể cho học sinh tạo ra các mô hình từ bài dạy thực hành vẽ hình chiếu, hình chiếu trục đo, chấm điểm. Công việc này khiến các em hứng thú học và hiểu sâu bài. 2.2. Kết quả thực hiện. Sau khi hoàn thành đề tài tôi đã áp dụng với học sinh Trường THCS và THPT Mỹ Bình năm học 2019 – 2020. Trong năm học 2019 -2020 tôi đã triển khai trong các tiết dạy, kết hợp giữa dạy lý thuyết và bài tập, kết quả thu được rất khả quan. Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn Công nghệ không nhiều dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng thấp. Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học này vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao. Với cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn nữa, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho bộ môn. Cụ thể kết quả kiểm tra cuối kì: LỚP GIỎI (%) KHÁ (%) TRUNG BINH (%) Lớp 11A1 81,08 18,92 0 Lớp 11A2 73,68 26,32 0 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích cực, tự tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học phải gắn liền với giá trị thực tiễn của nội dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống muốn vậy học sinh cần phải hiểu và thường xuyên luyện tập. Để góp phần nâng cao tính tích cực, tự học của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tôi đã tích cực nghiên cứu và tham khảo với nhiều đồng nghiệp để thực hiện đề tài này ở trường. Vì chưa có điều kiện tìm hiểu môi trường học ở những nơi khác nhau và nguồn lực có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến thêm cho đề tài để những năm tiếp theo đề tài hoàn thiện hơn và phong phú hơn để được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ môn. Mặc dù đã rất cố gắng, song tôi không thể tránh được các thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, các đồng nghiệp trong trường để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Kiến nghị. Hiện nay cơ sở vật chất bộ môn công nghệ còn rất thiếu thốn, để việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn thành công, đề nghị tăng cường các mô hình thực tế (vật thể, các chi tiết m
Tài liệu đính kèm: