Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập và các bài thực hành vẽ biểu đồ nhanh trong chương trình Địa lý lớp 12 ở trường THPT số 2 Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập và các bài thực hành vẽ biểu đồ nhanh trong chương trình Địa lý lớp 12 ở trường THPT số 2 Văn Bàn

*Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường _đồ thị

- Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người, sản lượng, tỉ lệ %. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian)

- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật)

- Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng

- Bước 4: Nối các điểm đã xác định lại với nhau, ghi số liệu tương ứng vào các điểm

- Bước 5 : Ghi tên cho biểu đồ và thiết kế chú giải:

+ Ghi tên dựa vào câu hỏi trong đề thi.

+ Thiết kế chú giải:

 

doc 7 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập và các bài thực hành vẽ biểu đồ nhanh trong chương trình Địa lý lớp 12 ở trường THPT số 2 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập và các bài thực hành vẽ biểu đồ nhanh trong chương trình địa lý lớp 12 ở trường THPT số 2 Văn Bàn
Mã số: . 
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
- Các phương pháp truyền thống thường dùng để dạy các bài thực hành chỉ đơn thuần giáo viên vẽ mẫu các biểu đồ, các em học sinh quan sát rồi tự vẽ lại . Giáo viên không đi sâu vào phương pháp hướng dẫn chi tiết từng bước cụ thể.
- Với việc sử dụng các phương pháp đó thì các em học sinh chỉ như cái máy nhớ rồi lại quên không hình thành và khắc sâu các kỹ năng biểu đồ cần thiết cho mình. Học sinh không biết nhận dạng biểu đồ cần vẽ, không tuân thủ các bước vẽ cơ bản nên biểu đồ vẽ không đúng hoặc tỉ lệ không chính xác, thiết kế chú giải không phù hợp với biểu đồ, đặt tên biểu đồ không chính xác.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
- Với mục đích là trang bị và hình thành cho cho HS những kĩ năng cần thiết nhất về biểu đồ, cách vẽ biểu đồ nhanh, đúng và chính xác.
- Trong các lớp tôi tiến hành thực nghiệm HS đã tích lũy được những kĩ năng cơ bản về : 
+ Xử lí số liệu
+ Xác định nhanh biểu đồ cần vẽ
+ Vẽ nhanh và đúng biểu đồ theo yêu cầu
+ Vẽ đúng, chính xác, khoa học và đảm bảo tính thẩm mĩ các dạng biểu đồ trong chương trình địa lí lớp 12
* Các biện pháp đã tiến hành trong đề tài : 
Cấu trúc của sáng kiến
Mục lục.....................................................................................................................1	
Các từ viết tắt............................................................................................................2	
Tài liệu tham khảo....................................................................................................3	
A – PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................4
I. Lí do chọn đề tài....................................................................................................4
II. Mục đich nghiên cứu............................................................................................4
III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu...............................................................4
IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
V. Điểm mới của đề tài............................................................................................5
B. NỘI DUNG.........................................................................................................6
I. Cơ sở lí luận chung................................................................................................6
II. Thực trạng dạy và học các bài thực hành ở trường THPT số 2 Văn Bàn.............7 
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề..................................................8 
1. Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình THPT..............8
2. Các biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lý .............................8
3. Cách chọn dạng biểu đồ nhanh – đúng...................................................................9
4. Cách thực hiện nhanh các loại biểu đồ..................................................................11
5. Phần chú giải cho biểu đồ......................................................................................14
6. Các biểu đồ minh họa............................................................................................15
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...................................................................18
C – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................19
I. Kết luận..................................................................................................................19
II. Kiến nghị...............................................................................................................19
Phần nội dung trọng tâm của sáng kiến
- Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình cấp THPT qua nội dung phần này HS sẽ nắm được các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải nắm hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ, sau đó xem xét kĩ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ thể của đề bài (có thể nói: đây là 3 căn cứ cơ bản và khoa học để chọn nhanh, đúng loại và dạng biểu đồ thích hợp nhất). Bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau :
+ Tính khoa học (chính xác)
+ Tính trực quan (đúng, đầy đủ)
+ Tính thẩm mỹ (rõ ràng, đẹp).
- Sáng kiến đưa ra các dạng biểu đồ cơ bản trong quá trình làm thực hành địa lý.
- Sáng kiến đưa ra cách chọn loại, dạng biểu đồ nhanh – đúng: Các câu hỏi về kĩ năng vẽ biểu đồ thường có ba phần: Lời dẫn (đặt vấn đề), bảng số liệu thống kê, lời kết (yêu cầu cần làm). Dựa vào những phần trên, HS biết xác định vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất. Đây là phần rất quan trọng nếu học sinh xác điinh sai dạng biểu đồ cần vẽ thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả bài thực hành.
- Sáng kiến đưa ra cách thực hiện nhanh việc vẽ các loại biểu đồ :
*Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường _đồ thị
- Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người, sản lượng, tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian)
- Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật)
- Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng 
- Bước 4: Nối các điểm đã xác định lại với nhau, ghi số liệu tương ứng vào các điểm
- Bước 5 : Ghi tên cho biểu đồ và thiết kế chú giải:
+ Ghi tên dựa vào câu hỏi trong đề thi.
+ Thiết kế chú giải: 
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột 
- Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp
- Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau)
- Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
- Bước 5 : Ghi tên cho biểu đồ và thiết kế chú giải
+ Ghi tên dựa vào câu hỏi trong đề thi.
+ Thiết kế chú giải: 
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn
- Bước 1: Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu tinh qui về dang %)
- Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn 
Lưu ý: Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ. Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn 
- Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho 
Lưu ý: toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn 
+Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quaycủa kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh 
- Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ)
- Bước 5 : Ghi tên cho biểu đồ và thiết kế chú giải
+ Ghi tên dựa vào câu hỏi trong đề thi.
+ Thiết kế chú giải: 
 *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền
- Bước 1: Vẽ khung biểu đồ : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện tỉ lệ %( giá trị bằng 100 %), còn trục nằm ngang thể hiện thời gian( chú ý chia khoảng cách các năm phù hợp với bảng số liệu) 
- Bước 2: Vẽ ranh giới của miền : Xác định các điểm ranh giới của miền, sau đó nối các điểm đó lại với nhau. Vẽ lần lượt các miền theo bảng số liệu. Vẽ miền thứ 2 bằng cách cộng số liệu của miền thứ nhất với số liệu của miền thứ 2 sau đó xác định các điểm rồi lại chúng lại với nhau, các miền tiếp theo vẽ tương tự như vậy cho đến hết.
- Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu vào các miền )
- Bước 4 : Ghi tên cho biểu đồ và thiết kế chú giải
+ Ghi tên dựa vào câu hỏi trong đề thi.
+ Thiết kế chú giải: 
 	Qua nội dung phần này HS sẽ nắm được và có kĩ năng thực hành vẽ các loại biểu đồ.
- Qua thực tế chấm chữa bài của học sinh cho thấy nhiều học sinh chưa biết cách thiết kế chú giải như: Chú giải không phù hợp với dạng biểu đồ, chú giải không khớp với biểu đồ...nên phần tiếp theo sáng kiến đưa ra hướng dẫn chú giải đúng quy định cho từng loại biểu đồ thường gặp.
Ví dụ :
 + : biểu đồ đường 
 + : biểu đồ tròn.
 + : biểu đồ cột 
 + : biểu đồ kết hợp ( cột + đường ) .
+ 
 : biểu đồ miền .
- Có bao nhiêu đại lượng thì có bấy nhiêu kí hiệu tương ứng, các kí hiệu phải bằng nhau về kích thước, được sắp xếp thứ tự từ trên xuống dưới thẳng hàng với nhau.
- Các kí hiệu luôn luôn có chữ viết đi kèm để làm rõ kí hiệu. 
ví dụ :
 + : sản lượng lương thực qua các năm .	
 + : số dân qua các năm .
- Cuối cùng là các biểu đồ minh họa cho các loại biểu đồ thường gặp.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
- Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào việc giảng dạy, căn cứ vào kết quả thu được của học sinh, những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài tôi nhận thấy sáng kiến mang lại hiệu quả cao. 
- Với sang kiến này còn có thể áp dụng cho việc dạy và học địa lí ở khối lớp 10 và lớp 11 trong trường.
- Từ hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào việc dạy và học ở đơn vị tôi nhận thấy sang kiến của tôi có thể áp dụng rộng rãi trong việc dạy và học địa lý ở các trường THPT khác, đặc biệt là việc dạy các bài tập, các bài thực hành trong chương trình địa lý lớp 12.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
- Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, tôi đã mạnh dạn áp dụng thử nghiệm đối với khối 12 và các lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả cho thấy hầu hết số HS các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và thử nghiệm SKKN, đã có sự chuyển biến về nhận thức và đã có sự vận dụng sáng tạo các kĩ năng để thực hiện các bài tập.
	- Với sự hướng dẫn của tôi các em đã nắm chắc và thành thạo các kỹ năng chọn, vẽ các dạng biểu đồ: 
+ HS đã biết xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ.
+ Các biểu đồ khi vẽ chính xác, chia tỉ lệ hợp lí.
+ Học sinh biế cách đặt tên và thiết kế chú giải phù hợp cho từng loại biểu đồ.
	- Từ chỗ nắm được kĩ năng cơ bản, ý thức học của các em được nâng lên, các em hứng thú với các bài thực hành. Giờ thực hành trở lên thiết thực vì các em có cơ hội luyện tập nhiều hơn, được sửa chữa kịp thời nên điểm số ngày càng được cải thiện.	
- Kết quả khỏa sát đầu năm năm học 2013- 2014 của khối lớp 12 rất thấp.
Tổng bài
Tổng bài dưới 5
Tổng bài từ 5 trở lên
230
Điểm từ 0- <3
Điểm từ 3- < 5
Điểm từ 5- < 7
Điểm từ 7- < 9
Điểm 9- 10
36
93
68
30
3
+ Đặc biệt có 94 HS không làm đúng bài thực hành vẽ biểu đồ với các lỗi cơ bản như: Xác định sai dạng biểu đồ cần vẽ, chia tỉ lệ không đúng, không ghi tên biểu đồ, không chú giải, chú giải không khớp với biểu đồ.
	- Kết quả học tập bộ môn của khối 12 được cải thiện rõ rệt so với đầu năm học 2013 - 2014:
Tổng số HS
Học lực dưới trung bình
Học lực từ trung bình trở lên
227
Điểm từ
 0- 3,4
Điểm từ 
3,5 - 5
Điểm từ 
5- 6,4
Điểm từ 6,5- 7,9
Điểm 
8- 10
0
4 HS 
= 1,8%
60 HS
= 26,4%
122 HS
= 53,7 %
41HS 
= 18,1 %
- Trong kỳ thi thủ tốt nghiệp năm 2014 trong tổng số 220 em làm bài thi khảo sát duy nhất một HS chưa chú giải đúng cho bài làm, 07 HS chia tỉ lệ các phần của biểu đồ chưa chính xác .
- Tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp ngày càng được nâng lên năm 2012 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 84,3 % , năm 2013 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 89,5 %. 
Văn Bàn .Ngày25 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
 (Ký ghi rõ họ tên)
 Bùi Hải Định

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_cach_lam_bai_tap_va.doc