Sáng kiến kinh nghiệm Hình thức tổ chức mô hình sinh hoạt sao nhi đồng trong trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thức tổ chức mô hình sinh hoạt sao nhi đồng trong trường tiểu học

Muốn nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách Sao giỏi, được lựa chọn bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên.

Vấn đề đặt ra là: Làm như thế nào có phụ trách Sao tốt trong trường Tiểu học. Chính vì vậy việc lựa chọn đội viên có năng lực phẩm chất là PTS phải đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi.

+ Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, thể thao, hoạt động tập thể.

+ Học lực khá, mạnh dạn học hỏi.

+ Biết tổ chức các hoạt động Đội, gương mẫu để các em noi theo.

- Hơn nữa là PTS điều quan trọng phải hiểu tâm lý của các em. Vì ở lứa tuổi nhi đồng các em là những đứa bé hiếu động, tò mò, hay bắt chước, dễ quên, rồi thật thà, hồn nhiên và thích được khen.

- Xây dựng đội ngũ phụ trách Sao là các em phải nắm được các bước tiến hành sinh hoạt Sao theo nhiều hình thức khác nhau, phải thay đổi hình thức sinh hoạt cho phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm thu hút được sự tham gia của các em.

 

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4566Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thức tổ chức mô hình sinh hoạt sao nhi đồng trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh
Liên đội trường Tiểu học Nguyên Bình A
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Hình thức tổ chức mô hình sinh hoạt sao nhi đồng
Trong trường tiểu học
Người viết: Lê Mạnh Hùng
Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyên Bình A
Năm học: 2005-2006
Lời nói đầu
	Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới và tiếp tục đổi mới đất nước. Nhất là ngành giáo dục, trước sức công phá "Giáo dục là khoa học công nghệ hàng đầu" nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Trong đó lớp nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Mà Đội TNTP Hồ Chí Minh là nòng cốt trong phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng là lực lượng dự bị của đội viên. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của người đội viên phải giúp đỡ sao nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên tốt.
	Trong tiểu luận này tôi xin trình bày "Hình thức tổ chức mô hình sinh hoạt sao nhi đồng trong trường Tiểu học" hy vọng nó sẽ giúp cho các đồng chí Tổng phụ trách trong toàn huyện tham khảo.
Vì điều kiện, thời gian có hạn, kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để mô hình sinh hoạt Sao trong trường Tiểu học được nâng lên và tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Phần I:
Những vấn đề chung
1- Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ nói:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan"
	Đúng như vậy, là một giáo viên dạy Tiểu học, tôi rất hiểu được đặc điểm tâm lý của các em, nhân cách của các em còn non nớt, vui chơi là học tập. Thông qua vui chơi, trí tuệ của các em được phát triển hình thành khả năng phân tích phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh.
	Bác Hồ ví các em như "Tờ giấy trắng" ta vẽ lên gì sẽ để lại ngay dấu ấn khó phai mờ, bởi thế các em rất hiếu động, dễ bứt chước. Vì vậy mỗi giáo viên phải hết sức thận trọng khi giảng dạy, phải làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
	Thực tiễn trường Tiểu học Nguyên Bình A nằm trên địa bàn vùng nông thôn gần trung tâm, nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa hoàn thiện. Nó tác động rất lớn đến tình hình học tập của các em như:
+ Nhà trường đang trong giai đoạn thi công xây dựng trường chuẩn. Xây trường chưa có bóng mát để các em có thể tổ chức Sao phù hợp. Nên chủ yêu sinh hoạt trong lớp là chính, vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến hình thức tổ chức.
Mặt khác, các em đa phần là học sinh nông thôn nên ngoài giờ sinh hoạt trên trường - lớp. Về nhà các em còn phải phụ giúp gia đình như chăn trâu, cắt cỏ, trông em v.v... (học sinh lớp 4, 5). Đối với các em nhỏ (lớp 1, 2, 3) không có thời gian để vui chơi cùng bạn bè mà chủ yếu bày cho mình những trò vui mà không có người hướng dẫn hay chơi cùng.
Ngoài ra còn một phần tác động quan trọng nữa đến tầm phát triển tư duy của các em đó là: Phương tiện nghe nhìn, truyền tải thông tin của gia đình nhiều khi không được cập nhật (hoặc có những gia đình thậm chí không có).
Góc học tập riêng của các em còn hạn chế, nhiều em phải học chung với bàn ghế gia đình.
+ ánh sáng chưa phù hợp ....
Tóm lại: Mọi hoạt động của Đội bước đầu đi vào khuôn mẫu, đã đẩy mạnh hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng nói riêng, bản thân là giáo viên âm nhạc - Tổng phụ trách, đứng trước tình hình thực tế của trường, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động và sinh hoạt Sao nhi đồng ngày càng mạnh mẽ và ngày càng đi lên. Trong đó hướng dẫn các em sinh hoạt Sao, vui chơi theo một quy trình sư phạm kết hợp chặt chẽ với chương trình ngoài giờ lên lớp của nhà trường với nội dung phương pháp và hình thức tổ chức ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với tâm lý của trẻ với sự đổi mới về giáo dục Tiểu học, rèn luyện mục tiêu giáo dục để các em phát triển trở thành đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
2- Mục đích và ý nghĩa:
a) Mục đích:
- Tạo cho các em không khí vui tươi, thoải mái sau những giờ học căng thẳng, tạo ra môi trường hoạt động nhằm giúp thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ.
- Tạo ra môi trường lành mạnh, thu hút các em vào hoạt động tập thể để tránh xa các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội.
- Giáo dục lòng nhân ái, tính tổ chức kỷ luật, góp phần hình thành phẩm chất đạo đức.
- Giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc.
b) ý nghĩa:
Thông qua sinh hoạt Sao, các em được sinh hoạt vui chơi, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục và được làm quen với sinh hoạt tập thể.
3- Vai trò, vị trí của tổ chức sinh hoạt Sao:
Từ năm 1980 đến nay, công tác Nhi đồng nói riêng và công tác Đội trong các nhà trường Tiểu học nói chung được cấp cán bộ Đoàn quan tâm, chỉ đạo, luôn được cải tiến về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để ngày một hoàn thiện, phù hợp với tâm lý trẻ em, với sự đổi mới về giáo dục Tiểu học nhằm tập hợp được đông đảo Nhi đồng vào sinh hoạt vui chơi, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục. Để các em phát triển và trở thành đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
4- Thời gian nghiên cứu và thực hiện:
Lượt tập huấn tại Hội đồng Đội huyện, đi thực tế ở trường Tiểu học Thị trấn và trong quá trình làm Tổng phụ trách Đội ở Liên đội trường Tiểu học Nguyên Bình A.
5- Đối tượng nghiên cứu:
- Nhi đồng lớp 1, 2, 3.
- Phụ trách Sao (đội viên lớp 4, 5).
6- Phạm vi nghiên cứu:
"Tổ chức các mô hình sinh hoạt Sao trong trường Tiểu học" ứng dụng vào Liên đội trường Tiểu học Nguyên Bình A.
7- Tài liệu tham khảo:
- Nội san nghiệp vụ Tổng phụ trách.
- Công tác nhi đồng và sinh hoạt Sao.
Phần II:
Phần nội dung
1- Đối với giáo viên - Tổng phụ trách:
Từ thực tế trong nhà trường cho thấy: Để đẩy mạnh hoạt động Đội thì bản thân giáo viên - TPT trước hết phải:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng.
- Có tấm lòng yêu trẻ, say mê với nghề nghiệp, ưa thích hoạt động chính trị, xã hội.
- Có năng lực sư phạm vững vàng, có năng lực tổ chức và chỉ đạo hoạt động Đội.
2- Xây dựng phụ trách Sao:
Muốn nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách Sao giỏi, được lựa chọn bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên.
Vấn đề đặt ra là: Làm như thế nào có phụ trách Sao tốt trong trường Tiểu học. Chính vì vậy việc lựa chọn đội viên có năng lực phẩm chất là PTS phải đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi.
+ Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, thể thao, hoạt động tập thể.
+ Học lực khá, mạnh dạn học hỏi.
+ Biết tổ chức các hoạt động Đội, gương mẫu để các em noi theo.
- Hơn nữa là PTS điều quan trọng phải hiểu tâm lý của các em. Vì ở lứa tuổi nhi đồng các em là những đứa bé hiếu động, tò mò, hay bắt chước, dễ quên, rồi thật thà, hồn nhiên và thích được khen.
- Xây dựng đội ngũ phụ trách Sao là các em phải nắm được các bước tiến hành sinh hoạt Sao theo nhiều hình thức khác nhau, phải thay đổi hình thức sinh hoạt cho phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm thu hút được sự tham gia của các em.
3- Tổ chức thực hiện:
- Năm học 2005-2006 Liên đội trường Tiểu học Nguyên Bình A đã tổ chức mô hình hoạt động Sao nhi đồng. Để thực hiện công việc này, tôi đã lên kế hoạch và trình lên Ban giám hiệu nhà trường, được sự giúp đỡ tận tình từ Ban giám hiệu, Chi đoàn nhà trường và BCH phụ huynh học sinh, các em đội viên làm phụ trách Sao và BCH Liên đội.
Sau khi được đi tập huấn và đi tham quan mô hình hoạt động Sao tại các Liên đội điểm, tôi đã về triển khai ngay mô hình hoạt động Sao nhi đồng.
Dưới đây là mô hình hoạt động Sao nhi đồng tại Liên đội trường Tiểu học Nguyên Bình A:
Toàn Liên đội chúng tôi có 19 sao được phân bổ ở 5 lớp nhi đồng. Mỗi tuần sinh hoạt Sao một lần vào tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần.
Chương trình một buổi sinh hoạt như sau:
Phụ trách sao đến:
+ Tập hợp, điểm danh.
+ Kiểm tra vệ sinh, tác phong.
+ Hát bài truyền thống của nhi đồng hoặc bài "Sao của em", "Năm cánh sao" ....
+ Sao trưởng báo cáo thành tích của Sao trong tuần qua.
+ Từng nhi đồng tự kể về việc làm tốt, chưa tốt của mình trong tuần về các mặt hoạt động như: Học tập (đi học đầy đủ, đúng giờ, các điểm kiểm tra, VS-CĐ, ...) vệ sinh (quần áo, tay chân sạch sẽ, đi học đội mũ, chân đi giày, dép ....). Lễ phép với người trên, giúp bố mẹ những công việc phù hợp (quét nhà, trông em, rửa ấm chén ...) giúp bạn (chép bài cho bẹn khi bạn bị ốm, giúp bạn học kém hơn mình, ....).
Mỗi bạn kể xong việc làm của mình các bạn khác hoan hô động viên hoặc "Thưởng" các việc làm tốt của bạn bằng cách khen bạn.
- Phụ trách Sao nhận xét và ghi thành tích nổi bật nhất của mỗi em vào sổ theo dõi việc tốt của Sao theo mẫu sau:
STT
Họ và tên
Học tập
Kỷ luật trật tự
Vệ sinh
Lễ phép
Giúp đỡ bố mẹ
- Phụ trách Sao phổ biến những công việc của tuấn tiếp theo và phân công công việc cho các em nhi đồng (phổ biến ngắn gọn, phân công rõ ràng), nhắm lại những việc tuần trước chưa xong hoặc những mặt cần sửa chữa khắc phục của từng em, yêu cầu phải làm tiếp, dánh thời gian để từng em trong Sao nhắc lại những việc phải làm trong tuần tới để các em ghi nhớ.
Phụ trách sao hát hoặc kể một câu chuyện, ... hướng dẫn các em cắt, dán, nặn, vẽ, làm đồ chơi, dạy các em hát, múa, chơi trò chơi ...
Nếu sinh hoạt theo chủ điểm thì:
+ Giới thiệu chủ điểm? lý do chọn chủ điểm.
+ Phát biểu chủ điểm: Nội dung chủ điểm nhằm giáo dục những điều gì?
+ Sử dụng các hình thức "Bài hát, kể chuyện, thơ ca, trờ chơi, hái hoa, ..." theo nội dung chủ điểm.
4- Giải pháp cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động từ đầu năm và lên kế hoạch thực hiện.
- Phân công các em học sinh lớp 4, 5 làm PTS, các em lớp 4 phụ trách sao lớp 2, các em lớp 5 phụ trách sao lớp 1 và 3.
Sau khi lựa chọn các em đội viên làm phụ trách sao thì chúng tôi tiến hành bồi dưỡng, mở lớp tập huấn cho PTS nhi đồng.
- Hướng dẫn phụ trách sao tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng mà các em phụ trách, giúp các em thêm gắn bó, yêu thương các em nhỏ.
Yêu cầu:
+ Phụ trách sao phải nắm được tuổi nhi đồng các em thích gì và không thích gì? mỗi trường hợp nên xử lý như thế nào?
+ Hướng dẫn các bước tiến hành cuộc sinh hoạt theo nhiều hình thức khác nhau.
- Chọn chủ điểm (theo 8 chủ điểm, giáo dục nhi đồng).
- Lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi sinh hoạt Sao.
- Các bước tiến hành theo kế hoạch đã chuẩn bị.
- Làm gì để có kết quả tốt nhất? Động viên kịp thời.
- Với từng nội dung (chủ điểm) phải làm gì? hình thức phương pháp.
+ Hướng dẫn các em biết một số kiến thức về:
- Hát, múa theo chủ điểm, chủ đề.
- Kể chuyện, trò chơi ....
- Các kỹ năng cơ bản và các nghi thức.
+ Giúp các em nắm chắc và thực hiện tốt chương trình rèn luyện dự bị đội viên.
* Các bước tiến hành bồi dưỡng PTS:
- Tổng phụ trách lên kế hoạch bồi dưỡng PTS cả năm và từng tháng.
- Phổ biến cho BCH Liên đội - Chi đội và giáo viên chủ nhiệm (anh, chị phụ trách) lớp sai nhi đồng.
- Triển khai tập huấn, bồi dưỡng PTS theo kế hoạch và nội dung đã thống nhất.
* Trình tự một buổi tập huấn PTS:
- Nhận xét tình hình hoạt động Sao tháng trước, biểu dưỡng Sao hoạt động tốt.
- Phổ biến kế hoạch, nội dung sinh hoạt Sao tháng tới, giải đáp để các em khắc phục những tồn tại trong buổi sinh hoạt Sao.
- Các phụ trách Sao trao đổi ý kiến, đề xuất những vấn đề cần thiết cho sinh hoạt Sao.
- Tập các bài múa hát, tổ chức các trò chơi.
- Triển khai thí điểm tại một Sao, các phụ trách khác tham gia rút kinh nghiệm.
- Tổng phụ trách giám sát, kiểm tra rút kinh nghiệm.
* Hình thức bồi dưỡng PTS:
- Mở câu lạc bộ phụ trách sao để trao đổi, thảo luận về công tác PTS theo định kỳ thường xuyên.
- Hướng dẫn giúp đỡ cụ thể theo dõi nội dung đã chuẩn bị.
- Tổng phụ trách nói - phụ trách sao ghi.
- Làm mẫu cho các em quan sát.
- Cho các em thực hành, sáng tạo, tập các kỹ năng hoạt động ... thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Bồi dưỡng cuốn chiếu: Mỗi học sinh chọn điểm một lớp, sau đó nhân rộng toàn khối.
* Tài liệu bồi dưỡng PTS:
- Sách, báo Nhi đồng.
- Chương trình sách giáo khoa.
- Chương trình rèn luyện dự bị đội viên.
- Băng, nhạc để tập múa hát.
* Làm thế nào để công tác phụ trách sao đạt kết quả tốt nhất:
- Có kế hoạch phù hợp, thực hiện nghiêm túc công tác PTS.
- Có sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường - Hội đồng sư phạm và các đoàn thể khác trong nhà trường.
- Có đầy đủ phương tiện phục vụ công tác PTS.
- Nắm vứng chương trình rèn luyện đội viên, tiến hành kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, thường xuyên rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời, ân cần giải đáp những lo âu, vướng mắc của các em, khích lệ tinh thần trách nhiệm.
- Tổ chức phong trào thi đua, xem "Kết quả sự tiến bộ về mọi mặt của Sao mình chính là kết quả của PTS".
Phần III:
Kết quả thực hiện
Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng những hình thức trên vào hoạt động Sao nhi đồng. Kết quả cho thấy: Hầu hết các am tham gia hoạt động Sao sôi nổi, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, sự chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay PTS điều khiển các hoạt động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc vui chơi, tính tự quản cao. Mọi hoạt động của Sao nhi đồng nói riêng và hoạt động Đội nói chung đều thực hiện theo một "Êlíp", theo một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi và rèn luyện đạo đức ngày một nhân lên.
Từ đầu năm đến nay, Liên đội trường Tiểu học Nguyên Bình A đã tổ chức được một số hoạt động, lôi cuốn nhi đồng hoạt động rất dôi nổi, hứng thú như:
- Hội thi "Nét đẹp tuổi thơ" tháng 11/2005.
- Hội thi "Nhi đồng vui khoẻ" tháng 12/2005.
- Hội thi "Phụ trách Sao giỏi" cấp trường, có 22 em tham gia và được công nhận là 20 "Phụ trách sao giỏi cấp trường".
Chọn 2 em xuất sắc nhất, bồi dưỡng để đi dự thi phụ trách sao giỏi cấp huyện là:
1- Ngô Thị Phương	Chi đội 5B - Phụ trách sao lớp 3A
2- Nguyễn Thị Trang	Chi đội 5C - Phụ trách lớp sao 3B.
Lập danh sách đi dự thi tuyến huyện là em: Nguyễn Thị Trang. Kết quả đã đạt giải khuyến khích tại huyện năm học 2005-2006.
Qua những hoạt động đó, nhi đồng phần nào hiểu và gắn bó với các anh chị phụ trách sao, mong muốn được sinh hoạt sao nhiều hơn và cũng thật vui có những giờ sinh hoạt Sao, bố mẹ các em cũng rất hài lòng phấn khởi khi thấy con mình mạnh dạn hướng dẫn cho các em. Nhiều khi còn làm khán giả, lúc hướng dẫn trò chơi, hoặc cùng hát với tập thể, làm cho phong trào hoạt động Sao ngày càng sôi nổi hơn. Chính vậy mà:
- 100% nhi đồng có đạo đức tốt.
- 100% nhi đồng hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- 95% nhi đồng đạt danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ".
- 98% nhi đồng được kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Đối với phụ trách sao, các em cũng được học hỏi lần nhau, tự rèn luyện bản thân trong chương trình rèn luyện đội viên để phấn đáu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Phần IV
Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế và kết quả thu được như trên, bản thân là giáo viên âm nhạc - TPT tôi nhận thấy:
Để đạt được kết quả tốt thì trước hết bản thân người phụ trách phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, yêu trẻ và thấy rõ được trách nhiệm của mình.
- Có sự quan tâm, chỉ đạo của chi bộ - BGH - Công đoàn - Hội đồng sư phạm và một số đoàn thể trong trường về tinh thần, cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho hoạt động Đội và Sao nhi đồng.
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm thực hiện.
- Thông qua các hoạt động đã lôi cuốn các em rất cao, mang đến cho các em say mê, hứng thú, sảng khoái sau những giờ học căng thẳng, giúp các em có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần đoàn kết.
Bản thân tôi trực tiếp đứng lớp dạy không những hiểu được tâm lý của các em mà còn trực tiếp điều hành công việc, hướng dẫn các em sinh hoạt, tôi cảm thấy như bị cuốn hút vào để cùng hoà nhập với các em.
Phần V:
Kiến nghị
Đứng trước nhu cầu và sự phát triển phong phú của nhi đồng nên đòi hỏi người phụ trách phải nắm vững kiến thức cơ bản về nhi đồng. Chính vì vậy mà tôi đề nghị với Hội đồng đội cấp huyện kiến nghị sau:
- Mở lớp tập huấn công tác Đội 1 lần/năm.
- Tài liệu tập san dành cho Tổng phụ trách.
- Tổ chức các hội thi cho nhi đồng.
Phần VI:
Kết luận
Mô hình sinh hoạt Sao trong trường Tiểu học là một trong những hoạt động quan trọng của công tác Đội. Để không ngừng nâng cao "Mô hình hoạt động Sao" mỗi người cán bộ tổng phụ trách Đội phải không ngừng rèn luyện, cần phải trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, tự nghiên cứu, tìm tòi cho mình một phương pháp, hình thức hoạt động trong công việc cho phù hợp với đối tượng mà mình phụ trách. Phải biết sáng tạo trong công việc để dần hoàn thiện mình hoà nhập với sự đổi mới chung của đất nước, góp một phần nhỏ bé vào xây dựng đất nước.
Nhằm đưa đất nước ra ngày một phát triển phù hợp với thời đại mới. Thời đại thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phấn đấu để nước ta trở thành một nước công nghiệp giàu mạnh.
ý kiến đánh của BGH nhà trường
Nguyên Bình, ngày 12 tháng 4 năm 2006
Người viết
Lê Mạnh Hùng
TM/ BCH Đoàn xã Nguyên Bình

Tài liệu đính kèm:

  • doc10-4-2006 Hinh thuc to chuc mo hinh sinh hoat sao nhi dong (Doi TNTP HCM).doc