HS THPT là lứa tuổi dậy thì, tâm sinh lý chưa ổn định, cái tôi trong cá nhân mỗi HS luôn trỗi dậy hoặc rất hợp tác với cha mẹ hoặc không hợp tác hoặc bề ngoài là con ngoan nhưng tiềm ẩn bên trong là sự đối kháng mãnh liệt. Chính vì lẽ đó, người làm cha làm mẹ cần chú ý tới con trẻ thường xuyên, hiểu và chia sẻ cùng các cháu những niềm vui, nỗi buồn tưởng chừng như nhỏ bé, vụn vặt.
Bên cạnh đó, phụ huynh HS cần chú ý tới vấn đề tình yêu tuổi học trò, đây là vấn đề nhạy cảm. nếu phụ huynh khắt khe quá thì các em tìm cách dấu diếm dẫn tới xảy ra các việc ngoài ý muốn. Vì vậy P.H cần vừa cương, vừa nhu, vừa phả xem chuyện tình yêu học trò là một quá trình phát triển bình thường để từ đó tư vấn cho các con cách yêu, trang bị cho các con kiến thức về sinh sản vị thành niên để các con biết mà phòng, tránh.
Cha mẹ với tư cách là nhà giáo dục đầu tiên khởi nguồn cho việc hình thành và phát triển nhân cách, cũng như định hướng nghề nghiệp của trẻ phù hợp với yêu cầu của thời đại, cụ thể là:
Cha mẹ phải là những tấm gương về tinh thần tận tụy và có trách nhiệm với công việc trong cuộc sống hằng ngày. Họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất nghề nghiệp cho con. Cha mẹ phải luôn cập nhật những kiến thức văn hóa nói chung và xu hướng phát triển nghề nghiệp nói riêng cũng như những tri thức về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Có như vậy mới có thể giáo dục hướng nghiệp cho con cái một cách có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
ại trong làm việc nhóm. +) GV làm cho HS hiểu được tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với công việc chung của nhóm.Mỗi HS tránh thái độ lơ là, thiếu nghiêm túc khi làm việc,khi kết quả không như mong đợi mỗi tránh tình trạng đổ lỗi cho người khác. GVquan sát được sự chăm chỉ của các nhóm, động viên, khích lệ thích hợp đồng thời cũng nhanh chóng nhắc nhở các nhóm làm việc không hiệu quả, hoặc có thái độ không tích cực. GVcũng cần có kỹ năng ứng xử tốt để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. GVcần thường xuyên trao đổi, nói chuyện tâm tình cùng các học sinh. Giúp các em giải tỏa được các vướng mắc trong học tập và cuộc sống, tạo được cho trẻ sự cởi mở, tự tin trong giao tiếp. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) là yế tố đã và đang được Bộ giáo dục và đào tạo đẩy mạnh ứng dụng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục, tạo kết nối hiệu quả giữa học sinh sinh viên và giáo viên.Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã xác định ứng dụng CNTT là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ triển khai trọng tâm, theo Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid như hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì mỗi giáo viên cần đổi mới trong cách nghĩ, cách thực hiện nhiệm vụ sao cho phù hợp với bối cảnh là điều tất yếu. Chính vì vậy việc học tập để nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào công việc giảng dạy của giáo viên là cần thiết. trong mỗi tiết dạy giáo viên biết sử dụng linh hoạt các thiết bị điện tử, các phần mềm bổ trợ cho dạy học thì sẽ đem lại cho lớp học nguồn cảm hứng tốt nhất, từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo mục tiêu giáo dục. Hiện nay các Gv đã sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến như: Phần mềm Zoom, Google meet; các công cụ hỗ trợ việc dạy học như: Bẳng điện tử Gaomon; minmap; Powerpoint; Quizizz; Canva;Padlet; Azota;mentimeter Trên đây là một số hình ảnh về sử dụng CNTT của GV vào dạy học Kết quả khảo sát HS về việc GV có ứng dụng thành thạo một số công nghệ thông tin trong giờ học. 10A 10C 10D 10E 11C 12H 12I Hứng thú 97,6% 97,7% 97,6% 97,8% 92,4% 97,2% 96,9% Ít hứng thú 2,4% 2,3% 2,4% 2,2% 7,6% 2,8 3,1% Không hứng thú 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% Mỗi lớp còn một vài em HS ít hứng thú vì khi học trực tuyến công cụ hỗ trợ học tập cua các em chất lượng còn thấp. Khi học trực tiếp, lớp 10E chưa có tivi để học thì phải di chuyển liên tục từ lớp học đến phòng máy chiếu, nên một vài em cảm thấy mệt mỏi Kỹ năng truyền lửa đam mê. Ngoài ra GVBM cần tìm được phương án để học sinh tích cực học tập, chủ động học tập để nâng cao kiến thức. sau đây là một số kinh nghiệm của cá nhân truyền lửa đam mê cho HS học trong bộ môn Toán: Đối với học sinh đại trà thì việc học Toán là một cực hình, các em luôn tìm cách tránh né, chối bỏ nên khi dạy học cá nhân tôi đã thực hiện Cách rèn luyện kỹ năng truyền cảm hứngnhư sau: +)Thứ nhất, GV cần có kỹ năng quản lý học sinh thật tốt: Đặc biệt nhanh chóng ghi nhớ tên của HS. Khi GV nhớ được tên HS thì việc nói chuyện, trao đổi với HS đó không còn trở ngại, HS có cảm giác được tồn tại trong mắt cô thầy. Ngoài ra GV cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý,năng lực, hoàn cảnh sống của từng em HS để dễ dàng trao đổi với HS hơn. +)Thứ hai, có khiếu hài hước: Khi có khiếu hài hước, bạn sẽ dễ dàng thu hút học sinh, làm cho tài liệu học trở nên sống động hơn và giúp học sinh kết nối với bạn tốt hơn. Vấn đề là, nếu bạn luôn luôn nghiêm túc thì học sinh sẽ thấy khó để quan tâm và thực sự kết nối với bạn. Bạn không cần phải làm một anh hề và lúc nào cũng đùa được nhưng nếu bạn tạo một môi trường học vui vẻ cho học sinh, các em sẽ có động lực và thấy hứng thú hơn khi học.GV cần tạo được giờ học không quá nặng về mặt tâm lý, không quá nhiều về mặt kiến thức, trong giờ học phải tạo được tính hài hước, hóm hỉnh,để HS đỡ thấy nhàm chán. +) Thứ ba, cho học sinh thấy được bạn có năng lực: Bạn cần cố gắng thuyết phục học sinh rằng những nội dung bạn nói là có giá trị, đặc biệt là khi bạn muốn khiến cho học sinh hứng thú với chuyên ngành của mình. Bạn cần phải thể hiện tài năng của mình. Bạn không chỉ là một giáo viên mà còn là một người rất tài giỏi trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn có những người quen tài giỏi thì hãy mời họ đến lớp, tuy nhiên đừng yêu cầu họ phát biểu mà hãy áp dụng hình thức phỏng vấn tương tác.Nếu học sinh nghĩ rằng bạn không thực sự nắm vững kiến thức của mình, các em sẽ dễ lười biếng khi làm bài tập hơn hoặc nghĩ rằng bạn sẽ không để ý nếu các em chưa đọc kĩ tài liệu. Tháo gỡ những vướng mắc cho HS dù đó là lỗi nhỏ nhất. Bản thân luôn chăm chỉ, đổi mới và áp dụng nhiều phương pháp dạy học để phù hợp với mọi đối tượng học sinh +) Thứ tư, tạo ấn tượng tích cực: Nếu bạn muốn tạo động lực cho học sinh thì phải chứng minh được rằng bạn là người đáng để học sinh lắng nghe. Các em có thể nghi ngờ bạn vào ngày đầu tiên, nhưng bạn có thể cố gắng cải thiện để chiếm được niềm tin cũng như sự tôn trọng của các em. Để làm được điều này, bạn phải trở nên nổi bật trong mắt học sinh. Bạn sẽ không thể làm được điều này nếu cứ bình thường không khác gì đám đông lắm. Bạn cần phải thật nổi bật, nắm bắt được sự chú ý của học sinh và giữ lấy sự chú ý đó. Dưới đây là một số cách sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đối với học sinh: Bày tỏ rõ quan điểm của mình. Hãy có quan điểm của riêng mình và bày tỏ quan điểm đó ở một thời điểm thích hợp. Đừng nói nhiều quá và cũng đừng khăng khăng giữ ý kiến của mình. Bạn cần tạo ấn tượng là một người hiểu biết, thông minh và là người không ngại nói ra chính kiến của mình chứ không phải một người kiêu ngạo và chỉ biết đến bản thân. Hãy say mê những gì bạn đang dạy. Đôi mắt mở to cùng nụ cười lớn và sự nhiệt tình chân thành của bạn chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả rất lớn đối với học sinh. Ngay cả khi các em không hứng thú với môn học của bạn thì chính cách cư xử của bạn cũng có thể làm các em thích thú. Bởi điều quan trọng nhất là vì bạn kiên trì thể hiện tình yêu của bạn đối với vấn đề nào đó, học sinh sẽ sớm nhận ra bạn là một con người chân thành. Hãy là người đầy nhiệt huyết. Sự nhiệt huyết có khả năng lây lan, và học sinh sẽ khó ngủ gật trong lớp nếu giáo viên là người tràn đầy nhiệt huyết và không đứng yên một chỗ. Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ năng lượng để khiến vấn đề bạn đang nói cũng như bản thân bạn trở nên hấp dẫn trong mắt học sinh. Cải thiện ngoại hình của bạn. Bạn cần tạo ấn tượng tốt, vì vậy hãy đảm bảorằng bạn trông thật đẹp khi bước vào lớp. Hãy cố gắng ăn mặc đẹp hơn hay khác hơn một chút so với người bình thường. +) Thứ năm, để ý đến những HS cần được quan tâm: Nếu một HS có biểu hiện chán nản hay không được khỏe thì hãy gọi HS đó ở lại sau giờ học và hỏi xem em ấy có ổn không. Cố gắng đừng quá chú ý tới HS khi chúng ta làm điều này. GVCN chỉ cần nói “cô thấy em hôm nay có vẻ hơi buồn lúc ở trong lớp” rồi thôi. Việc này đã nói lên bạn là GV quan tâm tới các HS của mình. Nếu một học sinh đang gặp rắc rối nhưng nhận thấy mình được bạn quan tâmvà chú ý thì điều này sẽ tạo động lực cho em đó học tập chăm chỉ hơn. Nếu một học sinh nghĩ rằng bạn chẳng quan tâm đến mức độ học hành chăm chỉ hay cảm xúc của mình thì em đó cũng sẽ cố gắng ít hơn. Hãy cân nhắc đến việc bỏ qua một số luật lệ nếu có học sinh đang thực sự gặp khó khăn.Điều này đòi hỏi bạn phải quan tâm nhưng sẽ tạo dựng được niềm tin vững chắc. Nếu một học sinh liên tục không nộp bài tập, đến lớp và nói với bạn rằng em lại chưa hoàn thành bài tập thì bạn cần phải nhận ra học sinh đó có điều gì không ổn (kể cả khi thái độ của học sinh vốn vậy) và giúp đỡ. Hãy bí mật cho học sinh đó thêm thời gian để hoàn thành bài tập và giao đề bài dễ hơn một chút. Đúng vậy, đó là “lách luật”, nhưng bạn đang loại bỏ những lý do để việc đó lặp lại lần nữa. Tuy nhiên hãy nói rõ với học sinh đó là bạn sẽ không kéo dài thời hạn như vậy nữa. +) Thứ sáu, giao các bài tập cộng điểm: Những bài tập cộng điểm sẽ giúp học sinh nhìn nhận tài liệu học ở một cấp độ khác và cố gắng làm bài để cải thiện điểm của mình. Ví dụ, nếu bạn là giáo viên Hóa học và bạn biết rằng một số học sinh đang gặp khó khăn thì hãy giao cho học sinh một bài báo cáo tuỳ chọn về một cuốn sách hài hước nhưng có liên quan đến khoa học như “Lược sử vũ trụ”. Học sinh sẽ thấy vui khi nhận thức được khoa học ở một cấp độ mới và hiểu rõ hơn về tài liệu học trong khi cải thiện điểm của mình. Bạn có thể giao các bài tập cho thấy tính ứng dụng cao hơn của tài liệu học. Ví dụ, nếu bạn là giáo viên môn Toán, hãy cộng thêm điểm cho các học sinh đến dự các câu lạc bộ em yêu toán học trong khu vực của bạn và viết báo cáo về buổi đó. Hãy để học sinh chia sẻ bài báo cáo của mình với cả lớp, điều này sẽ giúp tạo động lực cho học sinh cũng như khuyến khích các em cố gắng nhiều hơn nữa. +) Thứ 7, cùng làm việc với HS: Người GV biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa HS vào chung một hành trình xây dựng lớp học ngày càng phát triển hơn. GV và HS cùng chung tay xây dựng và phát triển lớp sẽ khiến cho Phụ huynh, học sinh của bạn có cảm giác bản thân họ đang được coi trọng, họ đang được góp sức vào công cuộc phát triển của lớp, của trường học và họ cũng đang làm một công việc giống như GV của họ đang làm. Đó là một động lực vô cùng to lớn giúp họ đóng góp nhiều hơn cho tổ chức của bạn. +) Thứ 8, xây dựng tinh thần lạc quan: Robert Noyce, người đồng sáng lập ra tập đoàn Intel đã nói: “Lạc quan là một thành phần không thể thiếu để tạo nên chiếc bánh sáng tạo.” Những nhà lãnh đạo phi thường, thành công trong lịch sử luôn lạc quan hơn người bình thường. Winston Churchill vẫn luôn hi vọng và tràn đầy niềm tin trong suốt những ngày đen tối của Thế chiến thứ II. Với cương vị là ngườihướng dẫn, mỗi GV hãy luôn nói những lời thật tích cực, sử dụng những ngôn ngữ đầy lạc quan. Chỉ khi mình là một người lạc quan thì mới có khả năng truyền sự lạc quan niềm hi vọng ấy cho HS của mình. +) Thứ 9, Khuyến khích tài năng: Biến các học sinh thành “chuyên gia” trong một vấn đề. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy h
Tài liệu đính kèm: