Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh biết dùng từ, đặt câu và bước đầu biết sử dụng hình ảnh nhân hóa,so sánh để đặt câu viết thành đoạn văn ở Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh biết dùng từ, đặt câu và bước đầu biết sử dụng hình ảnh nhân hóa,so sánh để đặt câu viết thành đoạn văn ở Lớp 3

5.1 Tính mới của sáng kiến

5.1.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3 theo

chương trình sách giáo khoa những năm học qua, tôi nhận thấy học sinh còn một

số hạn chế sau:- Đối với học sinh lớp 3, vốn từ ngữ của các em rất nghèo nàn, việc diễn đạt

câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. các em không biết làm một đoạn văn hoàn

chỉnh, không biết dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn không biết sử

dụng từ, ý câu lan man, liệt kê sự việc, lặp từ rất nhiều.

- Học sinh chưa tự tin trong cách dùng từ, đặt câu. Đến tiết Tập làm văn, lớp

học trầm. Các em còn thụ động.

- Một số học sinh còn ngại học văn hoặc học tập không hứng thú.

- Từ những thực trạng đã nêu ở trên, nguyên nhân chính là do:

+ Do vốn từ của học sinh còn hạn chế.

+ Hiểu biết về thế giới xung quanh chưa nhiều.

- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới

phương pháp và hình thức dạy học phân môn Tập làm văn và ngại dạy môn này,

chưa chú trọng việc huy động các kiến thức trong môn Tiếng Việt để hỗ trợ cho

Tập làm văn. Việc dạy tích hợp các phân môn trong Tiếng Việt chưa được quan

tâm đúng mức. Một số giáo viên chưa coi trọng việc cung cấp kiến thức làm

văn, chưa phát huy được vốn sống của trẻ vào quá trình hình thành kiến thức bài

học. Vì vậy chưa tạo ra được một tiết dạy phong phú, nhẹ nhàng tự nhiên và

hiệu quả,

Từ trong quá trình tổ chức thực hiện, ứng dụng có kết quả, bản thân tôi đã

tổng kết thành đề tài : “Giúp học sinh biết dùng từ đặt câu và bước đầu biết sử

dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh để đặt câu viết thành đoạn văn ở lớp 3.”

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh biết dùng từ, đặt câu và bước đầu biết sử dụng hình ảnh nhân hóa,so sánh để đặt câu viết thành đoạn văn ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại học văn hoặc học tập không hứng thú. 
 - Từ những thực trạng đã nêu ở trên, nguyên nhân chính là do: 
 + Do vốn từ của học sinh còn hạn chế. 
 + Hiểu biết về thế giới xung quanh chưa nhiều. 
 - Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới 
phương pháp và hình thức dạy học phân môn Tập làm văn và ngại dạy môn này, 
chưa chú trọng việc huy động các kiến thức trong môn Tiếng Việt để hỗ trợ cho 
Tập làm văn. Việc dạy tích hợp các phân môn trong Tiếng Việt chưa được quan 
tâm đúng mức. Một số giáo viên chưa coi trọng việc cung cấp kiến thức làm 
văn, chưa phát huy được vốn sống của trẻ vào quá trình hình thành kiến thức bài 
học. Vì vậy chưa tạo ra được một tiết dạy phong phú, nhẹ nhàng tự nhiên và 
hiệu quả, 
 Từ trong quá trình tổ chức thực hiện, ứng dụng có kết quả, bản thân tôi đã 
tổng kết thành đề tài : “Giúp học sinh biết dùng từ đặt câu và bước đầu biết sử 
dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh để đặt câu viết thành đoạn văn ở lớp 3.” 
5.1.2. Biện pháp có tính mới: 
 - Học sinh có ý thức tự học và biết cách sử dụng từ ngữ để đặt câu có nghĩa. 
 - Rèn cách quan sát. Học sinh miêu tả bằng lời, biết viết câu bước đầu có hình 
ảnh hình ảnh nhân hóa và so sánh. 
 - Học sinh luyện tập nhiều kĩ năng đa dạng: kĩ năng nghe; kĩ năng nói, cách 
dùng từ đặt câu. 
5.2 Nội dung sáng kiến 
 5.2.1. Các biện pháp thực hiện: 
 * Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn về cách 
dùng từ đặt câu và sử dụng một số hình ảnh so sán và nhân hóa. 
 + Dạy tích hợp các phân môn trong môn Tiếng Việt. 
 + Hướng dẫn học sinh biết quan sát, biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh. 
 + Hướng dẫn học sinh cách đặt câu, liên kết câu thành đoạn văn. 
 + Hướng dẫn học sinh bước đầu biết dùng từ có hình ảnh so sánh, nhân hóa 
khi đặt câu. 
5.2.1.1 Dạy tích hợp các phân môn trong môn Tiếng Việt để làm giàu vốn từ 
Khi dạy luyện từ và câu, tôi đã cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh 
thông qua các dạng bài tập của bài dạy. Mở rộng vốn từ ở các chủ điểm, nhất là 
những từ ngữ có tác dụng tả hoặc kể. 
Ví dụ 1: Khi viết về chủ điểm Thành thị, nông thôn tôi cung cấp cho học 
sinh những từ khóa sau: 
+ Từ ngữ nói về thành thị: nhà cao tầng, đường phố, xe cộ , siêu thị, nhà 
ga, công viên, sân bay,; những từ ngữ gợi tả, gợi cảm ( nhộn nhịp, đông đúc, 
nườm nượp, lấp lánh, rực rỡ,) 
+ Từ ngữ nói về nông thôn: cánh đồng, đường làng, bãi ngô, dòng sông, 
con đò hay rừng cao su, đường đất đỏ, vườn cây ăn trái, trang trại chăn nuôi, ; 
những từ ngữ gợi tả, gợi cảm( uốn khúc, quanh co, bát ngát, xanh tươi, trĩu quả, 
bạt ngàn, 
Trên cơ sở các từ khóa trên, tôi hướng dẫn học sinh viết câu cho đủ ý,sắp 
xếp thành đoạn văn phù hợp với nội dung các em muốn kể về thành thị hay nông 
thôn. 
Khi dạy phân môn tập đọc, trước hết tôi tập trung vào việc học sinh đọc bài 
tốt, lưu loát sau đó hướng đến việc cảm thụ văn bản qua việc trả lời hệ thống 
câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Tôi thường hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng 
các từ gợi tả, gợi cảm, đồng thời giải nghĩa từ đối với các từ học sinh chưa hiểu. 
Tôi kết hợp cho các em tập đặt câu với các từ đó, nếu thời gian cho phép. 
5.2.1.2 Hướng dẫn học sinh quan sát, biết chọn lựa, chắt lọc hình 
ảnh. 
- Khi muốn viết được đoạn văn hay, để người đọc có cảm tình với mình 
thì cần tổ chức tốt quá trình quan sát thực tế của học sinh. Giáo viên đóng vai trò 
dẫn dắt, gợi mở nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Khi quan sát 
tranh, trả lời câu hỏi, học sinh có thể ghi chép một số hình ảnh so sánh hoặc 
nhân hóa vào vở. Giáo viên cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc thơ ngây và 
nâng chúng lên chất lượng cao hơn, giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc 
thẩm mĩ, kích thích khám phá cái hay, cái đẹp của các em. Giáo viên không 
thuyết giảng mà phải gợi mở tạo điều kiện cho học sinh phát huy độc lập suy 
nghĩ, làm việc, tự mình học được cách nghĩ, cách làm, cách nói, cách viết riêng 
của mình. Khi quan sát phải lựa chọn các chi tiết cụ thể nhưng không phải là các 
chi tiết rời rạc, tản mạn mang tính liệt kê, chi tiết không cần nhiều mà phải chọn 
lọc, phải lột tả được cái thần của người và vật. Khi quan sát, yêu cầu cần sử 
dụng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Điều 
quan trọng là các em phải biết quan sát bằng cả tấm lòng. 
 Ví dụ : Quan sát tranh tả về cảnh đẹp đất nước. 
Giáo viên treo tranh: Tả cảnh biển ở Phan Thiết: 
 * Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh, dựa vào gợi ý đặt câu. 
 + Học sinh thứ nhất đặt câu: Nước biển xanh ngắt. 
 + Học sinh khác nhận xét về ý và lời: Bạn đặt câu đã đủ ý, nhưng hình ảnh 
chưa sinh động. Theo em: Nước biển trong xanh như ai pha mực. 
 + Học sinh khác đặt câu: Nước biển trong xanh với những con sóng bạc đầu 
trắng xóa. 
 Câu văn của bạn ý đã chặt chẽ chưa? Em sửa lại câu văn cho bạn như thế 
nào? (nếu bạn đặt câu còn lan man, lủng củng). Sau đó tôi đã sữa rất kĩ cho từng 
em. Khi đến tiết tập làm văn viết, các em viết bài rất tốt. 
 Ví dụ: Khi dạy bài: Tả về lễ hội. 
 Giáo viên treo tranh: Lễ hội đua thuyền: 
 *Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh tự đặt câu, học sinh khác 
sửa cho bạn. Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm khi học sinh còn thắc mắc, 
 Ví dụ: Nhóm 1 
 + Học sinh thứ nhất đặt câu: Những chiếc thuyền chứa nhiều người chuẩn bị 
tham gia thi đấu. 
 + Học sinh khác nhận xét về ý và lời: Những chiếc thuyền chứa nhiều người 
chuẩn bị tham gia thi đấu. 
 Dùng từ chứa nhiều người chưa được hay, học sinh khác sửa cho bạn: Trên 
mỗi chiếc thuyền khoảng mười vận động viên chuẩn bị tham gia thi đấu. 
 + Học sinh khác đặt câu: Hai bên bờ, mọi người tham gia rất đông, nét mặt ai 
cũng vui vẻ rạng ngời. Cây cối như muốn hò reo cùng khán giả. 
 em vừa chuyện trò vui vẻ. Một thoáng, lớp học đã sạch sẽ. Em rất vui. 
 5.2.1.3 Hướng dẫn học sinh bước đầu biết dùng từ có hình ảnh so 
sánh, nhân hóa vào đoạn văn. 
Luyện từ và câu lớp Ba bước đầu cung cấp cho học sinh các cách để sử 
dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Tôi cho học sinh nắm kĩ các cách so sánh, 
nhân hóa thông qua các ví dụ cụ thể trong sách giáo khoa, sau đó mở rộng thêm 
bằng cách cho các em luyện đặt câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa. 
 - Học sinh cần nắm được các kiểu so sánh: 
 Có hai kiểu so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng 
+ Ví dụ so sánh ngang bằng: Ông mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ. 
+ Ví dụ so sánh không ngang bằng: Tình yêu thương của cha mẹ hơn cả 
mọi thứ trên đời. 
- Từ tuần 19, các em bắt đầu làm quen với các kiểu nhân hóa: 
 Cách 1: Gọi vật như gọi người: 
VD: Bác gà trống trông thật oai vệ. 
Cách 2- Tả vật như tả người (tả hình dáng, tâm trạng, ngoại hình, tính 
cách) 
VD: Chú ếch con ngồi học bài bên bờ sông 
Cách 3 - Nói với vật như nói với người 
Vd: Chị gió ơi, mau về đây! 
Qua từng bài tập từng cách so sánh, nhân hóa, giáo viên hướng dẫn các em 
luyện tập đặt câu có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để các em vận 
dụng khi viết đoạn văn. 
Khi viết đoạn văn, tôi khuyến khích các em sử dụng biện pháp so sánh và 
nhân hóa trong bài thì bài văn mới trở nên sinh động, tạo được sự thích thú cho 
người đọc. Khi hướng dẫn làm bài, tôi hướng dẫn các em phải sử dụng biện 
pháp đó vào thời điểm nào thì thích hợp.. 
Ví dụ bài: “Kể một buổi biểu diễn nghệ thuật” nên lồng nhân hóa vào 
thời gian. 
VD: Khi ông mặt trời vừa đi ngủ, em cùng các bạn đến sân trường để đón xem 
buôi xem buổi biểu diễn văn nghệ. ( Trang 16) 
Ví dụ bài: “Kể lại buổi đầu đi học” sử dụng các biện pháp so sánh, nhân 
hóa vào các sự vật như cây cối, lá cờ. VD: Hàng cây hai bên đường dang tay 
chào đón em đến trường. Bác cổng trường hiền từ mỉm cười với em. Cờ đỏ sao 
vàng reo vui trong gió. 
Ví dụ bài: “Kể về trận thi đầu thể thao” Vũ Thị Hương lao về phía trước 
như một mũi tên, bỏ xa các vận động viên khác giành tấm huy chương bạc. Cờ 
đỏ sao vàng tung bay trong gió chào đón chị. Chị đã đem lại vinh quang cho Tổ 
quốc 
- Vì so sánh và nhân hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc biểu đạt đặc 
điểm, thuộc tính của đối tượng miêu tả. Chúng tạo nên bức tranh sinh động với 
những gam màu ấn tượng bằng ngôn ngữ trong miêu tả. Vì vậy nên tôi hướng 
dẫn và khuyến khích học sinh có thói quen sử dụng hình ảnh so sánh, hình ảnh 
nhân hóa trong viết văn. Đó cũng là tiền đề để các em lên lớp trên làm bài văn 
hoàn chỉnh. 
Ví dụ: Buổi sáng, em đến trường, lúc này ông mặt trời chiếu những tia 
nắng dịu dàng xuống mặt đất. Các bạn có mặt đầy đủ, nét mặt ai cũng hớn hở 
vui vẻ. Sau khi được cô phân công nhiệm vụ. Các bạn vui vẻ dọn vệ sinh lớp 
học. Vừa làm chúng em vừa chuyện trò như bầy chim non ríu rít. Mới thoáng 
lớp học đã sạch sẽ. 
5.1.2.4 Hướng dẫn học sinh cách đặt câu, viết câu đủ ý, liên kết câu 
thành đoạn văn. 
Để có đoạn văn hay, trước hết các em phải viết được câu đủ ý, sắp thành 
đoạn văn một cách hợp lí, lô-gic. Vì vậy, sau mỗi lần học sinh đặt câu (cả nói và 
viết) tôi đều lưu ý kiểm tra học sinh và xác định xem trong câu vừa đặt câu đã 
đủ nghĩa chưa? Nội dung câu văn ấy thông báo điều gì? 
Đối với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên gợi ý để cho học sinh biết đặt 
câu đơn bình thường đơn giản, rồi dần nâng lên mức cao hơn. 
Ví dụ: Đặt câu với từ: quê hương 
 Học sinh có thể chọn và đặt được câu như sau: 
a. Quê hương em rất giàu đẹp. 
b. Quê hương em với những rừng cao su bạt ngàn. 
c. Quê hương em có đồi núi trùng điệp. 
Tôi hướng dẫn các em nhận xét về cách dùng từ đặt câu đã đủ ý, câu văn 
đã có nghĩa chưa? Tôi còn cho học sinh bình chọn câu văn hay và cho học sinh 
giải thích: Tại sao em lại cho câu văn ấy là hay. Đồng thời tôi động viên khích lệ 
và khuyến khích các em viết được, nói được những câu văn hay như thế một 
cách thường xuyên. 
Sau khi sửa cách dùng từ đặt câu, tôi hướng dẫn các em sắp xếp các câu 
văn thành đoạn. Cách sử dụng từ ngữ liên kết câu có tác dụng liên kết lô-gíc. Nó 
mang lại sự mạch lạc, chặt chẽ cho đoạn. Trên cơ sở câu hỏi gợi ý để hướng dẫn 
học sinh viết đoạn văn theo từng bài tập, từng chủ điểm trong sách SGK Tiếng 
Việt, tôi tổ chức cho học sinh nắm bài và có kĩ năng sử dụng phép liên kết câu 
một cách tốt nhất, đạt hiệu quả. 
Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về buổi đầu đi học 
- Tôi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn như sau: ( sử dụng liên kết câu theo 
trình tự thời gian và không gian) 
Cách đây đã hơn 2 năm nhưng em không thể nào quên buổi đầu tiên đi học 
của mình, Đó là một buổi sáng trời thu trong xanh. Mẹ thức em dậy thật sớm. 
Mẹ chuẩn bị cho em một cặp sách mới có đủ sách vở và dụng cụ học tập. Ăn 
sáng xong, em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp. Ba chở em đến trường. Trên 
đường đến trường, em thấy rất nhiều bạn cũng được ba mẹ chở đi học với 
những nét mặt rạng ngời. Hai bên đường, cây cối như cùng hòa reo với niềm vui 
của chúng em.... 
Sau đây là một số bài văn mà học sinh lớp tôi đã sử dụng hình ảnh so ánh, 
nhân hóa. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này áp dụng cho các giáo 
viên giảng dạy lớp Ba 
6. Những thông tin cần được bảo mật: ( không có) 
7. Các điều kiện cần thiết để ấp dụng sáng kiến: 
 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường, của Địa phương cũng như 
của các bậc phụ huynh. 
 - Trường, lớp thoáng mát, đủ đồ dùng học tập, bàn ghế được trang bị đầy đủ. 
Các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối đầy đủ. 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp. 
 7.1 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng giải pháp: 
 - Học sinh không còn lúng túng trong việc viết đoạn văn; việc viết một đoạn 
văn trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết miêu tả một số đặc điểm của một sự vật 
cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; có tác dụng gợi tả, 
gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý 
văn của các em không còn nặng tính liệt kê hay kể lể nữa. Nhờ vậy mà chất 
lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng Việt đã nâng lên rõ rệt. 
- Đối với những học sinh chưa hoàn thành, những học sinh chưa có ý văn. 
Được nghe các bạn trình bày, bước đầu cũng đã tự tin. Đồng thời khuyến khích 
học sinh tích cực phát biểu ý kiến. Tập đặt những câu nhân hóa, so sánh một 
cách đơn giản. 
- Giáo viên tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự 
nặng nề, tạo áp lực cho học sinh, để học sinh cảm thấy thích học, để dần dần 
thay đổi về “chất”. 
 - Giúp học sinh biết cách quan sát và ghi lại những gì đã quan sát được. 
 - Tạo điều kiện cho học sinh có thói quen trao đổi lẫn nhau. 
 - Thường xuyên gọi học sinh đặt câu còn chậm, những học sinh chưa mạnh 
dạn trình bày ý nghĩ của mình để học sinh có cơ hội khắc phục khiếm khuyết, 
mạnh dạn tự nhiên trong giao tiếp. Tuyên dương trước lớp nhằm động viên kích 
thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ. 
* Ở lớp 3, học sinh biết tham gia hoạt động nhóm để quan sát và dùng 
hình ảnh so sánh, nhân hóa khi làm bài. Tôi thấy các em đã mạnh dạn trong học 
tập. Năng lực giao tiếp của các em tốt dần lên. Đó cũng là tiềm năng để lên lớp 
lớn học tốt hơn và biết ứng dụng vào thực thế làm cho con người năng động 
hơn. 
* Như vậy, qua tiết Tập làm văn ngoài việc nắm được kiến thức, tôi đã 
giúp các em phát triển năng lực hợp tác, có ý thức tự học và giải quyết vấn đề. 
 7.2 Kết luận: 
 Nhờ thực hiện các biện pháp nêu trên, học sinh có kĩ năng sử dụng từ ngữ 
gợi tả, gợi cảm để diễn đạt những câu văn sinh động. Các em có khả năng viết 
đoạn văn khá hơn trước. Một số em đã biết diễn đạt câu văn hay, đủ ý, giàu hình 
ảnh so sánh, nhân hoá. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1 Kết quả 
Qua quá trình áp dụng vào thực tiễn, tôi nhận thấy rằng so với trước đây 
học sinh học tự giác hơn, tích cực hơn, các em tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin. Tiết 
học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh duy trì hào hứng và yêu thích khi học 
Tập làm văn. 
Cụ thể, kết quả phân môn Tập làm văn của lớp tôi chủ nhiệm của hai năm 
gần đây như sau: ( điểm tối đa phân môn Tập làm văn là 6 điểm). 
NĂM 
HỌC 
TS
HS 
KẾT QUẢ 
THỜI 
GIAN 
6 5 4-3 Dưới 3 
TS % TS % TS % TS % 
2020-
2021 
36 
Đầu 
năm 
2 5,6% 6 16,6% 23 63,9% 5 
13,9%
% 
HK I 9 25 % 14 38,9% 14 38,9% 2 5,6% 
HK II 
(cả 
năm) 
8.2 Bài học 
Vậy để giờ học Tập làm văn đạt được kết quả nói trên thì người giáo viên 
cần phải làm gì? - Chắc chắn rằng mỗi người giáo viên đều có những kinh 
nghiệm riêng để làm được việc đó. Với bản thân tôi qua nhiều năm đứng lớp và 
áp dụng các biện pháp dạy học. Tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm để dạy 
và học tốt phân môn Tập làm văn như sau: 
 - Giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt sẽ dạy tốt. Đặc biệt là khâu hướng dẫn 
học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 
 - Giáo viên phải có kiến thức vững vàng, phương pháp tổ chức học tập 
tốt để phát huy và khai thác triệt để tính chủ động, sự sáng tạo trong học tập của 
học sinh tạo hứng thú và duy trì hứng thú cho học sinh qua một số trò chơi phù 
hợp với đặc trưng bộ môn. Để giờ học Tập làm văn đạt được là giờ mà học sinh 
được sáng tạo bằng ngôn từ. 
 - Giáo viên không ngừng học hỏi và tự trau dồi kiến thức văn học cho 
mình. Kết hợp được kiến thức của các môn học nói chung và của phân mônTập 
làm văn với các phân môn trong môn Tiếng việt nói riêng. 
 - Thường xuyên ghi chép, hướng dẫn học sinh ghi chép ý hay, câu văn 
hay,vào sổ tay văn học để giúp cho học sinh làm giàu vốn ngôn ngữ và áp 
dụng tốt những biện pháp dạy hay có hiệu quả trong các giờ học. 
 - Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm 
tòi. Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học 
theo hướng đổi mới. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ 
thể của hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút 
ra kết luận phù hợp với bài học. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Phú Thịnh, ngày 01 tháng 3 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Thủy 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_biet_dung_tu_dat_cau_va.pdf