Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam - Thông qua các hoạt động đội

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam - Thông qua các hoạt động đội

A/ THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA THỜI SƠ SỬ Ở VIỆT NAM

Trên đại thể, chúng ta có thể tạm chia lịch sử dân tộc ta thành mấy thời đại lớn sau đây:

- Thời đại trước khi có nhà nước ( Tiền sử )

- Thời đại Hùng Vương – An Dương Vương ( Sơ sử )

- Thời đại bị phong kiến Trung Quốc đo hộ ( Bắc thuộc )

- Thời đại độc lập và tự chủ

- Thời đại bị thực dân Pháp thống trị ( Pháp thuộc )

- Thời đại hiện đại ( từ Cách mạng tháng tám đến nay )

 

doc 18 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1497Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế thứ các triều vua Việt Nam - Thông qua các hoạt động đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường vừa tham gia các hoạt động Đội, vừa học tập, hiểu biết được các kiến thức lịch sử dân tộc, đặc biệt là thứ tự các đời vua Việt Nam để khi các em được hỏi, được nhắc đến thì bản thân mỗi em đều có thể trả lời rành rọt.
Trên cơ sở các hoạt động của nhà trường, tôi đã lồng ghép các hoạt động Đội như: Phát thanh măng non, tuyên truyền dưới cờ, tổ chức các hội thi viết, vẽ, các trò chơi vận động, trò chơi lớn, mang màu sắc lịch sử dân tộc nhằm từng bước hình thành trong mỗi học sinh – đội viên của trường hệ thống lịch sử các vị vua Việt Nam qua từng thời kì. Từ các hoạt động Đội trên, các em học sinh – đội viên trong nhà trường đã một phần học tập được thêm các kiến thức mà đôi khi trong quá trình học tập ở lớp các em vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ. Qua các hoạt động Đội trên cũng đã giúp các em có hứng thú hơn đối với môn học lịch sử trong nhà trường, môn học mà hiện nay cả nước đang phải từng bước đầu tư để khôi phục lại tư tưởng xem nhẹ việc học tập của các em. 
Bản thân tôi cho rằng đây là một giải pháp hoàn toàn mới giúp việc học tập các kiến thức bộ môn văn hóa nói chung và môn lịch sử nói riêng trong trường học đạt được kết quả cao hơn, từ đó cũng khẳng định rằng vai trò của tổ chức Đội và các hoạt động Đội trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Trong quá trình giảng dạy và tổ chức các phong trào, hoạt động Đội, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội và giúp các em học sinh học tập kiến thức văn hóa trong quá trình tham gia các hoạt động Đội, ở đây tôi xin trình bày các biện pháp giúp các em có hứng thú trong việc học tập các kiến thức về thế thứ các triều vua Việt Nam thông qua các hoạt động của Đội.
1. Giải pháp 1: Tổ chức học tập qua chương trình phát thanh măng non hàng tuần và đề cương tóm tắt
	Vào đầu năm học Ban biên tập chương trình phát thanh măng non soạn thảo các nội dung liên quan đến vấn đề lịch sử theo từng giai đoạn, bên cạnh đó, vào cuối chương trình phát thanh hàng ngày sẽ có các câu hỏi mang tính chất đố vui để kích thích các em tham gia lắng nghe và theo dõi và trả lời các câu hỏi trong chương trình. Việc thực hiện phát thanh hàng ngày, hàng tuần trong phạm vi toàn trường sẽ giúp cho hầu hết các em đội viên nắm được kiến thức về lịch sử của các triều vua Việt Nam qua các thời kì.
Song song với việc phát thanh măng non, bản thân tôi còn tiến hành in ấn các tài liệu có liên quan đến kiến thức lịch sử dưới dạng tóm tắt để phát về các lớp, đề cương dưới dạng bỏ túi giúp các em tìm hiểu những điều thú vị về các triều vua Việt Nam trong những giờ rãnh rỗi. Thêm vào đó, ngay ở các khu vực lớp học, cầu thang của trường, tôi cũng sử dụng việc in ấn các đề cương này và treo ở những khu vực các em học sinh dễ nhìn thấy giúp các em không quên những kiến thức mà bản thân vừa tìm hiểu và được nghe phát thanh hàng ngày, khắc sâu vào trí nhớ để các em không quên kiến thức lịch sử của từng giai đoạn. Từ đó sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức lịch sử các triều vua Việt Nam qua các thời kì trong thời gian ngắn nhất.
Khi thực hiện việc phát thanh măng non và học tập kiến thức lịch sử trong thời gian ngắn, tôi thực hiện khảo sát thông qua các bài trắc nghiệm và được kết quả như mong muốn như sau:
Số học sinh tham gia khảo sát
Trước khi thực hiện khảo sát
Sau khi thực hiện khảo sát
124 em
15 em biết
92 em biết
Các bài trắc nghiệm chủ yếu được hỏi về tên các vị vua có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân tộc, các vị anh hùng dân tộc như: Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lý Thái Tổ, Đinh Thái Tổ, câu trắc ngCác kiến thức của từng câu trắc nghiệm không đánh đố học sinh mà chỉ mang tính chất loại trừ hoặc gợi mở như:
Vị vua nào đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên là Thăng Long ?
a. An Dương Vương 	b. Trần Thái Tông
c. Lý Thái Tổ	d. Bảo Đại
Trước khi thực hiện biện pháp này thì với câu hỏi trên chỉ có 13 /124 em học sinh tham gia khảo sát biết và chọn đúng đáp án c. Lý Thái Tổ, từ đó ta có thể thấy các em học sinh nắm rất yếu về lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên cũng với câu hỏi trên nhưng qua thực hiện biện pháp này thì số lượng các em học sinh biết rõ về vua Lý Thái Tổ đã có chuyển biến rất tốt: 118/124 em học sinh chọn đúng đáp án.
Qua việc thực hiện chương trình phát thanh và học tập theo đề cương tóm tắt cho thấy: Việc học tập tại lớp các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng tạo cho học sinh trạng thái nặng nề, ít hứng thú. Các em tham gia khảo sát đề tại này với tâm lý thoải mái, không nặng nề về chất lượng, điểm số đã hoàn thành tốt các yêu cầu của việc học tập lịch sử thông qua các hoạt động của Đội. Từ đó có thể nhận thấy hiệu quả của các hoạt động Đội ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em học sinh.
2. Giải pháp 2: Tổ chức hội thi “ Đi tìm các triều vua Việt Nam ” 
Từ việc thực hiện phát thanh măng non và học tập lịch sử theo đề cương tóm tắt như trên, tôi tiến hành tổ chức hội thi mang tên “ Đi tìm các triều vua Việt Nam ” để vừa tạo sân chơi cho các em học sinh – đội viên, vừa giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ, việc tổ chức hội thi được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Làm bài trắc nghiệm dưới nhiều dạng: Chọn câu trả lời đúng nhất, nối ý, điền từ còn thiếu,Hình thức này được thực hiện tùy theo khối lớp. 
Ở khối lớp 6,7 vì các em vẫn còn hiếu động, “ trẻ con ” nên tôi đã tổ chức cho các em tham gia hội thi này dưới hình thức Trò chơi lớn (vận động, vượt chướng ngại vật,). Cách thức thực hiện như sau: 
Đối tượng và số lượng tham gia: toàn thể học sinh khối 6-7.
Hình thức: Vận động, vượt chướng ngại vật
Thời gian thực hiện: 45 – 60 phút.
Chuẩn bị: Các mật thư, người đóng giả các nhân vật tùy theo trò chơi chọn triều vua nào của nước ta, các bảng lớn , giấy rô-ki in sẵn các câu hỏi trắc nghiệm, các bảng trắc nghiệm,phần thưởng cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.
Cách chơi: Các đội tham gia hội thi phải vượt qua chướng ngại vật trên đường, tìm các nhân vật có ảnh hưởng đến thời đại đó và quan trọng nhất là tìm được triều vua trong trò chơi. Đội giành chiến thang là đội về đích đầu tiên, hoàn thành tốt các nội dung và đọc đúng tên triều vua cuối cùng của trò chơi.
Kết thúc hội thi – trò chơi lớn – tôi tiến hành ôn lại lịch sử thời đại của triều vua trong trò chơi, đặt các câu hỏi có liên quan và yêu cầu các em học sinh trả lời.
Như vậy, với việc tổ chức các hoạt động Đội gắn với việc học tập lịch sử các triều vua Việt Nam qua các thời kì, các em học sinh đã hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh của dân tộc, các anh hùng, các nhân vật có tẩm ảnh hưởng lớn đối với nước ta, từ đó giáo dục các em ý thức học tập tốt để xứng đáng với truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đối với học sinh khối 8,9: Tôi tổ chức cho các em tham gia hội thi dưới hình thức thi “ Rung chuông vàng ”, cách thức thực hiện như sau:
Đối tượng và số lượng tham gia: học sinh khối 8 – 9, mỗi lớp chọn 10 em tham gia.
Hình thức: Trả lời trắc nghiệm và trả lời theo hiểu biết.
Thời gian thực hiện: 30 – 45 phút
Chuẩn bị: Bảng con, bút dạ, câu hỏi và đáp án lịch sử, hệ thống âm thanh tốt, người dẫn chương trình,
Cách tham gia: Mỗi thí sinh tham gia sẽ ngồi tại vị trí do Ban tổ chức quy định. Các thí sinh sẽ cùng trả lời các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra, nếu thí sinh trả lời đúng sẽ tiếp tục ở lại cuộc thi và tham gia các câu hỏi kế tiếp, nếu thi sinh trả lời sau bất cứ câu hỏi nào thì phải rời khỏi vị trí thi và không được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo. Khi chỉ còn thì sinh cuối cùng thì thí sinh này chỉ trả lời một câu hỏi nữa của Ban tổ chức, nếu đúng thì thí sinh này sẽ đạt giải đặc biệt “ Rung chuông vàng ” của hội thi, nếu sai thì thí sinh này chỉ đạt giải nhất của hội thi.
Qua từng câu hỏi lịch sử trong hội thi, ta có thể nhắc lại một cách ngắn gọn, tóm tắt về các triều vua, lịch sử đấu tranh, các thành tựu của thời kì đó nhắm giúp các em biết thêm về lịch sử dân tộc.
Thông qua hội thi, ta có thể thấy được việc học tập các kiến thức lịch sử tại lớp, việc tham gia các cuộc thi mang tính phong trào ở các cấp thường mang lại hiệu quả thấp hơn sơ với việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em học sinh tham gia. Các hoạt động trên nhắc nhở chúng ta rằng: Việc học gượng ép thường không mang lại hiệu quả mà chỉ gây cho người học cảm thấy áp lực, chán ghét. Việc tham gia các phong trào trên với nền tảng là các em được lắng nghe hàng ngày qua chương trình phát thanh măng non, tài liệu tóm tắt mà các em nhìn thấy hằng ngày ở những nơi các em thường đi qua giúp các em có hứng thú hơn vì bản thân các em biết được mình có thể tham gia tốt. Điều này trái ngược với việc học tập văn hóa ở trường là: Các em học giỏi thường hứng thú học tập, các em học yếu thường chán nản, ít hứng thú học tập. Vậy với việc chúng ta tổ chức các hoạt động được xem là “ Món ăn tinh thần ” của Đội thì việc học tập các môn văn hóa nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng giúp các em ngày càng hứng thú hơn trong việc học tập lịch sử, nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống đấu tranh, tự hào dân tộc đối với các em học sinh – đội viên.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Qua việc tổ chức các hoạt động Đội nhắm giúp các em hoc sinh – đội viên học tập tốt lịch sử - thế thứ các triều vua Việt Nam, bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường, Chi đoàn và giáo viên bộ môn lịch sử hết sức ủng hộ và cùng tôi tham gia tổ chức các hội thi. Đối với các em học sinh, lúc đầu bản thân các em còn ngỡ ngàng và ít quan tâm đến các hoạt động, đặc biệt là việc phải học tập kiến thức lịch sử theo đề cương tóm tắt. Tuy nhiên, sau vài tuần lắng nghe các chương trình phát thanh măng non với các nội dung thường gắn liền với kiến thức trên lớp của mình, bên cạnh đó là việc tham gia trả lời các câu hỏi đố vui hàng tuần đã tạo cho các em cảm giác hứng thú trong việc tiếp nhận các kiến thức lịch sử gần gũi, để từ đó các em cảm thấy việc học tập lịch sử thật dễ dàng, thú vị và bản thân cần phải có trách nhiệm hơn với lịch sử dân tộc. 
Bên cạnh việc tổ chức hội thi với mục đích học tập và tìm hiểu lịch sử Việt Nam, tôi cũng đã tích hợp hội thi với việc thực hiện kiểm tra công nhân chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi đối với những đội viên đăng ký chuyên hiệu này. Số lượng đội viên đầu năm đăng ký thực hiện khá ít, tuy nhiên trong năm học 2013 – 2014 đa số các em học sinh của năm học trước đã tham gia đăng ký chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi tăng lên khá cao, cụ thể như sau: 
Thông kê số lượng đội viên đăng ký chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi
Năm học 2012 – 2013
Năm học 2013 - 2014
19 đội viên / 530 đội viên
326 đội viên / 593 đội viên
Trước đó số lượng các em học sinh tham gia các cuộc thi, hội thi và học tập các kiến thức lịch sử theo đề cương tóm tắt cũng đã tăng lên rõ rệt, thời gian rãnh rỗi các em thường ngồi lại để tham gia trả lời các câu hỏi đó vui của chương trình phát thanh măng non hoặc các em cũng tự đó nhau các kiến thức về lịch sử, thứ tự các vị vua Việt Nam. 
Thống kê số lượng học sinh tham gia trả lời các câu hỏi lịch sử trong chương trình phát thanh măng non hàng tuần
Năm học 2012 – 2013
Năm học 2013 - 2014
76 đội viên / 530 đội viên
235 đội viên / 593 đội viên
Qua bảng số liệu thống kê cho thầy việc các em đội viên cảm thấy các hoạt động Đội đã đem lại nhiều lợi ích trong việc học tập của bản thân các em, tửng bước giúp các em giảm thời gian học tập tại lớp nhưng vẫn giúp bản thân hiểu thêm một phần các kiến thức ở các môn học. Nhưng điều đặc biệt là việc tham gia các hoạt động của Đội không gò bó, không năng nề mà chỉ mang tính chất vui chơi, giải trí mà lại có thể hiểu được các kiến thức theo hình thức “ vừa học, vừa chơi ”.
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài này đã được tôi áp dụng tại đơn vị mình trong năm học 2012 – 2013 và tiếp tục thực hiện trong năm học 2013 – 2014 đã thu được những hiệu quả rất lớn. Việc tổ chức các hoạt động Đội như: phát thanh măng non, trò chơi lớn, rung chuông vàng,thì hầu như ở Liên đội nào trong cả nước cũng thực hiện. Tuy nhiên hinh thức chúng ta thực hiện như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất thì tôi xin đề xuất như sau:
Cần phải có kế hoạch lâu dài và thật cụ thể trong việc tổ chức các hoạt động Đội nhằm giúp các em đội viên học tập kiến thức lịch sử đất nước, đặc biệt là việc nắm rõ quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Việt Nam.
Trong các hoạt động Đội cần có sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể và cá nhân có chuyên môn để giúp cho các hoạt động được tiến hành thuận lợi hơn.
Các hội thi dù nhỏ cũng cần phải có kinh phí để khen thưởng cho các cá nhân, tập thể các em đội viên nhằm khích lệ tinh thần các em.
Cần thiết phải tổ chức chuyên đề về lịch sử đất nước ở các cụm thi đua hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên – Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo – nhằm giúp các Liên đội bạn học hỏi cách thức thực hiện để triển khai cho Liên đội mình.
Tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam theo mức độ từ các Chi đội đến các Liên đội và giữa các Liên đội với nhau nhằm giúp các em giao lưu, học hỏi và hiểu được tầm quan trọng của lịch sử đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương lịch sử Việt Nam quyển 1,2,3 – Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh - Nhà xuất bản Giáo dục – 2007
2. Thế thứ các triều vua Việt Nam – Nguyễn Khắc Thuần – Nhà xuất bản Giáo dục – 1995 
3. Cẩm nang Trò chơi sinh hoạt tập thể Thanh thiếu niên – Trương Hưởng – Nhà xuất bản Trẻ - 2008
4. Cẩm nang Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể - Trường Đoàn Lý Tự Trọng – Nhà xuất bản Trẻ - 7/2011
PHỤ LỤC
A/ THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA THỜI SƠ SỬ Ở VIỆT NAM
Trên đại thể, chúng ta có thể tạm chia lịch sử dân tộc ta thành mấy thời đại lớn sau đây:
Thời đại trước khi có nhà nước ( Tiền sử )
Thời đại Hùng Vương – An Dương Vương ( Sơ sử )
Thời đại bị phong kiến Trung Quốc đo hộ ( Bắc thuộc )
Thời đại độc lập và tự chủ
Thời đại bị thực dân Pháp thống trị ( Pháp thuộc )
Thời đại hiện đại ( từ Cách mạng tháng tám đến nay )
I/ THỜI ĐẠI TRƯỚC KHI CÓ NHÀ NƯỚC
1/ Cách đây khoảng 30 vạn năm: Người-vượn đã có mặt trên lãnh thổ nước ta 
2/ Thời kì đồ đá:
Đồ đá cũ: Chấm dứt cách đây khoảng trên một vạn năm
Đồ đá giữa: Mở đầu cách đây khoảng trên một vạn năm và kết thúc cách đây khoảng gần một vạn năm.
Đồ đá mới: Mở đầu cách đây khoảng gần một vạn năm và kết thúc cách nay khoảng bốn vạn năm
3/ Thời kì đồ đồng:
Sơ kì: Cách đây khoảng bốn ngàn năm
Trung kì: Cách đây khoảng ba ngàn năm
Hậu kì: Cách đây gần ba ngàn năm
II/ THẾ THỨ THỜI VUA HÙNG
1/ Hùng Dương ( tức Lộc Tục )
2/ Hùng Hiền ( tức Sùng Lãm )- Lạc Long Quân
3/ Hùng Lân
4/ Hùng Việp
5/ Hùng Hy
6/ Hùng Huy
7/ Hùng Chiêu
8/ Hùng Vỹ
9/ Hùng Định
10/ Hùng Hy  (*)
11/ Hùng Trinh
12/ Hùng Võ
13/ Hùng Việt
14/ Hùng Anh
15/ Hùng Triều
16/ Hùng Tạo
17/ Hùng Nghị
18/ Hùng Duệ
(*) Tuy đọc là Hy nhưng mặt chữ Hán của hai chữ Hy này hoàn toàn khác nhau
III/ THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG
 Chỉ có một đời là An Dương Vương – vua của nước Âu Lạc ( ?-179TCN )
B/ THẾ THỨ THỜI BẮC THUỘC (179 TCN ĐẾN 905 )
I/ THẾ THỨ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ CỦA NAM VIỆT
1/ Triệu Vũ Đế ( 206 đến 137 TCN ) (nghi ngờ nhưng hiện chưa có tài liệu đáng tin cậy nào để kiểm tra lại ). Họ tên: Triệu Đà
2 / Triệu Văn Vương ( 136 đến 125 TCN ). Họ tên: Triệu Hồ
3/ Triệu Minh Vương ( 124 đến 113 TCN ) . Họ tên: Triệu Anh Tề
4/ Triệu Ai Vương ( 112 TCN) . Họ tên: Triệu Hưng
5/ Thuật Dương Vương ( 111 TCN ) . Họ tên: Triệu Kiến Đức
II/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI LƯỠNG HÁN ( ? – 220 )
III/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI THUỘC NGÔ ( 220 - 280 )
IV/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI THUỘC TẤN ( 280 - 420 )
V/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI NAM TRIỀU ( 420 - 542 )
VI/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI TÙY VÀ ĐƯỜNG ( 602 - 618 )
VII/ CÁC CHÍNH QUYỀN TỰ CHỦ ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG BẮC THUỘC
1/ Chính quyền Trưng Nữ Vương: Trưng Trắc, Trưng Nhị ( 40 – 43 )
2/ Chính quyền Bà Triệu: Triệu Thị Trinh ( 248 )
3/ Thế thứ chính quyền nhà Tiền Lý( 542 – 602 )
a/ Lý Nam Đế : Lí Bí( tên khác là Lý Bôn ) ( 542 – 548 )
- Quốc hiệu: Vạn Xuân
- Niên hiệu: Đại Đức ( có tên khác là Thiên Đức )
b/ Triệu Việt Vương: Triệu Quang Phục ( 546 – 571 )
c/ Lý Phật Tử ( 555 – 602 ). Còn gọi là Hậu Lý Nam Đế
4/ Chính quyền Đinh Kiến ( 687 ) 
5/ Chính quyền Mai Hắc Đế: Mai Thúc Loan (tên khác là Mai Huyền Thành ) ( 772 )
6/ Chính quyền họ Phùng ( ? – 791 )
a/ Bố Cái Đại Vương: Phùng Hưng ( tự là Công Phấn ) ( ? – 789 )
b/ Phùng An ( 789 – 791 )
7/ Chính quyền Dương Thanh ( 819 – 820 )
C/ THẾ THỨ CÁC TRIỀU ĐẠI Ở BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦ ( ĐẦU THẾ KỈ THỨ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XI )
I/ THẾ THỨ HỌ KHÚC ( 905 – 930 )
1/ Khúc Thừa Dụ ( 905 – 907 )
2/ Khúc Hạo ( 907 – 917 )
3/ Khúc Thừa Mỹ ( 917 – 930 )
II/ CHÍNH QUYỀN DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ ( 931 – 937 )
III/ THẾ THỨ CHÍNH QUYỀN NGÔ VƯƠNG ( 938 – 965 )
1/ Tiền Ngô Vương: Ngô Quyền ( 938 – 944 )
2/ Dương Bình Vương: Dương Tam Kha ( 945 – 950 )
3/ Hậu Ngô Vương: Ngô Xương Văn ( 951 – 965 ), xưng là Nam Tấn Vương
4/ Danh sách 12 sứ quân
Ngô Xương Xí
Trần Lãm
Nguyễn Thủ Tiệp
Lý Khuê
Lã Đường
Phạm Bạch Hổ
Nguyễn Siêu
Nguyễn Khoan
Kiều Công Hãn
Kiều Thuận
Đỗ Cảnh Thạc
Ngô Nhật Khánh
IV/ THẾ THỨ TRIỀU ĐINH ( 968 – 980 )
1/ Đinh Tiên Hoàng: Đinh Bộ Lĩnh ( 968 – 979 )
-Quốc hiệu: Đại Cồ Việt
- Niên hiệu: Thái Bình
-Định đô: Hoa Lư ( nay thuộc Ninh Bình )
2/ Đinh Phế Đế: Đinh Toàn ( 980 )
- Niên hiệu: Thiên Phúc
V/ THẾ THỨ TRIỀU TIỀN LÊ ( 980 – 1009 )
1/ Lê Hoàn: Lê Hoàn ( 980 – 1005 )
- Niên hiệu: Thiên Phúc(980-988); Hưng Thống ( 989-993); Ứng Thiên ( 994-1005 )
2/ Lê Trung Tông: Lê Long Việt ( 1005 )
3/ Lê Ngọa Triều: Lê Long Đĩnh ( 1005 – 1009 )
- Niên hiệu: Ứng Thiên ( 1005-1007 ); Cảnh Thuỵ (1007-1009 )
VI/ THẾ THỨ TRIỀU LÝ ( 1010 – 1225 )
1/ Lý Thái Tổ: Lý Công Uẩn ( 1010 – 1028 )
- Niên hiệu: Thuận Thiên
2/ Lý Thái Tông: Lý Phật Mã, còn có tên khác là Lý Đức Chính( 1028 – 1054 )
- Niên hiệu: Thiên Thành ( 1028-1034); Thông Thuỵ ( 1034-1039 ); Càn Phù Hữu Đạo ( 1039-1042 ); Minh Đạo ( 1042-1044 ); Thiên Cảm Thánh Vũ ( 1044 – 1049 ); Sùng Hưng Đại Bảo ( 1049-1054 )
3/ Lý Thánh Tông: Lý Nhật Tôn ( 1054 – 1072 )
- Niên hiệu: Long Thuỵ Thái Bình ( 1054-1058 ); Chương Thánh Gia Khánh ( 1059 – 1065 ); Long Chương Thiên Tự ( 1066-1068 ); Thiên Huống Bảo Tượng ( 1068-1069 ); Thần Vũ ( 1069-1072 )
4/ Lý Nhân Tông: Lý Càn Đức ( 1072 – 1127 )
5/ Lý Thần Tông: Lý Dương Hoán ( 1128 – 1138 )
6/ Lý Anh Tông: Lý Thiên Tôn ( 1138 – 1175 ) 
7/ Lý Cao Tông: Lý Long Trác ( 1175 – 1210 )
8/ Lý Huệ Tông: Lý Hạo Sảm ( 1210 – 1224 )
9/ Lý Chiêu Hoàng: Lý Phật Kim ( 1224 – 1225 )
VII/ THẾ THỨ TRIỀU TRẦN ( 1225 – 1400 )
1/ Trần Thái Tông: Trần Cảnh ( 1225 – 1258 )
2/ Trần Thánh Tông: Trần Hoảng ( 1258 – 1278 )
3/ Trần Nhân Tông: Trần Khâm ( 1278 – 1293 )
4/ Trần Anh Tông: Trần Thuyên ( 1293 – 1314 )
5/ Trần Minh Tông: Trần Mạnh ( 1314 – 1329 )
6/ Trần Hiển Tông: Trần Vượng ( 1329 – 1341 )
7/ Trần Dụ Tông: Trần Hạo ( 1341 – 1369 )
8/ Dương Nhật Lễ ( 1369 – 1370 )
9/ Trần Nghệ Tông: Trần Phủ ( 1370 – 1372 )
10/ Trần Duệ Tông: Trần Kính ( 1372 – 1377 )
11/ Trần Phế Đế: Trần Hiện ( 1377 – 1388 )
12/ Trần Thuận Tông: Trần Ngung ( 1388 – 1398 )
13/ Trần Thiếu Đế: Trần An ( 1398 – 1400 )
VIII/ THẾ THỨ THỜI HẬU TRẦN ( 1407 – 1413 )
1/ Giản Định Đế: Trần Ngỗi ( 1407 – 1409 )
2/ Trung Quang Đế: Trần Quý Khoáng ( 1409 – 1413 )
IX/ THẾ THỨ TRIỀU HỒ 
1/ Hồ Quý Ly ( 1400 )
2/ Hồ Hán Thương ( 1400 – 1407 )
X/ THẾ THỨ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ CỦA NHÀ MINH
XI/ THẾ THỨ TRIỀU LÊ
1/ Lê Thái Tổ: Lê Lợi ( 1428 – 1433 )
2/ Lê Thái Tông: Lê Nguyên Long ( 1433 – 1442 )
3/ Lê Nhân Tông: Lê Bang Cơ ( 1442 – 1459 )
4/ Lê Nghi Dân ( 1459 – 1460 )
5/ Lê Thánh Tông: Lê Tư Thành ( 1460 – 1497 )
6/ Lê Hiến Tông: Lê Tranh, lại có tên khác là Lê Huy ( 1497 – 1504 )
7/ Lê Túc Tông: Lê Thuần ( 1504 )
8/ Lê Uy Mục: Lê Tuấn, lại có tên khác là Lê Huyên ( 1505 – 1509 )
9/ Lê Tương Dực: Lê Oanh ( hoặc Lê Oánh ), lại có tên khác là Lê Trừ ( 1510 – 1516 )
10/ Lê Chiêu Tông: Lê Y, lại có tên khác là Lê Huệ ( 1516 – 1522 )
11/ Lê Cu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_2.doc