Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển. Nó đã và đang làm thay đổi

cuộc sống của con người và nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh

những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con

người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những

kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những

năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính

thì rất dễ gặp trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống

cho mọi người là vấn đề cấp thiết.

Có một câu danh ngôn thế này: “ Hãy cứ với tay lên bầu trời, bởi nếu

bạn không có được mặt trăng thì rất có thể bạn sẽ có được những vì sao”. Câu

danh ngôn trên như một lời động viên rất nhẹ nhàng, nó nhắn nhủ mỗi con người

chúng ta, vượt qua rào cản bản thân để sẵn sàng vượt qua thử thách phía trước,

bằng một tâm thế tự tin, chững chạc. Nhưng, làm thế nào để có thể tự tin vững

bước lại là một câu hỏi rất khó trả lời. Việc phát triển tính tự tin, dám thể hiện

bản thân của mỗi người phải được bắt đầu ngay từ những năm đầu của tuổi mẫu

giáo. Tuy nhiên, một phần rất quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên này

là giai đoạn 5 – 6 tuổi. Trên thực tế, lứa tuổi này các con còn phụ thuộc rất nhiều

ở người lớn. Các con vẫn phát triển trong hai vòng tròn: Gia đình và nhà trường.

Nhưng vòng tròn của nhà trường thông thường sẽ to hơn. Vì sao vậy? Vì thời

gian đứa trẻ ở trường nhiều hơn, con được tiếp xúc với thầy cô, với bạn bè nhiều

hơn nên những con người đó dễ ảnh hưởng đến con hơn. Chính vì vậy, việc hình

thành và phát triển tính tự tin của trẻ muốn thành công phụ thuộc vào một yếu tố

không nhỏ - Đó là sự giáo dục của cô giáo, của nhà trường

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1699Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng và phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o những mầm non – những 
chủ nhân thiên tài của đất nước. 
2. Thực trạng vấn đề: 
2.1. Đặc điểm chung: 
 Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 280 trẻ, chia thành 9 nhóm lớp. 
Tổng số giáo viên nhân viên trong trường hiện nay là 38 đồng chí, 100% các cán 
bộ giáo viên nhân viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó lớp 
Mẫu giáo lớn A1 của chúng tôi gồm 3 giáo viên có trình độ cao đẳng và 42 trẻ 
bao gồm: 24 trẻ nữ, 18 trẻ nam. 
Là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, quan sát các hoạt động hàng 
ngày của trẻ, trò chuyện trao đổi với trẻ và qua kiểm tra kết quả các hoạt động 
của trẻ, tôi thấy đa số trẻ tỏ ra thiếu tự tin thường có các dấu hiệu như: 
+ Tránh tham gia các thử thách, nhiệm vụ do sợ bị thua. 
+ Bỏ cuộc, hay gian lận ngay khi thấy các dấu hiệu thất bại, khó hoàn thành. 
+ Rút khỏi hoạt động tập thể, hay thất vọng. buồn bã, lặng lẽ một mình. 
 Với những đặc điểm, tình hình của trường, của lớp và qua thực tế khảo sát, 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
4/15 
trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 
2.2. Thuận lợi 
* Về cơ sở vật chất: 
Phòng giáo dục và BGH nhà trường luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ bằng cách tổ chức các chuyên đề, các lớp tập 
huấn,các buổi kiến tập chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng nuôi và dạy cho 
giáo viên. 
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi sạch sẽ thuận tiện cho việc 
tiến hành các hoạt động học tập vui chơi của trẻ. 
BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, đồ dùng đồ 
chơi theo đúng Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 về danh mục đồ 
dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu trong trường mầm non. 
* Về giáo viên: 
Lớp có 3 giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi các tài liệu trên mạng 
hay trong sách báo để nắm bắt những tri thức mới phục cho việc chăm sóc giáo 
dục trẻ tốt hơn. 
* Về học sinh và phụ huynh: 
100% trẻ ăn ngủ tại lớp nên dễ dàng, thuận tiện trong việc giáo dục trẻ 
mọi lúc mọi nơi. 
Đa số phụ huynh phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giáo 
dục trẻ. 
2.3. Khó khăn 
* Về cơ sở vật chất 
 Tài liệu tham khảo bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn tự tin cho trẻ còn 
chưa nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay. 
* Về trẻ: 
 Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều gây khó khăn trong việc 
cung cấp kiến thức. 
 Trẻ đi học chưa đều do sức khỏe và hạn chế về thể chất 
 Trẻ lứa tuổi này có nhu cầu khẳng định mình rất lớn, trẻ muốn có thẩm 
quyền với mọi vật xung quanh, do đó tính ích kỷ dễ phát triển gây cản trở trong 
việc tiếp thu các kiến thức mới. 
* Về phụ huynh: 
Đa số trẻ thuộc gia đình làm nông nghiệp và dịch vụ nên chưa nhận thức 
rõ về bậc học mầm non, ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều do ông, bà 
đưa đón con đi học. Vì vậy, việc thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục trẻ 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
5/15 
giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. 
Nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa sự tự tin và bao bọc, đôi khi yêu con quá 
mà “ che chắn ” con quá kĩ gây trở ngại đến sự phát triển tính tự tin ở trẻ. 
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã áp dụng một số biện 
pháp giáo dục như sau: 
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
3.1. Biện pháp 1:Tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức về chăm 
sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
 Năm học 2019- 2020, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo Lớn A1, 
để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra trước tiên tôi phải trang bị cho 
mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ năng giáo 
dục thực tế. 
Trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi có đặc thù tâm lý, tính cách riêng nên để thấu 
hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu như: về tâm 
lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản Đại học sư phạm, 
Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mần non của nhà xuất bản Quốc 
gia Hà Nội, Sách có điều kiện cứ thể hiện và quyển nghệ thuật sống tự tin. 
Ngoài ra, tôi tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên 
mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã 
đăng ký tham gia các trang website của ngành, các trường khác để tìm hiểu thêm 
thông tin. Ngoài ra tôi còn tham dự và ghi chép đầy đủ nội dung các buổi bồi 
dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức, thực hiện tốt sự chỉ đạo chuyên môn của 
nhà trường, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến đóng góp của chị em đồng 
nghiệp. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức và học tập “Làm theo tấm gương 
đạo đức Hồ Chí Minh”. 
 Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng để tạo ra một đứa trẻ tự 
tin, mạnh dạn, cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần: 
- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với bạn bè, người lớn, dạy trẻ chia sẻ đồ chơi 
hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè. 
- Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ, cho trẻ tiếp nhận với nhiều 
hoạt động yêu thích. 
- Chia sẻ nếu trẻ thất bại, dạy trẻ cách đặt ra mục tiêu thực tế và giải quyết 
vấn đề khi mà trẻ đã đặt ra. 
-Tôn trọng quyết định của trẻ, ủng hộ sở thích của trẻ. 
- Lắng nghe nguyện vọng của trẻ, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, trả lời tất 
cả các câu hỏi của trẻ. 
- Đừng ngại đưa ra những lời cổ vũ, động viên kịp thời. Luôn nhớ rằng: 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
6/15 
Lời khen là liều thuốc bổ. 
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể 
tích hợp được tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. 
Kết quả: Khi tôi đã nắm bắt được tâm lý trẻ theo lứa tuổi mà mình phụ 
trách kết hợp với tinh thần tự học và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên 
môn. Từ đó là một điều kiện thuận lợi giúp tôi triển khai sang biện pháp tiếp 
theo. 
3.2. Biện pháp 2:Xây dựng môi trường, lớp học thân thiện, gần gũi với trẻ 
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân 
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa 
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và 
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch trang trí sắp xếp tạo môi 
trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ 
dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ, đặc biệt tạo 
nhiều góc mở để trẻ được trải nghiệm một cách tích cực. 
Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng nội quy, qui định trong lớp học và cách 
giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nề nếp được thực hiện ngay khi đón 
trẻ vào năm học mới. Tôi có những nội quy góc chơi với trẻ cách lấy đồ dùng đồ 
chơi đúng nơi qui định hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, 
không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật 
trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các 
vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau 
Kết quả: Sau khi xây dựng được môi trường lớp học, thân thiện gần gũi 
trẻ tôi có thể giúp trẻ hứng thú đến trường, đến lớp. Để từ đó có thể lựa chọn 
các hình thức bồi dưỡng, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn thông qua việc thực 
hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. 
3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn thông qua việc 
thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ 
 Trẻ mẫu giáo rất dễ bị phân tâm, mất tập chung chú ý bởi các yếu tố bên 
ngoài. Chính bởi sự đặc điểm đó, nên cô giáo phải gần gũi, yêu thương và trò 
chuyện với trẻ một cách cởi mở, tự nhiên để trẻ tự bộc lộ bản thân. Bằng cách 
đó, những kiến thức cung cấp cho trẻ luôn phong phú, nhẹ nhàng không gượng 
ép. Khi tiến hành giáo dục tính mạn dạn, tự tin cho trẻ tôi sử dụng phương pháp 
giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi để luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm thực tế cho 
trẻ. 
* Thông qua giờ đón, trả trẻ 
Hiểu được đặc điểm tâm lý thích thích bắt chước, thích làm người lớn của 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
7/15 
trẻ nên tôi luôn là người gương mẫu, ân cần chuẩn mực trong giao tiếp. Tôi tươi 
cười, vui vẻ khi đón trẻ, tạo mối quan hệ thân thiết với phụ huynh để trẻ học tập 
cách giao lưu, trò chuyện. Tôi nhắc nhở trẻ trong cách xưng hô với bố mẹ, uốn 
nắn rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác chào cô, chào bạn khi đến lớp, biết chào 
bố mẹ, người thân khi đi học về. 
Trong giờ đón trẻ, tôi nhẹ nhàng đưa trẻ vào góc khám phá và trò truyện. 
Ở chủ đề gia đình, tôi trò chuyện cùng trẻ về gia đình trẻ: Gia đình của các con 
có những ai? Bố mẹ các con làm nghề gì? Nhà các con có mấy anh, chị em? Con 
sẽ làm gì khi em bé đòi đồ chơi của con? Con sẽ làm gì khi ông bà, bố mẹ đau 
ốm? Qua đó, tôi đã giúp trẻ tự tạo cho mình cơ hội thể hiện mình là em bé 
ngoan, tự chủ và tích cực. 
*Thông qua hoạt động học: 
 Một ngày ở trường trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau. 
Trong đó, hoạt động nào cũng có khả năng giúp trẻ bồi dưỡng đức tính tự tin, 
mạnh dạn. Với hoạt động học, trẻ thường được cung cấp rất nhiều kiến thức 
thuộc các mảng khác nhau, phù hợp lứa tuổi, tâm sinh lý. Khi trẻ tiếp cận được 
hết các kiến thức, kỹ năng của các giờ học thì hiển nhiên đứa trẻ đó đủ tự tin và 
khả năng để tham gia và chiến thắng trong toàn bộ các hoạt động khác. Và hơn 
nữa, cuối các tiết học thường có nội dung tích hợp giáo dục, nếu khéo lồng ghép 
thì một lần nữa giáo viên lại có thể khắc sâu, mài dũa cho những đứa trẻ thêm tự 
tin, năng động. 
* Thông qua giờ trẻ làm quen với văn học: 
Tuổi mầm non, nhất là khi trẻ 5 – 6 tuổi, là một giai đoan phát triển phức 
tạp và có vị trí đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy mà thơ, văn vần, truyện cổ tích 
trở thành một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm, tác dụng mạnh mẽ đến 
nhân cách, tính cách của trẻ như: Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, nhận 
diện văn hóa; Dạy trẻ phân biệt đúng sai; Phát triển khả năng tư duy, nhận xét 
nơi trẻ; Giúp trẻ điều khiển cảm xúc bản thân. Những điều này cực kì quan trọng 
mà trẻ cần phải có để hoàn thiện tính tự tin. Nhận thức được vai trò quan trọng 
đó nên khi tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi đã rất chú ý nhấn 
mạnh, khắc sâu khi giáo dục trẻ. 
Ví dụ: Khi đàm thoại với trẻ câu chuyện: “Bàn tay kì diệu ”. Hệ thống câu 
hỏi của tôi như sau: Vì sao Hoa phải chuyển đến trường mới? Ngày đầu ở 
trường của Hoa như thế nào? Vì sao Hoa không dám chủ động kết bạn với ai? 
Ngày thứ hai ở trường của Hoa ra sao? Điều kì diệu gì đã xảy ra khi Hoa múa 
xong? Hoa đã nhận ra điều quan trọng gì? Nếu các con phải chuyển đến trường 
mới giống Hoa con sẽ làm gì? 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
8/15 
 Với hệ thống câu hỏi mở như trên, tôi đã tạo cơ hội cho trẻ được nói nhiều 
hơn, suy ngẫm nhiều hơn, giải quyết tình huống cụ thể để nếu trẻ phải trải qua 
tình huống như vậy trẻ sẽ tự tin giải quyết vấn đề của mình. Ngoài việc đặt câu 
hỏi phù hợp, tôi còn giải thích giúp trẻ hiểu sâu sắc ý nghĩa của truyện: Đừng 
quan tâm đến vẻ bề ngoài, điều quan trọng nhất là bạn hãy thể hiện thật tốt khả 
năng của mình. 
* Thông qua giờ học khám phá: 
Bộ môn khám phá rất phù hợp để rèn cho trẻ tính tự tin. Tôi thảo luận với 
các đồng chí giáo viên trong tổ, khối để tìm và đưa vào những đề tài phù hợp 
như: Khi trẻ bị lạc; Bé đến trường mới; Ở nhà một mình; Cách phòng chống bắt 
cóc; Phòng chống khi bị xâm hại ... Những đề tài này nhằm cung cấp cho trẻ 
những kiến thức, kỹ năng tự phục vụ cần thiết để trẻ có thể tự giải quyết khi gặp 
tình huống tương tự. Khi tiến hành dạy các đề tài như trên, tôi thường tạo cơ hội 
cho trẻ được trải nghiệm như thật bằng việc trang trí, dựng cảnh cho lớp phù 
hợp, các cô giáo sẽ hóa thân vào các vai, các nhân vật trong tình huống để cùng 
trẻ giải quyết. 
Đề tài: Ở nhà một mình - tôi đã đưa tình huống để trẻ biết tránh những 
mối nguy hiểm khác như: “Nếu con đang ở nhà một mình mà có người đến gọi 
mở cửa con sẽ làm gì?”. Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình và cách giải 
quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ, tôi gợi mở cho trẻ: Người gọi mở 
cửa cũng có trường hợp là kẻ xấu và có thể gây hại cho các con hoặc có thể lấy 
trộm đồ đạc của gia đình các con. Và người đó có thể chính là bạn bè hoặc 
chính là người quen biết với bố mẹ các conđể giúp trẻ suy đoán và tìm cách 
giải quyết. Sau đó, giáo viên vẫn là người giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất 
trong trường hợp này đó là: Tuyệt đối không được mở cửa khi ở nhà một mình, 
kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ hoặc là bạn bè. Nếu có người lớn ở 
trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại 
lời nói hoặc tối đến gặp bố mẹ. Từ tình huống này, kỹ năng sống tôi muốn giáo 
dục cho trẻ: Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình. 
* Thông qua hoạt động ngoài trời 
 Một lợi ích quan trọng của hoạt động ngoài trời là tăng cường kỹ năng 
giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ được, tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong 
lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng 
thích nghi, hòa nhập khi đến môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng 
hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể 
chất, trí tuệ cho trẻ. Ngoài ra, hoạt động ngoài trời còn là hoạt động được trẻ 
mầm non hứng thú và quan tâm nhất. Bởi, tham gia hoạt động này trẻ được học, 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
9/15 
chơi thoải mái, ít có tính ràng buộc hơn. Trẻ được tự do lựa chọn nhóm chơi cho 
mình. Vì đặc điểm đặc biệt này nên trong khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ 
tha hồ thể hiện mình, thoải mái với những trò chơi mình đã chọn. 
Ví dụ: Trong hoạt động ngoài trời qua nhiều lần quan sát trẻ chơi, tôi chú 
ý thấy một số trẻ thường chỉ chơi các nhóm đồ chơi quen thuộc mà chúng đã 
thành thạo. Không phải trẻ không thích chơi các nhóm khác mà đơn giản những 
trẻ đó đang bị tâm lý, sợ các bạn nhóm đó không cho mình chơi cùng, sợ mình 
không thể chiến thắng trong trò chơi đó. Khi trẻ đó được hỏi có thích ra đó chơi 
cùng các bạn không? Thường thì trẻ sẽ trả lời không thành thật. Để trẻ có thể 
thoải mái trò chuyện, tâm sự với cô, tôi sẽ ngồi chơi với trẻ một lúc để lấy niềm 
tin nơi trẻ và sau đó sẽ từ từ lôi kéo trẻ về nhóm chơi mà trẻ không dám tham 
gia. Tôi sẽ trao đổi với các bạn nhóm chơi đó để tôi và trẻ kia có thể cùng chơi. 
Tôi cố gắng giao tiếp, trao đổi thông tin ngắn gọn, rõ ràng để trẻ học gián tiếp 
cách bắt chuyện và xin nhập nhóm đó. Vài lần như vậy trẻ sẽ bớt đi được mặc 
cảm với bản thân và mạnh dạn, hòa đồng với các bạn hơn. 
cách giao tiếp lịch sự của người lớn theo hình thức mô phỏng, bắt chước. Từ đó, 
cung cấp các kỹ năng xử lý tình huống cho trẻ một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhất. 
* Thông qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ 
Việc tổ chức các buổi biểu diễn trong các ngày hội, ngày lễ là một hình 
thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ trải nghiệm những cảm xúc 
tích cực. Trẻ chỉ tự tin khi chúng nhận ra và tin vào khả năng tiềm ẩn của mình. 
Nắm bắt được đặc điểm đó, nên tôi rất chú tâm vào việc rèn kỹ năng biểu diễn 
cho trẻ trước khi lên sân khấu biểu diễn. Trong các chương trình văn nghệ nhà 
trường tổ chức, thông thường mỗi lớp sẽ đóng góp 2 tiết mục văn nghệ. Thế là 
khá ít so với số trẻ lớp tôi. Vì vậy, tôi thường chọn những tiết mục như hát và 
múa hay kịch ca để tạo cơ hội cho nhiều trẻ được tham gia. Trong khi cho trẻ tập 
luyện, để tránh gây căng thẳng cho trẻ tôi quan sát và giao nhiệm vụ phù hợp với 
trẻ: Giọng kể tốt thì được chọn làm người dẫn chuyện; Biểu lộ cảm xúc, cử chỉ 
hay thì vào vai nhân vật; Phối hợp tay, chân linh hoạt, mềm dẻo thì múa, khiêu 
vũ; Còn có chất giọng hay thì hát ... Như vậy trẻ sẽ phát huy được hết sở trường 
của mình, trẻ cảm thấy mình làm tốt nhiệm vụ cô giao. Những lời tán dương 
chắc chắn sẽ làm trẻ bớt căng thẳng để có thể biểu diễn thành công. Và điều 
quan trọng nhất là khi trẻ đã hoàn thành tiết mục, tôi đã không ngại mà đưa ra 
những lời khen ngợi. Lúc này lời khen có tác dụng khắc sâu vào trong tâm trí trẻ 
rằng: “ Con đã biểu diễn thật xuất sắc ” để những ngày lễ, hội khác trẻ có thể 
biểu diễn tự tin như ngày hôm nay. 
Kết quả: Trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
10/15 
qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt 
động chiều... Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin và ý thức tự lập. Trẻ tham 
gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt 
động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. Thông qua việc trẻ được thảo luận, 
suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: ngôn ngữ, 
trí tuệ, đạo đứcTrẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận và biết 
đưa ra quyết định của mình. Trẻ đã có kỹ năng cần thiết phù hợp với độ tuổi. 
3.4. Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động: Gây hứng thú và 
tổ chức các trò chơi tập thể 
* Đổi mới hình thức gây hứng thú cho trẻ. 
 Gây hứng thú là một hình thức nhằm thu hút sự tập chung chú ý của trẻ, 
mang đến cho trẻ cảm giác thích thú, hứng khởi trước khi bắt đầu tham gia vào 
hoạt động. Trước kia, trong khi gây hứng thú cho trẻ, tôi vẫn thường sử dụng 
các câu đố, các bài thơ trong chủ đề. Tuy nhiên, qua quan sát phản ứng của trẻ, 
tôi nhận thấy chưa đạt kết quả cao, đa số trẻ không hứng thú hoặc ít hứng thú. Vì 
vậy, tôi đã tiến hành thay đổi hình thức này nhằm đạt được mục đích đúng như 
tên gọi của hình thức. Thay vì những bài thơ trẻ đã quá thuộc khiến chúng nhàm 
chán, tôi đã tham khảo một số hình thức khác mới lạ hơn như: Đóng kịch, kể 
chuyện cười, làm ảo thuật, tạo tình huống, ... Các hình thức này rất dễ gây thiện 
cảm với trẻ, đưa trẻ vào tiết học với một tâm thế thoải mái, sẵn sàng. Từ đó 
mang lại kết quả cao hơn trong việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. 
* Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin thông qua trò chơi tập thể 
Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi 
dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, cô mới, bạn bè mới, và những đòi 
hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được 
những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với cô giáo, làm nảy 
sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển 
những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người 
xung quanh. Từ việc hiểu hơn về bạn, biết quan tâm đến bạn, trẻ sẽ cảm nhận 
được tình cảm yêu thương. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực 
lên trẻ, khiến trẻ hứng thú chơi, thích chơi, và chơi tốt các trò chơi một cách 
thành thạo. Hiểu được những điều đó tôi đã sưu tầm và thiết kế một số trò chơi 
như sau: Vòng tròn ngôn ngữ, Nghe thấu, đoán tài, Bạn sẽ làm gì?... 
Trò chơi 1: Vòng tròn ngôn ngữ 
 Mục đích: Phát triển khả năng nói lưu loát, tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của 
nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể. 
Chuẩn bị: Phòng rộng, một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu, nhạc bài hát: 
Giáo Dục lấy trẻ làm trung tâm để bồi dưỡng, phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5-6 tuôi 
11/15 
“ Bạn có biết tên tôi? ” 
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Tất cả cùng nhau hát: “ Bạn có 
biết tên tôi”. Trong khi hát, tất cả các bạn chuyền tay nhau 1 quả bóng. Đến cuối 
bài hát, quả bóng dừng lại ở bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về bản thân mình 
cho các bạn nghe ( Họ tên, tuổi, sở thích, địa chỉ ... ) Cứ chơi liên tục như vậy 
cho đến khi các con nhớ được tên của bạn mình. 
3.5.Biện pháp 5: Ph

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_de_boi_duong_va_phat_trien_ti.pdf