Cách thức thực hiện
- Đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Các trường Tiểu học và Trung học cơ sở căn cứ Thông tư số 47 và Thông tư số 59 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiến hành lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như sau:
+ Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường để đạt các tiêu chuẩn trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
+ Tự kiểm tra theo 5 tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 47 và Thông tư số 59 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Đối với những nội dung, tiêu chuẩn đã đạt: Tiếp tục duy trì, giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được.
+ Đối với những nội dung, tiêu chuẩn chưa đạt: Phân tích rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp và kế hoạch hoàn thiện những nội dung, tiêu chuẩn chưa đạt. Đồng thời báo cáo cụ thể với các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết, khắc phục và hoàn thiện các nội dung, tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia quy định: * Tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 1, mức độ 2: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. - Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. - Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội. - Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. * Trình tự kiểm tra, công nhận: Tại Điều 23, Thông tư số 59/2012/TT-BGD&ĐT quy định: - Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học và UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các mức độ đạt chuẩn (mức độ 1 hoặc mức độ 2). Xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, UBND cấp xã làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm định theo mức độ đó. - UBND cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp xã. Căn cứ kết quả thẩm định, Đoàn kiểm tra báo cáo UBND cấp huyện và UBND cấp huyện làm làm hồ sơ trình UBND tỉnh thẩm định. - Đoàn kiểm tra của tỉnh tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra của tỉnh làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị chủ tịch UBND tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó. * Nội dung kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra các hồ sơ, sổ sách: Sổ đăng bộ, sổ phổ cập giáo dục Tiểu học, sổ theo dõi đánh giá xếp loại học sinh, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, kế hoạch năm học của Hiệu trưởng, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sổ tài sản nhà trường và các văn bản khác có liên quan đến các tiêu chuẩn mà đoàn kiểm tra yêu cầu. - Kiểm tra cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học của nhà trường. - Thu thập ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường về hoạt động giáo dục của nhà trường và những vấn đề khác có liên quan nếu thấy cần thiết. - Dự giờ, khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. - Ghi biên bản kiểm tra, đánh giá từng tiêu chuẩn và kết luận chung. 2. Đối với trường Trung học đạt chuẩn quốc gia Thông tư số 47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 7/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia quy định: * Tiêu chuẩn trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên - Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục - Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. * Trình tự kiểm tra, công nhận: Tại Điều 11, Thông tư số 47/2012/TT-BGD&ĐT nêu rõ về quy trình tổ chức công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia quy định: 1. Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của Quy chế này. a. Đối với trường trung học cơ sở: sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, xác nhận, có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo; b. Đối với trường trung học phổ thông: sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo; c. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học: thực hiện quy trình đối với từng cấp học quy định tại điểm a và b của Điều này. Nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc đánh giá, công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đánh giá, công nhận trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (bao gồm cấp THCS và cấp THPT) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá, công nhận đối với trường Tiểu học và Trung học cơ sở chưa có quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. * Nội dung kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định. - Kiểm tra hồ sơ, các loại sổ quản lý của nhà trường theo quy định; - Lập biên bản về kết quả kiểm tra; 3. Các giải pháp xây dựng trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia Hiện nay, toàn ngành đang thực hiện Đề án sắp xếp tổ chức các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017, toàn tỉnh đã sáp nhập 116 trường tiểu học, trung học cơ sở thành 58 trường Tiểu học và trung học cơ sở. Để tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp như sau: Thứ nhất, Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 10/3/2017 về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020, xác định chỉ tiêu đến năm 2020: Có 387 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 107 trường Mầm non, 128 trường Tiểu học, 103 trường Trung học cơ sở, 18 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, 9 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, 22 trường Trung học phổ thông. Thứ hai, Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất các trường đạt chuẩn quốc gia. Việc đầu tư kinh phí cần tập trung vào các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tránh đầu tư dàn trải. Thứ ba, Trên cơ sở Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh, Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các trường TH&THCS xây dựng Kế hoạch đạt chuẩn, đề ra các ưu tiên, cần phải xác định rõ thực trạng, phân tích tình hình điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra được các nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại. Nhà trường cần xác định rõ mục đích, mục tiêu đạt được và giải pháp, tổ chức thực hiện, tập trung, thứ tự ưu tiên giải quyết những vấn đề, đặc biệt là những nội dung liên quan đến trường liên cấp. Chỉ đạo các nhà trường tiến hành rà soát, thống kê hiện trạng, đánh giá các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn đã đạt, tiêu chuẩn chưa đạt, tại sao và đề xuất giải pháp thực hiện. Đối với các trường chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất cần nêu rõ nhu cầu cần đầu tư, gắn xây dựng kế hoạch với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học của địa phương, không trùng lặp với các dự án, các hạng mục đã đầu tư. Thứ tư, Tiếp tục tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; xây dựng đội ngũ giáo viên các cấp học đảm bảo chuẩn, đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; đảm bảo đủ số lượng và các loại hình giáo viên cho các ngành học, cấp học theo quy định. Làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thứ năm, Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự, kỷ cương trường học. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo sự phát triển bền vững của từng trường, thực hiện mục tiêu “Chuẩn hóa- Hiện đại hóa” góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành học, coi trọng bồi dưỡng khả năng tự học, chỉ đạo tốt các hoạt động giảng dạy và giáo dục trong trường học, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thứ sáu, Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tập trung khai thác mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phát huy các hoạt động của Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Trung tâm học tập cộng đồng tạo ra một xã hội học tập, thực hiện công bằng trong giáo dục; huy động các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương cùng tham gia đóng góp xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Thứ bảy, Chủ động phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và phụ huynh, gia đình học sinh, thắt chặt mối liên hệ nhà trường- gia đình - xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để quản lý, chăm sóc và giáo dục học sinh một cách toàn diện đảm bảo kế hoạch huy động, duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học và nâng cao chất lượng học tập. Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Giáo dục làm tốt công tác tư vấn cho cấp ủy, chính quyền để xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương. Thứ tám, Đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở: Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện và thực hiện quy trình kiểm tra, công nhận trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia cụ thể như sau: * Tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia - Đối với cấp tiểu học: Kiểm tra, công nhận theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo 5 tiêu chuẩn như sau: + Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. + Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. + Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. + Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã hội. + Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. - Đối với cấp Trung học cơ sở: Kiểm tra, công nhận theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo 5 tiêu chuẩn như sau: + Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường + Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên + Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục + Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học + Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. * Cách thức thực hiện - Đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường Tiểu học và Trung học cơ sở căn cứ Thông tư số 47 và Thông tư số 59 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiến hành lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như sau: + Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường để đạt các tiêu chuẩn trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. + Tự kiểm tra theo 5 tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 47 và Thông tư số 59 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: + Đối với những nội dung, tiêu chuẩn đã đạt: Tiếp tục duy trì, giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được. + Đối với những nội dung, tiêu chuẩn chưa đạt: Phân tích rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp và kế hoạch hoàn thiện những nội dung, tiêu chuẩn chưa đạt. Đồng thời báo cáo cụ thể với các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết, khắc phục và hoàn thiện các nội dung, tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cần chú ý đến các nội dung sau: + Về tổ chức và quản lý nhà trường: Xây dựng và quản lý hoạt động của các lớp học, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, hội đồng trường, các hội đồng khác trong nhà trường, tổ chức Đảng và các đoàn thể phải theo đúng Điều lệ trường trung học, trường tiểu học và các quy định hiện hành. + Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tiếp tục được học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn và vượt chuẩn về quy định đào tạo đối với cấp học; Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên thi đua, tham gia BDTX, phấn đấu đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên và đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, giáo viên trung học; Bố trí đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng đủ năng lực nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Về chất lượng giáo dục: Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, động viên và giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương; Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường một cách chắc chắn, bền vững; Đảm bảo các điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; Đảm bảo tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh tốt nghiệp THCS; Thực hiện hiệu quả giáo dục kĩ năng sống và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. + Về tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành; Thiết kế, xây dựng quy hoạch chi tiết khuôn viên, các khu vực trong nhà trường (đặc biệt chú ý kết cấu chung của các khối công trình trong nhà trường) đảm bảo hợp lý, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt nhất các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt; Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; xây dựng website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường; Xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn trở lên và đảm bảo đủ thiết bị dạy học theo quy định. + Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện các chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương; đảm bảo mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đồng thời huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường; Duy trì các hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa ở địa phương, chăm sóc di tích lịch sử trên địa bàn. - Đối với các trường Tiểu học và Trung học mới sáp nhập và có một cấp học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia + Đối với trường TH&THCS có một cấp học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ 2,5 năm trở lên (kể từ ngày được công nhận) thực hiện như các trường TH&THCS chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia. + Đối với trường TH&THCS có một cấp học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia dưới 2,5 năm (kể từ ngày được công nhận): Nếu cấp học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia là cấp Tiểu học: Nhà trường xây dựng kế hoạch và lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp THCS đạt chuẩn quốc gia như đối với trường THCS bình thường. Nếu cấp học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia là cấp THCS: Nhà trường xây dựng kế hoạch và lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp Tiểu học đạt chuẩn quốc gia như đối với trường Tiểu học bình thường. - Đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia + Tiếp tục duy trì, giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được sau khi được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. + Sau 2,5 năm kể từ ngày được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, nhà trường tiến hành tự kiểm tra theo năm tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia, Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và báo cáo kết quả về phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo. + Sau 5 năm kể từ ngày được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, các trường TH&THCS lập hồ sơ đề nghị kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia. * Nội dung kiểm tra, đánh giá, công nhận - Kiểm tra các hồ sơ, sổ sách: Sổ đăng bộ, sổ phổ cập, sổ theo dõi đánh giá xếp loại học sinh, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, danh sách học sinh tốt nghiệp THCS, kế hoạch năm học của Hiệu trưởng, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sổ tài sản nhà trường và các văn bản khác có liên quan đến các tiêu chuẩn mà đoàn kiểm tra yêu cầu. - Kiểm tra cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học của nhà trường. - Thu thập ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường về hoạt động giáo dục của nhà trường và những vấn đề khác có liên quan nếu thấy cần thiết. - Dự giờ, khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. - Ghi biên bản kiểm tra, đánh giá từng tiêu chuẩn và kết luận chung. * Hồ sơ kiểm tra công nhận trường TH&THCS đạt chuẩn quốc gia Hồ sơ công nhận trường TH&THCS đạt chuẩn quốc gia gồm: - Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. - Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định trong Thông tư số 47 và Thông tư số 59 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường. - Biên bản tự kiểm tra của nhà trường và biên bản của đoàn kiểm tra, cấp huyện, cấp tỉnh. * Quy trình tổ chức công nhận trường TH&THCS đạt chuẩn quốc gia - Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định Thông tư số 47 và Thông tư số 59 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, xác nhận, xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và nộp hồ sơ về Bộ phận 1 cửa Trung tâm hành chính công tỉnh Hòa Bình. - Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và thành lập Đoàn kiểm tra theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình. - Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định Thông tư số 47, Thông tư số 59 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo, trình Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định và cấp bằng công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn Quốc gia. - Việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra công nhận lại trường TH&THCS đạt chuẩn quốc gia sau thời hạn 5 năm. + Trong quá trình theo dõi việc duy trì, giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được sau khi được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc kiểm tra định kỳ (1 lần/2,5 năm) đối với các trường TH&THCS đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Nếu xét thấy trường TH&THCS đã được công nhận đạt chuẩn nhưng không giữ vững và phát huy được kết quả thì tham mưu với cấp có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xóa tên trong danh sách trường đạt chuẩn quốc gia. + Hết thời hạn 5 năm kể từ ngày ký quyết định, nếu xét thấy đủ điều kiện, các trường TH&THCS làm hồ sơ và các thủ tục đề nghị kiểm tra công nhận lại trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia cho nhà trường theo mục 1 và mục 2 như trên. 4. Kết quả Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng giải pháp Xây dựng trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trong năm 2017 đã kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận 5 trường Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia sau: 1. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hào Lý huyện Đà Bắc 2. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Đông Phong huyện Cao Phong; 3. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Cao Răm huyện Lương Sơn. 4. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thành Lập huyện Lương Sơn. 5. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ VỀ SÁNG KIẾN Tính
Tài liệu đính kèm: