Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả Lớp 5

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến

* Tình trạng của giải pháp đã biết:

Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt được chia thành các phân môn,

mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định.

Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò

rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng: nghe, nói,

viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng

văn bản với nhiều thể loại khác nhau.Việc rèn kĩ năng viết văn, đặc biệt là văn

miêu tả cho học sinh là điều cần thiết, vì nếu văn chỉ là bắt buộc thì bài viết sẽ

không có hồn, không làm rung động được người đọc. Muốn học sinh viết được

một bài văn hay, muốn để những mầm non văn học không bị thui chột, tàn lụi

thì người thầy cần quan tâm bồi dưỡng, vun xới theo từng mảng kiến thức để

nâng dần trình độ cho học sinh.2

Qua thực tế giảng dạy khối 5 và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy phân

môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của Tiếng Việt. Khi

học Tập làm văn, HS còn một số hạn chế sau:

+ Đa số học sinh rất “ngán” học phân môn này. Học sinh chưa có thói

quen quan sát, khai thác đối tượng, chưa biết sắp xếp ý, câu còn rời rạc, nghèo

nàn, các em chưa biết bộc lộ xúc cảm của mình đối với sự vật được miêu tả.

+ Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các

phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập

môn Tập làm văn nên các bài viết văn ở lớp cũng như bài kiểm tra, chất lượng

bài văn miêu tả chưa cao.

+ Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc

vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót. Kĩ năng làm văn miêu tả của các em hầu

như không có. Các em chưa biết cách quan sát, làm một bài văn miêu tả đúng

quy trình, chưa biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài

văn, làm cho bài văn thành “một mớ hỗn độn” hay “một bản liệt kê”. Nhiều học

sinh viết chữ chưa đẹp, mắc lỗi chính tả, tẩy xóa, thì việc đọc lại bài, trau

chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là khó khăn.

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2897Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò 
rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng: nghe, nói, 
viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng 
văn bản với nhiều thể loại khác nhau.Việc rèn kĩ năng viết văn, đặc biệt là văn 
miêu tả cho học sinh là điều cần thiết, vì nếu văn chỉ là bắt buộc thì bài viết sẽ 
không có hồn, không làm rung động được người đọc. Muốn học sinh viết được 
một bài văn hay, muốn để những mầm non văn học không bị thui chột, tàn lụi 
thì người thầy cần quan tâm bồi dưỡng, vun xới theo từng mảng kiến thức để 
nâng dần trình độ cho học sinh. 
2
Qua thực tế giảng dạy khối 5 và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy phân 
môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của Tiếng Việt. Khi 
học Tập làm văn, HS còn một số hạn chế sau: 
+ Đa số học sinh rất “ngán” học phân môn này. Học sinh chưa có thói 
quen quan sát, khai thác đối tượng, chưa biết sắp xếp ý, câu còn rời rạc, nghèo 
nàn, các em chưa biết bộc lộ xúc cảm của mình đối với sự vật được miêu tả. 
+ Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các 
phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập 
môn Tập làm văn nên các bài viết văn ở lớp cũng như bài kiểm tra, chất lượng 
bài văn miêu tả chưa cao. 
 + Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc 
vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót. Kĩ năng làm văn miêu tả của các em hầu 
như không có. Các em chưa biết cách quan sát, làm một bài văn miêu tả đúng 
quy trình, chưa biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài 
văn, làm cho bài văn thành “một mớ hỗn độn” hay “một bản liệt kê”. Nhiều học 
sinh viết chữ chưa đẹp, mắc lỗi chính tả, tẩy xóa,  thì việc đọc lại bài, trau 
chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là khó khăn. 
 + Khi làm văn miêu tả, nhiều học sinh lại thiếu vốn sống thực tế, hay bắt 
chước các câu, đoạn văn mẫu nên nhiều bài làm có các câu, đoạn giống nhau. 
Thậm chí còn một số em nam học rất tốt môn Toán nhưng lại ngại học văn, viết 
văn hoặc làm bài văn rất ngắn để đối phó sự kiểm tra của giáo viên. 
 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên là vốn Tiếng Việt của các em còn hạn 
chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5 
lại yêu cầu vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất lớn. Chương trình Tiếng Việt mới có 
rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy sáng tạo của học sinh nhưng lại tương đối 
nặng đối với những học sinh ở mức đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn. Đôi lúc, giáo 
viên vẫn lạm dụng phương pháp “làm mẫu” đối với những học sinh này, từ đó 
dẫn đến tình trạng học sinh “coppy” nhau hoặc học thuộc bài văn mẫu. 
Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần 
thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở 
Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn 
miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và giúp các em khám 
phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. Để thực hiện được mục tiêu 
của môn Tập làm văn, cần phải xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, 
cần huy động tất cả các kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ 
và câu, Kể chuyện, Làm thế nào để học sinh lớp 5 viết được bài văn miêu tả 
hay? Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện ra một số nguyên nhân và mạnh dạn 
đưa ra Giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả Lớp 5. 
 * Giải pháp có tính mới: 
1. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, chọn đề tài và lập dàn ý 
2. Rèn kĩ năng diễn đạt, cảm thụ bài văn 
3. Làm giàu vốn từ cho học sinh 
3
5.2. Nội dung sáng kiến: 
5.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của sáng kiến 
 Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả các em đã được học, tôi 
không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức 
nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với sáng kiến nhỏ này, 
tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn 
giảng dạy phân môn Tập làm văn trong trường Tiểu học. 
5.2.2.Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp đọc tài liệu, tổng hợp, hệ thống kiến thức. 
 - Phương pháp điều tra. 
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. 
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
5.2.3. Các biện pháp thực hiện 
5.2.3.1. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, chọn đề tài và lập dàn ý: 
 a. Kĩ năng quan sát: 
 Quan sát khi làm văn không khác gì người họa sĩ cần quan sát mẫu vẽ. 
Khi làm văn miêu tả, nếu các em không được quan sát trực tiếp thì dù có trí 
tưởng tượng tốt bao nhiêu bài văn vẫn nghèo ý, thiếu chân thật. Vì vậy tôi đã 
hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự sau: 
 + Quan sát sự vật, cảnh vật theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, 
từ bao quát đến cụ thể và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. 
 + Quan sát sự vật hay cảnh vật theo nhiều hình thức: Quan sát trực tiếp đối 
tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trường trước buổi học hoặc trong 
giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân,); Quan sát ở nhà (ngôi nhà em 
đang ở, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổi sáng, ); Quan sát qua báo, ti 
vi (một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích, .); 
 + Sử dụng nhiều giác quan trong khi quan sát. 
 b. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc với học sinh: 
 Học sinh năng khiếu văn có thể viết được những bài văn miêu tả chỉ bằng 
quan sát qua tranh ảnh, phim, Nhưng đối với học sinh bình thường của lớp tôi, 
những đề tài xa lạ là điều cần tránh mà giáo viên lại yêu cầu các em hình dung, 
tưởng tượng rồi đặt câu, viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng 
mà các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em. 
 Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5- tập 2- trang 75: Tả một đồ 
vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát. 
 Với những đề bài không sát với vùng miền, tôi đã bàn trong tổ, đưa ý kiến 
thay bằng đề bài khác (thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ). 
 Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội 
phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học có nhiều đối tượng học 
sinh như lớp tôi, khi ra đề bài cho các em, tôi luôn tạo cho các em quyền lựa 
chọn bằng cách ra nhiều đề bài (từ 2 đến 4 đề) để các học sinh trong lớp đều có 
thể tự do chọn đề bài thích hợp cho mình, tránh áp đặt cho các em. 
4
 c.Rèn kĩ năng lập dàn ý, sắp xếp, diễn đạt ý: 
 Đây là một yêu cầu bắt buộc của tôi. Vì có lập được dàn bài thì mới có thể 
tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong 
sáng. 
 Ví dụ: Đề bài: Tả một người bạn thân của em. 
 * Mở bài: 
 Trong số các bạn lớp em, người mà em thân thiết nhất là Nga, bởi chúng 
em học với nhau từ nhỏ, ngồi cùng bàn với nhau. 
 * Thân bài: 
 + Nga bằng tuổi em nhưng bạn ấy cao hơn em một cái đầu. 
 + Bạn có nước da ngăm ngăm của một người con gái đồng quê quen dầm 
mưa dãi nắng. 
 + Bạn rất hay cười, mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền hiện rõ trên khuôn 
mặt ngăm đen dễ thương. 
 + Đẹp nhất vẫn là đôi mắt to với hàng lông mi dài, cong vút. Đôi mắt ấy luôn 
ánh lên vẻ hồn nhiên, chất phác. 
 + Mái tóc bạn đen óng, mượt mà. 
 + Nga viết chữ rất đẹp, bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp cấp thị xã và đạt 
giải Nhì. Nga luôn là học sinh dẫn đầu lớp. 
 + Nga sống rất chan hòa, cởi mở và luôn giúp đỡ những bạn trong lớp. 
 + Điều mà em cảm phục nhất ở Nga là bạn ấy đã dành toàn bộ phần thưởng 
của mình tặng bạn Tuấn nhà nghèo nhất lớp. 
 * Kết bài: 
 Mỗi khi vắng Nga, em cảm thấy nhớ vô cùng. Em sẽ cố gắng làm những 
điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu. 
 Khi lập dàn ý, tôi hướng dẫn các em nên chọn những chi tiết đặc sắc, tiêu 
biểu thì mới nhận ra cá tính riêng của nhân vật. Bạn học sinh trong bài là một 
học sinh vùng nông thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn lộn 
với bất cứ bạn học sinh nào khác. Các em cần bộc lộ cảm xúc tự nhiên, chân 
thật, không sáo rỗng. 
5.2.3.2.Rèn kĩ năng diễn đạt, cảm thụ bài văn: 
 Muốn viết văn đúng và hay thì trước hết phải nói đúng và hay. Tôi đã 
giúp học sinh phát âm đúng, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp, mạch 
lạc, biết dùng giọng điệu để thể hiện cảm xúc, luôn chú ý từng đối tượng học 
sinh, sửa lỗi cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em dù là rất nhỏ. 
 Tôi luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh đồng thời vẫn đảm bảo 
phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh năng khiếu. 
 Ví dụ: Ngoài ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với tuổi thơ của em thì trường 
học chính là ngôi nhà thứ hai của em (Mở bài của một học sinh trên chuẩn). 
Nằm cạnh con đường làng trải đá là ngôi trường thân yêu của em (Mở bài của 
5
một học sinh đạt chuẩn). Mỗi ngày em thường cắp sách đến ngôi trường quen 
thuộc của em (Mở bài của một học sinh chưa đạt chuẩn). 
 Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, tôi phải 
hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như: Em hãy nói tình cảm của 
mình đối với ngôi trường (yêu, ghét)? (Em rất yêu ngôi trường). Em thể hiện 
tình yêu đó bằng những việc làm như thế nào ? (Em trồng cây, chăm sóc bồn 
hoa để trường em ngày càng đẹp hơn hay Em không bao giờ phá phách làm 
hỏng đồ đạc hay bẻ hoa của nhà trường). Tuyệt đối không được hướng dẫn học 
sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn nghĩa chung chung 
như:“Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ 
đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân như bầy ong vỡ 
tổ”. 
 Để hướng dẫn tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, tôi 
hướng dẫn các em hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi: 
Đoạn văn này miêu tả đặc điểm gì của nhân vật/cảnh vật ? Đoạn văn này dùng 
những từ láy nào để miêu tả hình ảnh của nhân vật/ cảnh vật ? Có thể dùng 
những hình ảnh so sánh nào cho đoạn văn ?... Bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn 
để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh/nhân vật. Những nét đặc sắc đó 
giúp người đọc hình dung được cảnh vật/nhân vật cụ thể mà không lẫn lộn với 
cảnh vật/nhân vật khác. 
Ví dụ: “ Ngôi trường của em không giống bất cứ một ngôi trường Tiểu 
học nào. Đó là một ngôi trường kiên cố nằm cạnh con đường khá rộng, phía sau 
là cánh đồng lúa rộng bát ngát. Mùa nào cũng vậy, ngôi trường luôn nhận được 
những làn gió mát từ biển thổi vào và từ cánh đồng đưa tới. Đây là ngôi trường 
thân yêu đã được xây dựng từ rất lâu rồi”. 
 Như vậy, việc diễn đạt và cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài văn sẽ giúp 
các em hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học Tập làm văn miêu 
tả tốt hơn. 
5.2.3.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh: 
 Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ 
gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Ví dụ: Tôi yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ 
gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, cháy nắng, óng ả, xoăn tít,); 
khuôn mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ,); nước da ( trắng 
trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm,); dáng người ( nhỏ nhắn, 
gầy gò, đẫy đà, to khoẻ, cao cao,); nụ cười ( khanh khách, sằng sặc, tủm tỉm, 
ha hả,). Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan 
sát người bạn,), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách, nhất là qua các phân 
môn của Tiếng Việt hoặc các môn học khác và qua hình thức trò chơi, 
 Luyện viết câu đúng ngữ pháp cũng là một yêu cầu cơ bản (vì câu là đơn 
vị của lời nói). Đối với học sinh đạt chuẩn/chưa đạt chuẩn, chỉ cần các em đặt 
được câu đúng, thể hiện được ý cần nói. Nhưng đối với học sinh trên chuẩn, các 
em không những đặt câu đúng ngữ pháp mà câu văn còn phải giàu hình ảnh và 
tạo được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả. 
 Ví dụ 1: Miêu tả mái tóc của một bạn: 
6
 Với học sinh chưa đạt chuẩn: Tóc bạn Loan đen huyền. 
 Với học sinh đạt chuẩn: Bạn Loan có mái tóc đen huyền, dài ngang vai. 
 Với học sinh trên chuẩn: Loan có mái tóc đen huyền, óng ả, xoã ngang vai 
mà không thể lẫn lộn với bất cứ bạn nào trong lớp được. 
 Ví dụ 2: Viết câu văn miêu tả dòng sông 
Với học sinh chưa đạt chuẩn: Dòng sông chở nặng phù sa chảy qua làng 
em. 
Với học sinh đạt chuẩn: Dòng sông như môt dải lụa đào chảy qua làng 
em. 
 Với học sinh trên chuẩn: Dòng sông như môt dải lụa đào vắt qua cánh 
đồng xanh mướt lúa khoai. 
 Như vậy, nếu biết dùng dấu câu đúng sẽ giúp cho việc diễn đạt được rõ 
ràng; người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc dạy cho các em 
sử dụng đúng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và phải được thường 
xuyên ôn luyện. 
 5.2.3.4. Kết luận 
 Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho 
học sinh tức là tổ chức cho học sinh biết cách nhìn nhận, khai thác sự vật một 
cách bài bản. Từ kiến thức nắm được, các em phát huy khả năng sáng tạo, khả 
năng quan sát, chọn lọc tinh tế với đối tượng mà viết lên những bài văn bằng tất 
cả cảm xúc, tình cảm của mình. Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và 
hình thức dạy học cũng giúp cho học sinh thích thú môn học, học sinh sẽ học tốt 
hơn, nhớ lâu hơn. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng cho học sinh khối 5 khi 
học Tập làm văn miêu tả. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Đối với giáo viên: Phải thực sự quan tâm, yêu thương, gần gũi và tạo 
không khí vui để học, giúp học sinh yêu thích môn học. Tích cực sưu tầm tài 
liệu và học hỏi để đúc kết kinh nghiệm từ đồng nghiệp về phương pháp dạy học, 
không nên gây áp lực đối với học sinh. 
 Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy môn 
Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, trao đổi ý tưởng mới 
trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
 Học sinh: Đọc kĩ đề bài, phân tích đề cặn kẽ; rèn luyện kĩ năng quan sát, 
lập dàn ý; sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt câu; 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 8.1. Kết quả: 
 Sau một thời gian áp dụng sáng kiến này, chất lượng phân môn Tập làm văn 
của lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt được Ban Giám Hiệu nhà trường và đồng 
nghiệp đánh giá cao. 
 Cụ thể, kết quả phân môn Tập làm văn lớp tôi chủ nhiệm của 2 năm gần 
đây như sau (điểm tối đa của Tập làm văn là 8 điểm): 
7
NĂM HỌC TSHS KẾT QUẢ 
 T.GIAN 
điểm 8 điểm 7 
điểm 5-6 
Dưới 5 
 TS % TS % TS % TS % 
 Đầu năm 3 9,1% 9 27,3% 19 57,6% 2 6% 
2019 - 2020 33 HKI 5 15,1% 12 36,4% 15 45,5% 1 3% 
 HKII 8 24,2% 13 39,4% 12 36,4% 0 0% 
 (Cả năm) 
 Đầu năm 0 0% 4 9,3% 31 72,1% 8 18,6% 
2020 - 2021 43 HKI 7 16,3% 13 30,2% 21 48,8% 2 4,7% 
 HKII 
 (Cả năm) 
 8.2. Bài học 
 Để học sinh lớp 5 có kĩ năng làm văn miêu tả, bản thân tôi rút ra 
được một số bài học kinh nghiệm như sau: 
1. Trước hết, người thầy phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách 
nhiệm, không ngừng học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn áp dụng những cái mới 
vào trong thực tiễn giảng dạy. 
2. Phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch và biện pháp dạy học 
phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
3. Dạy tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài trước với 
bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa kiến thức các môn học 
khác, giữa lớp dưới với lớp trên. 
4. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí 
tuệ và cảm xúc của mình như: 
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai 
thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả. 
- Phương pháp trực quan: Quan sát đối tượng trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, 
quan sát qua phim ảnh. 
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các 
văn bản mới theo nét riêng của các em. 
- Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh 
được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới. 
5. Trong giảng dạy, người giáo viên Tiểu học lên lớp giảng dạy nhiều môn học 
nên cần phải thực sự có kiến thức, am hiểu các lĩnh vực khác nhau của cuộc 
sống. Phải trang bị cho mình một phương pháp giảng dạy khoa học, dễ hiểu với 
học sinh. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì mới 
đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay. 
8
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
.................................................................................................... 
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
.................................................................................................... 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật 
Bình Long, ngày 20 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
 Lê Thị Khuyên 
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
.................................................................................................... 
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
.................................................................................................... 
....................................................................................................
....................................................................................................
9
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
.................................................................................................... 
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
............................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta.pdf