Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 6 viết bài văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 6 viết bài văn miêu tả

A - PHẦN MỞ ĐÂU

I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Qua thực tế trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn ở trường PT cơ sở, tôi thấy dạy

Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ Văn

đặc biệt là Ngữ Văn lớp 6.

Trong chương trình Ngữ Văn trung học sở, tích hợp tập làm văn đóng vai trò

quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về kiểu văn bản, hình thành các

kỹ năng nói (kể truyện, tóm tắt) hiểu khái niệm về văn bản và bố cục chung của nó.2

Bản thân hoạt động tập làm văn là một hành động tích hợp tri thức văn bản (đọc,

hiểu) và tiếng việt vào việc tạo lập ra các văn bản mới.

Chương trình tập làm văn ở lớp 6 là cái cầu nối rất quan trọng giữa tập làm

văn ở cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở có mục đích rõ rệt ý thức hoá kỹ năng

nghe, nói, viết của học sinh. Trong chương trình Tiểu học mới cũng có văn miêu tả

nhưng chủ yếu là miêu tả ở mức độ đơn giản. Đề tài là những gì gần gũi thân quen

với thế giới trẻ thơ mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. Cụ thể: Vì quy mô

yêu cầu chủ yếu là viết một đoạn văn miêu tả, cao hơn là một bài văn miêu tả ngắn

(khoảng 200  250 chữ). Lên cấp Trung học cơ sở, các em lại được học văn miêu

tả, văn miêu tả được dạy lặp lại 2 vòng (vòng 1 lớp 6, vòng 2 lớp 8,9). Tất nhiên là

có kế thừa cao hơn giữa hai lớp.

Qua một số bài làm văn của học sinh lớp 6 tôi thấy dung lượng trong mỗi bài

của các em trung bình chỉ khoảng 200 chữ. Một số các em học yếu chỉ viết được

khoảng 100 chữ. Như vậy, với độ dài của các bài văn tả cảnh như thế thì khó có

thể hoàn thành được nội dung yêu cầu của đề bài.

Qua quá trình dạy Ngữ Văn tôi thấy việc dạy cho các em làm văn và rèn luyện

kỹ năng làm văn đặc biệt là văn miêu tả đối với lớp 6 là một việc làm rất cần thiết,

cần phải được tiến hành thường xuyên.

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1345Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 6 viết bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần môn Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn gắn bó với nhau 
dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau. 
- Phần môn Tập làm văn theo hướng tích hợp còn chú trọng phần luyện nói. 
Đó là các hoạt động ngữ văn: Thi kể truyện, Thi làm thơ bốn chữ, Thi làm thơ năm 
chữ, nhằm tạo ra cho học sinh thói quen mạnh dạn phát biểu trước tập thể. 
- Chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: Xây dựng bài văn qua 
thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. 
 Một số vấn đề cần lưu ý trong việc giảng dạy tập làm văn trong chương trình 
và sách ngữ văn lớp 6. 
 - Nội dung phong phú hơn trước. 
- Phân chia 6 loại văn bản giúp học sinh dễ tiếp cận ở lớp 6, 7 sang vòng 2 ở 
lớp 8, 9 các loại văn bản trên được học theo lối kết hợp: Tự sự gắn với miêu tả; 
miêu tả gắn với trữ tình. 
- Sách giáo khoa ngữ văn 6 cung cấp nhiều văn bản phụ chú ngắn, gần gũi với 
yêu cầu tập làm văn của các em. 
- Hệ thống câu hỏi gợi mở cho các học sinh tìm hiểu văn bản, tiến đến thực 
hành nói và viết. 
- Căn cứ vào lý thuyết và thực hành miêu tả, thời gian phân phối cho phần tập 
làm văn miêu tả gồm các bài xây dựng theo thứ tự : 
* Về lý thuyết: 
Bài 18: Tìm hiểu chung về văn miêu tả. 
Bài 19: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 
Bài 21: Phương pháp tả cảnh. 
Bài 22: Phương pháp tả người. 
Bài 28: Ôn tập văn miêu tả. 
 * Về thực hành nói: 
Bài 20: Luyện nói về quan sát, tư tưởng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 
 5 
Bài 23: Luyện nói về văn miêu tả. 
 * Về thực hành viết: 
Bài 21: Viết bài tập làm văn số 5 tả cảnh (làm ở nhà). 
Bài 25: Viết bài tập làm văn số 6 tả người (làm tại lớp). 
Bài 28: Viết bài tập làm văn số 7, miêu tả sáng tạo (làm ở lớp). 
Bài 34: Thi học kỳ II, Viết bài tổng hợp cuối năm cả miêu tả và tự sự. 
 * Thực hành hoạt động ngữ văn: 
Bài 26: Thi làm thơ 4 chữ. 
Bài 27: Thi làm thơ 5 chữ. 
 * Thực hành trả bài: 
- Các bài tập làm văn số 5, 6, đều có giờ trả bài với nội dung và yêu cầu cụ 
thể. 
 Cần lưu ý: Trong các giờ trả bài, giáo viên chỉ cho các em thấy được những 
ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình, về nội dung và hình thức. Đặc biệt 
học sinh biết và sửa được lỗi sai trong bài viết của mình. 
Từ những đặc điểm và yêu cầu của bài văn tả cảnh, học sinh nắm được các thao 
tác, kỹ năng để viết được bài văn tả cảnh hay. 
1- Yêu cầu của một bài văn miêu tả: Tả cảnh + Tả người + Tả sáng tạo. 
- Bài văn miêu tả ở lớp 6 phải đạt yêu cầu nâng cao một cách rõ rệt về kỹ 
năng. Đặc biệt là các kỹ năng bộ phận như: Tìm hiểu để quan sát, tìm ý, lập dàn ý, 
dùng từ đặt câu, dựng đoạn phụ cho việc tả cảnh, tả người, tả sáng tạo. 
- Điều cần chú ý ở lớp 6 là yêu cầu luyện tập tổng hợp về bài văn tả cảnh 
không tách riêng tả cảnh vật và tả cảnh sinh hoạt. 
- Miêu tả hay là khi đọc những gì các em viết ra, người đọc như thấy những 
cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một cánh đồng, một 
dòng sông ..., người đọc có thể nghe thấy cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy 
..., thậm chí người đọc còn ngửi được cả mùi hương hoa, và hiểu được tâm trạng 
buồn vui, giận hờn của con người. 
 6 
- Trong văn bản miêu tả, người ta thường dùng phép so sánh, nhân hoá, sự 
tưởng tượng để làm cho mỗi cảnh vật, mỗi con người hiện lên vẫn là chính nó 
nhưng mang những vẻ đẹp mới, có sức hấp dẫn và truyền cảm tới người đọc. 
2- Với học sinh lớp 6 yêu cầu học sinh viết đúng thể loại, nội dung đầy đủ, sau 
đó nâng dần lối viết hay, có cảm xúc, lời văn giầu hình ảnh. Bước đầu các em biết 
làm thơ bốn chữ, năm chữ và tập nói trước tập thể trong các giờ luyện nói về tập 
quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét, tập nói văn miêu tả. 
 Trên đây là một số cơ sở lý luận làm căn cứ của việc hướng dẫn và rèn luyện kỹ 
năng viết bài văn miêu tả. Trên cơ sở này đối chiếu với thực tế bài làm của học 
sinh, giáo viên sẽ thấy được học sinh của mình đã nắm được lý thuyết và vận dụng 
vào thực hành tổng để tạo lập một văn bản theo phương thức miêu tả đến mức độ 
nào. Các em còn mắc những lỗi sai sót nào trong bài viết để tìm ra hướng đúng đắn 
khắc phục sửa những lỗi sai lầm trong mỗi bài viết của trò. 
II / THỰC TRẠNG VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 6. 
Qua việc tìm hiểu, theo dõi, trực tiếp giảng dạy, chấm chữa, trả bài của các 
em học sinh lớp 6 (30 em), tôi thấy bài làm về văn miêu tả của các em có mấy vấn 
đề sau: 
1- Nhận thức về loại văn miêu tả: 
 - Học sinh lớp 6 mới vào đầu cấp Trung học cơ sở còn bỡ ngỡ trong việc làm 
quen với thầy cô, với cách học mới, các môn học nhiều, lượng kiến thức nhiều hơn 
so với tiểu học nên các em còn lúng túng. 
- Khả năng tiếp thu bài của các em còn chậm nên chất lượng môn văn còn 
yếu. 
- Các em chưa có thói quen quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh 
mình, không ghi chép những gì mình thấy để làm tư liệu, chỉ đến khi nào có yêu 
cầu thì các em mới để ý đến đối tượng. Chính vì vậy mà các em không có hiểu biết 
về đối tượng bài văn yêu cầu một cách tường tận. 
 - Kiến thức Tiếng Việt của các em còn yếu nên bài viết văn miêu tả còn 
nhiều hạn chế về nội dung và cả hình thức. 
 - Nhiều em không chịu khó đọc các văn bản miêu tả để học tập cách dùng từ 
diễn đạt vào bài viết của mình. 
 7 
 - Một số em không phân biệt được văn bản miêu tả với văn bản tự sự, biểu 
cảm. 
 Chính vì những lý do, nhận thức trên mà kết quả thực hành tạo văn bản miêu tả 
của các em còn nhiều sai sót. 
2- Thực trạng về tình hình viết bài văn tả của học sinh. 
a/ Về nội dung: 
 - Bài viết chung chung, cái đáng nêu lại không nêu, tả mãi mà người đọc vẫn 
không nhận ra được người viết định tả ai, tả cái gì, hoặc khi bài văn tả người thì các 
em chỉ đơn thuần liệt kê các bộ phận trên cơ thể. 
 VD: “Da mẹ em ngăm đen. Khuôn mặt hơi nhỏ. Đôi mắt bồ câu thật đẹp. 
Chiếc mũi dọc dừa. Đôi môi hồng, thân hình nhỏ nhắn.” 
 - Nội dung bài viết sơ sài quá: Cả bài làm trong 90 phút mà chỉ viết được 1/2 
trang giấy. 
VD: 
Bây giờ ngôi trường em đang rất vắg lặng. Gió đùa với cây. Bỗng tiếng 
trống vang dậy. 
 Sân trường vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài. Học sinh các lớp ùa ra sân. 
Các bạn học sinh chơi rất nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đá cầu, nhảy dây. 
những tiếng reo hò cổ vũ làm cho sân trường sôi động hẳn lên. Có nhóm đá cầu 
rất khéo léo uyển chuyển, quả cầu cứ bay từ chân bạn này qua chân bạn khác mà 
không chạm xuống đất. Dưới gốc cây bàng có một nhóm các bạn nữ đang đọc sách 
chăm chú. 
 Trống vào lớp đã vang lên. học sinh lại xếp hàng vào lớp. Sân trường lại trở 
về yên ả. Giờ ra chơi đối với chúng em thật là bổ ích. 
 ( Bài làm củahọc sinh) 
b/ Cách thức diễn đạt trình bày: 
 -Bố cục không rõ ràng, chưa biết tách đoạn trong phần thân bài. 
 - Dùng từ không chính xác, chưa có sự chọn lọc. 
 8 
 VD: 
 + Mẹ em làm nghề công nhân, một nghề đơn xơ. 
 +Con đường đất đỏ rất bửn. 
 + Khuôn mặt mẹ không phải là bầu dục hay trái xoan nhưng lại tỏ ra rất 
phúc hậu. 
 + Trống vào tiết đã kêu. 
 - Câu văn viết sai ngữ pháp nhiều. 
+ Câu chỉ có vị ngữ: 
 Ví dụ: - Có mấy đám mây trắng . 
 - Vẫn hiền hoà chảy qua làng. 
+ Câu chỉ có thành phần trạng ngữ: 
 Ví dụ: - Trên bầu trời bao la mênh mông. 
 - Vào đêm trung thu trăng sáng. 
 + Chữ viết xấu, sai chính tả nhiều. 
- Lên bảng trình bày còn rụt rè, lúng túng. 
c/ Một số em dùng sách văn miêu tả sao chép mà không biết cách vận dụng thành 
bài viết của mình. 
d/ Giờ trả bài một số em chỉ xem điểm không đọc lời phê hoặc có đọc xong 
nhưng không suy nghĩ để sửa những lỗi sai trong bài viết mà mình đã mắc phải. 
 Từ những tồn tại trên tôi đã đưa ra một số giải pháp để giúp các em biết viết bài 
văn miêu tả. 
III / NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 VIẾT BÀI VĂN MIÊU 
TẢ. 
1- Học sinh nắm được lý thuyết: 
 9 
 a/ Thế nào là văn miêu tả. 
 * Để hiểu được khái niệm này, giáo viên dạy bài 18 tìm hiểu chung về văn 
miêu tả, phải truyền đạt cho học sinh được hai nội dung: Khi nào cần miêu tả và thế 
nào là văn miêu tả. 
- Có nhiều cách tiếp cận và tìm hiểu văn miêu tả. Trong chương trình tiểu học, 
học sinh đã được học về văn miêu tả nhưng ở mức độ thấp. 
- Bài học này tập trung làm cho học sinh thấy những trường hợp người ta 
thường dùng và phải dùng văn miêu tả, nội dung này có thể nêu ngắn gọn khi người 
ta cần phải tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó về một sự vật, một người mà người 
được giới thiệu chưa nhận ra chưa trông thấy, chưa hình dung được. Giáo viên có 
thể đưa ra câu hỏi, như: Chàng Dế Choắt trông như thế nào? 
Miêu tả là làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự 
vật, con người ... Qua những đặc điểm tính chất đó, người đọc hình dung và nhận ra 
ngay sự vật, con người được miêu tả. Tránh tình trạng cái đáng nêu lại không nêu, 
miêu tả chung chung, tả mãi mà không biết tả cái gì. 
Vậy, để làm nổi bật được tính chất và đặc điểm tiêu biểu của sự vật, con người 
thì người viết phải biết quan sát, tức là phải biết nêu cái gì đáng nêu, biết chọn 
hình ảnh nào đặc sắc để tả, gây sự chú ý hấp dẫn người đọc, với sự tưởng tượng so 
sánh đánh giá nhận xét. 
 * Dạy bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả, tôi giành 20 phút cho việc tìm 
hiểu các tình huống trong sách giáo khoa. Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 
em các nhóm thảo luận rồi cử đại diện trình bày. Sau đó học sinh rút ra nhận xét thế 
nào là văn miêu tả. 
Sau khi rút ra nhận xét, giáo viên cho học sinh đọc 2 đoạn văn tả Dế Mèn và tả 
Dế Choắt trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” rồi thảo luận hai câu hỏi: 
1) Qua đoạn văn, em thấy Dế Mèn có đặc điểm gì nổi bật?, những chi tiết và 
hình ảnh nào cho ta thấy điều đó?. 
2) Dế Choắt có đặc điểm gì nổi bật, khác Dế Mèn ở chỗ nào?, chi tiết và hình 
ảnh nào cho thấy điều đó?. 
Từ đó, học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài và 
rút ra nội dung ghi nhớ. 
 10 
Cuối cùng là cho học sinh luyện tập (25 phút) ở phần luyện tập này các nhóm 
thảo luận rồi cử đại diện trình bày. 
Với hai đề luyện tập sau khi tìm ý, các em tiến hành viết đoạn văn hoàn chỉnh. 
Ví dụ: Trong đoạn văn miêu tả mùa đông của học sinh, cần nêu được những nét 
đặc trưng đó là: 
- Đêm dài, ngày ngắn 
- Tiết trời lạnh lẽo, gió bấc, mưa phùn. 
- Bầu trời âm u xám xịt 
- Cây cối khẳng khiu trụi lá. 
Thực hành bài tập này, giáo viên cho học sinh lên bảng viết rồi nhận xét và chữa 
cụ thể. 
b/ Dạng bài quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả và 
phương pháp tả cảnh tả người, giáo viên cùng cho học sinh tiếp xúc với văn bản 
mẫu rồi nhận xét, rút ra kết luận cuối cùng luyện tập. 
VD: Cho học sinh đọc đoạn văn miêu tả cảnh sinh hoạt của một khu chợ để thấy 
được tác giả Thạch Lam đã quan sát bằng tất cả các giác quan thính giác, thị giác, 
vị giác 
“ Chợ mỗi lúc một ồn ào. Người đến họp đã đông. Cái đông đúc và ồn ào ấy 
khiến cho Tâm lịm đi. Tiếng cười nói, tiếng cười đùa, chửu rùa tràn đầy cả mấy 
gian hàng. Sự hoạt động rực rỡ và nhiều màu. Các hàng quà bánh, các thức hàng 
rẻ tiền vụn vặt và ở thôn quê, những hoa quả chua chát hái xanh trong vườn nhà - 
và bên kia đường, mùi thơm nồi cháo nóng của chị Tư bay ra ngào ngạt” 
 (Cô hàng xén) 
Từ các bài lý thuyết, học sinh hiểu được trong miêu tả: Tả cảnh, tả người, tả 
sáng tạo đề phải gồm các thao tác: Tìm hiều đề, quan sát ghi chép, tìm ý, lập dàn 
ý rồi mới viết thành bài hoàn chỉnh. 
+ Ví dụ tả cảnh: 
Học sinh cần nắm được khái niệm văn tả cảnh: 
 11 
Tả cảnh là dựng lại một bức tranh (cảnh thiên nhiên cảnh sinh hoạt) bằng lời 
(ngôn ngữ) với nhiều hình ảnh, màu sắc, âm thanh và hoạt động của con người, của 
vật trong một không gian, thời gian nhất định, làm người đọc thấy được bức tranh 
cụ thể rõ ràng, hấp dẫn và thái độ của người miêu tả trong bức tranh ấy. 
Ví dụ: Cảnh Cô Tô sau cơn bão, cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô của Nguyễn 
Tuân. 
c/ Các thao tác kỹ năng để viết bài miêu tả. 
c1> Tìm hiểu đề và tìm ý: 
- Yêu cầu luyện kỹ năng phát hiện các yêu cầu của đề, kỹ năng tự đặt câu 
hỏi để có hướng tìm ý. Đồng thời luyện tư duy nhạy bén chính xác. 
- Ở phần tìm hiều để tìm ý cần đưa ra hai loại: Bài tập so sánh với các đề 
cùng loại; Bài tập thực hành tìm hiểu đề và tìm ý cho một đề cụ thể với đề này, học 
sinh phải phát hiện ra những từ ngữ quan trọng trong đề để suy ra các yêu cầu cụ 
thể. Biết đặt câu hỏi để định hướng và chỉ cần trả lời gọn mang tính chất khái quát, 
chưa cần trả lời chi tiết. 
Từ đó, tìm hiểu đề và tìm ý để xác định đối tượng, nội dung cần tả, tránh lạc đề. 
c2> Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét: 
- Quan sát là điều kiện đầu tiên của mọi sự miêu tả. 
-Quan sát là nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, sờ bằng tay, bằng các 
giác quan: 
Ví dụ: +Vị trí quan sát của Đoàn Giỏi trong bài “Sông nước Cà Mau” là ngồi 
trên thuyền xuôi theo dòng sông để ra sông Nam Căn. Ở vị trí này tác giả bao quát 
được toàn cảnh sông nước vùng đất mũi Cà Mau. 
 - Ngoài thao tác nhìn nghe, người viết còn phải vận dụng trí tưởng tượng và 
các biện pháp so sánh, nhân hoá để tả. 
 VD: +Sau trận bão chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. 
 (Cô Tô - Nguyễn Tuân) 
 12 
 + Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại 
chạy tới ăn tranh mảnh cỏ của mẹ. chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm 
một bụi khác. 
 ( Cỏ non – Hồ Phương) 
 c3> Lập dàn ý: 
-Học sinh biết hình thành đề cương chi tiết theo yêu cầu của đề bài. 
- Có thể chuyển văn bản mẫu thành một dàn ý 
- Có thể dựa vào một dàn ý để thực hành tạo văn bản 
 * Dàn ý bài văn miêu tả gồm: 
 + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả (thời gian, địa điểm, vì sao ta thích) 
 + Thân bài: (Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự) 
 ▪ Tả bao quát một vài nét khi nhìn thấy cảnh. Những nét chung về cảnh vật, 
bầu trời, cây cối, con người ... và âm thanh, không khí hoạt động của con người, 
vật. 
▪Tả chi tiết về cảnh theo thứ tự, thời gian, không gian, hành động. 
 ▪Thể hiện cảm xúc của người tả. 
 *Lưu ý: Nếu tả cảnh thiên nhiên thì tả cảnh vật là chính. Nếu tả cảnh sinh 
hoạt thì kết hợp tả hoạt động của người xen kẽ với tả cảnh. 
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đã tả, ấn tượng của mình và người khác về 
cảnh được tả. Cảnh gợi cho ta nghĩ đế điều gì?. 
d/ Yêu cầu chung của bài tả cảnh: Tả đúng, tả thực, tả sinh động và tả hay. 
- Tả đúng, thực: Chọn đúng điểm nhìn (theo yêu cầu đề ra) tả đúng trọng tâm 
của cảnh, nét nổi bật của cảnh (qua con mắt nhìn và trí tưởng tượng). 
- Tả sinh động hàm nghĩa giữ nguyên trạng thái sống động vốn ...có của nó 
với tất cả đường nét, màu sắc của nó với cả tình cảm của nó mà người tả cảm nhận 
được. 
 13 
- Tả hay có thể hiểu là người dụng cảnh biết cách dẫn dắt người đọc cùng 
mình làm sống lại bức tranh, cùng mình xúc động trước vẻ đẹp của bức tranh. 
 2.Học sinh được thực hành văn miêu tả. 
a/ Thực hành nói văn miêu tả. 
a1> Luyện nói về quan sát tưởng tượng so sánh và nhận xét trong miêu tả 
(bài 20). 
Bài thực hành này vừa đặt ra yêu cầu luyện nói (một kỹ năng chưa được chú 
ý trong chương trình chỉnh lý năm 1995) vừa qua luyện nói mà củng cố và luyện 
tập về các kỹ năng cơ bản trong phần lý thuyết đã nêu. 
- Trong tiết học này giáo viên tổ chức cho học sinh được nói, được trình bày 
miệng những ý kiến của mình. Muốn đạt được kết quả học sinh phải được chuẩn bị 
dàn ý trước ở nhà. 
- Giáo viên khuyến khích, yêu cầu các em nói ngắn gọn rõ ràng, mạch lạc 
các yêu cầu của 5 bài tập trong sách giáo khoa. Cách trình bày như là tranh luận 
phát biểu trước tập thể. 
- Học sinh được luyện nói trong 30 phút. Các em trong lớp nghe và nhận xét 
cho bạn. 
a2> Luyện nói về văn miêu tả (bài 23). 
- Trong giờ này học sinh lớp 6E đã thực hành khá tốt. Các em đã hoàn thành 
được 3 bài tập từ mức độ dễ đến khó. 
+ Bài tập 1: Tả lại cảnh lớp học qua đoạn văn trích từ văn bản “Buổi học 
cuối cùng” các em nhớ lại đoạn văn và trình bày lại. Cần đưa thêm câu chuyển ý từ 
đoạn trước đến nối tiếp vào đoạn trong bài tập. 
+ Bài tập 2: Yêu cầu cao hơn: 
 Tả người: Thầy giáo Ha -men cũng từ văn bản trên. 
Ở bài tập này học sinh phải chọn ra những chi tiết hình ảnh về thầy Ha-men 
về trang phục, thái độ cử chỉ, lời nói hành động để hàn chuỗi lại thành một bài văn. 
Có thể đưa ra các ý như sau: 
 14 
 Thầy đã già nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn. 
 Mái tóc thầy bạc trắng trên khuôn mặt đã lấm tấm đồi mồi, những nếp nhăn 
như những dẻ quạt chạy dài 
Trong buổi học cuối cùng, thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục có 
diềm lá sen gấp mịn, đội chiếc mũ lụa tròn bằng lụa thêu trông rất sang trọng. 
Thầy nói dịu dàng với học sinh, thầy ca ngợi tiếng Pháp là ngôn ngữ hay 
nhất thế giới. Thầy giảng bài như trút bầu tâm sự. 
Khi đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng trên bục, người tái nhợt, có cái gì đó 
nghẹn ngào, thầy không nói hết câu. Thầy cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức, cố 
viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” 
+ Bài tập 3: Khó hơn nhiều. 
Miêu tả sáng tạo: Tưởng tượng người thầy giáo già gặp lại học sinh cũ sau 
nhiều năm xa cách. 
- Với bài tập này, học sinh tưởng tượng lại hoàn cảnh đến thăm thầy giáo cũ 
của mẹ. 
- Tưởng tượng lại hình dáng, tính tình của thầy giáo già. 
- Thái độ cử chỉ khi giặp lại học trò cũ sau nhiều năm xa cách. 
- Câu chuyện giữa thầy giáo già với học sinh cũ làm em cảm động. 
b/ Thực hành viết về văn miêu tả. 
- Từ các giờ lý thuyết và giờ thực hành nói, các em có 4 bài viết về văn 
miêu tả với các yêu cầu về nội dung: 
Bài 21: Viết về tả cảnh (làm ở nhà). 
Bài 25: Viết bài tả người (làm ở lớp). 
Bài 28: Viết bài miêu tả sáng tạo (làm ở lớp). 
Bài 34: Thi học kỳ II kiến thức tổng hợp cả miêu tả và tự sự. 
 15 
- Các bài viết của học sinh đều được giáo viên chấm chữa cụ thể để các em 
biết và sửa những lỗi sai sót trong bài viết của mình. 
c/ Thực hành giờ trả bài: 
- Thông qua nhận xét, đánh giá chữa lỗi sai cho bài viết của học sinh để củng 
cố nhận thức về văn miêu tả. Hình thành một số kỹ năng phát hiện và sửa lỗi chính 
tả dùng từ, đặt câu phát triển ý, liên kết câu, liên kết đoạn để rèn kỹ năng viết của 
học sinh ngày một tiến bộ. 
- Tiến trình cơ bản của giờ trả bài gồm các bước sau: 
* Phân tích lại đề bài, xác định rõ yêu cầu như những chuẩn đề, đối chiếu, 
đánh giá. 
 * Chữa lỗi sai tiêu biểu: 
+ Uốn nắn những sai sót về nội dung, giáo viên chỉ ra những chi tiết sai trong 
bài làm của học sinh để học sinh phát hiện chỗ sai và tìm cách sửa. 
 + Uốn nắn những sai sót về cách diễn đạt, cách miêu tả, cách dùng từ, đặt 
câu, lỗi chính tả. 
* Trả bài để học sinh tự chữa (có thể trả trước). 
* Công bố kết quả. 
* Đọc bình bài hay, đoạn hay. 
d/ Thực hành hoạt động ngữ văn: Thi là thơ bốn chữ, thơ năm chữ. 
- Thông qua hoạt động này, giáo viên giúp các em nhận diện được đặc điểm 
của thể thơ thông qua các bài giảng văn về thơ ấy. 
+ Thơ bốn chữ: “Lượm” của tác giả Tố Hữu 
+ Thơ năm chữ: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. 
- Đây là dịp để các em tự thể hiện đánh giá, điều chỉnh năng lực và hiểu biết 
của chính mình. Hình thức sinh hoạt ngữ văn này vừa thay đổi không khí học tập 
vui, bổ ích, vừa bổ sung những kiến thức ngữ văn cần thiết. 
 16 
- Để hoạt động này có tác dụng tốt, giáo viên cho các em chuẩn bị trước. Đến 
lớp các em trao đổi bài thơ trong nhóm để sửa cho nhau, sau đó các nhóm cử đại 
diện trình bày bài thơ nhóm mình trước lớp. Cùng với việc cho các em thực hành 
trên lớp tôi còn tổ chức cho các em chơi trò chơi đoán chữ để các có vốn từ ngữ 
phong phú hơn phục vụ cho việc học tập, tổ chức thi giữa các nhóm và động viên 
cho điểm. 
IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 
1- Qua các giờ học chính khoá và buổi thứ 2 trong ngày tôi thường xuyên 
luyện tập cách viết một đoạn văn miêu tả, một bài văn miêu tả, tập nói văn miêu tả 
và tập làm thơ, tôi thấy các em có tiến bộ nhiều về cả nội dung và phương pháp. 
2- Các dạng bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập đối với các em 
không còn là khó khăn lắm. 
3- Nội dung các bài văn miêu tả đã phong phú hơn. 
4- Về

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_viet_bai.pdf