Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập cùng tập thể tại lớp 10A10, trường THPT 1-5

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập cùng tập thể tại lớp 10A10, trường THPT 1-5

Em Nguyễn Thị Hồng Phúc là học sinh khuyết tật trí tuệ nặng. Trong quá trình dạy học và giáo dục em, tôi và các giáo viên dạy đã thực hiện các biện pháp sau:

- Phương pháp làm mẫu kết hợp với giải thích bằng lời. Các hành vi đạo đức, ứng xử xã hội như chào hỏi, trả lời và bày tỏ ý kiến trong giao tiếp, trong các tiết sinh hoạt lớp, tiết học tôi làm mẫu và cho em Hồng Phúc nhắc đi nhắc lại nhiều lần để thành thói quen, kết hợp với việc giải thích bằng lời nói để em hiểu ở mức độ đơn giản. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, khi nào học sinh thực hiện sai hoặc lệch chuẩn, tôi hoặc học sinh trong lớp điều chỉnh ngay.

- Thiết kế, điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng môn học, từng bài học.

- Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích em tham gia hoạt động. Thông qua sự tác động phù hợp trên lớp giúp em nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với em, giữa em với các bạn trong lớp. Tạo cho em có được cảm giác an toàn, được tôn trọng, giúp em bớt mặc cảm, tự ti; các bạn không khuyết tật thì biết đồng cảm, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ bạn,. bằng cách giáo dục ý thức và xây dựng nhóm bạn bè để giúp đỡ bạn. Đặc biệt hơn, em Hồng Phúc không biết cầm tiền đi chợ mua thức ăn, tôi cũng đã mạnh dạn cho hai bạn trong lớp giúp đỡ, tập cho em biết cách tính tiền và cầm tiền đi chợ, để sau này ông bà già yếu thì em có thể tự lo được cho bản thân, cho em trai và bố của mình (Vì 3 bố con đều khuyết tật trí tuệ).

- GVCN thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với gia đình nhằm trao đổi thông tin, phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy, kĩ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ, biết cách tự chăm sóc bản thân.

- Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu và đề xuất, điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của em trong từng kì học.

 Các GVBM luôn trao trổi với tôi về sự tiến bộ, chăm chỉ của em Hồng Phúc và cũng chia sẻ một số cách dạy và giáo dục hiệu quả cho tôi.

Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, được sự gửi gắm của ông bà nội em Hồng Phúc, hơn ai hết tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ giáo dục em. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở tìm tòi các giải pháp để giáo dục hiệu quả. Để đạt hiệu quả khi thực hiện kế hoạch cá nhân để giáo dục em Hồng Phúc, tôi huy động tất cả các bạn trong lớp tham gia giúp đỡ bạn. Hồng Phúc là một học sinh khuyết tật ngoan, em được bạn bè trong lớp yêu quý, trong quá trình học tập, Hồng Phúc được nhóm bạn hỗ trợ, chỉ dạy cho em về các kiến thức dạng nhận biết. Em tiếp thu được ở các dạng nhận biết và chép bài khá tốt. Giờ ra chơi em cũng được các bạn cho chơi cùng.

 

doc 54 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 126Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập cùng tập thể tại lớp 10A10, trường THPT 1-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhóm.
- Quá trình tư duy diễn ra chậm, ách tắc, tư duy thiếu logic, thiếu nhất quán, thiếu liên tục.
- Tư duy có tính rập khuôn máy móc, bắt chước, thiếu độc lập, thiếu lựa chọn.

- Cảm giác an toàn về tinh thần, thích khen ngợi.
- Cần hỗ trợ, giúp đỡ để nhận thức tốt hơn và để làm các bài tập có tính tư duy.
4. Khả năng hoà nhập
- Quan hệ bạn bè
- Quan hệ với tập thể
- Hành vi, tính cách

- Sống tình cảm với bạn.
- Tính đoàn kết cao.
- Hành vi chuẩn mực. Tuy nhiên, vệ sinh cá nhân gặp khó khăn.
- Hơi rụt rè, hay đỏ mặt.
Cần có bạn bè giúp đỡ để tự tin hoà nhập vào tập thể tốt hơn.
- Hỗ trợ để em biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn.
5. Môi trường giáo dục
- Gia đình
- Nhà trường
- Cộng đồng

- Được ông bà quan tâm.
- Được nhà trường hỗ trợ.
- Được địa phương quan tâm, chia sẻ.

- Cần sự quan tâm, che chở bao bọc của người mẹ.

Sau khi tìm hiểu được những khả năng và nhu cầu của em Nguyễn Thị Hồng Phúc thông qua các thông tin từ quan sát, thăm hỏi tình tình từ gia đình, thầy cô lớp dưới, địa phương nơi em sinh sống, tôi đã lập ra kế hoạch cá nhân dành cho trẻ khuyết tật để giáo dục em Hồng Phúc dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và cùng phối hợp của BGH nhà trường, đoàn trường, thầy cô giáo bộ môn, phụ huynh và nhân viên y tế.
	3.2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lí giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật
Khi được tiếp nhận lớp chủ nhiệm 10A10, BGH nhà trường có thông báo cho tôi là có em Nguyễn Thị Hồng Phúc là học sinh khuyết tật, giao cho tôi quan tâm giúp đỡ em hoà nhập. Bản thân tôi khi mới tiếp nhận và những ngày sau đó cảm thấy rất lo lắng và có nhiều trăn trở. Sau đó, tôi tìm các tài liệu lên quan đến giáo dục học sinh khuyết tật và đã tìm ra con đường để giáo dục em Hồng Phúc có hiệu quả hơn. Tôi tham khảo đồng nghiệp, hỏi thông tin từ BGH, tôi lập hồ sơ giáo dục cá nhân để giáo dục em Hồng Phúc, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân, gia đình; mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau khi đánh giá quá trình tiến bộ hay còn hạn chế của em.
Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho em Hồng Phúc được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của em Hồng Phúc theo hướng dẫn của Bộ. Trong kế hoạch nêu được rõ khả năng học tập của trẻ ở những môn nào với mức độ ra sao để thực hiện đúng thực tế và hiệu quả. Đánh giá dựa trên mức độ thực tế và khả năng thực tế của em.
Nhiều giáo viên bộ môn lớp tôi cũng đã nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu của em Hồng Phúc, nắm vững kỹ năng đánh giá trẻ khuyết tật, cùng với GVCN, BGH và đoàn trường xây dựng bản kế hoạch giáo dục cá nhân cho em Hồng Phúc, lập sổ theo dõi, ghi nhật ký về sự phát triển, tiến bộ riêng của em, định kỳ đánh giá và xây dựng kế hoạch giáo dục để em tiến bộ. Thường xuyên liên hệ trao đổi với GVCN trong cách đánh giá mục tiêu, phương pháp chăm sóc giáo dục em. 
Trong quá trình xây dựng kế hoạch cá nhân cho em Nguyễn Thị Hồng Phúc, tôi được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, hỏi thăm tình hình em Hồng Phúc và đã có biện pháp khuyến khích, động viên giáo viên, phụ huynh và trẻ thực hiện tốt bản kế hoạch giáo dục cá nhân (Mẫu kế hoạch cá nhân ở phần phụ lục).
Việc tổ chức và quản lý tốt các lớp học hòa nhập trẻ khuyết tật là rất quan trọng vì đó là những điều kiện tiên quyết đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Đầu năm học, tôi đã đưa ra các nội quy của lớp học để tất cả các em cam kết và thực hiện, trong đó có cả em khuyết tật với mục đích sắp xếp môi trường lớp học một cách hệ thống nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động dạy và học. Mục tiêu của việc làm này là tạo môi trường học tập tốt nhất cho các thành viên trong lớp, phát triển khả năng tự quản và tính trách nhiệm của các em. Học sinh khuyết tật cũng theo nội quy của lớp mà thực hiện. Vì vậy, tất cả các thành viên trong lớp đều có trách nhiệm thực hiện tốt các nội quy của trường lớp, có trách nhiệm giúp đỡ bạn. Học sinh khuyết tật cũng chấp hành rất tốt các nội quy của lớp học như: Đồng phục, thẻ, đi học đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động của tập thể. 
Việc xây dựng kế hoạch cá nhân và tổ chức quản lí giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật là một việc làm có vai trò quyết định - một cánh cửa rộng mở cho trẻ em khuyết tật.
Sau khi xây dựng được kế hoạch cá nhân, xây dựng được nội quy lớp học và cách thức quản lí lớp học, tôi và các lực lượng giáo dục trong lớp luôn theo dõi từng hoạt động của em khuyết tật, khi có những tiến bộ thì khích lệ, động viên; khi thấy biểu hiện chưa tốt thì điều chỉnh kế hoạch hợp lí, phù hợp hơn để giáo dục và giúp đỡ có hiệu quả hơn. 
3.3. Sự giúp đỡ của giáo viên
Khi tiếp nhận lớp có học sinh khuyết tật tham gia hoà nhập, GVCN và các GVBM thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình:
- GVCN lớp: Nắm vững mục tiêu giáo dục về giáo dục học sinh khuyết tật; nắm vững hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lí, dạng khuyết tật của từng học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp. Thực hiện tốt việc quản lí học sinh, tổ chức tốt, thường xuyên các nội dung GDHN phù hợp với từng học sinh. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc GDHN học sinh khuyết tật tại lớp chủ nhiệm. Hướng dẫn, tác động để học sinh khuyết tật tự thấy được tầm quan trọng của việc học tập và rèn kĩ năng nhằm tự phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của các em, giúp học sinh khuyết tật có thể có được những kĩ năng sống cần thiết để dễ dàng hòa nhập cộng đồng. 
 - GVBM: Thực hiện quản lí tốt mọi hoạt động của học sinh trong giờ học cũng như ngoài giờ học. Phải có ý thức trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng có nội dung GDHN phù hợp dành cho học sinh khuyết tật, không được bỏ mặc, để học sinh khuyết tật chơi trong tiết dạy. Phối hợp cùng GV chủ nhiệm, phụ huynh học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ GDHN cho học sinh khuyết tật ở lớp mình tham gia giảng dạy. 
GVCN, GVBM, Đoàn trường cùng với BGH nhà trường và phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhau để giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập về các nội dung sau: 
	+ Giúp học sinh khuyết tật biết giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè trong trường, lớp. Biểu hiện bằng việc chào hỏi, nói chuyện về những vấn đề học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao và nói chuyện để giải trí. Qua đó biết kính trọng và nghe lời thầy cô giáo, đoàn kết, hoà nhã với bạn bè và tạo lập mối quan hệ gần gũi, thân thuộc cho học sinh khuyết tật, giúp các em có sự tự tin khi giao tiếp.
	+ Giúp học sinh khuyết tật áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
	+ Các kiến thức, kĩ năng dành cho học sinh khuyết tật được căn cứ vào chương trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của bản thân học sinh khuyết tật, từ đó cho phép giảm nhẹ hoặc miễn đối với một số nội dung mà học sinh không có khả năng thực hiện, sao cho học sinh khuyết tật có một vốn kiến thức, kĩ năng nhất định để hoà nhập xã hội. 
Em Nguyễn Thị Hồng Phúc là học sinh khuyết tật trí tuệ nặng. Trong quá trình dạy học và giáo dục em, tôi và các giáo viên dạy đã thực hiện các biện pháp sau:
- Phương pháp làm mẫu kết hợp với giải thích bằng lời. Các hành vi đạo đức, ứng xử xã hội như chào hỏi, trả lời và bày tỏ ý kiến trong giao tiếp, trong các tiết sinh hoạt lớp, tiết học tôi làm mẫu và cho em Hồng Phúc nhắc đi nhắc lại nhiều lần để thành thói quen, kết hợp với việc giải thích bằng lời nói để em hiểu ở mức độ đơn giản. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, khi nào học sinh thực hiện sai hoặc lệch chuẩn, tôi hoặc học sinh trong lớp điều chỉnh ngay.
- Thiết kế, điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng môn học, từng bài học. 
- Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích em tham gia hoạt động. Thông qua sự tác động phù hợp trên lớp giúp em nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với em, giữa em với các bạn trong lớp. Tạo cho em có được cảm giác an toàn, được tôn trọng, giúp em bớt mặc cảm, tự ti; các bạn không khuyết tật thì biết đồng cảm, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ bạn,... bằng cách giáo dục ý thức và xây dựng nhóm bạn bè để giúp đỡ bạn. Đặc biệt hơn, em Hồng Phúc không biết cầm tiền đi chợ mua thức ăn, tôi cũng đã mạnh dạn cho hai bạn trong lớp giúp đỡ, tập cho em biết cách tính tiền và cầm tiền đi chợ, để sau này ông bà già yếu thì em có thể tự lo được cho bản thân, cho em trai và bố của mình (Vì 3 bố con đều khuyết tật trí tuệ).
- GVCN thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với gia đình nhằm trao đổi thông tin, phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy, kĩ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ, biết cách tự chăm sóc bản thân.
- Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu và đề xuất, điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của em trong từng kì học.
	Các GVBM luôn trao trổi với tôi về sự tiến bộ, chăm chỉ của em Hồng Phúc và cũng chia sẻ một số cách dạy và giáo dục hiệu quả cho tôi.
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, được sự gửi gắm của ông bà nội em Hồng Phúc, hơn ai hết tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ giáo dục em. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở tìm tòi các giải pháp để giáo dục hiệu quả. Để đạt hiệu quả khi thực hiện kế hoạch cá nhân để giáo dục em Hồng Phúc, tôi huy động tất cả các bạn trong lớp tham gia giúp đỡ bạn. Hồng Phúc là một học sinh khuyết tật ngoan, em được bạn bè trong lớp yêu quý, trong quá trình học tập, Hồng Phúc được nhóm bạn hỗ trợ, chỉ dạy cho em về các kiến thức dạng nhận biết. Em tiếp thu được ở các dạng nhận biết và chép bài khá tốt. Giờ ra chơi em cũng được các bạn cho chơi cùng. 
Khó khăn lớn nhất của em Hồng Phúc là vệ sinh cá nhân và trí tuệ chậm phát triển. Em chỉ biết chép lại những gì có sẵn và không nhớ được gì từ kiến thức đã học. Đi vệ sinh chưa sạch sẽ, phải cần bà nội giúp đỡ, bà nội em chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất của ông bà là làm sao để cho cháu Phúc biết tự vệ sinh sạch sẽ và biết cầm tiền đi chợ mu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_khuyet_tat_hoa.doc