5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Giải toán mang tính chất tổng hợp, nó liên quan đến cả 4 chủ đề: số học, hình
học, đo đại lượng, thống kê. Khi giải một bài toán, học sinh phải chuyển từ bài toán
có lời văn với các thuật ngữ toán học sang phép tính có danh số kèm theo. Giải toán
là chiếc cầu nối giữa toán học trừu tượng với thực tế đời sống, xây dựng mối liên
tưởng cần thiết giữa nội dung thực tế và bản chất toán học. Trong chương trình lớp
4, nội dung giải toán chiếm một số lượng lớn. Trong đó việc giải các bài toán điển
hình là một trong những khó khăn lớn trong quá trình dạy của giáo viên và quá
trình học của học sinh. Học sinh phải hiểu được các thuật ngữ toán học để đưa ra
cách giải cho phù hợp với từng dạng bài.
Giải toán điển hình cũng nằm trong nội dung giải toán. Muốn có cách giải
đúng, cách giải hay, học sinh phải thực hiện theo 3 bước của quy trình giải toán có
lời văn:
- Tìm hiểu nội dung bài toán.2
- Tìm cách giải bài toán.
- Thực hiện cách giải bài toán.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ dạy- học Toán, người giáo viên
phải sử dụng các phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, phát huy
được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh một nền nếp, phong
cách học tập tốt. Đặc biệt, để giải một bài toán cò lời văn nói chung, bài toán điển
hình ở lớp 4 nói riêng cần sử dụng phương pháp phân tích thường xuyên. Phân tích
có dạng: Phân tích thông qua tổng hợp.
- Trong phạm vi giải toán ở Tiểu học, khi dùng phương pháp phân tích, ta
xuất phát từ câu hỏi chính của bài toán mà tách ra những phần điều kiện của bài
toán, cần thiết cho việc trả lời câu hỏi chính lời giải chính là câu trả lời bài toán.
Khi dùng phương pháp tổng hợp, ta gộp dần những phần riêng biệt của điều kiện
bài toán, để cuối cùng đi tới việc trả lời câu hỏi chính. Ngoài ra, khi dạy học giải
toán điển hình ở lớp 4, giáo viên phải cho học sinh nắm vững từng loại toán điển
hình và các bước giải của từng loại toán đó.
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số T T Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 01 PHAN THỊ HOA 14/11/1979 Trường Tiểu học Thanh Phú A Giáo viên giảng dạy lớp 43 Đại học Sư phạm 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp giải bài toán điển hình lớp 4.” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Toán) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng chính thức lần đầu tiên ngày 06 tháng 10 năm 2020 đến nay. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Giải toán mang tính chất tổng hợp, nó liên quan đến cả 4 chủ đề: số học, hình học, đo đại lượng, thống kê. Khi giải một bài toán, học sinh phải chuyển từ bài toán có lời văn với các thuật ngữ toán học sang phép tính có danh số kèm theo. Giải toán là chiếc cầu nối giữa toán học trừu tượng với thực tế đời sống, xây dựng mối liên tưởng cần thiết giữa nội dung thực tế và bản chất toán học. Trong chương trình lớp 4, nội dung giải toán chiếm một số lượng lớn. Trong đó việc giải các bài toán điển hình là một trong những khó khăn lớn trong quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Học sinh phải hiểu được các thuật ngữ toán học để đưa ra cách giải cho phù hợp với từng dạng bài. Giải toán điển hình cũng nằm trong nội dung giải toán. Muốn có cách giải đúng, cách giải hay, học sinh phải thực hiện theo 3 bước của quy trình giải toán có lời văn: - Tìm hiểu nội dung bài toán. 2 - Tìm cách giải bài toán. - Thực hiện cách giải bài toán. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ dạy- học Toán, người giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh một nền nếp, phong cách học tập tốt. Đặc biệt, để giải một bài toán cò lời văn nói chung, bài toán điển hình ở lớp 4 nói riêng cần sử dụng phương pháp phân tích thường xuyên. Phân tích có dạng: Phân tích thông qua tổng hợp. - Trong phạm vi giải toán ở Tiểu học, khi dùng phương pháp phân tích, ta xuất phát từ câu hỏi chính của bài toán mà tách ra những phần điều kiện của bài toán, cần thiết cho việc trả lời câu hỏi chính lời giải chính là câu trả lời bài toán. Khi dùng phương pháp tổng hợp, ta gộp dần những phần riêng biệt của điều kiện bài toán, để cuối cùng đi tới việc trả lời câu hỏi chính. Ngoài ra, khi dạy học giải toán điển hình ở lớp 4, giáo viên phải cho học sinh nắm vững từng loại toán điển hình và các bước giải của từng loại toán đó. - Giáo viên đã chủ động xây dựng kế hoạch bài học, đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu bài, xem xét bài sẽ dạy trong mối quan hệ với bài trước và bài sau. Mỗi bài cần vận dụng kiến thức kĩ năng gì của bài trước. Ví dụ: Trước khi dạy bài “ Tìm số trung bình cộng”, giáo viên đã chú ý đến kĩ năng cộng nhiều số, kĩ năng chia số tự nhiên (trong phạm vi đã học). Hay khi dạy bài “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”, kiến thức cũ gần nhất cần chuẩn bị cho bài này là tỉ số của hai số. - GV hướng dẫn học sinh nắm kĩ đề toán trước khi làm. Xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu bài toán, tìm ra mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. Xác định được bài toán là ở dạng nào. - Giáo viên đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp nêu vấn đề, trình bày trực quan, giảng giải, đàm thoại,... để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới. Với những bài cung cấp lí thuyết, để học sinh chủ động tiếp thu bài, giáo viên yêu cầu học sinh thoát li bài giải mẫu trong sách giáo khoa. Bài giải mẫu đó để học sinh xem bài trước khi đến lớp, để học sinh xem lại sau khi nghe giáo viên giảng. - Giáo viên dành nhiều thời gian để học sinh luyện tập thực hành. - Giáo viên đã tạo được cho học sinh thói quen tự kiểm tra đánh giá và đổi vở cho nhau để kiểm tra. - Khi hướng dẫn học sinh giải toán thường sử dụng phương pháp phân tích nhiều hơn phương pháp tổng hợp nên học sinh trung bình, yếu khó tiếp thu, đặc biệt là đối với các lớp có nhiều đối tượng học sinh trung bình, yếu. - Sử dụng sách giáo khoa như nhau đối với mọi đối tượng học sinh. Học sinh trên chuẩn phải chờ đợi học sinh chậm tiến. - Giáo viên nhấn mạnh các bước giải của toán điển hình. Bài ôn tập so sánh các bước giải của các dạng toán điển hình có cách giải tương tự như nhau: Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. Sau khi học sinh giải xong, chữa 3 bài, nhận xét đúng là dừng lại, giáo viên không hỏi tại sao học sinh làm như vậy để khắc sâu kiến thức cho các em, hướng dẫn học sinh thử lại kết quả. * Học sinh không nhận biết được đúng dạng toán, học sinh không nắm chắc kiến thức cơ bản, cách giải từng dạng toán điển hình. Khi mới học xong mỗi dạng toán, học sinh đều cho bài làm thêm tương tự hoặc bài làm thêm có nâng cao mức suy luận. Cho các dạng toán để học sinh phân biệt giữa dạng này và dạng kia. Trong quá trình dạy lớp 4 nhiều năm tôi luôn trăn trở làm cách nào để học sinh giải toán điển hình lớp 4 có hiệu quả tôi mạnh dạn đưa ra“ Giải pháp giải bài toán điển hình lớp 4.” 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1. Đường lối chung giải bài toán điển hình lớp 4. 5.2.1.1. Tìm hiểu bài toán. Trước hết phải đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ điều đã cho đề toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán, chớ vội tính toán chưa đọc kĩ đề bài. Ở Bước này giáo viên thường ra câu hỏi: bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? Đây là phần quan trọng nếu học sinh nghiên cứu kĩ các em sẽ nắm chắc dự kiện đề toán thì các em làm một cách dễ dàng, giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng hoạt động. Giáo viên có thể tổ chức làm như sau: Giáo viên ra lệnh cầm bút chì + Gạch 1 gạch điều cho biết trong bài toán, gạch 2 bài toán hỏi gì? Lúc này giáo viên quan sát được cả lớp thấy em nào lúng túng đến giúp đỡ để học sinh cả lớp nắm được nội dung đề bài toán. 5.2.1.2. Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và cố gắng tóm tắt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn, bằng cách tóm tắt kí hiệu bài toán hoặc minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng. Ở bước này học sinh nhất là giáo viên phải nắm 3 phần cơ bản của bài toán: + Các dự kiện + Các ẩn số + Các điều kiện bài toán. Những dự kiện là cái đã cho trong bài toán. Những ẩn số là cái chưa biết mà ta cần tìm. Những điều kiện là mối quan hệ toán học đã cho giữa dự kiện và ẩn số. Để rèn kĩ năng cho học sinh, giúp các em giải bài toán điển hình được tốt thì giáo viên cần hiểu và nắm vững một số vấn đề về dạng toán điển hình trong chương trình môn Toán lớp 4. 5.2.2. Nội dung các dạng toán điển hình ở lớp 4 Trong chương trình sách giáo khoa Toán 4 có các loại toán điển hình sau. Loại toán điển hình xen kẽ với 4 phép tính với các số tự nhiên (được học ở học kì I - lớp 4). + Tìm số trung bình cộng. 4 + Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Học ở học kì II - lớp 4: + Dạng toán phân số - Tỉ số. Tổng - Tỉ; Hiệu – Tỉ. 5.2.2.1. Dạng toán “ Tìm số trung bình cộng” được dạy trong 2 tiết : + Tiết 1: Tìm số trung bình cộng (dạy học sinh có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số; học sinh biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số). + Tiết 2: Luyện tập (học sinh được củng cố hiểu biết về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng; học sinh được giải các bài toán về tìm số trung bình cộng). + Quy tắc: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng. + Công thức tìm số trung bình cộng của nhiều số Số trung bình cộng = Tổng của n số : n + Trường hợp đặc biệt bài toán tìm số trung bình cộng cho một dãy số cách đều. Nếu số các số hạng đó là một số lẻ thì số trung bình cộng của dãy số đã cho chính là số ở vị trí chính giữa của dãy số này. Ví dụ: Tìm số trung bình cộng của dãy số cách đều nhau 4 đơn vị: 3; 7; 11; 15; 19. Ta thấy dãy số có 5 số hạng nên số hạng thứ ba sẽ là trung bình cộng của dãy số. Vậy số trung bình cộng của dãy số trên là 11. Nếu số các số hạng đó là một số chẵn thì số trung bình cộng của dãy số đã cho đúng bằng nửa tổng của hai số đầu và cuối của dãy số này; hoặc đúng bằng nửa tổng của hai số cách đều hai đầu của dãy số đã cho số trung bình cộng của 4 số kia. Gặp các bài toán tư tự hướng dẫn các em cứ làm như thế. 5.2.2.2. Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” được dạy trong 2 tiết: + Tiết 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (học sinh biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó). + Tiết 2 : Luyện tập (học sinh được củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó). - Giáo viên yêu cầu xác định được tổng, hiệu, số lớn, số bé. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu Tổng là gì? (cộng các đại lượng với nhau). Hiệu là gì? (hiệu là trừ 2 kết quả cho nhau hoặc dựa vào thuật ngữ nhiều hơn, ít hơn.) - Vẽ sơ đồ đoạn thẳng (lưu ý sơ đồ thể hiện 2 lần số lớn, 2 lần số bé và cách giải tương ứng). - Hướng dẫn tìm số lớn, số bé cách theo công thức sách giáo khoa. Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 5 - Sau khi tìm số lớn tính số bé theo cách nào khác ? (ngoài công thức tính thông thường). - Số bé = Số lớn – Hiệu - Hoặc Số bé = Tổng – Hiệu - Sau khi tìm số bé ta tính số lớn theo cách nào khác ? (ngoài công thức tính thông thường). - Số lớn = Số bé + Hiệu - Hoặc Số lớn = Tổng – Số bé. 5.2.2.3. Dạng toán Phân số - Tỉ số - Các bài toán về tỉ số (được học ở học kì II - lớp 4). - Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. * Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” được dạy trong 4 tiết: + Tiết 1: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó (học sinh biết cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”). + Tiết 2: Luyện tập + Tiết 3: Luyện tập + Tiết 4: Luyện tập chung Cả 3 tiết (2, 3, 4), học sinh được rèn luyện kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. * Dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” được dạy trong 4 tiết: + Tiết 1: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. + Tiết 2: Luyện tập + Tiết 3: Luyện tập + Tiết 4: Luyện tập chung Trong đó tiết 1, học sinh biết cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, các tiết còn lại học sinh được rèn kĩ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. - Bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó. - Giáo viên yêu cầu xác định đâu là tổng (hiệu) đâu là tỉ số . - Giáo viên hỏi tỉ số cho biết điều gì?(tỉ số: gấp mấy lần, bằng 1 phần mấy). - Dạng toán này bắt buộc phải vẽ sơ đồ đoạn thẳng. - Các bước tính: Dựa vào sơ đồ, tìm giá trị 1 phần Sau đó tìm Số lớn = lấy giá trị 1 phần x số phần của số lớn Tìm Số bé = giá trị 1 phần x số phần của số bé. Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của số đó. - Giáo viên yêu cầu xác định đâu là tổng đâu là hiệu đâu là số lớn, số bé. - Hướng dẫn tìm số lớn, số bé cách theo công thức. 6 - Sau khi tìm số lớn ta tính số bé theo cách nào khác ? (ngoài công thức tính thông thường) - Số bé = Tổng – Số lớn - Sau khi tìm số bé ta tính số lớn theo cách nào khác ? (ngoài công thức tính thông thường) - Số lớn = Tổng – Số bé. 5.2.2.4. Các giải pháp giải bài toán điển hình lớp 4. + Đối với giáo viên: giáo viên lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn một cách nhẹ nhàng hợp tác giúp học sinh phát triển năng lực của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập. + Đối với học sinh: + Học sinh phải tham gia hoạt động tích cực, hứng thú, tự nhiên. + Học sinh phải đọc kĩ đề bài toán, có kĩ năng phân tích bài toán, nhận ra được dạng toán, tóm tắt bài toán một các ngắn gọn, dễ hiểu nhất. 5.2.2.5. Biện pháp đã tiến hành: - Biện pháp 1: giáo viên chuẩn bị tốt bài dạy Bước 1: Đọc và nghiên cứu kĩ các dạng bài toán giải điển hình lớp 4. Bước 2: Lập kế hoạch giảng dạy; lập ra hệ thống câu hỏi lô gic để học sinh phát hiện ra vấn đề, dạng toán. - Biện pháp 2: Thực hiện đúng quy trình giải toán có lời văn Bước 1: Cho học sinh đọc kĩ đề bài 3 lần, có đọc kĩ đề bài thì học sinh mới tập trung suy nghĩ chú ý đến câu hỏi bài toán. Bước 2: Phân tích đề bài và tóm tắt đề bài toán. Giáo viên đặt câu hỏi: Bài toán cho biết gì? đề toán yêu cầu gì? Đề bài này thuộc dạng toán gì? Từ đó tóm tắt bài toán ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Bước 3:Tìm cách giải bài toán. Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Bước 4: Trình bày bài giải lời giải tương ứng với phép tính. Sau đó kiểm tra lời giải phù hợp với điều kiện của phép tính. Thử lại đáp số. 5.3. Khả năng áp dụng sáng kiến: - Sáng kiến này có thể áp dụng trên mọi đối tượng học sinh, giáo viên đều có thể vận dụng những biện pháp này trong các tiết học môn toán có lời văn, mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sách toán lớp 4; sách giáo viên tóan 4 tập 1, tập 2 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành; sách thiết kế toán 4 - Nhà xuất bản Hà Nội. - Giáo viên tìm hiểu kĩ nội dung chương trình. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài toán giải, có hệ thống câu hỏi gợi ý dễ hiểu, lô gic chặt chẽ nhằm học sinh hiểu kĩ đề toán. 7 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: a. Kết quả: Kết quả kiểm tra qua từng năm học như sau: Năm học SSHS Điểm 5 – 6 Điểm 7- 8 Điểm 9 – 10 TS % TS % TS % Cuối học kì I năm học 2020 – 2021 24 4 16,7 9 37,5 11 45,8 b. Bài học kinh nghiệm: - Qua áp dụng đề tài sáng kiến “Giải pháp giải bài toán điển hình lớp 4.” tôi rút ra bài học: - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài toán giải, có hệ thống câu hỏi gợi ý dễ hiểu, lô gic chặt chẽ nhằm học sinh hiểu kĩ đề toán. - Để đặt lời giải đúng trọng tâm giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để làm chính xác lời giải của bài toán. - Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài. - Học sinh biết độc lập phân tích bài toán, học sinh xác lập được mối quan hệ giữa cái đã tìm. Bài toán đó thuộc dạng nào? - Học sinh phân biệt các dạng toán, ít bị nhầm lẫn giữa các dạng toán với nhau. - Học sinh tích cực chủ động trong học tập và khắc sâu được kiến thức. Trên đây là:“Giải pháp giải bài toán điển hình lớp 4.” Tôi đã áp dụng đem lại hiệu quả cao, rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Đánh giá của hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Thanh Phú A Thanh Phú, ngày . tháng...... năm 2021 Chủ tịch hội đồng sáng kiến 8 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Phú , ngày 28 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Phan Thị Hoa
Tài liệu đính kèm: