Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Việc xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:

- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.

- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.

- Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.

- Giúp các em phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.

 

doc 23 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2151Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức thực hiện chương trình. Từ đó, mọi người đã nắm bắt và đồng tình ủng hộ.
- Quan tâm, chỉ đạo sát sao việc tổ chức tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn.
- Tăng cường dự giờ, tư vấn, rút kinh nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn dựa trên giờ dạy cho toàn giáo viên trong đơn vị tham gia, thảo luận rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, kỹ năng điều hành lớp của Chủ tịch Hội đồng Tự quản, của nhóm trưởng, vào các ngày thứ 7 hằng tuần.
- Lên thời khóa biểu phù hợp, đảm bảo tính sư phạm.
- Khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong dạy học.
- Triển khai cho mỗi lớp đều phải thành lập “Nhóm bạn học ở nhà và gọi nhau đi học ở trường” để cùng làm bài tập ứng dụng và rủ nhau đi học để duy trì tỷ lệ chuyên cần; mỗi giáo viên phải viết nhật kí giảng dạy những vấn đề bất cập về sách, những khó khăn của học sinh, những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả, nhật ký đánh giá học sinh.
- Chỉ đạo cho giáo viên Tổng phụ trách Đội nghiên cứu, triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các trò chơi trong sinh hoạt tập thể, trong giờ học thể dục, các trò chơi dân gian, ... để làm phong phú các hoạt động trong nhà trường, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho các em vào học kiến thức và để mỗi học sinh thực sự cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- Thường xuyên kiểm tra giáo viên về: Sổ nhật kí giảng dạy và nhật ký đánh giá học sinh để tư vấn điều chỉnh kịp thời.
- Đăc biệt, đầu năm học Ban Giám hiệu kiểm tra chất lượng học tập, nắm chắc tên từng em, số lượng học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo của từng lớp, rồi phân đều cho mỗi giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kèm cặp bao nhiêu em cụ thể, hằng tháng BGH phối hợp với các tổ trưởng chuyên môn dự giờ kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của những em này và đưa vào đánh giá giáo viên.
- Tổ chức tăng cường tiếng Việt trong hè cho học sinh học hết lớp 1 chuẩn bị vào học lớp 2 chương trình VNEN.
* Đối với Tổ chuyên môn:
- Chủ động lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong tổ, nội dung sinh hoạt đi vào chiều sâu và có chất lượng, mỗi lần sinh hoạt nêu lên được những tồn tại, khó khăn bất cập, những vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học. Tổ chức thảo luận và thống nhất trong tổ những điều chỉnh, những giải pháp khắc phục tồn tại trong thời gian đến.
- Tăng cường dự giờ, tư vấn cho giáo viên trong tổ để trao đổi thống nhất về phương pháp, cách thức tổ chức lớp học, cách điều hành của nhóm trưởng cũng như việc học sinh có thực sự tự học, tự giác, tích cực trong giờ học và thực hiện đúng 10 bước lên lớp hay hoàn thành các hoạt động theo yêu cầu của bài học. Bên cạnh còn chú trọng về sự giúp đỡ lẫn nhau của các bạn trong nhóm, của giáo viên với học sinh yếu, câu lệnh cùng những ngữ điệu của giáo viên trên lớp 
Ảnh: 10 bước học tập theo mô hình trường học mới (VNEN)
- Ngoài ra, còn tổ chức các chuyên đề ở các môn học, hoạt động giáo dục mà giáo viên còn lúng túng (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Đạo đức, Thủ công (Kỹ thuật)) rút kinh nghiệm trong tổ để có phương pháp giảng dạy tốt.
- Thường xuyên kiểm tra Sổ nhật kí giảng dạy và nhật ký đánh giá học sinh của giáo viên để tư vấn điều chỉnh kịp thời. Đồng thời đề xuất với nhà trường những khó khăn bất cập và xin ý kiến chỉ đạo để triển khai điều chỉnh nhằm giúp giáo viên trong tổ thực hiện tốt hơn sổ nhật kí dạy học.
* Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ bài dạy (mục tiêu cần đạt, câu lệnh, lôgô...) để trao đổi với các giáo viên trong khối, điều chỉnh cho phù hợp; nắm chắc 5 bước giảng dạy và 10 bước học tập để tổ chức dạy học trên lớp đạt hiệu quả.
- Thời gian đầu khi học sinh chưa quen cách học, trước khi tổ chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích khám phá, rút ra kiến thức mới, giáo viên cần linh hoạt kết hợp tính kế thừa của phương pháp dạy học truyền thống để giao nhiệm vụ rõ ràng cho các nhóm thực hiện. 
- Cập nhật vào nhật kí giảng dạy và nhật ký đánh giá học sinh những khó khăn, những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn và bình bầu những bạn mạnh dạn, nhanh nhẹn, học lực khá, giỏi vào Hội đồng tự quản và làm nhóm trưởng. 
- Tập huấn cho nhóm trưởng và Hội đồng tự quản kỹ năng điều hành nhóm học tập cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi khi khởi động.
- Mỗi lớp đều phải thành lập “Nhóm bạn học ở nhà và gọi nhau đi học ở trường” để cùng làm bài tập ứng dụng và rủ nhau đi học để duy trì tỷ lệ chuyên cần.
- Tăng cường kiểm tra bài tập ứng dụng. Tăng cường (phần đọc và viết) vào đầu buổi học. 
- Phân nhóm nhiều đối tượng để học sinh hỗ trợ nhau trong học tập.
- GV quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn đối với những học sinh yếu, nhẹ nhàng, tôn trọng, gần gũi, giải thích từ từ, lôgic các kiến thức có liên quan để học sinh hiểu ra vấn đề, không nổi nóng, quát tháo học sinh. Thường xuyên động viên, khuyến khích khi các em có tiến bộ.
- Trong dạy học phải bao quát lớp, quy định các kí hiệu để học sinh thực hiện theo lệnh và kiểm tra giám sát, giúp đỡ các nhóm kịp thời. Nhất thiết phải tổ chức bước khởi động để tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học.
- Đối với những bài có kênh hình và kênh chữ không phù hợp hoặc quá trừu tượng với học sinh, giáo viên mạnh dạn điều chỉnh và giảng giải, phân tích để học sinh hiểu.
- Phân loại đối tượng học sinh để giao việc phù hợp và bồi dưỡng, phụ đạo cho các em 
3.2. Tổ chức các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên:
Ảnh: Trong một tiết sinh hoạt chuyên môn
Một trong những đổi mới căn bản về bồi dưỡng giáo viên của mô hình VNEN là tổ chức bồi dưỡng, tập huấn. Đây là việc làm hết sức cần thiết để giáo viên tự tin khi áp dụng phương pháp dạy học VNEN nhằm mục đích:
- Giúp giáo viên có hiểu biết sâu và mô hình trường học mới – VNEN.
- Từng bước đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sư phạm một cách vững chắc đáp ứng yêu cầu của mô hình trường học mới – VNEN.
- Trên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn nhằm giải quyết những vấn đề mới và khó, những tình huống sư phạm nhằm thực hiện tốt chương trình và đạt hiệu quả cao ở mô hình trường học mới – VNEN.
Tất cả những nội dung tập huấn, bồi dưỡng trên đều tập trung và xoay quanh những vấn đề liên quan tới hoạt động học của học sinh.
Cụ thể, hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đã được tổ chức tại đơn vị dưới nhiều hình thức: Tổ chức sinh hoạt các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn dựa trên giờ dạy cho toàn giáo viên trong đơn vị tham gia, thảo luận rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, kỹ năng điều hành lớp của Chủ tịch Hội đồng tự quản, của nhóm trưởng, vào các ngày thứ 7 hằng tuần.
Vấn đề lựa chọn phương án hợp lý khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học ở mô hình VNEN là một trong những nội dung chính trong sinh hoạt chuyên môn tại trường và đi tới thống nhất việc lựa chọn phương án hợp lý khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học (điều chỉnh tài liệu) nhằm giúp mỗi giáo viên có kế hoạch bài dạy tốt nhất trước khi lên lớp để tổ chức dạy học.
Ví dụ: Lựa chọn phương án hợp lý (điều chỉnh) khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt, lớp 2, tập 1A
Ở Bài 1A, trang 6, HĐ1 yêu cầu:
	Căn cứ câu lệnh này, học sinh sẽ bắt đầu thao tác nhìn từ câu trả lời (a) bên B sau đó đối chiếu theo câu hỏi bên A để chọn, kết quả học sinh sẽ rất khó xác định câu hỏi bên A cho phù hợp. Đối với những học sinh hạn chế đọc hiểu tiếng Việt sẽ khó hoàn thành mục tiêu này.
	Để theo đúng quy trình các bước của hoạt động này, giáo viên có thể điều chỉnh lại câu lệnh như sau: Đọc câu hỏi ở bên A và chọn câu trả lời ở bên B cho phù hợp.
Tên bài
Mục tiêu
Hoạt 
động
Nội dung
Học liệu
Phương án (Điều chỉnh) cho phù hợp
Bài 1A
Đọc và hiểu nội dung truyện
HĐ1
Dựa theo nội dung bài học, chọn câu trả lời bên B phù hợp với câu hỏi bên A
Đọc câu hỏi ở bên A và chọn câu trả lời ở bên B cho phù hợp
Việc lựa chọn phương án hợp lý khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học ở mô hình VNEN (điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học) dựa trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc chung, giúp giáo viên không chủ quan, tránh tùy tiện trong quá trình thảo luận, tìm phương án hợp lý (điều chỉnh tài liệu) khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học. Giữ vững nguyên tắc, thực chất là làm cho Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học, lớp học không những được thực hiện đồng đều trong toàn trường mà còn phát huy tối đa các khả năng, điều kiện sư phạm của giáo viên.
3.3. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; Tăng cường và sử dụng hợp lý, hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
Mục tiêu của biện pháp là làm thế nào để huy động mọi nguồn lực nhằm tăng cường nguồn CSVC trong nhà trường, làm thế nào để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn CSVC hiện có của nhà trường chính là mục tiêu của biện pháp này.
Nội dung và cách thức thực hiện:
- Dần từng bước mua sắm, đầu tư, tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hiệu trưởng cùng với kế toán chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý nguồn ngân sách được phân bổ để có thể dành một phần kinh phí cho mua sắm, đầu tư, tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy – học; Xây dựng kế hoạch hàng năm, dài hạn về tăng cường CSVC gửi về Phòng GD&ĐT để mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT trong vấn đề bổ sung, phân bổ kinh phí cho hoạt động mua sắm, tăng cường CSVC cho nhà trường.
- Khuyến khích giáo viên khai thác, sử dụng hiệu quả CSVC hiện có.
- Khuyến khích học sinh tìm tòi, tự tạo ra những vật dụng, đồ dùng phục vụ cho việc trang trí lớp học, hoạt động học tập (xây dựng góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng,) phù hợp với điều kiện, khả năng của lớp, tận dụng được những vật liệu sẵn có ở địa phương.
Ví dụ: Học sinh tự tìm và xây dựng góc học tập từ các vật dụng phục vụ cuộc sống, đồ dùng do học sinh tự làm như: cái bát, cái đĩa, cái chổi, máy bay giấy, các bài kiểm tra đạt điểm tốt, các bài vẽ, các sản phẩm cắt dán,
- Phân công một nhân viên phụ trách, thống nhất quy định, lề lối, thời gian mượn, trả các thiết bị để tránh thất thoát, hỏng hóc. Hàng năm phải tổ chức rà soát, kiểm kê lại số lượng, chất lượng của các trang thiết bị hiện có.
- Kêu gọi các doanh nghiệp thi công xây dựng trên địa bàn, các bậc cha mẹ học sinh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ủng hộ về tinh thần, vật chất cho nhà trường trong những hoạt động giáo dục. Tuy đời sống của đại bộ phận người dân ở đây còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng nhân dân địa phương luôn ủng hộ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, sự ủng hộ đó không hoàn toàn là vật chất mà đơn thuần chỉ là những lời động viên, khích lệ về tinh thần, nhà trường luôn trân trọng những đóng góp, hỗ trợ của nhân dân địa phương, các bậc cha mẹ học sinh dù là nhỏ nhất.
- Khi đã được cung cấp nguồn tài chính, BGH lên kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư sân chơi, bãi tập, mua sắm trang thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng như đầu tư cho thư viện nhà trường, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, micro, âm li, loa đài,... cho các lớp học, tránh việc mua sắm những trang thiết bị lãng phí không thiết thực trong dạy – học.
- Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, tuy nhiên việc tham mưu cũng phải có kế hoạch, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, nhà trường tổ chức thực hiện và kịp thời báo cáo kết quả với lãnh đạo địa phương. Tạo cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Tham mưu để cấp ủy và chính quyền địa phương có kế hoạch làm việc theo định kỳ với Lãnh đạo nhà trường. Thông qua các buổi họp, làm việc, nhà trường sẽ kịp thời báo cáo diễn biến tình hình hoạt động của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo, hỗ trợ đối với những vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết của nhà trường. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, không trông chờ hay ỷ lại. Mỗi lần đề xuất chủ trương để phát triển giáo dục ở địa phương, Hiệu trưởng đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện.
Hiệu trưởng không nên báo cáo, gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo những công việc lớn. Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa đạt, Hiệu trưởng cần tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà trường. Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị .) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tham mưu phải thuận theo ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ đạo của địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ.
3.4. Thành lập Hội đồng tự quản học sinh – khâu then chốt để tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới, nhằm quản lý lớp học giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục:
Việc xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
- Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
- Giúp các em phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
Hội đồng tự quản là do các em học sinh tổ chức và thực hiện; Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường.
Sơ đồ tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm: 
1 Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh.
2 Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản. 
Và các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập; Ban quyền lợi; Ban sức khoẻ, vệ sinh; Ban văn nghệ, thể dục; Ban thư viện; Ban đối ngoại)
Ảnh: Sơ đồ tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản
Tuy nhiên, để thành lập được Hội đồng tự quản học sinh quả là một việc làm không mấy dễ dàng và càng khó khăn hơn để đạt được mục đích của Hội đồng tự quản học sinh nhất là đối với học sinh miền núi nơi đây. Bởi lẻ, học sinh nơi đây hầu hết là học sinh dân tộc thiểu số nên đặc điểm tâm sinh lý của các em cũng có những nét rất riêng, rất đặc trưng:
Do còn nghèo về ngôn ngữ tiếng Việt và ít có cơ hội giao tiếp với xã hội nên nét tính cách điển hình của các em là rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Một phần là do tính cách, một phần là do sự hiểu biết về kiến thức còn hạn chế, nói ra sợ sai, sợ thầy cô và các bạn cười nên các em rất ngại phát biểu ý kiến trong lớp. Sự tự ti rụt rè khiến các em ngại va chạm, không dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn bè xung quanh, đồng thời cũng không muốn ai động chạm đến mình. Tính cách bảo thủ này đã ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của đại đa số các em học sinh DTTS. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên phải “vừa dạy – vừa dỗ”, không phê phán quá đáng hoặc cách nói của giáo viên có ý đe nạt, coi thường thì sẽ dẫn tới kết quả là các em sẽ bỏ học. Thông thường, nếu một học sinh trong lớp bỏ học thì kéo theo vài học sinh nữa cũng bỏ học theo.
Chính vì vậy, việc thành lập Hội đồng tự quản học sinh đã được nhà trường triển khai căn cứ trên tinh thần hướng dẫn chung của các cấp quản lý vừa kết hợp với nét riêng, nét đặc trưng của địa phương, đơn vị và của từng lớp để phát huy hiệu quả Hội đồng tự quản học sinh. Và sau đây là cách thức, quy trình tiến hành thành lập Hội đồng tự quản học sinh tại Trường Tiểu học và THCS Trà Hiệp:
Cách xây dựng Hội đồng tự quản: Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức bầu Hội đồng tự quản và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án của lớp và của trường. Nhà trường khuyến khích sự tham gia của phụ huynh học sinh vào các hoạt động và dự án của học sinh. Cụ thể:
- Trước khi thành lập Hội đồng tự quản học sinh (HĐTQHS): Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng như những tổ chức khác. Sẽ là rất tốt nếu phụ huynh học sinh được thông báo về những thay đổi này ở trong nhà trường. Vì vậy, bất kỳ mối lo ngại, băn khăn nào cũng sẽ được nêu lên ngay từ đầu chứ không phải đợi đến khi Hội đồng tự quản học sinh đã đi vào hoạt động, bởi vì những tuần đầu tiên hoạt động là thời điểm mà Hội đồng tự quản học sinh dễ bị tổn thương nhất. Giáo viên cũng cần chuẩn bị để thích ứng dần với vai trò hỗ trợ, định hướng của mình, khi học sinh được tin tưởng trao nhiều quyền lực hơn.
Tạo cơ hội cho học sinh thảo luận cùng nhau về các vấn đề thế nào là HĐTQ, tại sao học sinh nên tham gia HĐTQ, những lợi ích có thể có của HĐTQHS tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường và những vai trò, trách nhiệm mà các em sẽ gánh vác.
Giáo viên cùng học sinh trao đổi và thống nhất kế hoạch bầu cử, giáo viên tạo cơ hội để học sinh tham gia ý kiến về kế hoạch này. Học sinh được tư tư vấn đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch. Với việc bầu cử HĐTQ của trường, quá trình được thực hiện thông qua một ban học sinh chuyên trách, đại diện của mỗi lớp.
- Quá trình thành lập HĐTQHS:
+ Trước bầu cử: Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu HĐTQ (1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch). Tuy nhiên, số lượng Phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi lớp khác nhau. Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong HĐTQ. Sau đó học sinh lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu HĐTQHS. Ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban và một số thành viên khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành kiểm phiếu. Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử sẽ có thời gian để chuẩn bị phần ứng cử của mình với nội dung: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu như em trở thành Chủ tịch HĐTQ. Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh thực hiện quyền dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước đám đông.
+ Bầu cử: Một học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ điều hành bầu cử. Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. Học sinh không được cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình. Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong. Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐTQHS. Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp.
+ Thành lập các ban chuyên trách: Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐTQHS cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền lợi học sinh, lao động, thư viện... Số lượng các ban tuỳ theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐTQ và học sinh trong lớp quyết định. HĐTQ cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ huynh khuyến khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích. Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng kế hoạch hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động. Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban đều có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ huynh và giáo viên.
Có thể nói, quá trình thành lập HĐTQHS giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa phương; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mo hinh truong hoc moi VNEN_Vo Thi Tu.doc