Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tế: Sau khi đã áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy :
+ Mang lại lợi ích kinh tế:
Trước kia khi dạy trẻ các trò chơi vận động tôi đã mất nhiều thời gian vào việc dạy trẻ thuộc lời ca về trò chơi có luật, có lời ca thì nay tôi đã tiết kiệm được thời gian để thực hiện các hoạt động giáo dục khác. Tôi đã tận dụng được những nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra đồ dùng phục vụ trò chơi, tận dụng không gian sân chơi vận động của nhà trường.
+ Mang lại lợi ích xã hội:
Trò chơi vận động là trò chơi không chỉ giúp cho trẻ phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả cho trẻ. Bởi trẻ có kĩ năng hoạt động vận động, khám phá,trải nghiệm với trò chơi, từ đó trẻ mạnh dạn tự tin và sẵn sàng giao lưu trò chơi với các bạn, các lớp học khác. Qua trò chơi vốn từ của trẻ, khả năng vận động của trẻ được mở rộng quá trình phát triển và hình thành những biểu tượng, tuy duy và óc sáng tạo của trẻ.
- Từ nhừng giải pháp trên tôi đã mạnh dạn chia sẻ và kết hợp với chuyên môn của nhà trường để cùng trao đổi nhận xét đánh giá để hoàn thiện đề tài của mình. Nhằm đáp ứng mục tiêu trong chương trình giáo dục phát triển thể chất đặc biệt là phát triển trò chơi vận động.
ăm học cho từng chủ đề để gắn trò chơi phù hợp với môn học nhằm củng cố kiến thức và phát huy tính tích cực của trẻ. Ở lứa tuổi 5-6 tuổi trước khi xác định trò chơi tôi đã chú trọng đến việc lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ là lứa tuổi 5-6 tuổi, từ đó xem trò chơi có phù hợp với trẻ 5-6 tuổi lớp tôi hay không? Và khi tìm được trò chơi tôi lại xem trẻ sẽ tham gia vào trò chơi đó như thế nào? Cần những gì để thực hiện tốt trò chơi? Khi chơi trẻ gặp những trở ngại và khó khăn gì với trò chơi? Trẻ 5-6 tuổi ngôn ngữ đã dần hoàn chỉnh phát âm tốt nên những trò chơi vận động mang tính chất có lời ca trẻ rất hứng thú như “ Mèo đuổi chuột” hay những trò chơi trẻ được dùng sức bật để bật nhảy “ Những chú ếch tải giỏi” cũng làm cho trẻ hào hứng hơn. Hay như trò chơi “ Chuyền bóng qua đầu qua chân” đây là trò chơi mà tôi thấy trẻ chơi rất hứng thú và tập trung chú ý cao. - Cho trẻ tư duy suy nghĩ về cách chơi, luật chơi có sự hỗ trợ của cô. - Cô là người dẫn chương trình và sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình về cách chơi, luật chơi của trò chơi. Ví dụ: Trò chơi “ Những chú ếch tài giỏi” Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi: Cách chơi: Trẻ chơi làm hai đội có số người bằng nhau, các đội đứng theo hàng dọc theo vạch xuất phát, đích là rổ đựng các con vật cách vạch xuất phát khoảng 5m. Khi có hiệu lệnh của người điều khiển hoặc cô giáo, trẻ đứng đầu hàng của mỗi đội làm chú ếch đi kiếm hức ăn, ngồi xuống hướng về đích, tay nắm lấy cổ chân và nhảy bật tiến về phía đích, chọn một thức ăn cuae ếch ( Thức ăn là côn trùng như muỗi, kiến..) Chạy nhanh để vào rổ của đội mình. Trẻ thứ hai tiếp tục thực hiện trò chơi cho đến người cuối cùng của mỗi đội, đội nào thực hiện đúng luật chơi và nhiều con côn trùng là đội thắng cuộc. Luật chơi: Thực hiện đúng động tác nhảy * Giải pháp thứ 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, môi trường hoạt động trước khi cho trẻ tham gia chơi trò chơi vận động. + Môi trường, địa điểm tổ chức cho trẻ chơi: - Môi trường cho trẻ hoạt động chơi trò chơi vận động rất quan trọng, bởi mỗi một trò chơi với cách chơi, luật chơi khác nhau mà giáo viên cần phải lựa chọn địa điểm phù hợp với trò chơi , địa điểm chơi phù hợp sẽ giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi có như vậy trò chơi mới có hiệu quả, từ đó mới giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Có những trò chơi mang tính chất tập thể đứng theo vòng tròn như trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” Hay như trò chơi vượt chướng ngại vật.. tôi cần chuẩn bị địa điểm chơi an toàn, sân chơi bằng phẳng sạch sẽ, không gây nguy hiểm cho trẻ. Và đủ diện tích cho trẻ chơi trò chơi. + Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi cần được chuẩn bị phù hợp với trò chơi: Đồ dùng của trò chơi rất đa dạng bởi mỗi trò chơi có một mục đích chơi khác nhau đòi hỏi đồ dùng cũng phải phù hợp, nếu thiếu đồ dùng thì trò chơi sẽ không thể tiến hành được. + Ví dụ: Trò chơi “ Ô tô vào bến” Cần phải chuẩn bị vòng làm vô lăng cho trẻ giả làm ô tô, còn bến sẽ là những bến xe mang kí hiệu riêng. - Để có được những đồ dùng này tôi đã phải thiết kế và làm đồ dùng để cho trẻ thực hiện chơi trò chơi của mình. Bằng các nguyên vật liệu sẵn có như hộp các tông, bìa cứng, bóng nhựa......để tạo ra những đồ chơi phù hợp với trò chơi, phù hợp với từng chủ đề. *Giải pháp thứ 3 : Sưu tầm, Dạy trẻ đọc thuộc lời ca, lời đồng dao có trong trò chơi vận động: - Trò chơi vận động giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và được vui chơi theo đúng nghĩa lứa tuổi mầm non “ Học bằng chơi, chơi bằng học” Với những trò chơi để trẻ hứng thú và không bị nhàm chán với cách chơi, thì giáo viên cần phải tạo hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực, mạnh dạn,tự tin thì tôi đã tìm hiểu sưu tầm những lời ca phù hợp với trò chơi,và những trò chơi đã có sẵn lời ca, tôi dạy trẻ đọc thuộc lời ca. Ví dụ:Trò chơi “ Cáo và Thỏ”. Có lời ca “ Trên bãi cỏ Các chú thỏ Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi mất”. Hay như trò chơi: “ Tung bóng”. Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Em tung bạn đỡ Tung cao cao nữa Bạn bắt rất tài Cô bảo cả hai Chúng em đều giỏi Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Bạn tung em đỡ Tung cao cao nữa Em bắt rất tài. Trò chơi: “ Chuyền bóng”. Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân Mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi Xem ai tài, ai khéo Cùng thi đua nào. Trong những trò chơi này đòi hỏi trẻ phải thuộc lời ca để hòa nhịp vào trò chơi nên trẻ phải thuộc và ghi nhớ lời ca. Muốn trẻ thuộc lời ca nhanh, ghi nhớ thì tôi đã dùng các hình thức cho trẻ thuộc lời thông qua hoạt động sáng đón trẻ trò chuyện cùng trẻ và cho trẻ đọc cùng cô. Và thông qua hoạt động đi dạo từ phòng học xuống sân tập thể dục sáng, qua giờ ăn khi tôi đơm cơm cho trẻ tôi cho trẻ đọc cùng cô, đây cũng là lúc trẻ đọc vừa thuộc lời của trò chơi, vừa giữ được mất trật tự trong lớp. Ngày nay với công nghệ thông tin 4.0 thì các lời ca trong trò chơi tôi đã lập nhóm kín trong facebock và nhóm zalo tôi truyền tải thông tin về lời ca đưa vào nhóm để kết hợp phụ huynh cùng dạy trẻ thuộc lời ca một cách linh hoạt, nhanh nhẹn và ghi nhớ theo trình tự. Khi trẻ đã thuộc lời ca và tôi đã chuẩn bị đồ dùng tôi chuyển sang giải pháp cho trẻ hoạt động thực tiễn với các trò chơi vận động. * Giải pháp 4: Giáo viên tổ chức hướng dẫn thực hiện trò chơi vận động phù hợp với hoạt động hàng ngày và tích hợp các môn học khác. - Trò chơi vận động là hoạt động vui chơi không thể thiếu với trẻ mầm non, được chơi mọi lúc mọi nơi, trong và ngoài tiết học,đặc biệt là trong giờ hoạt động ngoài trời,trò chơi vận động luôn được đan xen vào hoạt động có chủ định. Và trong các hoạt động học trò chơi vận động sẽ làm cho trẻ được vận động hứng thú. Nhưng trước khi cho trẻ chơi giáo viên cần phải đảm bảo được tính tự nguyện , hứng thú của trẻ. - Cần động viên khuyến khích để mọi trẻ đều tham gia và trò chơi. -Trước khi thực hiện cho trẻ chơi cần trò chuyện về sức khỏe để đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt khi tham gia vò trò chơi - Chuẩn bị địa điểm chơi hợp lý, an toàn cho trẻ khi chơi trò chơi. - Chuẩn bị đồ dùng cần thiết phù hợp vời trò chơi. Trò chơi: “Chuyền bóng qua đầu, qua chân”. Chuẩn bị: Bóng 3 quả cho 3 đội ,trang phục gọn gàng, địa điểm an toàn với trẻ Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi. Và đội đó phải làm lại từ đầu. Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hàng ngang, chia trẻ làm 3 đội. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn phía sau lần lượt qua đầu đến bạn cuối cùng bên cạnh, Vừa chuyền vừa hát theo nhịp: “Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân Mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi Xem ai tài, ai khéo Cùng thi đua nào”. Cô tổ chức cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc theo tổ,khi có hiệu lệnh thì bạn đứng đầu phải nhanh nhẹn chuyền bóng qua đầu cứ như vậy đến bạn cuối cùng, sau đó bạn cuối cùng lại cầm bóng chạy lên đầu hàng đưa bóng cho bạn đầu hàng....cứ như vậy lại chuyền bóng qua chân đội nào về đầu tiên là thắng cuộc. * Tích hợp vào các môn học khác. Trò chơi vận động không những được sử dụng trong một môn học mà trò chơi vận động còn được tích hợp vào trong tất cả các môn học khác trong trường mầm non, và mỗi trò chơi trẻ đều được vận động một cách linh hoạt và tích cực. Ví dụ: Ở chủ đề động vật tôi thấy trò chơi vận động ngoài trời “ Khiêu vũ với bóng” trẻ được luyện tai nghe nhạc, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với các bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ hơn nữa. Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu của trò chơi: - Trẻ được tham gia hoạt động khiêu vũ cả lớp và chia thành từng cặp chơi một nếu lớp lẻ trẻ cô sẽ đứng cặp cùng trẻ. Bước 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động trong thực tiễn nhằm thực hiện mục đích và yêu cầu. - Trước tiên tôi khích lệ cho trẻ suy nghĩ về trò chơi, cách chơi, luật chơi để trẻ được tuy duy và đưa ra cách chơi, luật chơi theo ý hiểu của trẻ. - Khi trẻ suy nghĩ giáo viên hướng cho trẻ bằng các câu hỏi gợi mở để trẻ đi đúng vào nội dung của trò chơi. Cách chơi trò chơi: Khiêu vũ với bóng. - Chia trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ vào bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. - Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chạy nhanh, chậm... yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi theo nhịp của nhạc, không được làm rơi bóng. * Luật chơi: Cặp nào làm rơi bóng sẽ bị loại. Bước 3: Tổ chức thực hiện và tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái cho trẻ khi chơi. Khi trẻ thực hiện trò chơi cô giáo là người quan sát, động viên khích lệ trẻ, nếu trẻ thiếu cặp giáo viên vào cặp và cùng hoạt động chơi với trẻ, khi vui chơi tạo nét mặt cử chỉ thật là vui có như vậy trẻ cũng mạnh dạn tự tin chơi cùng cô,cùng bạn. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Tôi tiến hành thực nghiệm và áp dụng sáng kiến đối với bản thân và đối với trẻ 5-6 tuổi C. Áp dụng từ ngày 15/8/2019 đến ngày 15/12/2020. Sau khi áp dụng sáng kiến vào lớp 5-6 tuổi C có những kết quả đáng kể và đã thu hút được rất nhiều phụ huynh trong lớp tham gia các hoạt động, đặc biệt các khối lớp khác trong trường cũng cùng nhau thực hiện và đem lại kết quả cao đó chính là sự húng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. vì vậy với đề tài“ Giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi tuổi chơi trò chơi vận động ” Có thể áp dụng vào thực tiễn tại các trường mầm non - Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tế: Sau khi đã áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy : + Mang lại lợi ích kinh tế: Trước kia khi dạy trẻ các trò chơi vận động tôi đã mất nhiều thời gian vào việc dạy trẻ thuộc lời ca về trò chơi có luật, có lời ca thì nay tôi đã tiết kiệm được thời gian để thực hiện các hoạt động giáo dục khác. Tôi đã tận dụng được những nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra đồ dùng phục vụ trò chơi, tận dụng không gian sân chơi vận động của nhà trường. + Mang lại lợi ích xã
Tài liệu đính kèm: