Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp Tiếng Anh 10

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp Tiếng Anh 10

 Ví dụ để luyện tập cấu trúc To be going + to do sth, giáo viên có thể tổ chức hoạt động này như sau:

 Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 5-8, mỗi học sinh là một con số

 Giáo viên nói một câu This week I am going to visit my grandma

 Yêu cầu mỗi học sinh nhắc lại câu đó và thêm một việc học sinh đó dự định làm. Chẳng hạn, học sinh 2 nói: This week I am going to visit my grandma and go fishing học sinh 3 nói: This week I am going to visit my grandma and go fishing and go swimming

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 790Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp Tiếng Anh 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẮC HÀ
!
c&d
ĐỀ TÀI :
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO TÍNH GIAO TIẾP TRONG GIỜ DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH 10”
 Họ và tên: Nguyễn Xuân Toàn
 Đơn vị: TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẮC HÀ
Bắc Hà, tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1-2
3
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2
4
Phạm vi nghiên cứu
2
PHẦN NỘI DUNG
2
1
Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
3
2
Các biện pháp thực hiện
3
 2.1
 Các hoạt động cho giai đoạn Presentation.
3
2.2
Các hoạt động cho giai đoạn Production.
4-5
2.3
Các hoạt động cho giai đoạn Practice.
6-7
3
Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng
7
PHẦN KẾT LUẬN
8
1
Bài học kinh nghiệm
8
Tài liệu tham khảo
9
PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Tính cấp thiết của đề tài
 Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng đối với môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn (đặc biệt đối với học sinh vùng cao).
 Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên ngoại ngữ, thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học.
 Là một trường THPT của huyện Bắc Hà, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 80% việc luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn, điều này đem đến cho cả học sinh và giáo viên không ít lúng túng trong việc dạy và học. Hơn nữa một trong những môn học khiến học sinh trở nên thụ động nhất là môn tiếng Anh. Giờ học sẽ trở nên nhàm chán và kém hiệu quả nếu như phương pháp dạy của thầy không tác động tích cực đến phương pháp học của trò, nếu như vốn từ vựng, kiến thức ngữ pháp của các em hạn chế, giáo viên cũng gặp những khó khăn về truyền tải kiến thức cũng như hiểu biết xã hội.
 Do vậy để thực hiện đổi mới phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp mà mỗi giáo viên đều cố gắng thực hiện trong quá trình giảng dạy. Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần phải tìm ra nhiều hoạt động thiết thực và phương pháp hiệu quả giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình.
 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
 Để giúp học sinh nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp tiếng Anh và giúp cho học sinh có thể giao tiếp, hiểu bài, có tư duy đúng tôi cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và các nội dung có liên quan đến chủ đề bài học, phương pháp tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp giúp cho bài học trở nên thú vị và hấp dẫn học sinh hơn học sinh hiểu bài hơn, tôi hy vọng các tài liệu sau đây nhằm giúp cho các bạn đồng nghiệp có thêm tài liệu dạy học hiệu quả hơn.
 3. Phạm vi và đối tượng
 Đề tài nghiên cứu: “ Phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp tiếng Anh 10”.
 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 10 THPT.
 Phạm vi nghiên cứu: Môn Tiếng Anh lớp 10.
Đối tượng để tôi thể nghiệm đề tài này là lớp 10A3,10A4 Trường THPT số 1 Bắc Hà. Đây là lớp có nhiều em có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
 4. Mục tiêu của đề tài
 Đề tài này tôi muốn cung cấp cho các em các phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp,qua đó giúp các em nắm được và vận dụng được vào tình huống thực tế.
PHẦN NỘI DUNG
 1. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
 Trước khi áp dụng phương pháp nâng cao tính tiếp trong giờ dạy ngữ pháp tôi đã tiến hành khảo sát.
Kết quả như sau:
Lớp
Số HS
Điểm
0
1 -> 3
4 -> 5
6 -> 7
8 -> 9
10
10A3
45
3
15
22
5
0
0
10A4
45
2
14
26
3
0
0
 Qua khảo sát các em, tôi nhận thấy các em kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, một số em còn chưa nắm chắc các cấu trúc câu đơn giản. 
 Do vậy người thầy cần chỉ ra con đường để giúp các em giao tiếp tự nhiên và hiệu quả nhất.
 2. Các biên pháp đã thực hiện
 Trong sách giáo khoa lớp 10 hiện nay phần ngữ pháp (trong language focus chỉ tập trung vào các bài luyện tập các cấu trúc ngữ pháp vì thế giáo viên nên thiết kế thêm một số hoạt động giúp cho việc dạy ngữ pháp thú vị và mang tính giao tiếp hơn tại các trường phổ thông, ngữ pháp thường được dạy theo quy trình P-P-P một số người cho rằng dạy ngữ pháp theo phương pháp này sẽ làm giảm vai trò của người học trong quá trình dạy và học và giáo viên sẽ đóng vai trò trung tâm Tuy nhiên nếu người giáo viên biết cách sử dụng và kết hợp các hoạt động khác nhau ở mỗi giai đoạn Presentation, Practice và Production thì giờ dạy ngữ pháp vừa giúp cho người học có nền tảng ngữ pháp vững chắc lại vừa mang tính giao tiếp hơn.
 Phần này tôi xin giới thiệu một số thủ thuật/ hoạt động giúp nâng cao tính giao tiếp của giờ học ngữ pháp.
 2.1. Các hoạt động cho giai đoạn Presentation.
	Có rất nhiều cách mà giáo viên có thể giới thiệu về cấu trúc ngữ pháp mới. Trong nhiều lớp học, người giáo viên trình bày các quy tắc ngữ pháp một cách trực tiếp kèm theo giải thích và ví dụ, chẳng hạn như để dạy về cách đặt câu hỏi Yes/No, giáo viên sẽ nói cho học sinh quy tắc đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ và động từ chính trong câu ở dạng nguyên thể “To” sau đó giáo viên sẽ lấy một vài 
câu ví dụ. Cách giới thiệu này sẽ làm cho người học nắm được dạng thức của cấu trúc ngữ pháp mà không thấy được nghĩa cũng như cách sử dụng của cấu trúc ngữ pháp đó. Vì vậy giáo viên nên áp dụng một số thủ thuật giới thiệu ngữ pháp trong các ngữ cảnh có nghĩa để giúp người học tự nhận ra các quy tắc ngữ pháp đồng thời nhận biết được các hoàn cảnh giao tiếp mà cấu trúc ngữ pháp được sử dụng.
	a. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp thông qua bài học:
	Thủ thuật này còn gọi là cung cấp ngữ liệu (input enhancement). Nó giúp người học tự nhận biết cấu trúc ngữ pháp mà giáo viên muốn giới thiệu, với chiến thuật này giáo viên hướng sự chú ý của người học vào cấu trúc ngữ pháp bằng cách gạch chân, tô mầu cấu trúc đó. Sau đó học sinh sẽ thảo luận để tìm ra dạng thức và cách sử dụng của cấu trúc đó.
	Ví dụ, để dạy thời quá khứ đơn giản ở bài đầu tiên của lớp 10 giáo viên có thể sử dụng các bài khóa sau:
 Yesterday I had a day off. In the morning I took the children to their school and then I went to the supermarket to buy some food. At 11, I went to a chinesse restaurant to have lunch with my friends. Wer talked and laughed happily
 Once upon a time there was aking. He had a beautiful young daughter For her birthday the king gave her her a golden ball that she was played with every day The king and his daughter lived near a dark forest.
 Qua các bài khóa /câu chuyện này học sinh biết được rằng thời quá khứ đơn được dùng để nói về các sự việc xảy ra trong quá khứ
 b. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp thông qua hình ảnh và vật thật:
	Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, đồ vật trong lớp học, cử chỉ, hành động của bản thân và ngay cả học sinh để dạy ngữ pháp, chẳng hạn khi dạy các giới từ chỉ nơi chốn như in, on, under, between. Giáo viên có thể chỉ vào quyển sách ở trên bàn của mình và hỏi học sinh Where is my book?. Một số học sinh có thể biết cách trả lời: It is on the table. Nếu học sinh không biết thì giáo viên sẽ giúp học trả lời. Hay giáo viên có thể vừa hỏi Who is sitting between Hoa and Lan?. vừa làm các động tác chỉ vào Hoa, Lan và An( người ngồi giữa Hoa và Lan).
	Hoặc khi giới thiệu cấu trúc too+ adjective+ to do sth, giáo viên có thể đứng trước lớp và làm các động tác cố với lên trần nhà, đồng thời hỏi học sinh Can I touch it? Học sinh có thể trả lời No,you can’t. Sau đó giáo viên có thể dẫn dắt sang cấu trúc nêu trên You are right. No, I can’t because it is too high to touch 
 c. Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp thông qua tình huống:
	Giáo viên hoặc là kể một cấu chuyện đơn giản hoặc vẽ/sử dụng một loạt các bức tranh miêu tả một tình huống nào đó. Khi dùng thủ thuật này giáo viên lưu ý dùng từ ngữ đơn giản mà học sinh đã biết để miêu tả tình huống.
 Chẳng hạn để dạy câu điều kiện loại 3 ( bài 11, Tiếng Anh 10) giáo viên có thể sử dụng tình huống sau:
 Last week one of my friends flew from London to Nha Trang. He was tired after his flight. It was very hot and sunny. At ten in the morning my friend put on 
his swimsuit and sat on the beach reading his book. After half an hours He went to sleep, The sun came out and the temperature was 37C. he woke up. He badly burnt and felt very sick. He now regrets sleeping sleeping on the beach, sau đó giáo viên hỏi một số câu để dẫn dắt như:When did he burn? Could he change the situation? He now regrets that he had slept on the beach if he hadn’t slept on the beach he wouldn’t have been burnt. 
 Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt một số câu về tình huống trên. Từ đó học sinh sẽ nhận ra rằng câu điều kiện loại 3 nói về những việc không xảy ra trong quá khứ được sử dụng để nói về những điều đáng tiếc đã xảy ra
	d. Giới thiệu ngữ pháp bằng việc sử dụng kiến thức của học sinh:
 Giáo viên có thể dạy ngữ pháp bằng cách sử dụng ngay kiến thức của học sinh.
 Ví dụ để dạy cấu trúc so sánh hơn, kém ( Comparative)
 Giáo viên: Is Hanoi big or small?
 Học sinh: Big.
 Giáo viên: What about Ho Chi Minh city?
 Học sinh: It is very big
 Giáo viên: Yes, HCM city is very big. It is bigger than Hanoi
 Việc áp dụng các thủ thuật này thay đổi tùy thuộc vào hiện tượng ngữ pháp và sự thú vị của học sinh. Các thủ thuật trên thường giúp cho học sinh hiểu được cả ý nghĩa và tình huống của các cấu trúc ngữ pháp. Sau các bước giới thiệu này, giáo viên có thể giải thích thêm về quy tắc ngữ pháp.
	2.2. Các hoạt động cho giai đoạn Practice.
	Mục tiêu của giai đoạn này là giúp cho người học nắm được cấu trúc ngữ pháp để có thể sử dụng cấu trúc đó đúng và trôi trẩy trong các ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy các hoạt động trong giai đoạn luyện tập nên được xắp xếp theo trình tự từ các hoạt động mang tính kiểm soát hơn và có ý nghĩa hơn. Như đã nói ở trên, phần ngữ pháp trong sách tiếng Anh 10 chỉ bao gồm các bài tập luyện tập có kiểm soát nhằm đạt được sự chính xác trong khi sử dụng các cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy để giúp học sinh sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp để giao tiếp hiệu quả hơn giáo viên nên sử dụng một số thủ thuật/hoạt động mang tính tự do hơn. Giáo viên có thể làm được điều này bằng một số cách:
	- Yêu cầu học sinh nới, viết những điều có thật và liên quan đến bản thân họ.
 - Cung cấp cho học sinh các tình huống có hàm ý cấu trúc ngữ pháp nhưng để học sinh tự quyết định nói, viết cái gì.
	- Để học sinh cho thêm một số kiến thức ngữ pháp ngoài cấu trúc ngữ pháp đang luyện tập.
	Sau đây là một số hoạt động cụ thể giáo viên có thể tiến hành trong giai đoạn luyện tập sau khi học sinh đã làm một số bài tập có kiểm soát.
 a. Chain game:
 Ví dụ để luyện tập cấu trúc To be going + to do sth, giáo viên có thể tổ chức hoạt động này như sau:
 Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 5-8, mỗi học sinh là một con số
 Giáo viên nói một câu This week I am going to visit my grandma
 Yêu cầu mỗi học sinh nhắc lại câu đó và thêm một việc học sinh đó dự định làm. Chẳng hạn, học sinh 2 nói: This week I am going to visit my grandma and go fishing học sinh 3 nói: This week I am going to visit my grandma and go fishing and go swimming
 b. Guesing game:
 Ví dụ để luyện tập cấu trúc to used to V(inf) , giáo viên có thể làm như sau:
 Viết cấu trúc này lên bảng: I used to go.
 Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. Một ẹm viết một câu về bản thân mình sử dụng cấu trúc trên, chẳng hạn I used to go fishing
 Yêu cầu các học sinh khác trong nhóm đặt câu hỏi để bạn mình viết gì trong tờ giấy
 Học sinh B: Did you use to go to the zoo.
 Học sinh A: No, I didn’t.
 Học sinh C: Did you use to go to the cinema?
 Học sinh A: No, I didn’t.
 c. find someone who:
 Ví dụ để luyện tập thì hiện tại đơn, giáo viên có thể tiến hành như sau:
 Yêu cầu học sinh chép bài sau vào vở
Find someone who
Name
gets up at 5 a.m
has breakfast at 6 a.m
.has lunch at 12
..goes to an extra class at 2 p.m
 Học sinh đi quanh dãy bàn của mình để hỏi về các việc hàng ngày của bạn mình, sử dụng câu hỏi Do you?( Do you get up at 5 a.m?) lưu ý học sinh phải điền tiếp thông tin vào 2 ô cuối cùng.
 Khi tìm được một người có câu trả lời đúng thì viết tên vào cột name.
 Sau một khoảng thời gian nhất định giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày kết quả, hoặc sau một thời gian nhất định ai hoàn thành được bảng nhanh và nói đúng nhất sẽ thắng.
 d. Noughts and crosses:
 Ví dụ để thực hành thì hiện tại hoàn thành giáo viên tiến hành như sau:
 Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp rồi vẽ một bảng cờ carô
 lên bảng:
	 Hỏi học sinh về cách chơi cờ cảo, nếu học sinh không biết thì giải thích về luật chơi một học sinh là nought (O) một học sinh là cross (X) học sinh nào vẽ được 3 O hoặc 3 X theo hàng dọc, ngang hay chéo là thắng. Học sinh cần biết cách chặn bạn mình để chiến thắng.
 Tuy nhiên cần nói rõ với học sinh rằng ở phần này muốn vẽ được O hay X thì học sinh phải đặt được một câu đúng với thì hiện tại hoàn thành. Với một câu đúng sẽ được điền 1 O hoặc 1 X vào ô trong bảng cờ. nếu sai thì mất lượt Học sinh nào được 3 O hoặc 3 X theo hàng dọc, ngang hay chéo trước sẽ chiến thắng
	2.3. Các hoạt động ở giai đoạn Producition.
	Ở giai đoạn sản sinh giáo viên thường thiết kế các hoạt động trong đó học sinh sẽ sử dụng các điểm/cấu trúc ngữ pháp đã được giới thiệu và luyện tập kết hợp với các cấu trúc khác để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, điều quan trọng là giáo viên cần tổ chức các hoạt động sao cho học sinh vừa giao tiếp lại vừa thực tập các cấu trúc một cách tự nhiên và trôi trẩy.
	Có rất nhiều hoạt động cho giai đoạn này và việc lựa chọn hoạt động nào phụ thuộc vào cấu trúc người giáo viên dạy và trình độ của học sinh. Các hoạt động như hoạt động đóng vai, phỏng vấn, find someone who, tìm các điểm khác 
nhau giũa hai bức tranh, hoạt động dùng trang như một gợi ý, giải quyết vấn đề, các hoạt động có nhân hóa.. đều là các hoạt động có ý nghĩa tạo điều kiện cho học sinh thực hành ngôn ngữ tự do hơn.
Hoạt động có nhân hóa:
	Hoạt động cá nhân hóa giúp người đọc hứng thú học hơn. Ví dụ để giúp học sinh sử dụng các mạo từ a, an, the (bài 13 lớp 10) giáo viên có thể tiến hành hoạt động như sau:
	Học sinh làm việc theo cặp. HS A hỏi HS B về những vật có trong phòng khách nhà bạn và vị trí của các vật đó.
 Học sinh chỉ được hỏi những câu hỏi Yes /no Is there a TV in your living room? Is the TV in the middle of the room? Học sinh B chỉ trả lời khi học sinh A dùng đúng mạo từ.
 Giáo viên có thể yêu cầu trong quá trình làm việc học sinh A phải vẽ lại được phòng khách của nhà học sinh B với các đồ vật đúng vị trí.
 b. Hoạt động sử dụng tranh:
 Ví dụ để học sinh sử dụng các được các loại câu hỏi khác nhau( Bài 12 Tiếng Anh 10) giáo viên tiến hành như sau:
 Học sinh làm việc theo cặp học sinh A được phát một bức tranh về một lớp học 2 học sinh phải hỏi đáp để tìm ra các sự khác biệt hay giống nhau giữa lớp học trong tranh và lớp học của mình.
 Học sinh B phải đặt các loại câu hỏi khác nhau để tìm hiểu tìm hiểu về lớp học đó ví dụ Are there a lot of students in the classroom? How many students are there? What are they doing? How does the teacher dress?... sau đó đưa ra nhận xét về những sự khác nhau và giống nhau giữa 2 lớp học.
 c. Hoạt động tìm sự khác nhau giữa hai bức tranh:
 Ví dụ để giúp học sinh sử dụng được cấu trúc bị động ( bài 10 tiếng Anh 10) giáo viên có thể tiến hành như sau:
 Học sinh làm việc theo cặp học sinh A được phát bức tranh A học sinh B được phát bức tranh B hai bức tranh này có chủ điểm là những thiệt hại do bão gây ra đối với miền Trung.
 Không nhìn vào bức tranh của nhau 2 học sinh sẽ đặt câu hỏi chủ động và bị động để miêu tả bức tranh của mình.
 Trong một khoảng thời gian nhất định cặp nào tìm được nhiều điểm khác nhau nhất với số câu được đặt đúng nhất sẽ thắng.
 d. Hoạt động đóng vai:
 Ví dụ để cho học sinh sử dụng các loại câu hỏi khác nhau và dùng các cách đưa ra lời mời giáo viên có thể tiến hành như sau:
 Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đưa cho học sinh A một tờ giấy có ghi thông tin về một rạp chiếu phim và bộ phim như sau
Bộ phim truyền hình “Gái già xì tin”( 20 tập), là bộ phim tâm lý dành cho giới trẻ với các tình huống vừa éo le, vừa hài hước và cũng không kém phần cảm động. Bộ phim sẽ lên sóng truyền hình từ ngày 8/12/2013 vào khung giờ Trà Chanh lúc 19h15 thứ 7 và chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV6.
 3.50pm,6.50pm,9.15pm
 Price:Adult-VND 30,000
 Student- VND 25,000
 Can book ticket by phone. Number.0976.776.802
 Học sinh đóng vai nhân viên của rạp chiếu phim, học sinh B đóng vai một học sinh gọi điện đến rạp và hỏi về các bộ phim đang được chiếu, thời gian, giá tiền.
 Sau đó học sinh B sẽ mời học sinh A và C đi xem vào cuối tuần họ phải quyết định được thời gian, địa điểm gặp, thời gian sẽ xem. 
 3. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng
 Sau khi áp dụng các phương pháp nâng cao tính giao tiếp trong giờ dạy ngữ pháp học sinh đã biết vận dụng các cấu trúc ngữ pháp vào giao tiếp .
 Kết quả như sau:
Lớp
Số HS
Điểm
0
1 -> 3
4 -> 5
6 -> 7
8 -> 9
10
10A3
45
0
0
24
20
1
0
10A4
45
0
0
21
24
0
0
 Kết quả trên cho thấy việc định hướng đối với mỗi phần kiến thức, với mỗi học sinh đặc biệt là các em học sinh trung bình đã đem lại những kết quả nhất định. Điều này đã tạo cho tôi sự lạc quan, giúp tôi thêm niềm tin để tích cực tìm tòi dạy học. 
PHẦN KẾT LUẬN
 1. Bài học kinh nghiệm
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi thấy không chỉ có lợi cho học sinh mà còn hữu ích đối với người thầy, không phải chỉ phục vụ cho công tác giảng dạy mà còn hỗ trợ đắc lực cho công tác giáo dục học sinh.
Đặc biệt với tôi, một giáo viên còn nhiều hạn chế về dạy phương pháp mới thì đây là dịp để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
 - Đối với người thầy phải biết lắng nghe để tìm ra những vướng mắc của học sinh từ đó có hướng tháo gỡ cho các em.
 - Biết phát huy óc sáng tạo, khả năng tự học của học sinh.
 - Tránh chữa bài tập một cách tràn lan mà cần hệ thống, phân dạng, đặc biệt cần chú trọng hướng dẫn học sinh về mặt phương pháp.
 - Người thầy tránh làm thay học sinh mà phải biết tổ chức cho học sinh tự làm, từ đó tạo dựng ý thức tự học của học sinh.
 2. Lời kết
Tôi làm đề tài này với mong muốn tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ song vì còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài này còn nhiều thiếu sót vì thế kính mong các đồng chí đóng góp ý kiến để tôi làm tốt hơn ở các đề tài sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Bắc Hà, ngày 12 tháng 5 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Xuân Toàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
English phonetics and phonology ( Peter Roach)
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10 chương trình chuẩn
Methodology ( Hoàng Tất Trường)
Tuyển tập các bài tập Tiếng Anh chọn lọc (Vĩnh Báo)
KẾT QUẢ CHẤM SKKN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ TRƯỜNG
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_nang_cao_tinh_giao.doc
  • docBao cao TT hieu qua SKKN mon Tieng Anh - Nguyen Xuan Toan.doc