Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập chương IV - Đại số 7

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập chương IV - Đại số 7

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bước vào thế kỷ 21, nước ta đang trong công cuộc đổi mới giáo dục - đào

tạo nhằm đáp ứng yêu cầu cao của xã hội. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ở

các cấp học, bậc học được đặt ra hết sức cấp bách. Chính vì vậy trong mấy năm

gần đây ngành giáo dục - đào tạo rất coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy

học với định hướng "Tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt

động tích cực để sáng tạo.

Để làm được điều đó thì Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó

là chìa khoá mở cửa cho các ngành khoa học khác. Chính vì vậy, hơn ai hết giáo

viên dạy toán là người phải suy nghĩ: Làm thế nào để "Tích cực hoá hoạt động

của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học" nhằm hình thành cho học

sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết

vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem

lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.

Tuy nhiên đối với học sinh, toán học lại là bộ môn khó, đòi hỏi phải có

thái độ học tập đặc biệt, một hệ thống kiến thức đầy đủ, rõ ràng, sự thông hiểu

tất cả các quy tắc, đòi hỏi phải có kỹ năng, kỹ xảo trong tính toán, có tư duy chặt

chẽ và đúng đắn.

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của

học sinh trong học toán là điều mà bất kì người giáo viên nào, đứng trên bục

giảng cũng mong muốn thực hiện được một cách có hiệu quả nhất.

Với yêu cầu chuyển nền giáo dục ứng thí sang nền giáo dục tố chất con

người, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực người học, tạo cho học sinh có

khả năng tự chiếm lĩnh tri thức, có thể tự phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy

sinh trong học tập, trong cuộc sống người giáo viên Toán phải tăng cường

thực hành Toán cho học sinh với sự trợ giúp của phương tiện thiết bị dạy học và

đặc biệt là các phương tiện thiết bị dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin.

Do vậy mà trong quá trình giảng dạy bộ môn toán tại trường THCS, tôi

luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm giúp

học sinh có được kết quả học tập cao nhất. Trong đó, việc hướng dẫn học sinh

ôn tập chương IV - Đại số 7 theo hướng đổi mới với sự trợ giúp của các phương

tiện dạy học hiện đại đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy tôi đã chọn đề

tài áp dụng việc “ Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học

sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7” để thực hiện tại trường.

pdf 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1041Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập chương IV - Đại số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương. Ở đây, xin đưa ra hai phương án để các 
bạn tham khảo. 
a. Phương án 1: 
a) Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học 
(định nghĩa, định lý, quy tắc, công thức, nguyên tắc giải toán...) sau đó có thể 
mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể sao cho 
phù hợp với nội dung lý thuyết ôn tập ( thông qua phần kiểm tra miệng đầu 
tiết học). 
b) Bước 2 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà 
GV đã quy định (đã cho ở tiết trước) với yêu cầu phải trình bày cách làm trước 
nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập toán của học 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 8/28
sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải 
bài toán của học sinh. Sau khi đã cho học sinh của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm 
trong cách giải, đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải 
ngắn gọn hơn, thông minh hơn..., giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có tính chất 
giáo dục theo nội dung sau: 
- Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó 
(nếu có). 
- Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động 
viên học sinh. 
- Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận 
dụng lý thuyết một cách linh hoạt hơn để giải các bài toán (nếu có thể được). 
c) Bước 3 : Cho học sinh làm một số bài tập mới (có trong hệ thống bài 
tập của tiết Ôn tập chương mà học sinh chưa làm hoặc do GV tự biên soạn theo 
mục tiêu đề ra của tiết Ôn tập chương), nhằm mục đích đạt được một hoặc một 
số yêu cầu trong các yêu cầu sau: 
- Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng 
(hoặc kiến thức sâu hơn) mà GV đã đưa ra trong tiết Ôn tập chương ở đầu giờ 
học (nếu có). 
- Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ: tính nhanh, tính nhẩm một cách 
thông minh, rèn luyện tính linh hoạt, sáng tạo qua các cách giải khác nhau của 
mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy... 
- Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản 
ví dụ, các bài tập vui có tính chất thiết thực. 
Sau khi đã cho học sinh của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải, 
đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông 
minh hơn..., giáo viên cũng cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục giống 
như ở bước 2. 
b. Phương án 2 : 
a) Bước 1 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho làm ở nhà 
để kiểm tra học sinh đã hiểu lý thuyết đến đâu? kỹ năng vận dụng lý thuyết 
trong việc giải các bài toán như thế nào? học sinh đã mắc những sai phạm nào? 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 9/28
các sai phạm nào thường mắc phải? cách trình bày diễn đạt lời giải một bài toán 
bằng lời nói, bằng ngôn ngữ toán học như thế nào? 
Đây thực ra là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của học sinh một cách 
toàn diện về môn toán mà cụ thể là kiểm tra chất lượng tiết học toán vừa qua. 
b) Bước 2 : Trên cơ sở đã nắm vững được các thông tin về các vấn đề nói 
trên, GV cần phải chốt lại các vấn đề có tính chất trọng tâm: 
- Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc 
chưa hiểu sâu nên không vận dụng tốt vào việc giải các bài tập toán. 
- Chỉ ra những sai sót của học sinh, nhất là những sai sót thường mắc phải 
của học sinh mà GV tích luỹ được trong quá trình dạy học. 
- Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày, diễn đạt bằng lời nói, bằng ngôn 
ngữ toán học, kí hiệu toán học... 
c) Bước 3 : Giống như phương án 1 
Cho học sinh làm một số bài tập mới (trong hệ thống bài tập Ôn tập 
chương mà học sinh chưa làm hoặc các bài tập mà GV tự chọn, tự biên soạn 
theo mục tiêu của tiết Ôn tập chươngđã được đề ra), nhằm đạt được một hoặc 
một số các yêu cầu sau: 
- Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc 
phải. 
- Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ : tính nhanh, tính nhẩm một cách 
thông minh, tính linh hoạt sáng tạo trong khi giải toán. 
- Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà yêu cầu học sinh cần phải ghi 
nhớ trong quá trình học tập. 
- Rèn luyện cách phân tích nội dung bài toán để tìm phương hướng giải 
quyết bài toán, các bước tiến hành giải toán. 
- Rèn luyện cách trình bày lời giải một bài toán bằng văn viết... 
* Tóm lại, dù sử dụng phương án nào thì cũng cần phải có ba phần chủ yếu là: 
+ Hoàn thiện lý thuyết. 
+ Rèn luyện kỹ năng thực hành. 
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 10/28
Đặc biệt, đối với phần bài tập, giáo viên nên phân chia các bài tập có liên 
quan với nhau theo các dạng bài tập nhất định. 
Muốn vậy, người giáo viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ hệ thống 
các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập toán, sách tham khảo về nội 
dung cũng như cách giải và đặc biệt là tính mục đích của từng bài tập mà các tác 
giả đã đưa ra hoặc các bài tập tự soạn theo chủ ý và mục đích của mình. 
Tiết 65 - Ôn tập chương IV (tiết 2) 
1.Các bước chuẩn bị: 
 a, Nghiên cứu tài liệu: 
*) Phần lý thuyết đã học của chương IV - Đại số 7 gồm các nội dung cơ bản 
sau đây: 
- Khái niệm biểu thức đại số, giá trị của một biểu thức đại số. 
- Khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng ; các phép toán cộng, trừ, nhân 
các đơn thức. 
- Khái niệm đa thức nhiều biến; các phép toán cộng, trừ đa thức. 
- Khái niệm đa thức một biến; các phép toán cộng, trừ đa thức một biến. 
- Nghiệm của đa thức một biến. 
*) Phần Ôn tập chương IV - Đại số 7 có chuẩn kỹ năng gồm: 
- Biết cách tính giá trị của biểu thức đại số. 
- Biết cách xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức, biết 
thu gọn đơn thức, biết làm các phép cộng và trừ các đơn thức đồng dạng. 
- Biết cách thu gọn đa thức, xác định bậc của đa thức. 
- Có kỹ năng cộng, trừ đa thức, đặc biệt là đa thức một biến. 
- Biết kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức hay không? Biết 
tìm nghiệm của đa thức một biến bậc nhất. 
*) Sau khi nghiên cứu phân phối chương trình, tôi thấy rằng phần Ôn tập 
chương IV - Đại số 7 được chia thành 2 tiết nên tôi đã xác định rõ mục tiêu từng 
tiết như sau: 
- Tiết 1: 
 Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, 
đa thức. 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 11/28
 Rèn kỹ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số 
theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân 
đơn thức. 
- Tiết 2: 
 Ôn tập các qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Cộng, trừ đa thức 
và nghiệm của đa thức. 
 Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo 
cùng thứ tự, xác định nghiệm của đa thức. 
b, Nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT Toán 7 - tập 2: 
Bài tập 57 (SGK - T49): 
Mục đích là rèn luyện kỹ năng viết được một số ví dụ về đơn thức, đa thức. 
Bài tập 58 (SGK - T49): Có tác dụng rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức. 
Bài tập 59 (SGK - T49): Đây là bài toán nhằm kiểm tra kỹ năng tính 
nhanh, tính nhẩm tích các đơn thức của học sinh. 
Bài tập 60 (SGK - T49): Rèn kỹ năng lập bảng tính giá trị của biểu thức, 
từ đó viết được biểu thức đại số từ bài toán thực tế. 
Bài tập 61 (SGK - T50): Có tác dụng kiểm tra kỹ năng tính tích các đơn 
thức và tìm hệ số, tìm bậc của đơn thức. 
Bài tập 62 (SGK - T50): Rèn kỹ năng sắp xếp đa thức theo thứ tự; cộng, 
trừ đa thức một biến và kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức một 
biến không 
Bài tập 63 (SGK - T50) : Có tác dụng kiểm tra kỹ năng sắp xếp đa thức 
theo thứ tự; tính giá trị của đa thức và kỹ năng chứng tỏ đa thức một biến không 
có nghiệm. 
Bài tập 64 (SGK - T50) : Là bài tập kiểm tra kỹ năng thể hiện khái niệm 
hai đơn thức đồng dạng. 
Bài tập 65 (SGK - T50) : Rèn kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của 
đa thức một biến hay không? 
Lưu ý bài 58 và 60; 59 và 61; 62 và 63; 63 và 65 có sự liên hệ với nhau. 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 12/28
 Nghiên cứu các bài tập trong SBT Toán 7- tập 2, tôi thấy rằng: 
- Có những bài tập giống với các bài tập trong SGK : Bài 51, 52, 53, 
55, 56, 57. 
- Bài tập 54 (SBT – T17) Rèn kỹ năng thu gọn đơn thức và tìm hệ số của 
đơn thức đó. 
 c, Để có thể hiểu rõ hơn về tiết dạy, nên xem thêm tài liệu tham khảo, tài 
liệu hướng dẫn GV. 
Tóm lại, muốn thực hiện tốt một tiết Ôn tập chương, phải đầu tư khá 
nhiều công sức và thời gian cho công việc này. 
Sau khi đã nghiên cứu kĩ các tài liệu, nắm được các thông tin cần thiết, tôi 
đi xác định mục tiêu của tiết dạy và lựa chọn các bài tập đáp ứng cho việc thực 
hiện các mục tiêu đó. Từ đó xây dựng kế hoạch về thời gian các bước thực hiện 
trên lớp và phương pháp thực hiện ở tùng bước theo từng nội dung cụ thể, đồng 
thời lựa chọn các phương tiện thiết bị dạy học hỗ trợ. 
Vì phần Ôn tập chương IV - Đại số 7 được chia thành 2 tiết với mục tiêu 
đã nêu trên nên tôi đã phân chia như sau: 
Tiết 1: 
- Ôn tập lý thuyết về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức. 
- Ôn tập hai dạng bài tập: 
Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức đại số với các bài tập: 
BT 58 (SGK – T49) 
BT 60 (SGK – T49) 
Dạng 2 : Thu gọn đơn thức, tính tích các đơn thức với các bài tập : 
BT 54 (SBT – T17) 
BT 59 (SGK – T49) 
BT 61 (SGK – T50) 
Tiết 2: 
Đây là tiết ôn tập thứ hai nhưng qua nghiên cứu SGK, SBT tôi thấy thiếu 
loại bài tập cộng, trừ đa thức nhiều biến theo hàng ngang, bài tập tìm nghiệm 
của đa thức một biến và bài tập nâng cao nên tôi có nghiên cứu thêm một số 
sách tham khảo có biên soạn thêm 2 bài tập để đưa vào tiết ôn tập này : 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 13/28
Dạng 3: Cộng, trừ đa thức: 
Bài tập (do giáo viên biên soạn) 
BT 62 (SGK – T49) 
Dạng 4 : Bài tập về nghiệm của đa thức một biến : 
BT 65 (SGK – T50) 
Bài tập (do giáo viên biên soạn) 
2.Giáo án minh hoạ : 
 Tiết 65 
Ôn tập chương IV (tiết 2) 
I.Mục tiêu : 
1, Kiến thức : HS được ôn tập các qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng 
dạng. Cộng, trừ đa thức và nghiệm của đa thức. 
2, Kỹ năng : HS được rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng 
tử của đa thức theo cùng thứ tự, xác định nghiệm của đa thức. 
3, Thái độ : Thông qua giờ Ôn tập chương này, học sinh phát huy được tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của mình thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. 
Tạo hứng thú học tập bộ môn. 
4, Định hướng phát triển năng lực : Năng lực hợp tác, năng lực tự học, 
năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực tính toán. 
II. Chuẩn bị : 
 1.GV : Bài giảng điện tử, máy vi tính, máy projector, máy chiếu đa vật 
thể, phiếu học tập cho mỗi HS 1 bản. 
 2.HS : Bảng phụ + giấy trắng để hoạt động nhóm. 
III. Tiến trình dạy học : 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề ( 2’) 
GV : Đặt vấn đề : Theo phân phối chương trình, phần ôn tập chương IV : 
Biểu thức đại số được chia thành 2 tiết. Các em đã được ôn tập 1 tiết, hôm nay 
cô và các em sẽ tiếp tục ôn tập 1 tiết nữa : 
GV chiếu slide 2. 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 14/28
GV ghi bảng : 
 Tiết 65 - ÔN TẬP CHƯƠNG IV : BIỂU THỨC ĐẠI SỐ (tiếp) 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các dạng bài tập đã ôn tập ở tiết 1. 
HS: Nhắc lại 2 dạng bài tập đã ôn tập là: 
1) Tính giá trị của biểu thức đại số 
2) Thu gọn đơn thức, tính tích các đơn thức. 
GV chiếu slide 3. 
GV giới thiệu: ở tiết này, cô và các em sẽ ôn tập tiếp 2 dạng bài tập nữa, 
đó là: 
3) Cộng, trừ đa thức. 
4) Bài tập về nghiệm của đa thức một biến. 
GV phát phiếu học tập cho HS cả lớp. 
Hoạt động 2 : Ôn tập dạng 3: Cộng, trừ đa thức ( 24’) 
GV chiếu slide 4. 
 GV ghi bảng: Dạng 3: Cộng, trừ đa thức 
GV chiếu: (?) Nêu các cách cộng, trừ 
đa thức. 
GV chiếu các cách 
GV chốt : Khi cộng, trừ các đa thức 
có nhiều cách nhưng chúng ta phải 
biết chọn cách nào cho hợp lí. 
- Yêu cầu cả lớp làm bài 1 
GV chiếu Bài 1: Tìm đa thức M,N 
biết: 
a) M + (2x2y - 4x2 + 3) 
= x2y - 2x2 + 5x 
b) N -(6x2y - 4x + y2 -5) 
= - 6 x2y+ 2x+ 2y2 
 GV ghi bảng: 
Bài 1: Tìm đa thức M, N: 
GV ghi đề bài câu a, b lên bảng, phân 
chia bảng để HS trình bày bài. 
HS : Trả lời 
1HS đọc đề 
bài. 
Bài 1: Tìm đa thức M,N biết: 
Bài giải mẫu : 
a) M + (2x2 y - 4x2 + 3) = x2y - 2x2 
+ 5x 
 M = (x2y - 2x2 + 5x) - (2x2y - 4x2 
+ 3) 
 M = x2y - 2x2 + 5x - 2x2y + 4x2 - 
3 
 M = (x2y - 2x2y) + 
 (-2x2 + 4x2 )+5x- 3 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 15/28
GV(?) Nêu cách tìm đa thức M 
GV chốt: Muốn tìm đa thức M, ta lấy 
đa thức tổng trừ đi đa thức đã biết. 
- Yêu cầu HS đó lên bảng làm câu a. 
GV(?) Nêu cách tìm đa thức N 
GV chốt: Muốn tìm đa thức N, ta lấy 
đa thức hiệu cộng đa thức trừ. 
- Yêu cầu HS đó lên bảng làm câu b. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào phiếu học 
tập: 
Dãy 1,2: Làm câu a trước, câu b sau. 
Dãy 3,4: Làm câu b trước, câu a sau. 
GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng 
bước trong bài làm của từng bạn, sữa 
chữa các sai sót. 
GV chiếu bài giải mẫu (nếu cần) 
GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm 
của nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho 
nhau. 
GV(?) Dưới lớp có em nào làm sai 
không? 
GV chiếu bài làm trong phiếu HT của 
1 số HS, chủ yếu là các bài có lỗi sai 
và yêu cầu HS nhận xét và sữa sai. 
GV(?) : Vậy qua bài 1, các em rút ra 
được những lưu ý nào dễ dẫn đến sai 
lầm nhất khi thực hiện cộng, trừ các 
đa thức theo hàng ngang? 
GV chiếu Chú ý ở slide 5 
GV chốt theo Chú ý. 
 GV: Quay lại cách tìm đa thức M ở 
câu a, cô muốn các em quan sát ví dụ 
sau: 
GV chiếu slide 15 liên kết với slide 
HS1 : Trả 
lời và làm 
câu a 
HS2 : Trả 
lời và làm 
câu b 
HS cả lớp 
làm vào 
phiếu học 
tập: 
Dãy 1,2: 
Làm câu a 
trước, câu b 
sau. 
Dãy 3,4: 
Làm câu b 
trước, câu a 
sau 
HS : Rút ra 
Chú ý 
 M = - x2y + 2x2 + 5x – 3 
b) N -(6x2y - 4x + y2 -5) 
= - 6 x2y+ 2x+ 2y2 
N= (-6x2y+2x+2y2)+(6x2y-4x+y2-5) 
 N =- 6x2y + 2x + 2y2+ 6x2y- 4x 
+ y2-5 
 N =(- 6x2y + 6x2y) + (2x - 4x)+(2y2 
+ y2) -5 
 N = -2x + 3y2 - 5 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 16/28
5: 
Tìm đa thức M biết: 
 M + (2x2 y - 4x2 + 3) = 0 
GV( ?) Trong ví dụ này, có cách nào 
nhanh hơn để tìm đa thức M hay 
không? 
GV chiếu lời giải. 
GV chốt : Như vậy, đa thức M trong 
VD này chính là đa thức đối của đa 
thức 
 2x2 y - 4x2 + 3 
GV chiếu slide 6: 
Bài 2: Cho hai đa thức: 
P(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 - 
4
1 x 
Q(x) = 5x4 - x5 + x2 - 2x3 + 3x2 - 
4
1 
a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa 
thức trên theo lũy thừa giảm dần 
của biến. 
b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x). 
a) Sắp xếp theo LT giảm: 
GV(?) Khi sắp xếp các đa thức ta cần 
lưu ý điều gì ? 
GV chốt: Như vậy, khi sắp xếp các 
đa thức ta nên đồng thời thu gọn các 
hạng tử đồng dạng (nếu có). 
GV( ?) Việc thu gọn các hạng tử 
đồng dạng thực chất là ta làm gì ? 
GV chốt : Vậy, việc thu gọn các hạng 
tử đồng dạng thực chất là ta thực hiện 
tính cộng, trừ các đơn thức đồng 
dạng. 
GV( ?) Muốn cộng, trừ các đơn thức 
đồng dạng, ta làm thế nào ? 
GV gọi 1HS lên làm câu a, còn cả 
HS: Đọc 
Chú ý trên 
máy. 
HS : Quan 
sát câu hỏi 
trên máy. 
HS : Trả 
lời. 
1 HS đọc đề 
bài. 
Bài 2 
a) Sắp xếp theo LT giảm: 
P(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 - 
4
1 x 
= x5+ 7x4- 9x3+ (- 3x2+ x2) - 
4
1 x 
= x5+ 7x4- 9x3- 2x2 - 
4
1 x 
Q(x) = 5x4 - x5 + x2 - 2x3 + 3x2 - 
4
1 
= - x5 + 5x4- 2x3+ (x2+ 3x2)- 
4
1 
 = - x5 + 5x4- 2x3+ 4x2 - 
4
1 
b) 
 P(x) = x5+ 7x4 - 9x3 - 2x2 - 
4
1 x 
 Q(x) =-x5+5x4 -2x3 + 4x2 - 
4
1 
P(x)+Q(x)=12x4-11x3+2x2-
4
1 x-
4
1 
 P(x) = x5+ 7x4 - 9x3- 2x2 - 
4
1 x 
 [-Q(x)]=x5 - 5x4+ 2x3- 4x2 + 
4
1 
P(x)-Q(x)=2x5+2x4-11x3-6x2-
4
1 x+ 
4
1 
+ 
+ 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 17/28
lớp làm vào phiếu HT. 
GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng 
bước trong bài làm của từng bạn, sữa 
chữa các sai sót. 
GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm 
của nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho 
nhau. 
GV chiếu bài làm sai của HS (nếu 
có) 
GV (?) Sang phần b, để tính tổng, 
hiệu 2 đa thức có 2 cách, theo các em 
ở câu này ta nên tính theo cách nào? 
Vì sao? 
GV chốt: Ta nên chọn cách 2 vì đây 
là 2 ĐT một biến đã sắp xếp. 
GV gọi 2 HS lên bảng. 
GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng 
bước trong bài làm của từng bạn, sữa 
chữa các sai sót. 
GV chiếu bài giải mẫu (nếu cần) 
GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm 
của nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho 
nhau. 
GV(?) Dưới lớp có em nào làm sai 
không? 
GV chiếu bài làm trong phiếu HT của 
1 số HS, chủ yếu là các bài có lỗi sai 
và yêu cầu HS nhận xét và sữa sai. 
HS : Trả lời 
HS : Trả lời 
HS : Trả lời 
1 HS làm 
câu a : 
HS: Trả lời 
HS1: Tính 
P(x) + Q(x) 
HS2: Tính 
P(x) - Q(x) 
HS cả lớp 
làm vào 
phiếu học 
tập: 
Dãy 1,2: 
Tính tổng 
trước, hiệu 
sau. 
Dãy 3,4: 
Tính hiệu 
trước, tổng 
sau. 
HS: Rút 
tiếp Chú ý 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 18/28
GV(?) : Vậy qua bài 2, các em rút ra 
được những lưu ý nào dễ dẫn đến sai 
lầm nhất khi thực hiện cộng, trừ các 
đa thức theo hàng dọc? 
GV chiếu Chú ý ở slide 7 
GV chốt: Như vậy, ở dạng 3 các em 
cần lưu ý 2 điều trên. Gọi HS đọc. 
HS: Đọc to 
2 chú ý của 
dạng 3 
Hoạt động 3 : Ôn tập dạng 4: Bài tập về nghiệm của đa thức một biến (19’) 
GV chiếu slide 8. 
 GV ghi bảng: Dạng 4: Bài tập về nghiệm của đa thức một biến 
- Yêu cầu cả lớp làm bài 1 
GV chiếu Bài 1: 
 Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, 
số nào là nghiệm của đa thức đó? 
a) A(x) = 2x - 6 -3 0 3 
b) B(x) = x2 + 5x - 6 -6 -1 1 6 
GV ghi bảng: 
Bài 1: Kiểm tra 1 số có là nghiệm của 
ĐT một biến không? 
 GV chiếu câu hỏi 
GV(?) Muốn kiểm tra một số cho trước có 
là nghiệm của ĐT một biến hay không ta 
làm thế nào ? 
GV chốt: có 2 cách (GV chiếu các cách) 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài này 
(Yêu cầu các nhóm khá ở mỗi dãy làm 
theo cách 2) 
- Yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bày 
 GV chiếu kết quả của bài 1 
- Với cách 1, GV hướng dẫn HS cách tìm 
nhanh các nghiệm của ĐT dựa vào nhận 
xét về số nghiệm tối đa của một ĐT 
 - Với HS khá, GV nói thêm nhận xét về 
ĐT ax2+bx+c: 
+ Nếu có a+b+c=0 thì kết luận ĐT có một 
nghiệm là 1. 
1HS đọc đề bài. 
HS : Trả lời 
HS hoạt động 
nhóm trong 1 
phút 
Mỗi dãy chia 
thành 2 nhóm 
Dãy 3,4: Làm 
câu a. 
Dãy 1,2: Làm 
câu b. 
Bốn nhóm đại 
diện làm vào 
bảng phụ 
Các nhóm còn 
lại nháp vào giấy 
Bài 1: 
 Trong các số cho bên 
phải mỗi đa thức, số nào 
là nghiệm của đa thức 
đó? 
a) A(x) = 2x - 6 
 -3 0 3 
b) B(x) = x2 + 5x - 6
 -6 -1 1 6 
Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 
 19/28
+ Nếu có a -b+c=0 thì kết luận ĐT có một 
nghiệm là -1. 
GV chiếu slide 9: 
Bài 2: Tìm nghiệm của các đa thức 
sau: 
a) -2x3 - 4x + 2x3 + 5 
b) x3 + 4x 
GV ghi bảng: 
Bài 2: Tìm nghiệm của đa thức 
GV chiếu câu hỏi 
GV(?) Muốn tìm nghiệm của ĐT một biến 
ta làm thế nào ? 
GV chiếu cách tìm. 
GV gọi 2 HS lên bảng. 
GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng bước 
trong bài làm của từng bạn, sữa chữa các 
sai sót. 
GV chiếu bài giải mẫu (nếu cần) 
GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm của 
nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho nhau. 
GV(?) Dưới lớp có em nào làm sai không? 
GV chiếu bài làm trong phiếu HT của 1 số 
HS, chủ yếu là các bài có lỗi sai và yêu 
cầu HS nhận xét và sữa sai. 
GV(?) : Vậy qua 2 bài tập của dạng 4, hãy 
nhắc lại cách giải 2 dạng bài tập trên. 
GV chiếu Chú ý ở slide 10 
GV chốt: Như vậy, ở dạng 4 các em cần 
lưu ý 2 điều trên. Gọi 1HS đọc. 
A4 
 Đại diện 4 
nhóm trình bày 
1 HS đọc đề bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_trong_viec.pdf