Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phân môn học hát ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phân môn học hát ở trường THCS

 Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.

 Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ

quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập.

 Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em.

 Trong học tập, so với bắt chước thầy và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể phản bác ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình, Có thể đặt câu hỏi đối với giáo viên. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2041Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phân môn học hát ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
1.1/ Lý do khách quan:
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn học Âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần đào tạo có chất lượng những người lao động phát triển toàn diện.
Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho HS trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, các kỹ năng, khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện tốt nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em tính sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Đồng thời, thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho HS, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học Âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức- Trí- Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc.
1.2/ Lý do chủ quan: 
Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều suy nghĩ và ước mơ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy sự sáng tạo của HS. 
 - Học sinh hiểu được nghệ thuật âm nhạc là một hoạt động giải trí góp phần phát triển, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, nhân cách xã hội nói chung và học sinh nói riêng. Nhất là trong thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ tin học thì mức nhận thức cũng như nhu cầu của xã hội đối với môn Âm nhạc ngày càng trở nên cấp bách bởi âm nhạc gắn liền với đời sống tinh thần cả xã hội, nó diễn tả được tâm tư tình cảm của con người. Do đó âm nhạc trong nhà trường tạo cho nhà trường không khí học tập lành mạnh và tăng thêm lòng say mê học tập hoà mình trong tập thể cũng như giúp các em phát triển toàn diện với mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện về "đức, trí, thể, mỹ".
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
	Đối với những người không yêu thích hoặc chưa được học âm nhạc thì sự nhận thức về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng chưa thật đầy đủ và toàn diện bởi vì nghệ thuật không chỉ nói tới cái hay mà còn đề cập rất nhiều về cái đẹp.
	Khi học sinh được học môn Âm nhạc, thông qua các tiết học các em nắm được khái niệm về âm nhạc và thấy được vị trí của âm nhạc trong đời sống tinh thần của xã hội. Qua đó tạo cho đời sống tâm hồn trẻ thơ của các em phong phú và đẹp đẽ hơn và sống có ý nghĩa hơn, từ đó tạo cho các em yêu thích các môn học khác. Qua các tiết học nhạc luôn làm cho học sinh bớt căng thẳng sau những tiết học văn hoá. Bởi vậy vị trí của môn học Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là không thể thiếu.
	Trong các nhà trường phổ thông việc giảng dạy môn Âm nhạc người giáo viên phải nêu được tầm quan trọng và vai trò của âm nhạc trong đời sống xã hội để học sinh nắm được chính xác hơn về mục đích của việc học tập âm nhạc.
	Hiện nay nước ta là một nước đang phát triển cho nên tất cả mọi lĩnh vực đều được quan tâm mà âm nhạc không thể thiếu trong sự phát triển chung của xã hội. Nó gắn liền với đời sống hàng ngày như trên các phương tiên thông tin đại chúng (Báo hình, báo đài, báo viết, Internet....)
	Còn trong các nhà trường trong các buổi chào cờ đều có hát Quốc ca, Đội ca bên cạnh đó còn có các buổi văn nghệ chào mừng, thi văn nghệ giữa các lớp để tạo không khí sôi nổi trong thi đua học tập của học sinh. Điều này chứng tỏ âm nhạc không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó luôn gắn liền với đời sống xã hội.
	Nếu như người giáo viên không đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc thì thế hệ kế tiếp của chúng ta sẽ tụt hậu so với sự phát triển của đất nước cũng như toàn xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Trong đề tài này tôi nghiên cứu phạm vi đối tượng là học sinh bậc THCS. 
4. Phạm vi nghiên cứu:
 Đối với bộ môn Âm nhạc, người giáo viên chưa nêu rõ mục đích của bộ môn trong đời sống xã hội và yêu cầu đạt được của bô môn là gì.
 Giáo viên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh đối với bộ môn.
Phương pháp giảng dạy truyền đạt kiến thức chưa linh hoạt, khoa học, đồ dùng trực quan chưa sinh động và còn thiếu.
	Sự quan tâm chưa sát sao, chưa uốn nắn chỉ bảo được đến từng học sinh.
Từ đó dẫn đến học sinh không nắm được mục đích và yêu cầu của bài học. Do vậy các em chưa thấy được vị trí của bộ môn và càng trở nên không yêu thích bộ môn dẫn đến trong quá trình dạy học, bài dạy có kết quả không cao. Vì vậy giáo viên phải có phương pháp giảng dạy thích hợp đối với phân môn TĐN.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc các tài liệu có liên quan về môn Âm nhạc ở trường THCS.
- Dựa vào chủ yếu các sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 hiện nay.
- Dựa vào phương pháp gợi mở và tổ chức trò chơi.
- Phương pháp phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, và một số phương pháp khác.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
	Căn cứ vào vai trò và tầm quan trọng của môn nghệ thuật Âm nhạc trong toàn xã hội nói chung và trong cuộc sống hàng ngày nói riêng cũng như đặc thù của bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông đã có những nhìn nhận như sau:
 Với bộ môn Âm nhạc trước hết giáo viên phải phân tích, giải thích, lấy dẫn chứng cụ thể để cho học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của bộ môn trong nhà trường cũng như toàn xã hội để từ đó học sinh có ý thức tự giác học tập bộ môn Âm nhạc.
	Trong bộ môn Âm nhạc ở nhà trường có 3 phân môn:
	- Học hát
	- Tập đọc nhạc - Nhạc lý
	- Âm nhạc thường thức
	Cả ba phân môn trên được gọi chung là bộ môn Âm nhạc và có mục đích là thông qua môn học giúp cho các em có sự phát triển hài hoà toàn diện hướng tới "chân, thiện, mỹ".
	Do vậy đối với từng bài học giáo viên phải đề cập tới từng vấn đề cụ thể và có phương pháp giảng dạy thích hợp theo hướng đổi mới.
	Trong mỗi bài học giáo viên phải phân tích, chỉ cho học sinh thấy được nội dung của từng bài, ý nghĩa của từng bài thông qua trực quan học đồ dùng dạy học. Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện tốt 3 phân môn.
2. Thực trạng:
* Thuận lợi, khó khăn.
 - Thuận lợi
 Trường THCS Lương Thế Vinh là một trường nằm trên địa bàn thị trấn nên đa số các em học sinh cũng có điều kiện hơn so với một số trường khác. Điều kiện học tốt hơn, bên cạnh đó các em cũng được tham gia các hoạt động phong trào văn nghệ nhiều hơn, do lớp, nhà trường tổ chức. Chính vì thế việc học âm nhạc của các em cũng thuận lợi hơn.
- Khó khăn 
Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc của các cấp các ngành.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều, tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy, học âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, máy chiếu, đàn phím điện tử) để phục vụ cho việc dạy và học.
2.2 Thành công và hạn chế.
- Thành công:
 Từ thực trạng trên để việc học âm nhạc, đặc biệt là để phát huy tính sáng tạo của HS đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã đưa những phương pháp cơ bản về cách dạy và học âm nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho HS từ lớp 6 đến lớp 9 và đa phần các em rất thích hoạt động sáng tạo. Các em hứng thú học âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và đặc biệt là phát huy khả năng âm nhạc của mình một cách rõ rệt.
- Hạn chế:
 Đối với HS trường THCS Lương Thế Vinh mặc dù nằm trên địa bàn thị trấn nhưng đa phần các em là con em nông thôn và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ. HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội, nhà trường. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãn việc học môn Âm nhạc. 
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.
 Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ
quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập.
 Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em.
 Trong học tập, so với bắt chước thầy và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể phản bác ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình, Có thể đặt câu hỏi đối với giáo viên. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. 
3.2/ Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
Dạy học sinh học hát phát huy tính sáng tạo của HS.
Trong nội dung học hát, mỗi em lại có điều kiện thể hiện sự sáng tạo của riêng mình. Giống như học TĐN, học hát cũng như mảnh đất để phát triển tư duy sáng tạo của HS. 
 	Khi dạy hát, GV yêu cầu HS tập kĩ từng bước đây là hoạt động phát huy nhiều kỹ năng ca hát của các em. Trong quá trình ôn tập hoặc củng cố bài hát, GV có thể yêu cầu HS tập hát theo nhóm tự chọn phù hợp với khả năng của các em. Các em trình bày bài theo ý định của nhóm mình dưới sự gợi ý của giáo viên.chính vì thế có những nhóm hát và trình bầy rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, giáo viên sẽ ngạc nhiên với khả năng sáng tạo của các em. Với một só học sinh còn ngại ngần trong quá trình hát và biểu diễn, GV nên tiến hành hướng dẫn cách làm gồm những hoạt động sau: 
Hướng dẫn HS hát thuần thục giai điệu và lời ca của bài hát.
Gợi ý cho học sinh cách trình bầy đung đưa theo nhạc, một số động tác cơ bản trong biểu diễn. Tạo cho các em có cảm súc với âm nhạc, từ đó tự tin với chính bản thân mình và biểu diễn tốt trước tập thể.
Với một số bài dân ca ngắn giáo viên có thể hướng dẫn và gợi ý cho các em viết một sỗ lời ca mới cho phù hợp với lứa tuổi của các em.
Theo dõi và góp ý cách viết cho một số em.
Lựa chọn lời hát hay do HS sáng tác và trình bày trước lớp để khuyến khích sự sáng tạo của các em.
Nhận xét, đánh giá, cho điểm. Cụ thể đối với các nhóm viết lời tốt.
	Qua lời ca mới mà các em viết giáo viên nhận xét cái được và chưa được để giúp học sinh nắm bắt được và rút kinh nghiệm viết lời cho những bài còn lại. Cung cấp cho học sinh có kiến thức cơ bản về âm nhạc và vận dụng vào thực tế.
	- Giáo viên chuẩn bị kỹ bài soạn và trực quan. Bài soạn đầy đủ, cẩn thận. Trực quan sinh động và đầy đủ. Việc chuẩn bị tốt sẽ tạo cho thầy sự tự tin và chủ động trong bài giảng khi lên lớp và giúp cho học sinh có hứng thú trong học tập hơn.
	Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài từng bước trước khi vào bài hát như tìm hiểu về nhịp, cao độ, trường độ, nội dung bài hát nghe giai điệu bài hát, phân câu, đoạn của bài hát.
	Học sinh phải có đầy đủ dụng cụ học tập, thanh phách, vở ghi chép, sách giáo khoa.
	Cách tiến hành.
	- Giáo viên giới thiệu nội dung bài học sau đó hướng dẫn học sinh quan sát và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
	Ví dụ: + Bài hát ở viết nhịp gì?
	 + Trong bài có sử dụng nhưng ký hiệu âm nhạc gì?
	 + Nội dung bài hát nói lên điều gì?
	 + Bài hát có mấy câu, mấy đoạn.
	- Tiếp theo dùng đàn lấy âm chuẩn và cho học sinh khởi động giọng.
	- Giáo viên đàn và hát cho học sinh nghe bài hát.
	- Sau khi đã bài hát giáo viên tiến hành tập cho học sinh từng câu, từng đoạn theo lối móc xích rồi gép toàn bài lại, sửa những từ khó cho học sinh. Cho học sinh hát từng nhóm.
	- Kiểm tra từng dãy, từng bàn, để sửa những chỗ các em hát chưa đúng, sau đó giáo viên nhận xết, rút kinh nghiệm và có thể cho điểm để động viên học sinh.
	- Hướng dẫn học sinh cách trình bầy bài hát.
	- Hướng dẫn học sinh chơi một số trò chơi âm nhạc tuỳ theo nội dung từng bài hát.
	- Phần về nhà: Giáo viên nhắc học sinh về nhà học thuộc bài và hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa và chuẩn bị cho bài học mới.
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp trong đề tài nghiên cứu cần có sự chuẩn bị chu đáo về các tài liệu tham khảo, về sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và sự đồng tình ủng hộ của học sinh.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
 Nhằm thực hiện các giải pháp nói trên, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng. Thiết kế bài giảng tốt, phù hợp với đối tượng học sinh. Đưa ra các giải pháp, biện pháp, phương pháp mang tính sáng tạo của học sinh. Sử dụng tốt các phương pháp và phương tiện dạy học một cách hiệu quả.
 Nghiên cứu kĩ các bài đọc nhạc, tìm lời ca và viết những lời ca mới, phù hợp với lứa tuổi của học sinh, hướng dẫn học sinh làm lời ca mới, từ đó các em có óc sáng tạo về cái đẹp trong âm nhạc và cuộc sống hơn. 
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài:
Môn học Âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường THCS Lương Thế Vinh, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp với một số động tác biểu diễn đơn giản), biết cảm nhận về nội dung bài hát. Biết hát một bài hát có kết hợp gõ phách, gõ nhịp, trình bầy biểu diễn tự tin hơn. Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp. Do đó chất lượng học tập của các em hàng năm được nâng lên rõ rệt:
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 
 Đối với một giáo viên dạy môn nghệ thuật tôi luôn xác định lấy học sinh là đối tượng chính, là trung tâm của hoạt động dạy học. Vì vậy trong quá trình lên lớp, bài giảng hay nói cách khác giờ học nhạc phải luôn tạo ra không khí vui vẻ, sôi nổi, kích thích hứng thú học tập của học sinh, truyền đạt với kiến thức gợi mở, tạo ra tính chủ động sáng tạo của học sinh để từ đó các em nhìn nhận được mục đích và ý nghĩa giáo dục của môn học.
Trên đây là một vài ý kiến của tôi về sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy bộ môn âm nhạc. Rất mong được sự nhận xét, bổ xung của cấp trên và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn, cũng như để cho công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông đạt kết quả cao hơn.
2. Kiến nghị.
Để thực hiện đào tạo các em HS trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em.
Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn Âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau:
- Phải có phòng học chức năng riêng (trong đó có những trang thiết bị dạy học để sẵn như đàn Organ, bảng phụ, đài catsette, đầu video, màn hình và máy chiếu) để nâng cao chất lượng dạy học tạo điều kiện tối đa cho HS phát triển tính sáng tạo trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập.
	Đối với nhà trường cần có một phòng học bộ môn riêng, có đài, đầu đĩa hình và tranh ảnh các nhạc sĩ, máy chiếu để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn.
	 Buôn Trấp ngày 15 tháng 12 năm 2014	
 Giáo viên: Vũ Văn Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (Ký tên đóng dấu)
PHOØNG GIAÙO DUÏC & ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
TRÖÔØNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
- - - - - - o0o - - - - - - -
Đề tài:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN HỌC HÁT Ở TRƯỜNG THCS
 Họ và tên: Vũ Văn Hạnh
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm
 Môn đào tạo: Âm nhạc
Krông Ana, tháng 12 năm 2014

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - AM NHAC - VAN HANH - LTVINH.doc