Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận

Việc chỉ đạo phải tỉ mỉ, cặn kẽ. Do đó phải chọn khối, lớp, bộ môn, giáo viên chỉ đạo có hiệu quả. Do đặc điểm lứa tuổi, tâm lý lứa tuổi tôi thấy khối 1 có thể chọn làm điểm trước. Trước tiên tôi chọn bộ môn Toán vì bộ môn này có điều kiện về đồ dùng học tập cho việc dạy theo phương pháp dạy học đổi mới. Trong khối 1 tôi chọn lớp 1B của cô Nguyễn Hồng Nhung, vì lớp 1B có điều kiện tốt hơn so với các lớp khác, hơn nữa cô Nhung là người có nhiều kinh nghiệm dạy lớp 1.

 

doc 15 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7508Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới các phương pháp dạy học các môn học là yếu tố quyết định cho sự thắng lợi về phong trào dạy học trong nhà trường.
II/- Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:
Chương I:
Một số vấn đề có lien quan đến việc chỉ đạo 
thực hiện đổi mới phương pháp
1- Tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận vào học sinh:
Với phương pháp dạy truyền thống có 1 số hạn chế, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý khả năng, thự hành tư duy, nhận thức của học sinh trong học tập và kỹ năng vận dụng vào cuộc sống thực tế bị hạn chế, không tự tin, khả năng hoá nhập thích ứng với yêu cầu cao hơn về học tập rất thất thường, học sinh chỉ trông chờ vào sự gợi ý của giáo viên, vì vậy năng lực của học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển.
Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học để tăng cường hoạt động thực hành phát huy khả năng cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
2- Tầm quan trọng của khâu chi đạo trong quản lý trường học:
Trường Tiểu học là một đơn vị cơ sở tương đối độc lập và hoàn chỉnh. Quản lý Tiểu học vừa mang tính đặc thù vừa thể hiện nét riêng do bản chất của hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học quy định.
Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng là hệ thống những tác động mang mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật chủ thể. Quản lý nhằm thực hiện tốt quy trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đạt được mục tiêu cầu của xã hội. Quản lý, chỉ đạo tốt tạo ra nền tảng vững chắc về mặt sư phạm (trật tự, kỷ cương trạng thái ổn định, vật chất tinh thần, bầu không khí sư phạm lành mạnh, tích cực, tự giác tinh thần dân chủ hợp tác). Làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Người cán bộ quản lý, quản lý một trường học có kỷ cương, nề nếp, chỉ đạo mọi hoạt động nhịp nhàng, mọi người đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau thì năng suất của quá trình dạy học sẽ cao hơn rất nhiều. Như vậy, có thể nói rằng trong quản lý trường học người quản lý có kế hoạch tối ưu, có phương pháp tổ chức hợp lý cùng với sự chỉ đạo sáng tạo khoa học và phù hợp thì sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.
3- Bản chất dạy học theo hướng tiếp cận học vào học sinh:
Dạy học theo hướng tiếp cận vào học sinh được hiểu là: Học sinh tự tìm hiểu kiến thức, được trao đổi thực hành để tìm ra nôi dung bài học. Cốt lõi của việc dạy học tiếp cận vào học sinh là đưa học sinh từ tiếp thu thụ động sang thụ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ định hướng, dẫn dắt, trọng tài. Học sinh được tự mình suy nghĩ theo lối của mình trên cơ sở tác động ý kiến của các bạn. Không chỉ chủ động tìm ra nội dung kiến thức mà học sinh cần tìm cách hoà mình vào tập thể, học cách giao tiếp và học cách làm thông qua đó mà hoàn thiện nhân cách của mình.
Chương II:
Thực trạng của cải tiến phương pháp dạy học các môn 
ở trường Tiểu học Trúc lâm - Tĩnh Gia
I/- Một vài đặc điểm của địa phương và nhà trường:
1- Về địa phương:
Trúc Lâm là một xã nghèo, là một xã mà cuộc sống của nhân dân chủ yếu là làm nông nghiệp nên đời sống nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn. Do vậy, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đặc biệt là những yếu tố khách quan cũng tác động đến tâm lý học sinh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song toàn Đảng, toàn dân trong xã và các đơn vị giáo dục ở địa phương đã không ngừng phấn đấu. Kết quả giáo dục chưa gọi là thoả mãn nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá về học tập của phụ huỳnh và học sinh.
2- Về nhà trường:
Trường Tiểu học Trúc Lâm được thành lập từ năm 1996 - 1997 trên mảnh đất hoang sơ cằn cỗi. Trải qua những thăng trầm và biết báo khó khăn, gian khổ. Mặc dù vậy, nhà trường đã không ngừng nổ lực, khắc phục để phấn đấu vươn lên. Do đó, trong suốt hàng chục năm qua, trường tiểu học Trúc Lâm luôn là đơn vị có nhiều thành tích, số lượng học sinh năn sau luôn cao hơn năm trước. Trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I, đang phấn đấu để đón trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II và ra mặt cơ quan văn hoá.
* Về đội ngũ giáo viên (Năm học 2006-2007):
- Tổng số cán bộ giáo viên:	24
- Cán bộ quản lý:	03
- Giáo viên đứng lớp:	15
- Giáo viên đặc thù:	03
- Hành chính: 	02 
- Giáo viên đi học: 	01
* Trình độ chuyên môn:
- Đại học:	02
- Cao đẳng:	05
- Trung học sư phạm:	02
- Tổng số học sinh:	470
II/- Thực trạng cải tiến phương pháp dạy các môn học theo hướng tiếp cận vào học sinh:
 Đổi mới phương pháp dạy bậc tiểu học ở đơn vị đã đạt đựơc một số thành tích đáng kể. Giáo viên đã phần nào hiểu về phương pháp dạy học mới đã được sử dụng thành công trong một số môn học. Song việc vận dụng phương pháp dạy học mới vào bài giảng của mình chưa được sâu sắc.
1- Thực trạng về việc chuẩn bị bài lên lớp cua giáo viên:
Phần lớn giáo viên đã nắm rõ bản chất đặc trưng cũng như ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học, 100% giáo viên các khối lớp đã xây dựng được kế hoạch bài học và thực thi đúng với mục tiêu của phương pháp dạy học mới. Song, bên cạnh đó chưa chú trọng đến nội dung sâu sắc, trọng tâm của bài mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình khi khai thác nội dung đứng trước học sinh.
* Về hình thức và cách tiến hành bài học:
Với điều kiẹn đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, đồ dùng dạy học thì hình thức và cách tiến hành vấn đề rất thuận tiện. Bước đầu tạo cho học sinh hứng thú, hăng hái, kích thích sự sáng tạo vấn đề chưa biết thông qua các đồ dùng với cách thức thể hiện của giáo viên. Tuy nhiên, một số giáo viên khi sử dụng trực quan chưa giới thiệu và cho học sinh biết rõ tác dụng ra sao, từ chỗ đó các em không đủ cơ sở để khai thác triệt để khi có hoặc xem trực quan áp dụng cho bài học của mình.
2- Việc sử dung phương pháp dạy học mới:
ở đây, giáo viên thường sử dụng phương pháp như: Gợi mở, vấn đáp, trực quan, thực hành. Thông qua giờ dạy nhìn chung giáo viên đã vận dụng sáng tạo, có hiệu quả phương pháp dạy học mới trong các tiết học tuy nhiên ở một số giờ tinh thần ấy chưa cao.
Thực tế trong giảng dạy giáo viên có thể vận dụng tổng hợp các kỷ thuật dạy học của nhiều phương pháp dạy học. Vì vậy xu hướng chung hiện nay không áp đặt giáo viên phải thực hiện cứng nhắc một số kỹ thuật, phương pháp đã định trước cho nội dung cụ thể mà giáo viên linh hoạt lựa chọn phương pháp kỹ thuật tối ưu đạt hiệu quả cao nhất.
III/- Thực trạng của việc chỉ đạo, cải tiến phương pháp dạy học các môn học theo hướng tiếp cận vào học sinh:
Trong công tác chỉ đạo luôn xác định: Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm lấy đó làm phương châm hành động của thầy và trò. Tôi đã tiến hành các bước như sau:
1- Lập kế hoạch.
2- Tổ chức đăng ký giảng dạy theo phương pháp mới.
3- Tổ chức Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học.
4- Triển khai thí điểm (xây dựng kế hoạch bài học, tên lớp) theo phương pháp dạy học cải tiến phát huy tính tích cực của học sinh.
5- Triển khai đại trà về phương pháp dạy học đổi mới.
6- Tổ chức rút kinh nghiệm.
7- Triển khai thực hiện kiểm tra phương pháp dạy học của giáo viên - phát động làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy.
8- Tổ chức sơ kết tổng kết.
Chất lượng giáo dục năm học 2005-2006
Khối
Số học sinh
Chất lượng văn hoá
Hạnh kiểm
Ghi chú
Giỏi
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
TB
Tỷ lệ
Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
76
31
40,8
34
44,7
11
14,5
76
100
2
87
12
13,7
51
58,6
24
27,7
87
100
3
89
13
14,6
47
52,8
29
32,6
89
100
4
89
24
30
47
49,8
18
20,2
89
100
5
129
39
30,5
75
58,6
14
109
129
100
Cộng:
469
119
25,4
254
54,3
95
20,3
469
100
B- Giải quyết vấn đề:
I/- Các biện pháp thực hiện:
1- Tập trung bồi dưỡng chính trị, tư tưởng nhận thức cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục:
2- Tập trung chí đạo thực hiện gồm: Chỉ đạo điểm, chỉ đạo chuyên đề, nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ, tổ chức các đợt thi giáo viên giỏi cấp Huyện, trường, tạo điều kiện cho giáo viên học tập chuyên môn nghiệp vụ, vận động giáo viên tích cực sưu tầm tích luỹ tư liệu giảng dạy.
3- Tổ chức kiểm tra đánh giá giáo viên.
4- Tổ chức thi đua khen thưởng.
5- Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
II/- Các biện pháp tổ chức thực hiện:
* Biện pháp 1:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhà trường, tổ chức cho giáo viên nắm vững đường lối phương châm, quan tâm của Đảng - Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo về cải tiến phương pháp dạy học và công tác giáo dục đào tạo qua việc tổ chức học tập Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư phát triển giáo dục. Giải pháp giáo dục Tiểu học coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, không ngứng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả của việc cải tiến phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Xác đinh để giáo viên hiểu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, ý thức được trách nhiệm của mình và công việc được giao. Xây dựng một tập thể sư phạm đầm ấm, đoàn kết, nhất trí, hiểu biết, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu chung.
* Biện pháp 2: Xây dựng phong cách làm việc khoa học
a- Xây dựng phương pháp, lề lối làm việc của lãnh đạo, tăng cường công tác quản lý các hoạt động có liên quan tới cải tiến phương pháp dạy học. Hoạt động có khoa học, phân công việc rõ ràng dựa trên năng lực, sáng tạo nhưng đảm bảo nguyên tắc quản lý trong nhà trường.
b- Coi trọng công tác tổ chức, xây dựng chỉ đạo bằng kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức, các tổ chuyên môn, hệ thống giáo viên chủ nhiệm phù hợp với trình độ năng lực, uy tín và hoàn cảnh gia đình, tạo điều kiện cho giáo viên, hỗ trợ được lẫn nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ. Triển khai kịp thời nhiệm vụ trên giao, cũng cố phát huy vai trò các đoàn thể trong nhà trường.
c- Quản lý chuyên môn, cải tiến nội dung, sinh hoạt tổ tập trung và trao đổi phương pháp từng bài, quy định tổ chức dự giờ. Tăng cường quản lý chỉ đạo hoạt động của giáo viên trên lớp và việc sử dụng, đồ dùng dạy học để công tác đánh giá, phân laọi giáo viên theo đinh kỳ chính xác, có tác dụng tốt thì phải phối hợp chặt chẽ với Ban lãnh đạo, Ban thanh tra Công đoàn tiến hành kiểm tra chuyên môn giáo viên theo định kỳ mà nội dung là tập trung vào phương pháp dạy học. Cải tiến phương pháp đánh giá, cách đánh giá học sinh theo hướng động viên hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
- Tổ chức cải tiến phương pháp dạy học có kế hoạch sâu sắc, coi việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt quá trình chỉ đạo dạy học và hoạt động dạy học.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể bồi dưỡng chuyên môn tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học.
- Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ theo các hình thức.
- Chỉ đạo việc cải tiến xây dựng kế hoạch bài học, cách lên lớp, lựa chọn các phương pháp dạy học cho từng bài học, tổ chức các buổi thảo luận rút kinh nghiệm.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
- Quy định chặt chẽ quan tâm tới việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, có tác dụng sư phạm hiện đại. Cán bộ quản lý và giáo viên đều có sổ theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học.
d- Tiếp cận thông tin từ trên xuống:
Nguồn thông tin quan trọng là các văn bản hướng dẫn của cấp trên (Bộ, Sở, Phòng). Những năm gần đây, Bộ giáo dục đào tạo, Sở giáo dục, Phòng giáo dục đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận học sinh đòi hỏi người cán bộ quản lý phải thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học mọi công văn, chỉ thị, thông tư của ngành để triển khai kịp thời có hiệu quả.
* Biện pháp 3: 
Tăng cường chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận vào học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy học chỉ có con đường duy nhất là phải cải tiến phương pháp dạy học đó là: Dạy học phải làm cho học sinh chủ động, tích cực, tự giác, tìm ra kiến thức mới. Dạy học phải hướng dẫn tới đích, làm cho giờ học nhẹ nhàng, thoải mái và chất lượng cao.
Cách tiến hành như sau:
a) Chỉ đạo điểm:
Việc chỉ đạo phải tỉ mỉ, cặn kẽ. Do đó phải chọn khối, lớp, bộ môn, giáo viên chỉ đạo có hiệu quả. Do đặc điểm lứa tuổi, tâm lý lứa tuổi tôi thấy khối 1 có thể chọn làm điểm trước. Trước tiên tôi chọn bộ môn Toán vì bộ môn này có điều kiện về đồ dùng học tập cho việc dạy theo phương pháp dạy học đổi mới. Trong khối 1 tôi chọn lớp 1B của cô Nguyễn Hồng Nhung, vì lớp 1B có điều kiện tốt hơn so với các lớp khác, hơn nữa cô Nhung là người có nhiều kinh nghiệm dạy lớp 1.
Ví dụ: Dạy tiết Toán: Phép cộng trong phạm vi 10 (lớp 1)
Bản thân giáo viên được trang bị rất đầy đủ: Đồ dùng dạy học, có năng lực giảng dạy tốt, học sinh có đủ dụng cụ học tập nên khi thao tác cả cô và trò phối hợp rất nhịp nhàng vui vẻ, em nào cũng được hoạt động nên học sinh hứng thú học tập, kết quả học rất thành công.
Từ môn Toán tôi triển khai các môn học khác như môn Đạo đức. Em nào cũng có vở bài tập đạo đức, vì thế học sinh quan sát trong vở phân tích yêu cầu đề bài và định hướng giải quyết yêu cầu bài tập rất nhanh, chính xác. Trong tiết học, học sinh hoàn toán phải động não. Một số bài giao viên tổ chức cho học sinh đóng vai trò chơi xử lý tình huống, học sinh phải lựa chọn và đưa ra quyết định. Những tiết học như vậy tạop cho học sinh thích thú học tập, ham đến lớp và yêu các môn học.
Từ lớp 1B tôi tiếp tục triển khai ở các lớp còn lại. Khi hình thành ở khối 1 tương đối vững chắc về phương pháp dạy học ở các môn tôi chuyển qua khối 2, 3.
Ví dụ: Dạy tiết chính tả
Tiết học này có bước viết từ khó để giúp học sinh khi viết vào vở không bị sai.
Trước đây chỉ giới thiệu một số từ khó, giáo viên giảng giải rất kĩ, phân tích từng âm tiết (vì chủ yếu giáo viên phân tích) nên khi chấm vở học sinh viết sai nhiều.
Còn hiện nay, giáo viên không phân tích mà để cho học sinh tự tri giác bằng mắt chữ viết tự phân tích âm, vần, tiếng khó bởi vậy ít sai lỗi hơn.
Những môn như: TNXH, sức khoẻ, nghệ thuật giáo viên phải chuẩn bị phiếu học tập để giáo viên cho học sinh và hướng dẫn các em hoạt động theo nhóm, tạo nên sự sinh động trong quy trình học tập của các em. Ngay cả những tiết ôn tập các em đều được củng cố kiến thức một cách dễ ghi nhớ.
Ví dụ: Dạy tiết TNXH lớp 3 "Ôn tập về thực vật"
Giáo viên phải biết trình bày, sử dụng đồ dùng trực quan (cây thật, hình ảnh, tranh vẽ) đặt câu hỏi để tiến hành đàm thoại thông thường. Song nên sắp xếp, bố trí để học sinh được quan sát một số cây tự các em khám phá (tìm ra các bộ phận của cây). Sau đó tự mình ghi lại (vở bài tập hoặc phiếu học tập) tạo chi kĩ năng quan sát, phân tích của các em sắc bén hơn và có khả năng sử dụng kĩ năng này vào nhiều tình huống khác.
Từ một môn cụ thể, tôi triển khai cả môn học và cả những tiết sinh hoạt tập thể, tạo cho học sinh hoạt động tích cực hơn.
b) Chỉ đạo chuyên đề:
Khi đã bồi dưỡng được lớp trọng điểm, chúng tôi tổ chức dạy học thực nghiệm theo từng chuyên đề môn học. Trước khi cử giáo viên dạy chúng tôi tổ chứuc cho khối thảo luận, góp ý khá chu đáo để người thực hiện tự tin hơn và kết quả tốt hơn, để giáo viên học tập. Sau tiết dạy chúng tôi tổ chức toạ đàm, trước hết người dạy tự đánh giá tiết dạy của mình, các thành viên tham gia phân tích cái đã đạt được, cái chưa đạt được để tìm ra phương hướng khắc phục, mục đích để giáo viên hiểu thế nào là đổi mới phương phứp, hiệu quả ra sao. Sau đó giáo viên lần lượt mỗi người dạy một tiết về môn đó cho cả tổ dự giờ, rút kinh nghiệm.
Đến nay chúng tôi đã tổ chứuc chuyên đề được cả 9 môn học và được nhiều nội dung như:
	+ Sử dụng sách giáo khoa và vở bài tập trong tiết dạy.
+ Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học.
	+ Phát huy tính tích cực.
	+ Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tiết học.
c) Nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ:
Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, ngoài việc rút kinh nghiệm tuần dạy trước, thông qua tuần dạy sau để cả tổ trao đổi về cách dạy, hình thức tổ chức, cách sử dụng đồ dùng dạy học và làm thêm một số đồ dùng cần thiết.
Tập trung thảo luận góp ý kĩ những tiết thao giảng cho đồng nghiệp. Tập trung tháo gỡ điều còn vướng mắc trong quá trình dạy học.
Có những trao đổi, chưa thoả đáng, chúng tôi còn tranh luận cả hội đồng sư phạm để đi đến thống nhất. Qua những lần như vậy đội ngũ giáo viên như có thêm sức mạnh mới, có niềm tin hơn trên bục giảng.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chuyên môn nghiệp vụ:
Bồi dưỡng thường xuyên là một trong những biện pháp để nâng cao về phương pháp dạy học. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá thi đua là giáo viên tự bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng của giáo viên có trong kế hoạch (lịch học bồi dưỡng thường xuyên, tham gia thảo luận, dự giờ rút kinh nghiệm) và cả giáo viên bồi dưỡng (đọc tập san, tạp chí, nghiên cứu kiến thức cần truyền đạt, dự giờ đồng nghiệp, dự giờ qua vô tuyến ...) hàng tuần Ban giám hiệu kiểm tra việc tự học của giáo viên. Thư viện nhà trường mở cửa đều đặn để phục vụ cho giáo viên đọc sách, tham khảo tài liệu, bên cạnh đó nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên được đi học nâng cao trình độ, hiện nay nhà trường đang có 4 giáo viên theo học Đại học.
đ) Sưu tầm tích luỹ tư liệu giảng dạy:
Ngoài việc tự làm đồ dụng phục vụ giảng dạy, chúng tôi cùng động viên giáo viên sưu tầm tích luỹ tư liệu giảng dạy và viết Sáng kiến kinh nghiệm về dổi mới phương pháp dạy học và phân tích một số tiết dạy, các môn học. Trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, đầu năm mỗi giáo viên đăng ký đề tài Sáng kiến kinh nghiệm và kế hoạch thực hiện đề tài của mình.
Tổ chức thu tư liệu giảng dạy có giá trị như: Một số tranh, ảnh về các thiếu nhi anh dũng, tranh ảnh về các loại quả (giáo viên khối 3) tranh về các loại hoa (giáo viên khối 2) phong cảnh đất nước (giáo viên khối 1) .... Cứ như vậy ngày càng hoàn thiện vốn hiểu biết của giáo viên.
* Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá
Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá theo những chủ đề khác nhau để tiến tới kiểm tra toàn diện theo đúng nội dung:
- Kiểm tra các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.
- Kiểm tra giờ dạy của giáo viên.
- Kiểm tra việc cho điểm, dánh giá học sinh của giáo viên theo quy chế chuyên môn.
- Kiểm tra việc tham gia sinh hoạt tổ chuyen môn và các hoạt động dạy học khác hỗ trợ cho việc dạy học của giáo giáo viên.
- Phối hợp với nhiều hình thức kiểm tra.
* Kiểm tra trực tiếp:
+ Kiểm tra tất cả các loại hồ sơ, sổ theo quy định của giáo viên.
+ Dự giờ theo lịch phân công hoặc đột xuất.
+ Kiểm tra nề nếp, nội quy lớp học để đánh giá phân công công tác chủ nhiẹm của giáo viên.
* Kiểm tra gián tiếp:
+ Uỷ quyền cho tổ trưởng kiểm tra báo cáo.
+ Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên hàng tuần, hàng tháng.
+ Tổ chức các buổi kiểm tra chéo giữa các giáo viên.
+ Kiểm tra thông qua sổ điểm.
- Tăng cường thanh tra nội bộ và sau các lần kiểm tra giúp giáo viên thấy được những gì mình đã làm được để có hướng khắc phục.
- Phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân, giám sát việc thực hành quy chế chuyên môn, đảm bảo sự công bằng trong đánh giá.
- Xây dựng chuẩn trong đánh giá giáo viên phù hợp với thực tê nhiệm vụ của nhà trường trên cơ sở chuẩn đánh giá của Bộ ban hành tạo mọi điều kiện cho giáo viên được tham gia kiểm tra đánh giá và tự đánh giá.
* Biện pháp 5: Thi đua - khen thưởng.
Đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt" nội dung chủ yếu là cải tiến phương pháp dạy học thông qua đổi mới cách xây dựng đúng bài học, truyền thu kiến thức, đánh giá học sinh. Công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác bình xét thi đua đảm bảo quyền lợi cho mỗi giáo viên.
- Thực hiện khe, chê công khai, dân chủ từ tổ đến Hội đồng sư phạm.
- Khuyến khích học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi, học sinh cco phứong pháp học tập tốt.
* Biện pháp 6: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Cơ sở vật chất và thiét bị trường học là một thành tố điều kiện vật chất quan trọng phục vụ trực tiếp của quá trình hoạt động dạy và học, là đièu kiện không thể thiếu để đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Học sinh Tiểu học thu được kết quả học tập phần lớn qua thực giác. Vì

Tài liệu đính kèm:

  • doc1-4-2007 Doi moi phuong phap day hoc cac mon hoc theo huong tiep can.doc