1. Lí do chọn đề tài
- Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang đặt ra mục tiêu chuyển từ dạy học theo
hướng tiếp cận tri thức sang hướng tiếp cận năng lực người học. Nghị quyết 29 của Đảng
đã nêu rõ “đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[4].
Trong bối cảnh đổi mới của giáo dục phổ thông Ngữ văn là một môn học có tính đặc thù
và có ưu thế trong việc phát triển năng lực người học.
- Người thầy có vai trò truyền lửa, định hướnggiúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp
của tác phẩm, từ đó hiểu được giá trị và tinh thần, hình thành phẩm chất, năng lực cảm
thụvăn chương, giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương con người, yêu cái đẹp Với
những lí do trên tôi chọn vấn đề: “Dạy học Chủ đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn
11 theo hướng phát triển năng lực học sinh” làm đề tài nghiên cứu
n dặm ở Trung Quốc xa xôi, từng là nguồn cảm hứng cho biết bao lớp thi nhân. Trường Giang dài thăm thẳm, cảnh bát ngát, tình miên man. - Nếu như Huy Cận mang nỗi sầu nhân thế, thì Hàn Mạc Tử mang nỗi đau thân phận. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mạc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông bắt đầu bằng thơ ca cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mạc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mạc Tử với một cô gái vốn ở thôn Vĩ Dạ, một thôn nhỏ ở bên bờ sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Nhan đề bài thơ khá độc đáo, như một lời mời gọi, một sự khẳng định, một lời giới thiệu và ngợi ca. Đây thôn Vĩ Dạ là một sáng tạo của Hàn Mạc Tử khi tài năng nhà thơ vừa tới độ chín, mà nỗi đau vì bệnh tật và bất hạnh khiến thơ ông quằn quại, đau thương điên loạn. Trong nỗi buồn và hoài nghi của một tâm hồn đã dự cảm được bất hạnh, ta nhận ra tấm chân tình của Hàn Mạc Tử gắn bó với cuộc đời thiết tha.[8] 1.4.2. Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực[6] 1.4.2.1. Hoạt động chuẩn bị bài mới *Chuẩn bị ở nhà: - HS làm việc cá nhân:Bài tập chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản:Vội vàng;Tràng giang; Đây thôn Vĩ Dạ + Đọc ba văn bản trong sách giáo khoa + Hoàn thành phiếu học tập cho bài Vội vàng 8 +Tìm kiếm những tranh ảnh với bài Đây thôn Vĩ Dạ? +Sử dụng kĩ thuật đọc và gạch chân những từ ngữ đáng chú ýtrong các bài thơ. + Bài tập chuẩn bị phần: Tìm hiểu chung về thơ mới - HS làm việc theo nhóm: Tìm kiếm những tri thức về thể loạithơ mới GV giao nhiệm vụ học tập cho HS các nhóm với các nội dung sau: + Đặc trưng của thơ mới Việt Nam. + Phân biệt thơ cũ và thơ mới + HS thực hiện nhiệm vụthảo luận hình thành kiến thức. + HS trình bày trước lớp, GV nhận xét đánh giá. 1.4.2.2. Trong tiến trình hoạt động trên lớp.[9] *Hoạt động khởi động - Hoạt động này giúp GV xác định được HS có những hiểu biết về chủ đề và những vấn đề ngoài thực tiễn liên quan đến ba tác phẩm thơ mới như thế nào, đồng thời giúp HS phát huy vốn kiến thức, kĩ năng đã có để tiếp nhận kiến thức mới. Hoạt động nhằm tạo tâm thế hứng khởi để khởi đầu bài học. - GV cho HSgiới thiệu những bức tranh mà các em sưu tầmvề sông Hương, thôn Vĩ Dạ, sông Hồng, con người xứ Huế và văn hoá Huế... Từ phần giới thiệu của HS, GV tạo không khí hồ hởi, phấn chấn cho HS tiếp nhận tri thức. *Hoạt động hình thành kiến thức - GV cần tổ chức phương pháp phù hợp với chủ đề, giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới, bằng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực như: - Phương pháp đọc sáng tạo: Phương pháp đọc sáng tạo nhằm nhấn mạnh đến vai trò tích cực của người đọc trong việc cảm thụ tác phẩm văn chương và đào sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trong quá trình đọc, giúp HS có năng lực tri giác ngôn ngữ, tưởng tượng, tái hiện hình tượng, năng lực cảm xúc thẩm mĩ. Trong quá trình đọcHS gạch chân những câu thơ miêu tả vẻ đẹp về thôn Vĩ Dạ, con người xứ Huế và ghi chú bên cạnh. [11] - Phương pháp vấn đáp và nêu vấn đề: Nêu vấn đề là phương pháp sử dụng câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết để tạo tình huống có vấn đề từ đó kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học, đòi hỏi HS vận dụng những kiến thức sẵn có để giải quyết các tình huống mới. Ví dụ: Khi đọc hiểu về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ xứ Huế trongĐây thôn Vĩ Dạ,GV xây dựng chuỗi các câu hỏi theo các mức độ từ nhận biết đến vận dụng như 9 GV trình chiếu hoặc treo trên bảngcác hình ảnh và đặt câu hỏi: Hình 1. Cảnh sông Hương và thôn Vĩ Dạ (nguồn internet) (H) Tìm những câu thơ miêu tả hình ảnh trên? (H)Qua ngòi bút tài hoa của Hàn Mạc Tử, cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế hiện lên như thế nào? (H) Điểm độc đáo trong nghệ thuật miêu tả các cảnh thiên nhiên của Hàn Mạc Tử là gì? (H) Thiên nhiên thôn Vĩ Dạ xứ Huế hiện qua ngòi bút tài hoa của Hàn Mạc Tử mang vẻ đẹp đặc trưng như thế nào? (H) Câu thơ:“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp ấy? (H) Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên xứ Huế của Hàn Mạc Tử? Qua chuỗi câu hỏi được thiết kết theo mức độ như trên HScó thể chủ động tìm kiếm, phát hiện nội dung cần đạt theo mục tiêu bài học. - Phương pháp dạy học theo nhóm: + Là hình thức tổ chức dạy họclấy HS làm trung tâm. Trong hoạt động nhóm các thành viên không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến các thành viên khác của nhóm. Trong hoạt động hình thành kiến thức, GV đưa ra một số tình huống có vấn đề, chia nhóm và cho HS thảo luận các để rút ngắn thời gian, đồng thời để cho HS phát huy kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình.[9] 10 + Sau khi học sinh trình bày nội dung thảo luận nhóm, các thành viên nhóm khác có ý kiến bổ sung hoặc phản biện, giáo viên nhận xét và định hướng nội dung bài học theo sơ đồ tư duy mà giáo viên chuẩn bị sẵn những ý trọng tâm. - Hoạt động nhóm tìm hiểu bài thơ “Vội vàng”. - GVnêu vấn đề:Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới. Bằng những hiểu biết của em về thơ mới và nhà thơ Xuân Diệu em hãy làm sáng tỏ vấn đề? - HS thảo luận nhóm làm sáng tỏ vấn đề. - HS cử đại diện nhóm lên trước lớp trình bày. - Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bổ sung, phản biện; tranh biện. - GV nhận xét và định hướng nội dung, cho điểm khích lệ đối với nhóm trình bày và những HS có ý kiến phản biện, tranh biện hay. * Hoạt động luyện tập và vận dụng - Trong Chủ đề thơ mới, cần kết hợp đọc hiểu văn bản đọc thêm, GV có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề, làm việc nhóm và thuyết trình. Hình thức các nhóm làm việc ở nhà (đọc văn bản đọc thêm và xác định nội dung và nghệ thuật, trình bày kết quả trên lớp). GVcho các nhóm lên báo cáo kết quả, GV định hướng nội dung và cho điểm. *Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Bài tập 1:Theo em phải làm gì để giữ được vẻ đẹp, lợi ích mà các dòng sông mang lại cho con người. - Ở bài tập này, GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề. Cả lớp cùng tham gia phát biểu ý kiến cá nhân. - Bài tập 2:Thôn Vĩ Dạ, sông Hương một khung cảnh đẹp, trữ tình, gắn với thơ ca, nhạc họa, là chứng nhân lịch sử ), anh/ chị hãy tham quan và viết một bài viết về địa danh trên. - Hoạt động giúp HS vận dụng kiến thứcđã học vào cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo, tự học của HS. HS dựa vào những hiểu biết của bản thân để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống thông qua bài học. Giúp HS có những trải nghiệm, gắn học lí thuyết với thực tiễn đời sống. 1.5. Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề thơ mới(6 tiết) BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ Đọc hiểu thơ mới hiện đại Việt Nam giai đoạn (1932 – 1945) theo hướng phát triển năng lực HS. BƯỚC 2: NỘI DUNG - Tìm hiểu các bài thơ:Vội vàng của Xuân Diệu; Tràng giang của Huy Cận; và Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mạc Tử). - Tìm hiểu đặc điểm của thơ mới. - Nội dung và nghệ thuật của các bài thơ 11 BƯỚC 3: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng * Kiến thức: - Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11: Vội vàng; Tràng giang; Đây thôn Vĩ Dạ. - Hiểu được những nét đặc trưng của thơ mới, sự khác biệt giữa thơ mới và thơ trung đại. - Nắm được nghệ thuật, nội dung qua các tác phẩm.Thấy được sự đổi mới toàn diện của thơ mới so với thơ trung đại. * Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kĩ năng tự nhận thức + Bài thơVội vàng của Xuân Diệu, giúp HS nhận thức về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt, thấy được tấm lòng nâng niu, trân trọng giá trị con người của tác giả, rút ra bài học cho bản thân về ý nghĩa công việc và giá trị con người. + Bài thơTràng giang của Huy CậnHS nhận thức và trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn, giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, bài thơ là một khúc ca về non sông, là tình yêu tổ quốc giang sơn. Rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương, đất nước, con người Việt Nam. + Bài thơĐây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, giúp HS nhận thức về vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt, thấy được tấm lòng nâng niu, trân trọng giá trị con người của tác giả. Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh. Đó là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. - Kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp độc đáo, cách thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình, trong trang thơ của các nhà thơ mới. - Kĩ năng hợp tác: HS biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng các hoạt động và nhiệm vụ được giao, phát huy năng lực bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Thái độ - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. - Thái độ trân trọng tài năng, nhân cách của tác giả. Biết yêu cái đẹp, biết hướng thiện. 2. Các năng lực được hình thành sau khi dạy học chủ đề * Năng lực chung - Năng lực tự học: Tự giác chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. 12 - Năng lực giải quyết vấn đề:HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết các nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra trong tiết học. Tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân. Cảm thông và sẻ chia cùng tâm trạng của tác giả - Năng lực quản lý bản thân:HS biết tự điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân trước các vấn đề trong cuộc sống như: biết nhận ra lối sống phù hợp để vừa phát triển cái tôi, vừa gắn bó với cộng đồng. - Năng lực hợp tác:biết lắng nghe chia sẻ, phối hợp với các bạn trong nhóm và trong lớp. - Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong việc đọc hiểu các bài thơ mới, cung cấp thêm cách hiểu mới về những chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. Phân tích, bình luận về triết lí sống, khát vọng sống mạnh mẽ, cuồng nhiệt của các nhà thơ mới, về hình ảnh ngôn từ, giọng điệu trong mỗi bài thơ. - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: lịch sử, văn học, chính trị, văn học sử, thi ca... Tích hợp kiến thức sách vở và đời sống, kiến thức liên môn, phân môn Ngữ văn. * Năng lực chuyên biệt - Năng lực đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại: Do quan điểm giải phóng cái tôi cá nhân nên các bài thơ mới đều đọc với giọng tự do, thoái mái, theo dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt của thi nhân như bài Vội vàng và giọng buồn da diết khi đọc Tràng giang, giọng thay đổi theo tâm trạng buồn vui khi đọc Đây thôn vĩ dạ. Mỗi bài là một tâm trạng riêng biệt, phong phú, đa sắc màu của mỗi thi nhân. - Năng lực tạo lập văn bản:Biết vận dụng hiểu biết về thi pháp văn học hiện đại vào việc đọc hiểu thơ mới, làm bài nghị luận văn học. Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực văn học; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.[11] BƯỚC 4:BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “THƠ MỚI” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCHS Nhận biết Thông hiểu Vận dụng/vận dụng cao - Nêu một số tác phẩm thơ mới trong và ngoài chương trình mà em đã được tiếp xúc, tìm hiểu? - Đặc trưng của thơ mới, phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ? - Đặc điểm của thể loại thơ mới được thể hiện trong trong chương trình Ngữ văn 11. - Trình bàynhững nét chính về giả, tác phẩm? - Những biểu hiện vềphong cách tác giả qua tác phẩm thơ ? - Đặc trưng phong cách của các nhà thơ, đặc trưng đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? - Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng để - Phân tích đặc sắc trong ngôn từ, biện pháp nghệ - Nhận xétchung về việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong tác phẩm.Từ đó cho 13 nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ thuật. thuật, giải thích một số từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật thấy được tài năng về ngôn ngữ của các nhà thơ. - Hình tượng nghệ thuật, hình tượng nhân vật trữ tình được nói đến trong bài thơ. - Phân tích những đặc điểm về nội dung. - Tác dụng nghệ thuật giúp tác giả thể hiện cái nhìn về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và con người. - Nhận xét chung cách xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình. - Cảm nhận riêng của bản thân về hình tượng nhân vật trữ tình. - Tư tưởng của tác giả trong tác phẩm. - Thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. - Bài học nhận thức và hành động được rút ra qua các tác phẩm đã học. BƯỚC 5: BẢNG CÂU HỎITHEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ Văn bản: VỘI VÀNG - CỦA XUÂN DIỆU Nhận biết Thông hiểu Vận dụng /vận dụng cao - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Xuân Diệu? Kể tên các tập thơ, các tác phẩm tiêu biểu của ông? - Điểm độc đáo, nổi bật nhất của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu là gì ? - Qua bài thơ Vội vàng giúp em hiểu thêm gì về đặc trưng phong cách nghệ thuật độc đáo của Xuân Diệu? - Bài thơ Vội vàng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Qua bài Vội vàng em hiểu biết gì về quan niệm sống của Xuân Diệu? Điều đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ? - Sau khi đã được đọc bài thơ em có cảm xúc gì về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu ? - Đọc và lí giải4 câu thơ đầu của tác phẩm. - Theo em, nhà thơ đã có những ước muốn gì? Nó có hợp với quy luật tự nhiên không? Ước muốn đó thể hiện khát vọng gì của ông? - Em đánh giá thế nào về sự tài hoa của Xuân Diệu khi nhìn nhận về thiên nhiên,con người và cuộc đời? - Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là ai? - Những từ ngữ trong tác phẩm giúp em xác định được nhân vật trữ tình? - Em có nhận xét gì về tâm trạng, cảm xúc của cái tôi trữ tình trong bài thơ? - Tìm những câu thơ miêu tả đặc sắc về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên về mùa xuân? - Nhận xét về cách miêu tả thiên nhiên sáng tạo, mới mẻ trong thơ Xuân Diệu? So sánh với thơ cũ để thấy được điều này? - Đánh giá về cách miêu tả thiên nhiên của Xuân Diệu trong bài thơ? Từ đó cho thấy tài năng về ngôn ngữ, sự sáng 14 tạo về bút pháp, quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu? - Bứcbức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên với những nét đẹp nào? - Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân? - Câu thơ:“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có phải đơn thuần là sự tưởng tưởng độc đáo của tác giả hay không? Vì sao? - Tác giả khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên nhằm mục đích gì? - Qua hình vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, em cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả? - Bài thơ đã thể hiện tài năng, phong cách, tư tưởng, sự đổi mới, sáng tạo của Xuân Diệu, hãy làm rõ nhận định trên? - Quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu qua bài thơ? - Quan niệm sống đó có điều gì tích cực, tiêu cực? Em hiểu như thế nào cho đúng đắn về quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu? - Bài học rút ra cho bản thân khi học xong tác phẩm? - Tình cảm em đối với nhà thơ Xuân Diệu ? - Trân trọng tài năng của tác giả, đó là sự ngưỡng mộ, bản thân em phải làm gì để phù hợp vơi quan niệm sống mới mẻ của nhà thơ? - Tác phẩm đã giáo dục cho em những tình cảm gì đối với tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước và khát vọng gì trong học tập? Văn bản:TRÀNG GIANG – HUY CẬN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng/ vận dụng cao - Nêu những nét chính về tác giả Huy Cận? - Tại sao nói Huy Cận là đại biểu tiêu biểu của phong trào thơ mới? Ông đã có những sáng tạo gì trong bài thơ Tràng giang? - Qua bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả Huy Cận? Về phong cách nghệ thuật của ông? - Tác phẩm “Tràng giang” được viết trong hoàn cảnh nào? -Xuất xứ của tác phẩm? - Qua một số hình ảnh trong bài thơ, em hiểu biết gì về dòng sông và bức tranh thiên nhiên? Điều đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ“Tràng giang”? - Nhận xét về cách đặt nhan đề: “Tràng giang”? Nhan đề có ý nghĩa như thế nào? 15 - Cái tôi trữ tình trong tác phẩm được thể hiện như thế nào? - Những từ ngữ nào trong tác phẩm giúp em xác định được cái tôi trữ tình? - Cảm xúc chủ đạo cái tôi trữ tình trong bài thơ là gì? - Em có nhận xét gì về tâm trạng, cảm xúc của cái tôi trữ tình trong bài thơ? - Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua bài thơ của Tràng giang của Huy Cận với những góc nhìn nào? - Qua bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn đó gợi lên tâm trạng gì của tác giả? - Ở khổ thơ mở đầu bài thơ bức tranh thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp nào? Tác giả đã sử dụng bút pháp gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Tìm những câu thơ, từ ngữ miêu tả vẻ đẹp đó? - Những từ ngữ: “Tràng giang”, “gợn”, buồn “điệp điệp”, nước “song song” Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngãnói lên vẻ đẹp gì? Nhận xét về cách dùng từ của Huy Cận? - Đọc đọc câu thơ: “Củi một cành khô lạc mấy dòng” và nhận xét. - Câu thơ:“Củi một cành khô lạc mấy dòng” làm em liên tưởng đến điều gì? Hình ảnh cành củi khô nói về ai? - Khi đọc câu em có cảm xúc như thế nào? Lí giải vì sao? - Nhận xét về giọng thơ và bút pháp nghệ thuật của Huy Cận qua bài thơ? - Chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được tác giả thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú, Hãy chọn một vài từ ngữ, câu thơ để chứng minh. - Chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được tác giả thể hiện qua những phương diện nào? - Tư tưởng, tình cảm của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ nào? - Lí giải tại sao nhân vật trữ tình lại mang tâm trạng buồn trước vẻ đẹp, sự bao la của thiên nhiên đất trời. - Tác phẩm đã giáo dục cho em những tình cảm gì đối với quê hương đất nước. Văn bản: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẠC TỬ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng /vận dụng cao - Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp củaHàn Mạc Tử? - Tuy cuộc đời đầy bi thương, nhưng Hàn Mạc Tử đã có những đóng góp lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là phong trào thơ mới. Đóng góp đó là gì? - Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả Hàn Mạc Tử? Về phong cách nghệ thuật độc đáo của ông? 16 - Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” được viết trong hoàn cảnh nào? -Xuất xứ của tác phẩm? - Qua một số hình ảnh trong bài thơ, embiết gì về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ và xứ Huế? Điều đó được thể hiện như thế nào trong bài ? - Đánh giá vềcâu thơ mở đầu bài thơ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”?Câu thơ có ý nghĩa như thế nào? - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì? - Qua vẻ đẹp tràn đầy sức sống của bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ, ẩn sâu đằng sau là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng gì? - Em có nhận xét gì về tâm trạng, cảm xúc của cái tôi trữ tình trong bài thơ? - Bức tranh thiên nhiên hiện thôn Vĩ Dạ, xứ Huế hiện lên với những chi tiết, hình ảnh nào? - Ở khổ thơ mở đầu bài thơ bức tranh thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp nào? Tác giả đã sử dụng bút pháp gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Tìm những câu thơ, từ ngữ miêu tả vẻ đẹp đó? - Những từ ngữ: “Vườn ai; mướt qua; xanh như ngọc; mặt chữ điềnnói lên vẻ đẹp gì ? Nhận xét về cách dùng từ của Hàn Mạc Tử? - Đọc đọc câu thơ: Gió theo lối gió mây đường mây” và nhận xét. - Câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây”làm em liên tưởng đến điều gì? - Khi đọc câu thơ em có cảm xúc như thế nào? - Nhận xét về giọng thơ và bút pháp nghệ thuật của Hàn Mạc Tử qua bài thơ? - Chất tài hoa được tác giả thể hiện qua những phương diện nào? - Sự tài hoa của tác giả thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú, Hãy c
Tài liệu đính kèm: