Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Đồng thời, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay đổi rất lớn của nhiều cá nhân học sinh như em Sương, em Giang, em Mai. và tập thể lớp 12C nói chung.

- Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, lời nói rõ ràng, mạch lạc hơn, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi. đã trở thành thói quen, được các em vận dụng hằng ngày; Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em đã mạnh dạn, tự tin, giám thể hiện quan điểm bản thân, không còn tự ti, rụt rè như trước nữa.

- Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao đối với các hoạt động phong trào của Đoàn, của trường cũng như của các tổ chức xã hội

- Tham gia cuộc thi “Thiết kế và trang trí hoa thủ công” và đạt giải nhất (Phụ lục 2)

- Tham gia cuộc thi làm MV “ Thầy cô trong mắt em” và đạt giải nhất ( Phụ lục 3 và xem vi deo trong đĩa CD)

- Tham gia cuộc thi thiết kế báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam và đạt giải nhất

- Tham gia cuộc thi viết, làm video giới thiệu về sách trong chương trình “Đọc sách – Thắp lửa đam mê” và đạt giải nhất. (Phụ lục 4 và xem vi deo trong đĩa CD)

- Tham gia và đạt giải Nhì cuộc thi vẽ tranh “Thanh thiếu niên với an toàn giao thông” tỉnh Nghệ An năm 2021, do Ban an toàn giao thông tỉnh, Sở tư pháp, Sở Giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương phối hợp với trường THPT Đặng Thai Mai tổ chức( Phụ lục 5)

- Thường xuyên được giao nhiệm vụ vẽ và viết bảng tin cho nhà trường ( Phụ lục 6)

Từ chỗ không biết làm bánh vẫn mạnh dạn tham gia làm bánh tặng bạn nghèo ăn tết. Từ chỗ chưa từng đánh bóng chuyền, nghe nói đến tham gia thi đấu giải bóng chuyền Nam các em hoảng hốt đến chỗ tích cực tập luyện để tham gia và có nhiều pha bóng hay, đẹp mắt. Từ chỗ không dám chia sẻ với giáo viên đến chỗ nhắn tin, viết thư bộc bạch tâm sự.). Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt của học sinh được thể hiện trông thấy.

 

docx 48 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất bại.
+ Qua một tuần, tháng, học kì GVCN có đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình. So sánh sự tiến bộ của từng HS qua từng thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt cuối tuần).
+ Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê duyệt ngay từ đầu năm học.
Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống.
Phân loại học sinh theo nhóm kĩ năng sống
+ Thống kê những kĩ năng sống cần giáo dục
+ Tìm hiểu học sinh theo mẫu phiếu điều tra ( Phụ lục 1)
+ Phân loại học sinh theo nhóm kĩ năng sống qua mẫu phiếu điều tra
Giáo viên dựa vào tình hình đặc điểm năm học, tùy vào đối tượng học sinh để lập mẫu phiếu điều tra, Từ đó giáo viên phân loại học sinh theo nhóm kĩ năng sống.
Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống: Kế hoạch được lồng ghép trong kế hoạch giáo dục chung. Kế hoạch phải cụ thể: Thời gian thực hiện, kĩ năng sống cần giáo dục, hình thức tổ chức theo hướng “Đa dạng hóa”
Tương ứng với kĩ năng sống cần rèn luyện, giáo viên đưa ra hình thức sinh hoạt phù hợp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Hình thức đưa ra đảm bảo yêu cầu: có tính giáo dục, phát huy được vai trò tích cực, chủ động của học sinh, các hình thức được vận dụng linh hoạt và tạo được hứng thú cho học trò.
Ví dụ: Trong năm học 2021-2022, với nhóm HS cần giáo dục KN giao tiếp ứng xử ở lớp 12C, tôi lên kế hoạch cụ thể như sau:
KẾ HOACH GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ

Thời gian

Hình thức
Đối tƣợng chính

Đánh giá
Mức độ cơ bản
Mức độ kém
Tuần 3
(Tháng 9)
Sinh hoạt lớp với những câu chuyện kể: Câu chuyện về những vết đinh
1.An
2.V. Anh 3.Doanh 4.M.Dung 5.Đ.Giang 6.Hùng 7.Linh 8.Mai 9.Na 10.Oanh
11.Phương
1.Bảo 2.L.Chi
3.Duy 4.Doanh 5.T.Giang 6.Hào 7.Nam 8.Quyến 9.Quyết 10.N.Trang
11.Thu

Tuần 5
(Tháng 10)
Sinh hoạt lớp theo chủ đề:
Tôn trọng sự khác biệt
Tuần 7
(Tháng 10)
Đọc sách trong giờ sinh hoạt lớp: Hạt giống tâm hồn
Tuần 9
(Tháng 11)
Sinh hoạt lớp với trò chơi:
Tình huống giả định
Tuần 10
(Tháng 11)
Sinh hoạt lớp theo chủ đề: Tôn sư trọng đạo - tri ân thầy cô
Quốc
Sang 14.Sương
Thuỷ
Thương 14.Vinh
Tuần 12
(Tháng 11)
Đọc sách trong giờ sinh hoạt lớp: Hạt giống tâm hồn
Thân
Thông 17.Thơm



18.Tuấn



19.P.Trang



20. Yến

Xây dựng kế hoạch tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
Giáo viên thiết kế giáo án và chuẩn bị các điều kiện cần. Phải chuẩn bị trước ít nhất 1 ngày trước khi tiến hành tiết sinh hoạt. Giáo án phải thể hiện rõ mục tiêu, hình thức, cách thức tiến hành, phương tiện hỗ trợ, các hoạt động giáo dục và thời gian tiến hành các hoạt động...
Nhiệm vụ của học sinh khi thực hiện rèn luyện kĩ năng sống qua các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
Điền thông tin trong mẫu phiếu điều tra đầy đủ, chính xác, trung thực
Có sổ ghi chép, theo dõi về mức độ tiến bộ trong từng kĩ năng sống mà bản thân cần rèn luyện
Thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu trong từng tiết sinh hoạt
Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể trong nhà trường và địa phương
Tổ chức sinh hoạt lớp theo hƣớng : Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức theo nguyên tắc:
Hướng vào giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh
Xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của học sinh
Tất cả học sinh đều có những năng lực nhất định, đều có thể tham gia.
Phù hợp với môi trường giáo dục.
Đánh giá kết quả thực hiện.
Sau 3 tháng, giáo viên sẽ giành một tiết sinh hoạt để tiến hành khảo sát kết quả thực hiện. Đồng thời qua theo dõi, giáo viên nhận xét và cho học sinh nhận xét lẫn nhau về kết quả rèn luyện kỹ năng sống của từng học sinh, chỉ ra những mặt đã làm được và tìm nguyên nhân về những mặt chưa làm được để từ đó phát huy và khắc phục.
XÂY DỰNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề
Tổ chức cho học sinh sinh hoạt lớp theo một số chủ đề cụ thể như: Tôn trọng sự khác biệt, Sống để yêu thương, Tôi chọn sống trung thực, Trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, Hợp tác trong hoạt động tập thể, Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc, Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống, Lớp học hạnh phúc, Kỹ năng thiết lập mục tiêu của bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian, Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả...
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một số chủ đề hướng đến những ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm trong năm học...
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề là hình thức lựa chọn những chủ đề phù hợp cho HS thảo luận trong giờ chủ nhiệm. Nội dung chủ đề gắn với hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới...Nội dung chủ đề
cũng có thể gắn với các hoạt động phong trào của lớp, các vấn đề liên quan đến hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức hay nảy sinh mâu thuẫn...của HS trong lớp chủ nhiệm. Nội dung các chủ đề đó gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp với hoạt động thực tiễn của nhà trường.
Về hình thức có thể tổ chức đa dạng như cho HS đóng hoạt cảnh liên quan đến chủ đề, đưa ra các tình huống liên quan đến vấn đề cho các nhóm, tổ thảo luận. Tổ chức các hình thức cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề giữa các tổ: Thi trả lời gói câu hỏi, giải ô chữ, hùng biện...
Qua hình thức này giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác, chia sẻ ...
Ví dụ: Vào đầu năm học khi mới bước vào lớp chủ nhiệm, giáo viên phát hiện có hai em HS Nam và Hùng có biểu hiện bức xúc, trong suốt buổi học các em có những lời qua tiếng lại không hay, xử sự không chuẩn mực. GV rất không hài lòng về hai em nhưng vẫn đợi đến cuối buổi học GV gọi một số bạn trong lớp và hỏi về hai em. Qua trao đổi GV biết được giữa hai em xảy ra mâu thuẫn do có sự khác biệt về ngoại hình. Hùng thấy Nam quá gầy, nhỏ so với lứa tuổi lại hơi chậm chạp nên gọi Nam là “Thằng thiểu năng toàn phần”. Nam bức xúc nói lại Hùng là “Loại đột biến” – vì Hùng lại rất cao và tóc lại xoăn. Bị gọi trả như vậy Hùng đã không kiềm chế được cảm xúc lao vào định đánh Nam. Lúc đó may có các bạn trong lớp can ngăn nếu không đã xảy ra xô xát đánh nhau. GV nhận thấy, mâu thuẫn nảy sinh do các em thiếu KN giao tiếp ứng xử, KN điều chỉnh và quản lý cảm xúc, do các em chưa biết tôn trọng sự khác biệt. GV cũng nhận thấy trong lớp chủ nhiệm, có nhiều em có những sự khác biệt về: ngoại hình, hoàn cảnh, tôn giáo...Từ đó GV có kế hoạch sẽ giáo dục những KN giao tiếp ứng xử, KN điều chỉnh và quản lý cảm xúc...cho HS thông qua chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt”. Đầu tiết sinh hoạt lớp, trong phần nhận xét đánh giá, GV sẽ đề cập đến vấn đề xảy ra và để cho hai HS trao đổi về sự việc. Sau đó thông qua chủ đề giáo dục GV sẽ giúp cho HS nhận ra sự khác biệt cần được tôn trọng như thế nào. Đến phần thực hành, vận dụng, GV yêu cầu hai HS có hành động hoặc cử chỉ, lời nói với nhau để thể hiện việc mình biết tôn trọng sự khác biệt. Nam và Hùng đã lên bảng và thể hiện bằng hành động nắm chặt lấy tay nhau và nhìn về một hướng. Tiết SH vì vậy diễn ra rất thú vị nhưng cũng rất xúc động. Những ngày sau không chỉ Nam và Hùng mà nhiều HS trong lớp biết tôn trọng nhau hơn, không để xảy ra những sự việc ảnh hưởng đến hòa khí và tinh thần đoàn kết của lớp.
Hình ảnh: Nam và Hùng thực hành vận dụng tiết SH “Tôn trọng sự khác biệt”
Sinh hoạt lớp với trò chơi
Những trò chơi như: Nếu tôi là cán bộ lớp, chiếc hộp mơ ước, điều tôi muốn nói, đuổi hình bắt chữ, tam sao thất bản...Qua hình thức này giáo viên rèn luyện cho học sinh : kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
Sinh hoạt lớp với trò chơi: Nếu tôi là cán bộ lớp
Như đã nói, tiết sinh hoạt lớp là nhằm đánh giá, tổng kết những gì đã thực hiện trong tuần với những ưu điểm cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục.
Ví dụ: Em Lớp trưởng sẽ biết phối hợp với các lớp phó để theo dõi, nắm bắt tình hình chung của cả lớp về học tập, nề nếp, các hoạt động khác. Hàng tuần, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hay em lớp phó phụ trách các Ban Thư viện, Văn nghệ , Sức khỏe - Vệ sinh sẽ phối hợp với các ban mình phụ trách theo dõi, giúp đỡ, đánh giá, nhận xét tình hình về kiểm soát, mượn, ủng hộ truyện; tham gia văn nghệ trường, lớp, Đoàn phát động; lao động vệ sinh trường, lớp; vệ sinh cá nhân của các bạn cùng các trưởng ban nhắc nhở vệ sinh, nề nếp lớp, sức khỏe. Cuối tuần, tổng hợp báo cáo với Lớp trưởng. Ngay cả một thành viên trong ban học tập được giao nhiệm vụ kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập cũng phải biết theo dõi việc chuẩn bị đồ dùng học tập của các bạn như thế nào để cùng với Trưởng ban và các bạn trong ban học tập nhận xét việc học tập của lớp trong tuần qua.
Ví dụ: Sau khi đánh giá tình hình chung, thông qua kết quả các mặt thi đua đã đạt được và chưa đạt được trong tuần và đưa ra chương trình hành động trong tuần tới trên tất cả các mặt, Bí thư có thể lấy ý kiến các bạn trong lớp (bằng trò chơi:
Nếu tôi là cán bộ lớp! ) với câu hỏi: nếu bạn là cán bộ lớp bạn sẽ đưa ra chương trình hành động hay bổ sung thêm nội dung gì vào chương trình hành động trong tuần tới không? Từ các ý kiến đó, nếu hợp lý và thiết thực sẽ bổ sung vào kế hoạch.
Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi chép cụ thể, cập nhật kịp thời để phần nhận xét, đánh giá đảm bảo tính chính xác. Mặt khác, giáo viên cũng không được giao phó hoàn toàn cho các em mà cần theo dõi để giúp đỡ kịp thời, giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Như vậy, khi mỗi em đều biết việc mình cần làm và thực hiện được nhiệm vụ của mình thì các em sẽ chú ý nhiều hơn trong giờ sinh hoạt lớp và tích cực tham gia trao đổi ý kiến với các bạn. Tuy nhiên việc giao nhiệm vụ cần dựa trên khả năng của mỗi em để nhiệm vụ được giao phù hợp với từng em, phát huy được năng lực của mỗi em. Giáo viên cũng cần linh hoạt cho các em thực hiện luân phiên các nhiệm vụ để các em nắm được toàn diện hơn c

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoa_hinh_thuc_to_chuc_tiet_sin.docx
  • pdfPHAN THỊ ĐÀO- THPT ĐẶNG THAI MAI - LĨNH VỰC CHỦ NGHIỆM (1).pdf